Trong luận văn này, tác giả đi vào tìm hiểu vai trò của truyền hình trong vấn đề tuyên truyền về biển đảo dựa trên những lí do cụ thể sau: Thứ nhất: Biển đảo chiếm một vai trò vô cùng qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
HỒ THỊ GIANG
TRUYỀN HÌNH VỚI VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO
(Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1
và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6/2012 đến 6/2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01
Hà Nội – 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
HỒ THỊ GIANG
TRUYỀN HÌNH VỚI VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO
(Khảo sát tạp chí Biên giới biển đảo phát sóng VTC1
và chuyên mục Núi sông bờ cõi phát sóng VTV4, từ 6/2012 đến 6/2014)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Người hướng dẫn khoa học: TS Đậu Ngọc Đản
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi cam kết, đây là luận văn do tôi tự nghiên cứu, chƣa đƣợc công bố ở bất cứ công trình khoa học nào Mọi luận cứ trong luận văn là xác thực
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hồ Thị Giang
Trang 4Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hồ Thị Giang
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
6 Điện ảnh Biên phòng: ĐABP
7 Núi sông bờ cõi: NSBC
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài: 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu 6
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 9
7 Kết cấu luận văn: 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TRUYỀN HÌNH VỚI TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO 11
1.1 Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài: 11
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền biển đảo: 20
1.3 Đặc trưng, thế mạnh của truyền hình trong việc tuyên truyền về biển đảo 30
1.4 Tuyên truyền về biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo 32
Tiểu kết chương 1 35
Chương 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN TRUYỀN HÌNH 36
2.1 Tổng quan về nội dung và dung lượng tuyên truyền trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo 36
2.2 Nội dung tuyên truyền về biển đảo 41
2.3 Hình thức tuyên truyền về biển đảo 56
Tiểu kết chương 2 71
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN TRUYỀN HÌNH 72
3.1 Đánh giá chung về công tác tuyên truyền biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo 72
3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền về biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo 79
Trang 73.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình về
biển đảo 93
Tiểu kết chương 3 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin bài có nội dung về tuyên truyền biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo 37
Danh muc biểu đồ
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nội dung tác phẩm của tạp chí Biên giới biển đảo 38 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nội dung tác phẩm của chuyên mục Núi Sông bờ cõi 39 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tác phẩm về đề tài biển đảo trên CM NSBC và
TC BGBĐ 40 Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thể loại tác phẩm trong chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo 57 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thể loại tác phẩm về đề tài biển đảo trong chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo 58
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài:
Biển đảo Việt Nam có ý nghĩa to lớn đến mọi mặt của an ninh quốc phòng và đời sống Do đó, công tác TT về BĐ luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm chú trọng Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí với chức năng nhiệm
vụ của mình luôn tiên phong trong vai trò tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Trước những diễn biến ngày càng trở nên phức tạp ở Biển Đông, đòi hỏi báo chí cần phát huy hơn nữa vai trò mũi nhọn của mình trong công tác tuyên truyền về biển đảo Trong luận văn này, tác giả đi vào tìm hiểu vai trò của truyền hình trong vấn đề tuyên truyền về biển đảo dựa trên những lí do cụ thể sau:
Thứ nhất: Biển đảo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với chủ quyền
lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội và có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng của nước ta Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh
tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260 km và có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa – nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiềm lực kinh
tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh
và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Chủ trương của Đảng và chính phủ đối với phát triển ven biển và hải đảo từ
2011 – 2020 cũng khẳng định: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế
và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng,
an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển… Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển ” (Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 2011 – 2020) Công tác tuyên truyền biển đảo được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp đi trước một bước nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội nghị lần thứ tư (số 09 – NQ/TƯ, ngày 09 – 02 - 2007) của ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt nam năm 2020
Thứ hai: Những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay, trên biển
Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh Việt Nam Trên
Trang 10biển Đông, vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam) Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước Công cuộc bảo vệ tổ quốc, chủ quyền quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân Vì vậy vấn đề đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế vùng biển đảo là vô cùng quan trọng
Ngày 2/5/2014, tập đoàn dầu khí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD
981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng công ước luật Biển 1982 và luật pháp quốc tế về biển và các quốc gia ven Để đối phó với những luận điệu sai lệch và xuyên tạc từ phía Trung Quốc, cũng như để cộng đồng trong nước và quốc tế hiểu rõ về giàn khoan HD 981, Việt Nam đã và đang dốc toàn lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền đảo Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách của truyền thông Việt Nam trong năm 2014 Trên các loại phương tiện thông tin đại chúng, trong mọi lĩnh vực nghiên cứu, văn hóa, giáo dục… đều tập trung mũi nhọn về vấn đề này
Thứ ba: Báo chí là bộ phận vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền các
chủ trương, chính sách của nhà nước, vận động quần chúng nhân dân Trong các loại hình báo chí, truyền hình với những ưu thế của mình đang chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối chính sách của nhà nước đến với nhân dân Hiện nay truyền hình là kênh thông tin phổ biến nhất ở Việt Nam, phủ sóng tới 95% lãnh thổ Cùng với sức nóng của sự kiện giàn khoan HD 981, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo trên các phương tiện truyền thông đại chúng Báo chí nước ta đã có những phản ứng nhanh nhạy và kịp thời trước sự kiện này
Trước những diễn biến phức tạp của biển đảo, các loại hình báo chí, đặc biệt
Trang 11hướng dư luận của mình Trong luận văn này tác giả lựa chọn khảo sát hai chương trình có nội dung phản ánh về đề tài núi sông biển đảo, đó là CM NSBC trên VTV4
và TC BGBĐ trên VTC1 Đây là hai chương trình được phát trên hai đài TH lớn nhất có diện phủ sóng rộng khắp trên cả nước Nó có sự tương đồng nhất định với nhau khi cùng thời lượng là 30 phút và được phát sóng định kỳ cố định hai tuần một
số Từ đó, thuận lợi cho việc khảo sát đối chiếu so sánh và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác thực hiện chương trình Trên cơ sở phân tích vai trò của báo chí đối với việc tuyên truyền về đảo (khảo sát hai chương trình truyền hình là: TC BGBĐ trên VTC1 và CM NSBC trên VTV4), chúng ta có cái nhìn khách quan hơn
về công tác TT BĐ trên TH, những điểm mạnh, những điểm còn tồn tại và đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng TT về BĐ
Thêm vào đó, khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành báo chí của chính tác giả:
“Nâng cao chất lượng Tạp chí truyền hình Biên giới biển đảo, (2010)”; đã có ý
nghĩa thực tiễn và tính ứng dụng cao đối với chương trình nó khảo sát Đó chính là nguồn động viên to lớn đối với tác giả khi tiếp tục lựa chọn CT và hướng đề tài này
để làm luận văn tốt nghiệp Do đó, viiệc nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện về công tác TT về BĐ của CM NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ trên VTC1, theo tác giả là một việc làm cần thiết Từ đó, chúng ta có cơ sở cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền về lĩnh vực biển đảo
Những lí do trên đã khiến tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành báo chí học của mình là: “Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về đảo (Khảo sát trong CM NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ trên VTC1
từ 6/2012 đến 6/2014)”, nhằm đáp ứng yêu cầu thời sự hiện nay và làm rõ thêm những vấn đề cơ bản xung quanh nội dung này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề TT về BĐ là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với nước ta Từ trước tới nay, đã có những công trình nghiên cứu về BĐ và vấn đề TT BĐ, có thể kể đến như:
Cuốn sách Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, NXB Tư pháp ấn hành năm 2006, PGS.TS Nguyễn Bá Diến (Chủ Biên)
Trang 12đã hệ thống hóa toàn bộ những văn bản pháp luật, chính sách về Biển của Việt
Nam Cuốn “Tài liệu tham khảo phục vụ công tác tập huấn tuyên truyền về biển đảo”, do NXB Thông tin và Truyền Thông ấn hàng tháng 11 năm 2012; trong cuốn
“Trường Sa hỏi và đáp”, NXB trẻ phát hành năm 2011, TS Trần Nam Tiến đã nêu
rõ tầm quan trọng của biển Đông
Khóa luận tốt nghiệp ngành báo chí của chính tác giả Luận văn - Hồ Thị
Giang, Nâng cao chất lượng Tạp chí truyền hình Biên giới – Biển đảo, (2010)
Trong khóa luận này, tác giả đi sâu vào vấn đề khảo sát TC BGBĐ do lực lượng điện ảnh BĐBP sản xuất Ngoài những ưu điểm của chương trình, khóa luận đã chỉ
ra những nhược điểm cần khắc phục để nâng cao chất lượng TC BGBĐ Khóa luận
đã đóng góp ý nghĩa thực tiễn to lớn cho chương trình Tuy nhiên, do khuôn khổ của khóa luận còn hạn hẹp, tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích, đóng góp nhều hơn cho các chương trình TH khác nói riêng và truyền hình nói chung về đề tài biển đảo
Luận văn của Tạ Thị Thu Hằng, Xung đột chủ quyền ở quần đảo Trường Sa – Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết Luận văn thạc sỹ chính trị học (2013)
Đây là một luận văn cập nhật được tính thời sự cao, phân tích rõ tình hình căng thẳng ở quần đảo Trường Sa giữa nước ta với các nước láng giềng Luận văn cũng
đề ra được hướng giải quyết thích đáng của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình hiện nay Tuy nhiên, do đây là luận văn chính trị học, bởi vậy tính lý luận chuyên ngành báo chí rất hạn chế
Luận văn Phùng Quốc Việt, Báo Biên Phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền anh ninh biên giới Quốc gia, Luận văn Thạc sỹ báo chí (2004) Đây là luận văn có
tính ứng dụng cao do tác giả là người làm việc trực tiếp tại Báo Biên phòng Tuy nhiên đề tài bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là một đề tài chung chung, không cụ thể về chủ đề biển đảo Hơn nữa, luận văn này thực hiện năm 2004, nhiều vấn đề đã trở nên cũ, thông tin không còn cập nhật
Luận văn của Nguyễn Thị Hòa, Nâng cao chất lượng chương trình về biển
Trang 13văn về đề tài biển đảo có tính ứng dụng cao Thông qua việc nghiên cứu chương trình biển đảo phát sóng trên kênh VOV1 – Đài tiếng nói Việt Nam, tác giả đã chỉ
ra được những ưu điểm cũng như điểm hạn chế của chương trình Từ đó, có những
đề xuất nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam nói riêng cũng như của phát thanh nói chung
Luận văn của Văn Nghiệp Chúc, So sánh phương thức tuyên truyền về Biển Đông giữa báo chí Việt Nam và báo chí Trung Quốc (2012) Luận văn đã hệ thống
hóa những quan điểm và phân tích tổng quan những nét chính về lĩnh vực thông tin, tuyên truyền biển đảo và diễn biến cách thức tuyên truyền cho biển đông của báo chí hai nước Luận văn không chỉ khái quát ưu nhược điểm của công tác tuyên truyền mà còn đề xuất những giải pháp, cách tiếp cận như thế nào để báo chí nước
ta những năm tới nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền về công tác TT về BĐ Đây là luận văn đề cập khá chi tiết về công tác TT về BĐ của Việt Nam và Trung Quốc, tuy nhiên TT ở đây thiên về vấn đề TT bảo vệ chủ quyền ở biển Đông
Tóm lại, do những năm trước đây, vấn đề biển đảo chưa được chú trọng đúng mức nên những công trình nghiên cứu về biển đảo còn hạn chế về lý luận và thực tiễn, chưa phong phú cả về nội dung và hình thức
Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu đề tài: “Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về biển đảo” một cách cụ thể trên CM NSBC trên VTV4 và TC TH BGBĐ trên VTC1 Nếu thành công, luận văn này sẽ đóng góp những nghiên cứu về BĐ và những vấn đề của việc TT về BĐ trên TH, vai trò của báo chí TH trong công tác tuyên truyền về BĐ hiện nay Đồng thời cung cấp đề xuất nâng cao chất lượng TT
về BĐ trên sóng TH
Ngoài ra, luận văn cung cấp giá trị thực tiễn to lớn khi đề ra được những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả về nội dung và hình thức những tin bài tuyên truyền về BĐ trong các CM NSBC và TC BGBĐ Trong khi vấn đề này là nhiệm vụ cấp thiết mà Đảng và Nhà nước đang định hướng cho báo chí nói chung và truyền hình nói riêng Từ đó, hai chương trình truyền hình này có thể hoàn thành tốt nhiệm
vụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước giao phó Các cơ quan báo chí truyền hình
Trang 14trong cả nước cũng có thể lấy những nghiên cứu trong luận văn này làm cơ sở tham khảo để có những hướng khắc phục, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về BĐ cho mình
3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá đúng tầm quan trọng của biển đảo, các nhiệm vụ chiến lược về TT BĐ; Luận văn đánh giá đúng thực trạng chất lượng tuyên truyền về biển đảo trên TH ở nước ta hiện nay Mục đích của chương trình là từ chỗ khảo sát, phân tích đặc điểm sẽ đề xuất những phương án cụ thể nâng cao chất lượng TT về biển đảo trong chương trình NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ trên VTC1 Đây cũng là gợi ý cho các chương trình khác về biển đảo trên hệ thống TH nói chung
3.2 Nội dung nghiên cứu:
Thứ nhất: Đề tài nghiên cứu thời cơ thách thức đặt ra với vấn đề thông tin TT biển đảo trong thời đại ngày nay, thông qua đó làm rõ vấn đề cấp thiết làm nâng cao chất lượng các tin bài trong CT NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ trên VTC1
Thứ hai: Từ chỗ khảo sát, đánh giá đúng thực trạng về nội dung, hình thức thể hiện của các tin bài, tác phẩm, luận văn còn đóng góp những ý kiến giải pháp thiết thực nâng cao các chương trình TH về nhiệm vụ TT BĐ
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Truyền hình với vấn đề tuyên truyền
về biển đảo (Khảo sát trong CT NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ trên VTC1)
4.1.1 Tạp chí Biên giới Biển đảo trên VTC1
Ngày 21-12-2008, TC BGBĐ đã phát sóng số đầu tiên trên truyền hình kỹ thuật số VTC Sự ra đời của CT không chỉ có tác dụng động viên các chiến sĩ mà còn có tác dụng to lớn trong việc phổ biến kiến thức tới những đồng bào dân tộc ít người vùng biên giới biển đảo Nó còn thể hiện sự quan tâm đến đồng bào vùng sâu vùng xa của Đảng và Nhà nước ta Đơn vị trực tiếp sản xuất chương trình là Điện ảnh BĐBP thuộc bộ tư lệnh BĐBP Với thiết bị là đầu thu kỹ thuật số, mọi người dân, kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh cũng có thể thu và xem được chương trình
Đó là những nét chuyên biệt độc đáo của chương trình TC BGBĐ trên VTC1
Trang 154.1.2 Chuyên mục Núi sông bờ cõi trên VTV4
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo Trung Ương trong công tác tuyên tuyền về biên giới, biển đảo hướng vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như khán giả thế giới, năm 2009, chuyên mục „Núi sông - Bờ cõi” ra đời trên kênh VTV4 đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Sự ra đời của chương trình sẽ góp phần đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp thông tin giúp 4 triệu người Việt đang học tập công tác và sinh sống ở nước ngoài, 90 triệu người dân trong nước và cả bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về tình hình an ninh biên giới biển đảo và các vấn đề về chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề trong 2 năm (từ tháng 6/2012 đến 6/2014) Tác giả chọn thời gian này vì đây là thời điểm diễn ra rất nhiều hoạt động tranh chấp về chủ quyền biển đảo, vấn đề biển Đông trở nên “nóng bỏng”
Thêm nữa, báo chí nhất là truyền hình thời kỳ này đã thành công trong việc phản ánh, tuyên truyền về biển đảo, khơi dậy ý thức cộng đồng, bảo vệ phát triển biển đảo quê hương
4.3 Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu của luận văn là nội dung và hình thức tác phẩm truyền hình có chủ đề TT về BĐ trong hai chương trình TC BGBĐ trên VTC1 và NSBC trên VTV4
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lí luận:
Công trình được thực hiện dựa vào hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác báo chí tuyên truyền Đặc biệt là những định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc phát huy vai trò, sức mạnh của truyền hình phục vụ các nhiệm vụ TT về BĐ của nước ta
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp lý luận chủ nghĩa Mác -Lê nin ,
tư tưởng Hồ Chí Minh , các quan điểm , đường lối lãnh đa ̣o của Đảng và Nhà
Trang 16nước về báo chí nói chung và truyền hình nói riêng Tác giả cũng dựa trên lý luâ ̣n về nguồn gốc ra đời, vai trò , chức năng của báo chí truyền hình , đă ̣c biê ̣t là các chức năng thông tin , giáo dục tư tưởng, cổ vũ hành động, khai sáng
5.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nhận thức học về duy vật biện chứng, lý luận về truyền thông, quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về báo chí truyền thông và công tác tư tưởng, về chiến lược triển khai công tác thông tin và tuyên truyền biển đảo
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp thống kê, so sánh, phỏng vấn sâu…
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát thống kê các dạng tin bài, phóng
sự trong hai chương trình truyền hình được khảo sát có liên quan đến vấn đề TT về biển đảo Phương pháp này nhằm nghiên cứu tần xuất xuất hiện, nội dung TT, phương thức, hình thức thể hiện của các tác phẩm truyền hình về chủ đề TT biển đảo ở các đối tượng được khảo sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng
để hệ thống hóa các vấn đề lý luận và vai trò của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng trong công tác tuyên truyền biển đảo Thông qua phân tích nội dung văn bản bao gồm phân tích về mặt định tính nội dung các báo cáo, tài liệu, giáo trình, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề tuyên truyền về biển đảo
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh: Sử dụng trong việc xem xét, đánh giá và phân tích các tác phẩm báo chí truyền hình được khảo sát, đối chiếu, so sánh giữa hai chương trình của hai đài, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho luận văn
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia : Tác giả luận văn sẽ phỏng vấn các nhà quản lý, nhà lãnh đạo, chuyên viên các ngành có liên quan để lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của họ về vấn đề tuyên truyền biển đảo trên hai chương trình TC BGBĐ trên VTC1 và CT NSBC trên VTV4 Người phỏng vấn là một số chuyên gia, lãnh đạo trong lĩnh vực biển đảo, phỏng vấn PV BTV của hai chương trình được khảo sát Từ những nghiên cứu này, sẽ đưa ra ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng cho công tác tuyên truyền về biển đảo cho chương trình
Trang 17Trên cơ sở sử dụng tổng thể các phương pháp trên, tác giả đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền biển đảo trên các chương trình TC BGBĐ trên VTC1 và CT NSBC trên VTV4
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là một công trình nghiên cứu vận dụng lý luận báo chí học để giải quyết một vấn đề của thực tiễn Kết quả của đề tài này sẽ góp phần bổ sung cho lý luận báo chí học về vấn đề hoạt động TT về BĐ cho nhân dân Đây có thể được coi
là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy cho sinh viên, học viên sau đại học Thực hiện luận văn, tác giả cũng mong muốn những cán bộ, phóng viên, biên tập viên và những người làm công tác tuyên truyền ở chương trình TC BGBĐ trên VTC1 và CT NSBC trên VTV4 cũng như những người làm truyền hình có thêm
một góc nhìn về lý luận và có thể áp dụng vào thực tiễn cho chương trình của mình
Từ trước tới nay, đã có một số luận văn nghiên cứu xung quanh vấn đề về truyền hình và biển đảo Tuy nhiên, chưa có luận văn nào nghiên cứu với cái tên cụ thể: Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về biển đảo - Khảo sát chương trình TCTH BGBĐ trên VTC1 và CT NSBC trên VTV4 Chính vì vậy, luận văn sẽ đóng góp hiệu quả cho vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề này Nó không chỉ cho thấy thực trạng vấn đề tuyên truyền biển đảo trên các CT truyền hình được khảo sát mà còn đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng TT BĐ cho các chương trình này cũng như trên các chương trình truyền hình về biển đảo nói chung
Luận văn cung cấp cái nhìn khái quát về công tác TT về BĐ trong chương trình TC BGBĐ trên VTC1 và CT NSBC trên VTV4, từ đó những người thực hiện chương trình có khả năng nhìn nhận trực tiếp công tác thực hiện của mình, từ đó có hướng điều chỉnh tốt hơn Những người làm truyền hình trên cơ sở nghiên cứu về
đề tài của luận văn này cũng sẽ có những bài học cụ thể cho mình trong công tác TT
về biển đảo
Luận văn có tính thời sự cấp bách, nó ra đời trong hoàn cảnh biển Đông đang
là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như dư luận nhân dân đặc biệt quan tâm Trên bản tin thời sự của đài truyền hình Việt Nam trong tháng 5 đến tháng 6, hàng ngày liên tục đưa tin về tình hình giàn khoan HD 981 hạ đặt trái phép vào vùng đặc
Trang 18quyền kinh tế và sự gây hấn của các tàu Trung Quốc với tàu kiểm ngư, chấp pháp của Việt Nam Báo chí với chức năng của mình đã làm rất tốt nhiệm vụ tuyên truyền về biển đảo, vạch trần luận điệu xuyên tạc và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc Truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông phổ biến ở Việt Nam được nghiên cứu cụ thể, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước về biển đảo Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó cho nền báo chí nước nhà
Riêng với bản thân tác giả, quá trình nghiên cứu đề tài: “Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về biển đảo – Khảo sát chương trình TC BGBĐ trên VTC1 và CT NSBC trên VTV4” sẽ là một cơ hội để tôi tích lũy kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết cũng như năng lực chuyên môn, để thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ của mình với
tư cách là một phóng viên, biên tập viên
7 Kết cấu luận văn:
Chương 1: Cơ sở Lý luận và thực tiễn vấn đề truyền hình với tuyên truyền về biển đảo
Chương 2: Thực trạng vấn đề tuyên truyền về biển đảo trên truyền hình Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển đảo trên truyền hình
Trang 19Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TRUYỀN HÌNH
VỚI TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO
1.1 Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đề tài:
1.1.1 Tuyên truyền
Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau Tuyên truyền theo tiếng La tinh (Propaganda) là truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó
Theo “Đại từ điển tiếng Việt” thì “Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để
thuyết phục, vận động mọi cá nhân làm theo” [55, tr 840]
Trong “Đại bách khoa toàn thư Liên Xô”, thuật ngữ tuyên truyền được hiểu
theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật nhằm biến quan điểm, tư tưởng
ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định, phù hợp với lợi ích thế giới quan ấy [11, tr.95-96] Với cách hiểu này, tuyên truyền theo nghĩa hẹp là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng mà mục đích của nó là hình thành ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tính tích cực xã hội của con người
Tuyên truyền là một dạng hoạt động đặc biệt, có tính lịch sử cụ thể và mang bản chất giai cấp Bởi lẽ, hoạt động tuyên truyền nhằm giải thích, phổ biến, vận dụng những giá trị mà lý luận đã đúc kết và khái quát từ hoạt động thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn
Theo “Cơ sở lý luận báo chí” thì: “Tuyên truyền là hoạt động, nhằm truyền
bá trong quần chúng nhân dân những tư tưởng nền tảng, những quan điểm chính yếu của hệ tư tưởng của chế độ, nhằm hình thành một bức tranh đặc trưng về thế giới và lịch sử vận động của xã hội” [48, tr.103]
TS Hoàng Quốc Bảo, tác giả cuốn “Học tập phương pháp Tuyên truyền Cách mạng Hồ Chí Minh” có cách lý giải khác về thuật ngữ tuyên truyền như sau:
“Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm
Trang 20nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ
và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội” [7, tr.15]
Trong tác phẩm “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đa ̣t được mu ̣c tiêu đó, là tuyên truyền thất bại” [24, tr.162]
Trong cuốn “Về công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam”, PGS TS
Đào Duy Quát cho rằng công tác tuyên truyền, trước ta thường gọi là công tác huấn học, là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng trong cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Cụ thể: “Công tác tuyên truyền là hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức có cơ sở khoa học thực tiễn quy luật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan cộng sản, niềm tin vững chắc vào sự đổi mới toàn diện của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hành động tự giác, sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước lên xã hội chủ nghĩa” [42, tr.21]
Tuyên truyền có nhiều cách phân chia, tùy theo góc độ nghiên cứu Nếu theo tính chất hệ tư tưởng thì ta có tuyên truyền tư sản và tuyên truyền vô sản Nếu phân theo nội dung thì ta có tuyên truyền kinh tế, tuyên truyền chính trị, tuyên truyền văn hóa… Nếu phân theo phạm vi tác động đến đối tượng thì ta có tuyên truyền cá biệt (cho một người), tuyên truyền nhóm và tuyên truyền đại chúng (cho nhiều người) Nếu phân theo phương thức tác động thì có tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng hay tuyên truyền trực tiếp và tuyên truyền gián tiếp Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân tuyên truyền thành tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại…
Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng các khái niệm của các nhà khoa học, các nhà triết học, các nhà tư tưởng đã nêu trên đều
Trang 21Thứ nhất, tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể về
một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó đối với đối tượng tuyên truyền
Thứ hai, tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình
thành một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền
Thứ ba, tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là kích thích, thúc đẩy đối tượng
hành động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra
Tóm lại, hoạt động tuyên truyền là quá trình nhóm người này thông báo cho nhóm người kia một số thông tin, một số kiến thức về các luận điểm lý luận, đường lối, chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước và trên thế giới Đó là quá trình tác động nhằm làm cho đối tượng hiểu, nắm vững thông tin trên cơ sở đó
để có thái độ rõ ràng, có niềm tin và đi đến hành động phù hợp với mục đích của chủ thể tuyên truyền
Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa quan điểm của các nhà khoa ho ̣c đã trì nh bày như trên, tác giả mạnh dạn nêu quan điểm của mình về thuật ngữ tuyên truyền như sau:
“Tuyên truyền là hoạt động có mục đích của chủ thể tác động đến đối tượng tuyên truyền thông qua các phương pháp, phương tiện, hình thức tuyên truyền nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống… tạo nên sự thống nhất trong hành động, từ đó kích thích, thúc đẩy đối tượng hành động theo đường lối, mục tiêu đặt ra.”
1.1.2 Truyền hình
Hiện nay có nhiều khái niệm, quan niệm khác nhau về truyền hình Theo
PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn "Truyền thông đại chúng" chỉ rõ: "Truyền hình là một loại hình phương tiện thông tin đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật vô tuyến truyền hình (Television) bắt nguồn từ Tele có nghĩa là "ở xa" và Vision là "thấy được", tức là thấy được ở xa”
[tr 47; tr 127]
Còn theo cuốn “Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của PGS.TS
Nguyễn Văn Dững thì: "Truyền hình là kênh truyền thông truyền tải thông điệp bằng hình ảnh động với hầu như đầy đủ màu sắc vốn có của cuộc sống cùng với lời
Trang 22nói, âm nhạc, tiếng động Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ." [23, tr 168]
Theo “Giáo trình báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn:
"Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng truyền tải thông tin bằng hình ảnh và
âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện." [43, tr.13]
Như vậy tựu chung lại thì truyền hình là thấy được từ xa, được truyền tải đồng thời bằng âm thanh và hành động
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được
sử dụng như là một công cụ giải trí hơn là chức năng thông tin Dần dần truyền hình trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và dịch vụ khác
Sự ra đời của truyền hình đã giúp cho hệ thống truyền thông đại chúng trở nên hùng mạnh Không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh Với những ưu thế
về công nghệ và kỹ thuật, truyền hình đã làm cho cuộc sống trở nên phong phú sinh động hơn về cả hình thức và nội dung trong các chương trình của mình Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc Truyền hình trở thành công cụ vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực an ninh quốc phòng
Tóm lại, qua những đặc điểm ở trên có thể thấy truyền hình có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội Nó không chỉ cung cấp thông tin giải trí mà còn góp phần vào sự định hướng dư luận, tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Trang 23bởi đảo hay đất liền; 3 Khối lượng nhiều đông đảo được ví như biển.Ví dụ Mọi thứ
chìm trong biển lửa
Theo định nghĩa thông dụng, biển là phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều
b) Khái niệm đảo và quần đảo
Trong công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, điều 121 Quy định: Một đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên, vùng đất này vẫn ở trên mặt nước [Trích điều 121, Công ước luật Biển 1982]
Đảo theo cách hiểu thông thường là một vùng đất có nước bao quanh Đối với người đi biển thì đảo được hiểu là các hải đảo nói chung, bao gốm các đảo, đá
Theo nghĩa pháp lý: Điều 46 Công ước Luật Biển 1982 quy định: “Quần đảo
là một nhóm đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước nối các thành phần
tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành một thể thống nhất địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử”
Một nước ven biển có năm vùng biển: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa
c) Nội thủy
Điều 8 của Công ước Luật Biển năm 1982 quy định: “Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình”
d) Lãnh hải
Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở Theo luật biển quốc tế cho đến những năm 60 của thế kỷ 20, chiều rộng của lãnh hải của quốc gia ven biển chỉ có 03 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852m) Theo luật biển quốc tế hiện đại, cụ thể là điều 3 của Công ước Luật Biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý
e) Vùng tiếp giáp lãnh hải
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý Quốc gia ven biển có
Trang 24quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa việc vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình Quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải để trừng trị việc vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình
f) Vùng đặc quyền kinh tế
Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ ðường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý) Đây là một chế định pháp lý hoàn toàn mới vì theo luật biển quốc tế cho đến những năm 50 của thế kỷ 20, các quốc gia ven biển không có vùng biển này
g) Thềm lục địa
Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển Trên thực tế, rìa ngoài của thềm lục địa ở các khu vực có khác nhau: Có nơi hẹp, không đến 200 hải lý; nhưng có nơi rộng đến hàng trăm hải lý Điều 76 của “Công ước Luật Biển năm 1982” quy định rất rõ ràng Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý)
Điều cần nhấn mạnh là, một mặt các quốc gia ven biển được hưởng các quyền tương ứng như đã nêu trên đối với các vùng biển của mình, nhưng mặt khác
họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển khác
Theo “Những điều cần biết về Đất Biển Trời nước ta” tác giả Lưu Văn Lợi,
Việt Nam giáp với biển Đông ở hai điểm Đông và Nam Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của biển Đông (khoảng 1 triệu km) rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền, bờ biển dài 326 km, như vậy cứ trên 100km có 1 km bờ biển
1.1.3.2 Vai trò của biển đảo đối với nước ta
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có Với bờ biển dài trên 3.260 km2 trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1 km2 bờ biển) đứng đầu các
Trang 25nước Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển
Biển, đảo giữ vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
a) Về kinh tế, chính trị - xã hội:
Theo các tài liệu được công bố hiện nay của Bộ Quốc Phòng nước ta [Báo cáo tham luận tại “Hội nghị tuyên truyền Viên” của thiếu tá Nguyễn Văn Vững, Tổng cục II, 2011] Biển Đông kéo dài từ bờ biển nam đảo Đài Loan xuống bờ Bắc Indonexia, có diện tích khoảng 3,5 triệu Km, được 8 quốc gia bao bọc xung quanh: Phía Bắc giáp Trung Quốc – Đài Loan; Phía Nam giáp Thái Lan, Malaisia, Indonesia; Tây giáp Việt Nam, campuchia; Đông giáp philippinnes và Bruney Biển Đông là vùng biển có một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải) Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới Là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, Châu Âu, Trung Đông với Châu Á và giữa các nước Châu Á với nhau; chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thô và các sản phẩm toàn cầu Với Mỹ: Là tuyến hoạt động chính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của
Mỹ và đồng minh chuyên chở qua biển Đông; với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50% dầu nhập và 70% hàng hóa qua biển Đông; với Nhật Bản 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua biển Đông Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường
bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và
Trang 26thuận lợi Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, đó là nơi rất hấp dẫn các thế lực đế quốc, bành trướng nhiều tham vọng
và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bề trầm tích có triển vọng dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỉ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng chục triệu tấn dầu và hàng tỷ mét khối khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: tôm cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó có trên 100 loài có giá trị kinh tế cao Đến nay đã xác định có
15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó có 12 bãi cá phân bổ ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi Dọc ven biển còn có hơn 80 vạn héc-ta bãi triều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu… Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tạo ra nguồn xuất khẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Riêng khu vực Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ
Trang 27Hiện nay nước ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống các cảng biển
b) Về quốc phòng - an ninh:
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh kẻ thù đã sử dụng đường biển để tiến công xâm lược nước ta Những chiến công hiển hách của cha ông ta trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288; chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là
những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam
có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600km, nơi hẹp nhất khoảng 50km), nên chiều sâu phòng thủ đất nước bị hạn chế Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế -
xă hội của ta đều năm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng thành những căn cứ,
vị trí trú đậu, triển khai của các lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển, đảo có vai trò rất quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước
Từ nhiều năm nay, nhất là vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt và an ninh của nước ta Trên biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaysia, Indonexia, Brunay (phía Đông, Đông Nam và Nam), nơi đây đang diễn ra
Trang 28những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự tận dụng ưu thế của mình trên biển đe dọa chủ quyền trên vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây
ra những nhân tố khó lường về sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và an ninh đất nước
Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi, chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển, đảo, nhất là ở vùng biển xa Việt Nam phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam
và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền biển đảo:
1.2.1 Mục tiêu, định hướng vấn đề tuyên truyền biển đảo
1.2.1.1 Mục tiêu tuyên truyền
Đẩy mạnh hơn nữa các hình thức tuyên truyền biển đảo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển đảo nước ta, từ đó dẫn đến các hành động cụ thể với phương châm hiệu quả, thiết thực, đảm bảo tuyên truyền được duy trì thường xuyên, tạo bước chuyển biến mới Phấn đấu thực hiện mục tiêu đến 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh từ biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc
Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhằm tiếp tục tổ chức, triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy các cấp, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết TƯ 4, khóa X của Đảng về chiến lược biển Việt Nam đến
Trang 292020; Quyết định số 373/QĐ -TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng chính phủ đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam
Tăng cường phối hợp giữa đài TH Việt Nam, đài truyền hình kỹ thuật số VTC, điện ảnh BĐBP với các cơ quan báo chí phát thanh truyền hình, dân sự quân
sự, phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, quần chúng, tạo sức mạnh trong công tác tuyên truyền về biển đảo Từ đó, mỗi người dân cũng như toàn xã hội hiểu sâu sắc
về chủ quyền cũng như nguồn lực phát triển của biển đảo nước ta
Phải có trách nhiệm đánh giá, dự báo đúng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của toàn hệ thống nhà nước về biển và hải đảo Cần đặt ra mục tiêu góp phần đưa đến một hệ thống luật pháp chặt chẽ về công tác biển đảo, phù hợp với Luật Biển và công ước quốc tế Đây là nhiệm vụ khó khăn song cũng đầy cao cả của báo chí, thể hiện chức năng định hướng dư luận, phản biện và giám sát xã hội
Theo quyết định phê duyệt đề án nâng cấp hạ tầng mạng lưới thông tin công cộng phục vụ nhu cầu thông tin đa dạng cho khu vực biển đảo [1041 QĐ -Ttg ngày 22/7/2009], nhiệm vụ tuyên truyền biển đảo của VTV4 và ĐA BĐBP cần phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền của mình, hướng tới vùng sâu vùng xa của Tổ quốc
1.2.1.2 Định hướng tuyên truyền
Trong các kỳ họp quốc hội, Đảng và nhà nước đã rất chú trọng vấn đề TT về
BĐ như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6-1996), Đại hội
IX (tháng 4-2001; Đại hội X (tháng 4-2006)… Đặc biệt, ngày 9-2-2007, hội nghị Trung ương 4, khóa X, ra Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020”, trong đó xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh
về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh” Tiếp tục chủ trương, đường lối phát triển kinh tế
biển, đảo được xác định trong các văn kiện trước đây của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2011-2020), được Đại hội XI của Đảng (tháng 1-
2011) thông qua, nhấn mạnh: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế
Trang 30và tiềm năng biển của nước ta…”; Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của Ban
Chấp Hành Trung ương Đảng khóa X… cũng đồng thời tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về biển, đảo cả về chủ trương, cả về nguồn nhân lực triển khai
Trên tinh thần đó, hoạt động tuyên truyền biển, đảo đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở nước
ta Hoạt động này đã được triển khai trong bối cảnh khu vực biển Đông diễn biến phức tạp, tranh chấp về chủ quyền biển, đảo và tài nguyên thiên nhiên biển có chiều hướng gia tăng, gây hậu quả khó lường và có tính lâu dài Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan chức năng ở Trung ương, của các bộ, ngành và địa phương, công tác tuyên truyền biển, đảo vừa qua được triển khai khá mạnh mẽ, rộng khắp, đối với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi trong xã hội
và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận
Đảng và Nhà nước ta có thái độ hết sức rõ ràng, mềm mại khi thương thuyết
về vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới biển đảo và cũng rất quyết liệt trước những luận điệu sai trái Thời gian gần đây, việc Trung Quốc tranh chấp với việt Nam quyền sở hữu quần đảo Hoàng sa và đặc biệt là vào 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng thềm lục địa nước ta đang là vấn đề nóng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm Để kịp thời cung cấp thông tin về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, phát huy đúng hướng truyền thống yêu nước của nhân dân, Đảng và chính phủ đang chỉ đạo tích cực thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trên mọi lĩnh vực trong nhân dân Từ đó, tạo động lực mạnh
mẽ để mỗi công dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần xung kích, tình nguyện, đồng lòng cùng Đảng và Nhà nước bảo vệ biên giới, hải đảo và xây dựng đất nước giàu mạnh.Trong thời gian tới, tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền biển đảo cần có chiến lược thông tin lâu dài, xác định đối tượng, địa bàn cụ thể, lựa chọn phương thức thông tin phù hợp Có thể tập trung vào tuyên truyền về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn về bảo về chủ quyền biển đảo; hỗ trợ ngư dân, các gương ngư dân bám biển, phát triển kinh tế; sự dũng cảm, mưu trí, anh dũng của các lực lượng như kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo
Trang 31Cụ thể định hướng TT của CT Núi sông bờ cõi trên VTV4 và CT Tạp chí Biên giới biển đảo trên VTC1 như sau:
- Về phía CM NSBC:
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo T.Ư trong công tác tuyên tuyền về biên giới, biển đảo hướng vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như khán giả thế giới, chuyên mục „Núi sông bờ cõi” đã ra đời trên kênh VTV4 đài Truyền hình Việt Nam (VTV) CM NSBC phát sóng đều đặn hai tuần một số, thời lượng 30 phút Sự ra đời của chương trình sẽ góp phần đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp thông tin, giúp 4 triệu người Việt Nam đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài
và cả bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về tình hình an ninh biên giới và chủ quyền, lãnh thổ của nước ta
Năm 2009, CM “Núi sông bờ cõi” chính thức lên sóng, cung cấp thông tin
và đưa những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số trên các tuyến biên giới đến với đông đảo công chúng và bạn bè thế giới Chương trình giúp cho cộng đồng hiểu một cách đầy đủ, chính xác hơn về chủ trương chính sách của Đảng
và nhà nước, những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới trên đất nước ta
Ý tưởng và mục đích của chương trình: Giúp khán giả tiếp cận những thông tin về Biên giới hải đảo, chủ quyền liên quan tới Việt Nam và các nước trong khu vực thông qua những tin bài và phân tích chuyên gia của chương trình Qua đó, giúp dư luận quốc tế hiểu rõ quan điểm bảo vệ chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia (biên giới và biển đảo) Phản ánh những câu chuyện lịch sử, nhân vật và chiến thuật nổi tiếng gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ; Thông tin sự kiện thời sự liên quan tới biên giới biển đảo diễn ra trong nước và khu vực hay cộng
đồng quốc tế; Câu chuyện đời sống của người dân vùng biển
Trang 32TC BGBĐ có ý nghĩa quan trọng đối với sự công tác tuyên truyền vận động của cục chính trị bộ đội biên phòng Ngoài ra, trên hệ thông tin tổng hợp VTC1 của đài truyền hình VTC cũng có thêm một chương trình thực tế, hay và độc đáo về đề tài biên giới biển đảo xa xôi Chương trình góp phần tuyên truyền, đường lối, chính sách của đảng về quốc phòng, an ninh biên giới Xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng trên mặt trận bảo vệ an ninh biên giới trong lòng nhân dân Củng cố tình quân dân “cá nước”… Nhờ có truyền hình mà đồng bào những vùng sâu vùng xa, những nơi biên giới xa xôi ít tiếp cận với thông tin đại chúng có dịp cập nhật những thông tin xã hội, củng cố nhận thức và trách nhiệm của đồng bào cũng như toàn xã hội về việc bảo vệ an ninh biên giới Hoạt động tuyên truyền của
bộ đội biên phòng diễn ra dễ dàng hơn, các cán bộ chiến sĩ có dịp hoc hỏi lẫn nhau qua những tấm gương tiêu biểu, phá tan những âm mưu chính trị của địch
Sau 5 năm phát sóng TC BGBĐ ngày càng đến gần hơn với người dân và được công chúng đánh giá cao
Tóm lại, các chương trình NSBC và TC BGBĐ được thực hiện theo những định hướng và nhiệm vụ chính trị riêng của mình Trong thời gian tới, việc tuyên truyền về biển đảo quê hương, cần có những hoạt động tuyên truyền thiết thực, phù hợp với định hướng chung của Đảng và nhà nước trong từng giai đoạn
1.2.2 Nội dung tuyên truyền:
Tuyên truyền biển, đảo có thể hiểu là những hành động truyền bá, phổ biến, giáo dục các giá trị tinh thần (tâm thức biển của dân tộc Việt Nam); quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về biển, đảo; kiến thức và tình hình biển Đông liên quan tới chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, nhằm làm thay đổi nhận thức và hành vi của đối tượng tuyên truyền Đích chung và cuối cùng của tuyên truyền biển, đảo là phục vụ
sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước [Theo tài liệu tuyên giáo của tuyên giáo Hậu Giang, 2013]
Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” và “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm” (2011-2020), được Đại
hội XI của Đảng (tháng 1-2011) thông qua: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương
Trang 33xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển…” Do đó, công tác truyền
truyền phải đảm bảo 2 vấn đề là tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ và tuyên truyền
về phát triển nguồn lực biển đảo
* Trong Hướng dẫn số 105 – HD/BTGTW, ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Ban Tuyên Giáo TƯ về công tác tuyên truyền biển đảo năm 2014 nhấn mạnh một số yêu cầu trong công tác tuyên truyền biển đảo như sau:
Tuyên truyền tạo sự thống nhất, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và toàn
xã hội đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi hai mục tiêu chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Công tác tuyên truyền cần đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, thống nhất, xuyên suốt từ TƯ đến cơ sở; tăng cường tính chủ động, kịp thời, chính xác trong việc cung cấp thông tin, sự phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng tuyên truyền của cả hệ thống chính trị, nhất là đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm và các tình huống đột xuất
Sử dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tượng cụ thể để truyền tải kịp thời tình hình biển đảo và các quan điểm, lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề biển Đông tới các tầng lớp nhân dân trong tỉnh và xác định đây là nhiệm
vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp
* Về nội dung tuyên truyền, Ban Tuyên giáo TƯ định hướng một số nội dung trọng tâm:
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về
vị trí, vai trò, tiềm năng, thế mạnh của biển với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội lợi dụng về tranh chấp biển, đảo để xuyên tạc, kích động, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự
Tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, phổ biến và giáo dục những kiến thức cơ bản, chủ trương quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước; các văn bản pháp luật về biển, đảo như: Luật biển Việt Nam; Công ước của Liên hợp Quốc về luật biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên; Tuyên bố
Trang 34cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử mang tính pháp
lý của các bên ở biển Đông (COC) khi được thông qua và Tuyên bố chung về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại làm cho bạn bè và dư luận quốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở Pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước ta về vấn đề biển Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam
Tuyên truyền nhân rộng các điển hình về phát triển kinh tế biển đảo, các
mô hình hợp tác, tổ đội đoàn kết hỗ trợ nhau trong sản xuất trên biển, đấy mạnh phát triển kinh tế-xã hội các vùng biển, ven biển và hải đảo; Tuyên truyền giới thiệu những chính sách đúng đắn, những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành trong cả nước; đóng góp của các ngành kinh tế vào phát triển kinh tế biển
Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa học, công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển; những thành tựu hợp tác về quốc tế về biển Tăng cường tuyên truyền về quản lý, bảo vệ
và khai thác bền vững tài nguyên, môi trường biển; kiến thức về tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, về thông tin dự báo thời tiết, về phòng chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng
Tuyên truyền các quy định về đảm bảo hoạt động an toàn trên biển; nâng cao ý thức, chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngư dân, những người lao động trên biển; đấu tranh chống các hành vi và hoạt động sai trái, tiêu cực và vi phạm pháo luật trên biển đảo như: vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông trên biển; buôn bán hàng cấm, trốn lậu thuế; đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn thủy hải sản, phá hoại môi trường sinh thái biển; lao động bất hợp pháp làm ảnh hưởng quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong vùng; tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển, thềm lục địa,vùng đặc quyền kinh tế của nước ta
Trang 35Tuyên truyền về các chính sách khuyến khích nhân dân định cư ổn định lâu dài trên đảo, làm ăn dài ngày trên biển; tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang ngày đem làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc
Phát huy vai trò của truyền thông đại chúng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về biển đảo Nặng về tuyên truyền kiểu truyền thống, dễ gây cảm giác nhàm chán, khô cứng Cần đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức – tuyên truyền một cách tự nhiên, cuốn hút với những đề tài hay và nhiều thể loại đặc sắc Thời gian tới, cần khai thác và phát huy sở trường của từng loại hình
đa phương tiện trong cùng hệ thống (báo in, báo mạng) Từ đó, hỗ trợ truyền hình, tạo mạng lưới rộng khắp, tác động nhiều hướng và liên tục cho mục tiêu tuyên truyền biển đảo
Tóm lại, có thể khái quát nội dung cơ bản của tuyên truyền biển đảo cụ thể vào những vấn đề chính:
- Tuyên truyền, vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về tài nguyên và môi trường biển, đảo
- Tuyên truyền về an ninh, chủ quyền trên biển Đông và trong các vùng biển của Việt Nam Tuyên truyền về chính sách pháp luật biển, đảo
- Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại làm cho bạn bè và dư luận quốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam
Công tác TT về biển đảo luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam; luôn được sự quan tâm, ủng hộ của đồng bào và chiến sỹ cả nước,
kể cả lực lượng đông đảo kiều bào ở nước ngoài; luôn có sự gắn bó chặt chẽ của toàn bộ hệ thống chính trị Công tác tuyên truyền biển, đảo cần bám sát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng
có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền Công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia trên biển đòi hỏi có sự phối hợp đồng
bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên truyền
Trang 36Có thể khẳng định, công tác TT về BĐ nhiều năm qua, đã thu được kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền; hạn chế việc các thế lực phản động lợi dụng vấn đề biển đông chống phá Đảng và nhà nước ta Trong năm 2013, Việt Nam đã triển khai công tác TT BĐ một cách đồng bộ với nhiều hình thức ở các cấp các ngành, các địa phương, trong các đoàn thể địa phương, đoàn thể nhân dân; xây dựng, biên tập bộ tài liệu tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; Trang mạng Biên Giới – Lãnh Thổ đi vào hoạt động, trong đó có nội dung chính là về vấn đề thực thi và bảo
vệ chủ quyền biển đảo thu hút mỗi tháng hàng triệu người truy cập Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam, vẫn còn bộc lộ một số khiếm khuyết và hạn chế trong công tác TT về BĐ cần nhanh chóng khắc phục
1.2.3 Yêu cầu của tuyên truyền biển đảo:
Công tác tuyên truyền biển đảo cần bám sát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền Công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia trên biển đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương; phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Trung Ương tới
cơ sở về nội dung và phương pháp tuyên truyền
Nội dung tuyên truyền phải đa dạng và phong phú trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, lồng ghép chặt chẽ giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng… Qua đó, nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế hiểu và nắm vững các vùng, khu vực thuộc chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền biển Việt Nam được xác lập trên
cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 Tuyên truyền về các điều khoản và nghĩa vụ cần phải chấp hành các quy định của luật pháp Việt Nam khi hoạt động hoặc tham gia giao thông trong phạm vi lãnh hải, các vùng nội thuỷ, vùng đảo, quần đảo và khu vực đặc quyền kinh tế trên biển Việt Nam; về
Trang 37các quan điểm chủ đạo và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thực thi quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo, quần đảo và các khu vực đặc quyền kinh tế biển Đặc biệt, chú trọng nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, nhất là các cấp, ngành ở địa phương ven biển, nhận thức rõ tính chất phức tạp của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước, cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; làm chuyển biến ý thức, trách nhiệm của mỗi người…
Qua đó phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, kết hợp sức mạnh trong và ngoài nước, thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Công tác tuyên truyền phải được tiến hành sâu rộng trong và ngoài nước, phải gắn kết giữa lịch sử với hiện tại để người dân thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; làm cho mỗi công dân Việt Nam thấy được trách nhiệm, nghĩa
vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia Từ đó đoàn kết, chung sức đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tại hô ̣i nghi ̣ toàn quốc tổng kết công tác thông tin đối ngoa ̣i , tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc trên đất liền năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm
2013 do Ban Tuyên giáo TƯ tổ chức , Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhấn
mạnh: “Các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục đổi mới hình thức, nội dung, nâng cao hiệu quả thông tin, các sản phẩm phục vụ mục đích tuyên truyền đối ngoại, chú trọng tính chính xác, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với các đối tượng cụ thể, tăng cường phối hợp giữa thông tin đối ngoại với thông tin đối nội.”
Theo PGS TS Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên viện trưởng viện chiến lược – Bộ Công An cũng đề ra yêu cầu cụ thể trong công tác tuyên truyền biển đảo
cho báo chí: “Hội nhà báo nên có hoạt động mạnh mẽ hơn nữa nhằm nâng cao công tác tuyên truyền về biển đảo Ví dụ, chi hội nhà báo ở VN có thể mời các hãng truyền thông quốc tế nổi tiếng như CNN, New York Time đến để trao đổi về vấn đề
HD 981 Ngoài ra có thể mời PV của họ lên tàu chấp pháp ra chứng kiến hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông” [Phụ lục 4]
Trang 381.3 Đặc trƣng, thế mạnh của truyền hình trong việc tuyên truyền về biển đảo
Từ khi tờ báo đầu tiên ra đời cho đến nay, trải qua hơn 4 thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành phương tiện truyền tải thông tin quan trọng bậc nhất trong hệ thống phương tiện thông tin đại chúng Báo chí trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người Ở nước ta, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự cường dân tộc, động viên
ý thức trách nhiệm của công dân Trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, báo chí truyền hình luôn là công cụ, là vũ khí sắc bén được Đảng và nhà nước
sử dụng tích cực nhằm động viên sức người, sức của, giải quyết các nhiệm vụ đấu tranh cách mạng Bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước, cùng với các loại hình báo chí nói chung, truyền hình là một công cụ có hiệu quả, là vũ khí đấu tranh mạnh mẽ chống các hiện tượng, hành vi bảo thủ tiêu cực, tham nhũng…động viên và góp phần hình thành các phong trào cách mạng để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong xây dựng và bảo vệ đất nước Đặc biệt trong gần 30 năm đổi mới, báo chí, truyền hình đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần kiến tạo nên bầu không khí dân chủ trong đời sống xã hội
Theo báo cáo tháng 6/2013 của Bộ thông tin và truyền thông; 815 cơ quan báo in, 1084 ấn phẩm; 67 đài phát thanh, truyền hình; 75 báo và tạp chí điện tử; 1.110 trang thông tin điện tử (>300 trang của cơ quan báo chí); 382 mạng xã hội trực tuyến đăng ký hoạt động Sóng phát thanh phủ kín 97,5% diện tích lãnh thổ và
có trên 85% dân số cả nước xem truyền hình Việt Nam
Trong thời gian qua, vấn đề TT BĐ được Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm và chú trọng Các cơ quan báo chí của nhà nước đã làm rất tốt vai trò tuyên truyền biển đảo của mình Trong các loại hình báo chí, mỗi loại hình đều có vị trí, thế mạnh và lợi thế riêng Song dưới góc độ truyền thông đại chúng ở Việt Nam, truyền hình có nhiều ưu điểm Truyền hình là một loại hình báo chí có diện phủ sóng 95% cả nước và là phương tiện truyền thông hữu hiệu và hiệu quả đối với công chúng nước ta hiện nay Nó là phương tiện chủ yếu và được ưa thích nhất bởi khả năng tương thích với mặt bằng trình độ dân trí, do khả năng phổ biến thông tin rộng khắp và sức hấp dẫn của các yếu tố hình ảnh sống động Việc sử dụng yếu tố hình ảnh và âm thanh có khả năng tác động lớn khi tuyên truyền về biển đảo tổ
Trang 39quốc cũng là một lợi thế lớn của TH Nó chiếm ưu thế trong việc tuyên truyền chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo công chúng bởi những đặc trưng riêng của mình Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng được nhấn mạnh
là một trong những lĩnh vực quan trọng, một trong những công cụ tuyên truyền sắc bén, góp phần tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nâng cao tinh thần yêu nước, phát triển nguồn lực biển đảo, tạo dư luận tốt
Truyền hình ngoài mang những đặc điểm chung của báo chí, nó còn có những đặc trưng riêng của mình:
- Tính thời sự:
Tính thời sự là đặc trưng chung của báo chí Nhưng truyền hình với tư cách
là một phương tiện truyền thông đại chúng có thể đưa thông tin nhanh chóng kịp thời hơn các phương tiện khác Với truyền hình, sự kiện có thể được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn ra hoặc đang diễn ra Người xem có thể quan sát chi tiết trường tận qua cầu truyền hình và truyền hình trực tiếp Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24h/24h trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những thông tin mới nhất Khác với mạng internet, cần có thiết bị phức tạp và đường truyền ADSL, truyền hình với thiết bị rẻ tiền, tiện dụng có thể xem các chương trình ở khắp mọi nơi Đây chính là
ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác
Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, ngành truyền hình cũng ngày được cải tiến, chất lượng hình ảnh ngày càng tăng Truyền hình trực tiếp không còn xa lạ với những người thực hiện cũng như công chúng truyền hình Khi có sự kiện mới diễn ra, người ta thường nói: “Phát thanh và truyền hình trình bày và báo in giảng giải nó”
- Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh:
Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiêp cận sự kiện bằng
cả thị giác và thính giác Qua quá trình nghiên cứu, người ta thấy 70% thông tin con người tiếp cận được bằng thị giác và 20% qua thính giác Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện
Trang 40- Tính phổ cập và quảng bá:
Do những ưu thế về gì thể hiện trên TH, miễn là họ không bị khiếm khuyết
về thị giác và thính giác TH cùng lúc đem đến cho khán giả hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại thông tin có độ tin cậy cao cho công chúng và có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người
Tác giả Dương Xuân Sơn trong cuốn "Giáo trình Báo chí Truyền hình" nêu rõ: "Do những ưu thế về hình ảnh và âm thanh truyền hình có khả năng thu hút hàng tỷ người xem cùng một lúc Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền hình ngày càng phát triển về cả bề rộng lẫn bề sâu, khả năng phủ sóng rộng rãi và chất lượng đường truyền tốt, thu hút hàng tỷ người xem một lúc Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ truyền hình ngày càng mở rộng phạm vi phủ sóng phục vụ nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu vùng xa Tính truyền bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu được đưa lên vệ tinh
sẽ truyền đi khắp thế giới, được hàng tỷ người biết đến." [35,tr 11]
Trên cơ sở lí luận báo chí và thực tiễn xã hội cho thấy, với chức năng của mình, báo chí truyền hình đóng vai trò quan trọng trong công tác TT về BĐ thời gian qua Hiện chúng ta có đài truyền hình lớn như VTV, VTC… trong đó có rất nhiều bản tin chương trình, phim tài liệu về đề tài tuyên truyền biển đảo Do công tác tuyên truyền trên TH sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều (so với các loại hình báo chí khác như: báo in, báo mạng, báo phát thanh ) nên việc phát triển các chương trình truyền hình chuyên về đề tài biển đảo như “Núi sông bờ cõi” (VTV4),
và Tạp chí truyền hình “Biên giới biển đảo” phát trên VTC1 là vô cùng cần thiết
1.4 Tuyên truyền về biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo
1.4.1 Tạp chí Biên giới biển đảo
Ngày 21-12-2008 chương trình Tạp chí “Biên giới biển đảo” phát số đầu tiên trên sóng truyền hình VTC Chương trình mang tính tuyên truyền và cổ vũ cao đối với các cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng và nhân dân nơi biên giới xa xôi của tổ quốc
Điện ảnh BĐBP trực tiếp sản xuất chương trình TC BGBĐ và phát sóng trên VTC1 – Đài truyền hình kỹ thuật số VTC Đây là đơn vị sự nghiệp chuyên trách