Quy mô, cơ cấu vốn huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 70)

Như đã phân tích trong mục 2.2.2, quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Á Châu tương đối lớn và có tốc độ tăng trưởng khá. Để đạt được điều đó, bản thân ngân hàng đã phải có sự nỗ lực rất lớn, bên cạnh sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại là sự cố gắng, nhiệt tình công tác của tập thể từ cán bộ đến nhân viên của ngân hàng, đặc biệt là bộ phận nguồn vốn và bộ phận tín dụng. Một bên tối đa hóa đầu vào và một bên tối đa hóa đầu ra, thúc đẩy vốn quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mình, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho bản thân mình.

Cùng với sự nỗ lực từ phía ngân hàng, thì sự thuận lợi từ môi trường kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô của nguồn vốn huy động. Nền kinh tế của một nước đang phát triển luôn luôn chuyển động theo chiều hướng ngày càng mở rộng, tuy cuối năm 2008, nửa đầu năm 2009, nền kinh tế trong nước có chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước vẫn tìm mọi cách để duy trì hoạt động của mình, tìm đầu ra cho sản phẩm nên nhu cầu vốn cho kinh doanh vẫn cao và giao dịch kinh tế vẫn diễn ra thường xuyên, tuy có ít hơn so với kế hoạch của nó. Điều đó giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn được duy trì và quy mô nguồn vốn huy động vẫn tăng lên. Sự biến động tích cực của chỉ tiêu này cũng một phần khẳng định hoạt động huy động vốn của ngân hàng là có hiệu quả.

Không chỉ có quy mô mà cơ cấu nguồn vốn huy động cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn đến hiệu quả huy động vốn. Cơ cấu huy động vốn của ACB được đánh giá là tương đối phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn. Nói phù hợp vì số vốn huy động được đã đủ để trang trải cho mục đích cho vay và đầu tư. Nhưng chỉ phù hợp ở mức tương đối, bởi vì cơ cấu vốn huy động bị lệch sang vốn trung và dài hạn. Nghĩa là trong khi nhu cầu cho vay và đầu tư dài hạn chỉ cần một lượng vốn nhất định nhưng lại huy động với một số lượng lớn. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn vốn huy động được, thể hiện sự kém hiệu quả của hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 70)