Huy động vốn tiền gửi theo phương thức huy động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 51 - 54)

Nếu căn cứ theo phương thức huy động, nguồn tiền gửi của ngân hàng sẽ bao gồm các nguồn sau: nguồn tiền gửi giao dịch, nguồn tiền gửi tiết kiệm, nguồn tiền gửi kỳ hạn và nguồn tiền thu về từ phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, ở ngân hàng Á Châu – ACB số tiền thu được từ phương thức phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với ba phương thức còn lại nên luận văn xin tập trung phân tích dựa trên số liệu của ba phương thức trên.

Tổng vốn tiền gửi đã đạt được những con số đáng lưu tâm: năm 2008 đạt 85.014.734 triệu đồng, nhưng chỉ một năm sau con số này đã tăng lên 1,4 lần, đạt 119.441.612 triệu đồng, và một năm sau nữa 2010 nó đã đạt 166.010.725 triệu đồng, tăng 38,99% so với 2009 (Xem bảng 2.8). Trong đó, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn là những nguồn chính, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn tiền gửi, và là nguyên nhân khiến tổng vốn tiền gửi đạt được những con số đáng trân trọng như ở trên. Tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm 2008, 2009, 2010 luôn chiếm tỷ trọng cao từ 51% trở lên và giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định khoảng 30%. Sở dĩ như vậy là vì huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm là nghiệp vụ truyền thống và thường xuyên chiếm tỷ trọng cao của

ngân hàng. Đây cũng chính là một chức năng chính của ngân hàng, chức năng giữ hộ tiền cho dân. Trong trường hợp này, NHTMCP Á Châu đã rất thành công trong việc thực hiện chức năng này, ngân hàng đã bằng cách làm của mình thể hiện cho dân cư thấy được độ tín nhiệm và an toàn khi tìm đến ngân hàng để gửi tiền. Nhờ đó, ngân hàng huy động được một nguồn vốn lớn, ổn định và tăng đều qua các năm. Hơn nữa, ngân hàng Á Châu cũng luôn đổi mới, đưa ra nhiều sản phẩm mới, nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thân thiết:

+ Tặng thêm tiền lãi cho những khách hàng gửi nhiều tiền với chương trình thưởng lãi suất tiền gửi và tiết kiệm VND dành cho khách hàng có số tiền gửi từ 100 triệu đồng trở lên. Như vậy, khi khách hàng gửi tiền từ mức 100 triệu trở lên sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với lãi suất bình thường.

+ Khách hàng có thể sử dụng sổ tiết kiệm để vay vốn, cầm cố, đảm bảo mở thẻ tín dụng hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ngân hàng Á Châu. Sổ tiết kiệm cũng có thể dùng để xác nhận khả năng tài chính của khách hàng và thân nhân khi họ có nhu cầu đi du lịch, học tập ở nước ngoài.

+ Quý khách hàng của ngân hàng có thể rút vốn trước hạn phục vụ nhu cầu vốn cá nhân của mình. Trong trường hợp muốn chuyển sang gói dịch vụ tiết kiệm khác của ngân hàng, khách hàng có thể yêu cầu phía ngân hàng chuyển đổi vào đúng ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm.

+ Ngoài các sản phẩm tiết kiệm bằng tiền VNĐ hoặc ngoại tệ, ngân hàng Á Châu còn huy động tiết kiệm bằng vàng với mức lãi suất hấp dẫn khi mua chứng chỉ huy động vàng của chính ngân hàng phát hành.

+ Một gói dịch vụ cũng rất nhiều tiện ích ngoài tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, đó là tiết kiệm lãi suất thả nổi. Mức lãi suất của gói dịch vụ này sẽ linh hoạt theo lãi suất thị trường, tự động điều chỉnh vào đầu mỗi kỳ lĩnh lãi.

+ Tiết kiệm “bảo hiểm Lộc bảo toàn”: ngân hàng liên kết với Công ty bảo hiểm Prévoir Việt Nam thực hiện chương trình với lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi. Đồng thời, khách hàng được hưởng quyền lợi bảo hiểm trong suốt thời gian gửi tiền của quý khách hàng.

Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi kỳ hạn của khách hàng cũng đạt được ở mức cao: năm 2008 mới chỉ có 24.161.885 triệu đồng, qua hai năm đến năm 2010 con số này đã tăng lên 2,6 lần đạt 63.972.003 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của nguồn tiền này cũng tương đối cao: 54,97% năm 2009 và 70,84% năm 2010 (Xem bảng 2.8). Sở dĩ nguồn tiền này có tốc độ tăng cao như vậy là vì biểu lãi suất của ngân hàng trong những năm qua trở lên rất hấp dẫn đối với người gửi tiền. Do sự biến động chung của cả nền kinh tế mà nguồn vốn bỏ vào làm ăn kinh tế trở lên mạo hiểm và khó khăn trong việc thu hồi do sản xuất kinh doanh, tiêu thụ đều bị đình trệ. Đó là hậu quả của việc chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dân cư tồn tại một tâm lý sợ đầu tư kinh doanh, chuyến sang thiên hướng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng để tránh sự trượt giá của đồng tiền do lạm phát kinh tế tăng cao. Trong khi đó, có rất nhiều ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phẩn cùng tồn tại và phát triển, thì một bộ phận lớn dân cư lại thấy được điểm ưu việt của kênh huy động vốn tại ngân hàng Á Châu, họ tin tưởng và tìm đến với ngân

hàng. Bên cạnh đó, do lãi suất theo kỳ hạn của ngân hàng luôn cao hơn rất nhiều so với không kỳ hạn, nên đại đa số người gửi tiền chọn gói dịch vụ tiền gửi kỳ hạn tại ngân hàng. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao mà nguồn tiền gửi giao dịch thì đạt được con số chưa cao, chiếm tỷ trọng không lớn: cao nhất là năm 2008 cũng chỉ đạt 13,8% và có xu hướng giảm dần, năm 2010 chỉ đạt 9,97% trên tổng vốn tiền gửi và so với năm 2009 chỉ tăng 3,8% (Xem bảng 2.8). Đây là nguồn tiền mà các cá nhân, tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của họ. Do vậy đối với nguồn tiền gửi này họ thường gửi không kỳ hạn để có thể rút ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản khi có nhu cầu nên con số này thường không lớn.

Bảng 2.8. Huy động vốn tiền gửi tại ACB theo phương thức huy động

Đơn vị: - So sánh, tỷ trọng: % - Số tiền: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh

Số tiền Số tiền Số tiền 2009/2008 2010/2009

Tiền gửi giao dịch 11.734.122 15.942.368 16.548.134 135,86 103,80

Tỷ trọng 13,80 13,35 9,97

Tiền gửi tiết kiệm 49.118.727 66.054.390 85.490.588 134,48 129,42

Tỷ trọng 57,78 55,30 51,50

Tiền gửi kỳ hạn 24.161.885 37.444.854 63.972.003 154,97 170,84

Tỷ trọng 28,42 31,35 38,53

Tổng vốn tiền gửi 85.014.734 119.441.612 166.010.725 140,50 138,99

Tỷ trọng 100 100 100

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng nguồn tiền gửi theo phương thức huy động của ACB các năm 2008 - 2010

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB (Trang 51 - 54)