Châu thời gian qua
Nguồn vốn của NHTM CP Á Châu cũng như các ngân hàng khác chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn huy động. Ngân hàng TMCP Á Châu chủ yếu huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi, trong trường hợp đặc biệt ngân hàng huy động qua hình thức tiền vay của các TCTD khác (vay để đáp ứng nhu cầu thanh khoản).
Để đạt được mục tiêu kinh doanh mà trực tiếp là tối đa hoá giá trị tài sản chủ sở hữu, tối đa hoá lợi nhuận, chỉ tiêu được xác định trên cơ sở nguồn thu nhập và chi phí, NHTM CP Á Châu đã khai thác tối đa vốn huy động từ bên ngoài và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn nhằm tăng cường quy mô tài sản sinh lời.
Bảng 2.6. Nguồn vốn tại NH TMCP Á Châu các năm 2008 - 2010
Đơn vị: - So sánh, tỷ trọng: % - Số tiền: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh
Số tiền Số tiền Số tiền 2009/2008 2010/2009
Vốn tiền gửi 85.014.734 119.441.612 166.010.725 140,50 138,99 Tỷ trọng 80,73 71,15 80,94 Vốn vay 12.524.928 38.333.148 27.715.468 306,05 72,30 Tỷ trọng 11,89 22,83 13,51 Vốn khác và quĩ của NH 7.766.468 10.106.287 11.376.757 130,13 112,57 Tỷ trọng 7,38 6,02 5,55 Tổng nguồn vốn 105.306.130 167.881.047 205.102.950 159,42 122,17 Tỷ trọng 100 100 100
(Nguồn: Báo cáo quyết toán niên độ NHTM CP Á Châu từ năm 2008 đến 2010)
Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động có quy mô lớn và tăng qua các năm. Và trong tổng số vốn huy động thì chiểm tỷ trọng cao nhất là vốn tiền gửi, thấp nhất là năm 2009 cũng đạt 71,15%, còn năm 2008, 2010 đều đạt trên 80%. Xét về tốc độ tăng trưởng, nguồn này có tốc độ tăng tương đối khá, đạt 40,5% năm 2009 và 38,99% năm 2010. Đối với nguồn tiền vay của các tổ chức tín dụng khác: Nguồn này có quy mô không lớn trong tổng nguồn, chỉ đạt khoảng từ 10% đến 20%. Nguồn vay này NHTM CP Á Châu chỉ sử dụng để đáp ứng nhu cầu đảm bảo thanh khoản, không sử dụng để đầu tư, cho vay. Vốn khác và các quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn, chưa đạt 10% mỗi năm.
Biểu đồ 2.2. Tăng trưởng nguồn vốn của ACB các năm 2008 – 2010
Đơn vị: triệu đồng
2.2.2. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động
Quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng Á Châu tương đối lớn và giữ tốc độ tăng tưởng khá qua các năm: Năm 2008 tổng vốn huy động chỉ đạt 91.173.530 triệu đồng, sang năm 2009 đạt 134.502.210 triệu đồng, tăng 47,52%; năm 2010 đạt 183.132.170 triệu đồng, tăng 36,16% so với năm trước (Xem bảng 2.7). Về cơ cấu nguồn huy động thì chủ yếu là huy động từ nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng, còn vốn huy động được từ vay nợ và các công cụ tài chính phái sinh chỉ chiếm con số rất nhỏ.
Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB đã phát huy tối đa khả năng huy động vốn tiền gửi, khai thác triệt để tiềm năng vốn dư thừa của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế, biến số vốn tĩnh trong tay khách hàng thành số vốn động, được luân chuyển, quay vòng liên tục, tạo thu nhập cho cả ngân hàng và người gửi tiền. ACB chú trọng huy động vốn của đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế, các cá nhân là chủ yếu. Năm 2008, trong khi tổng nguồn huy động vốn đạt 91.173.530 triệu đồng thì nguồn huy động được từ khối khách hàng này đạt 75.112.843 triệu đồng, chiếm 82,4% tổng nguồn huy động. Tương tự năm 2009, tổng nguồn huy động vốn là 134.502.210 triệu đồng, trong khi khối dân cư 108.991.784 triệu đồng (chiếm 81%); năm 2010 vốn huy động từ khối này là 137.880.762 triệu đồng(chiếm 79,2%) trên tổng nguồn huy động là 183.132.170 triệu đồng (Xem bảng 2.7).
Bảng 2.7. Tổng nguồn huy động vốn của ACB các năm 2008 - 2010
Đơn vị: - So sánh: % - Số tiền: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ
Vay NHNN 0 0 10.256.943 7.60 9.451.677 6.40
Tiền gửi và tiền vay từ
các TCTD khác 9.901.891 10.9 10.449.828 7.80 28.129.963 10.40 Tiền gửi của khách
hàng (bao gồm chứng chỉ tiền gửi)
75.112.843 82.40 108.991.784 81.00 137.880.762 79.20
Vốn tài trợ, ủy thác đầu
tư, cho vay 298.865 0.30 270.304 0.20 379.768 0.20
Công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
0 0 23.351 0.00 0 0.40
Trái phiếu (chuyểnđổi) 5.859.931 6.40 4.510.000 3.40 7.290.000 3.40
Cộng 91.173.530 100 134.502.210 100 183.132.170 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHTM CP Á Châu các năm 2008 - 2010)
2.2.3. Các hình thức huy động vốn
2.2.3.1. Huy động vốn tiền gửi theo phương thức huy động
Nếu căn cứ theo phương thức huy động, nguồn tiền gửi của ngân hàng sẽ bao gồm các nguồn sau: nguồn tiền gửi giao dịch, nguồn tiền gửi tiết kiệm, nguồn tiền gửi kỳ hạn và nguồn tiền thu về từ phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, ở ngân hàng Á Châu – ACB số tiền thu được từ phương thức phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với ba phương thức còn lại nên luận văn xin tập trung phân tích dựa trên số liệu của ba phương thức trên.
Tổng vốn tiền gửi đã đạt được những con số đáng lưu tâm: năm 2008 đạt 85.014.734 triệu đồng, nhưng chỉ một năm sau con số này đã tăng lên 1,4 lần, đạt 119.441.612 triệu đồng, và một năm sau nữa 2010 nó đã đạt 166.010.725 triệu đồng, tăng 38,99% so với 2009 (Xem bảng 2.8). Trong đó, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn là những nguồn chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn tiền gửi, và là nguyên nhân khiến tổng vốn tiền gửi đạt được những con số đáng trân trọng như ở trên. Tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm 2008, 2009, 2010 luôn chiếm tỷ trọng cao từ 51% trở lên và giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định khoảng 30%. Sở dĩ như vậy là vì huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ truyền thống và thường xuyên chiếm tỷ trọng cao của
ngân hàng. Đây cũng chính là một chức năng chính của ngân hàng, chức năng giữ hộ tiền cho dân. Trong trường hợp này, NHTMCP Á Châu đã rất thành công trong việc thực hiện chức năng này, ngân hàng đã bằng cách làm của mình thể hiện cho dân cư thấy được độ tín nhiệm và an toàn khi tìm đến ngân hàng để gửi tiền. Nhờ đó, ngân hàng huy động được một nguồn vốn lớn, ổn định và tăng đều qua các năm. Hơn nữa, ngân hàng Á Châu cũng luôn đổi mới, đưa ra nhiều sản phẩm mới, nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thân thiết:
+ Tặng thêm tiền lãi cho những khách hàng gửi nhiều tiền với chương trình thưởng lãi suất tiền gửi và tiết kiệm VND dành cho khách hàng có số tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên. Như vậy, khi khách hàng gửi tiền từ mức 100 triệu trở lên sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với lãi suất bình thường.
+ Khách hàng có thể sử dụng sổ tiết kiệm để vay vốn, cầm cố, đảm bảo mở thẻ tín dụng hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ngân hàng Á Châu. Sổ tiết kiệm cũng có thể dùng để xác nhận khả năng tài chính của khách hàng và thân nhân khi họ có nhu cầu đi du lịch, học tập ở nước ngoài.
+ Quý khách hàng của ngân hàng có thể rút vốn trước hạn phục vụ nhu cầu vốn cá nhân của mình. Trong trường hợp muốn chuyển sang gói dịch vụ tiết kiệm khác của ngân hàng, khách hàng có thể yêu cầu phía ngân hàng chuyển đổi vào đúng ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm.
+ Ngoài các sản phẩm tiết kiệm bằng tiền VNĐ hoặc ngoại tệ, ngân hàng Á Châu còn huy động tiết kiệm bằng vàng với mức lãi suất hấp dẫn khi mua chứng chỉ huy động vàng của chính ngân hàng phát hành.
+ Một gói dịch vụ cũng rất nhiều tiện ích ngoài tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, đó là tiết kiệm lãi suất thả nổi. Mức lãi suất của gói dịch vụ này sẽ linh hoạt theo lãi suất thị trường, tự động điều chỉnh vào đầu mỗi kỳ lĩnh lãi.
+ Tiết kiệm “bảo hiểm Lộc bảo toàn”: ngân hàng liên kết với Công ty bảo hiểm Prévoir Việt Nam thực hiện chương trình với lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi. Đồng thời, khách hàng được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong suốt thời gian gửi tiền của quý khách hàng.
Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi kỳ hạn của khách hàng cũng đạt được ở mức cao: năm 2008 mới chỉ có 24.161.885 triệu đồng, qua hai năm đến năm 2010 con số này đã tăng lên 2,6 lần đạt 63.972.003 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền này cũng tương đối cao: 54,97% năm 2009 và 70,84% năm 2010 (Xem bảng 2.8). Sở dĩ nguồn tiền này có tốc độ tăng cao như vậy là vì biểu lãi suất của ngân hàng trong những năm qua trở lên rất hấp dẫn đối với người gửi tiền. Do sự biến động chung của cả nền kinh tế mà nguồn vốn bỏ vào làm ăn kinh tế trở lên mạo hiểm và khó khăn trong việc thu hồi do sản xuất kinh doanh, tiêu thụ đều bị đình trệ. Đó là hậu quả của việc chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dân cư tồn tại một tâm lý sợ đầu tư kinh doanh, chuyến sang thiên hướng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng để tránh sự trượt giá của đồng tiền do lạm phát kinh tế tăng cao. Trong khi đó, có rất nhiều ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phẩn cùng tồn tại và phát triển, thì một bộ phận lớn dân cư lại thấy được điểm ưu việt của kênh huy động vốn tại ngân hàng Á Châu, họ tin tưởng và tìm đến với ngân
hàng. Bên cạnh đó, do lãi suất theo kỳ hạn của ngân hàng luôn cao hơn rất nhiều so với không kỳ hạn, nên đại đa số người gửi tiền chọn gói dịch vụ tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao mà nguồn tiền gửi giao dịch thì đạt được con số chưa cao, chiếm tỷ trọng không lớn: cao nhất là năm 2008 cũng chỉ đạt 13,8% và có xu hướng giảm dần, năm 2010 chỉ đạt 9,97% trên tổng vốn tiền gửi và so với năm 2009 chỉ tăng 3,8% (Xem bảng 2.8). Đây là nguồn tiền mà các cá nhân, tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ. Do vậy đối với nguồn tiền gửi này họ thường gửi không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản khi có nhu cầu nên con số này thường không lớn.
Bảng 2.8. Huy động vốn tiền gửi tại ACB theo phương thức huy động
Đơn vị: - So sánh, tỷ trọng: % - Số tiền: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh
Số tiền Số tiền Số tiền 2009/2008 2010/2009
Tiền gửi giao dịch 11.734.122 15.942.368 16.548.134 135,86 103,80
Tỷ trọng 13,80 13,35 9,97
Tiền gửi tiết kiệm 49.118.727 66.054.390 85.490.588 134,48 129,42
Tỷ trọng 57,78 55,30 51,50
Tiền gửi kỳ hạn 24.161.885 37.444.854 63.972.003 154,97 170,84
Tỷ trọng 28,42 31,35 38,53
Tổng vốn tiền gửi 85.014.734 119.441.612 166.010.725 140,50 138,99
Tỷ trọng 100 100 100
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng nguồn tiền gửi theo phương thức huy động của ACB các năm 2008 - 2010
2.2.3.2. Huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn
Nguồn vốn huy động của NHTM CP Á Châu có kỳ hạn tương đối đa dạng: tiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn (dưới 12 tháng), trung và dài hạn (trên 12 tháng). Tuy nhiên vẫn còn có sự mất cân đối trong tỷ trọng giữa các nguồn, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng.
- Tiền gửi không kỳ hạn:
Tiền gửi này được huy động chủ yếu từ các TCKT- XH, các doanh nghiệp và tài khoản của các TCTD khác. Qua các năm, tuy về tỷ trọng có giảm nhưng số lượng khách hàng gửi tài khoản tiền gửi giao dịch ngày càng tăng trên các tài khoản tiền gửi của TCKT-XH và của các TCTD khác. Số lượng khách hàng ngày càng gia tăng là lợi thế lớn của ngân hàng do những người gửi tiền hiện tại nhưng sẽ là những người vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian giữa lượng tiền thu về và nhu cầu vốn cho đầu tư, dự trữ vật tư, mở rộng sản xuất. Thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện tốt thanh toán bù trừ dưới sự chủ trì của NHNN nên chất lượng thanh toán dần được nâng cao, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của khách hàng. Những tiện ích của khách hàng có được khi mở TK tiền gửi thanh toán tại ngân hàng như:
+ Tiền gửi của khách hàng được bảo đảm an tòan bí mật và được mua bảo hiểm tiền gửi. Ðáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh toán của khách hàng bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như phát hành Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.
Khách hàng mở tài khoản một nơi nhưng có thể thực hiện giao dịch ở nhiều nơi, có thể sử dụng vượt quá số dư trên tài khoản qua tiện ích thấu chi. Khách hàng còn có cơ hội gia tăng lãi suất được hưởng khi tham gia sản phẩm tiền gửi thanh toán lãi suất có thưởng, tiền gửi Upstair.
+ Dùng để đảm bảo vay vốn, bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ngân hàng, đảm bảo bằng số dư trên tài khoản. Với tài khoản tiền gửi thanh toán, khách hàng có thể đăng ký mở thẻ ghi nợ quốc tế MasterCard, sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ trên toàn thế giới mà không dùng tiền mặt. Đồng thời, khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm trong việc sử dụng thẻ này vì khách hàng được tặng bảo hiểm khi rút tiền ATM trên toàn cầu.
+ Khách hàng còn có thể đăng ký sử dụng miễn phí dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet -Banking để cập nhật thông tin về tỷ giá ngoại tệ, số dư trên TK tiền gửi, tiền vay. Xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng đi du lịch và học tập ở nước ngoài, thực hiện chuyển tiền thanh toán chi phí và tiền học phí ở nước ngoài… Ngoài ra còn các dịch vụ hỗ trợ như Phone Banking, Mobile banking...
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng :
Đây là loại tiền rất nhạy cảm với lãi suất do thời gian nhàn rỗi được dài, khách hàng đã có kế hoạch từ trước khi quyết định gửi vào ngân hàng theo những kỳ hạn nhất định. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có cơ cấu cao (tỷ trọng từ 85,72% -89,69% - xem bảng 2.9) và đang có xu hướng tăng. Điều này có được là do NHTM CP Á Châu thực hiện đa dạng hoá các loại kỳ hạn gửi tiền: 01 tuần, 02 tuần, 03 tuần, 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 24 tháng, 36 tháng,... và các hình thức trả lãi phong phú: trả lãi trước, trả lãi sau Ngoài những ưu đãi tương tự tiền gửi không kỳ hạn thì ở loại tiền gửi này, khách hàng còn được lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp, hưởng mức lãi suất hấp dẫn. Ngân hàng còn có gói sản phẩm tiền gửi kỳ hạn lãi suất linh hoạt, khách hàng tham gia gói sản phẩm này sẽ được thỏa thuận lãi suất với ngân hàng, tận dụng tối đa khả năng sinh lời của nguồn tiền nhàn rỗi. Thêm một tiện ích nữa đối với khách hàng, đó là ngân hàng huy động tiền gửi cả nội tệ, ngoại tệ và vàng. Chỉ cần khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi, tin tưởng vào ngân hàng Á Châu thì họ sẽ có rất nhiều lựa chọn, được hưởng nhiều tiện ích từ các gói sản phẩm. Đó cũng là một lý do dẫn đến số tiền huy động được từ gói tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng này đạt được khá cao và có xu hướng tăng đều: năm 2009 tăng 39,9%, năm 2010 tăng 45,4% so với năm trước đó. Thêm một nguyên nhân dẫn đến những con số đáng kể đó là do trong khoản tiền gửi này, dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng liên tục, tiếp theo là đến các TCTD nhưng tăng