Hình thức tuyên truyền về biển đảo

Một phần của tài liệu Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Trang 64)

7. Kết cấu luận văn:

2.3 Hình thức tuyên truyền về biển đảo

Hình thức của truyền hình thể hiện ở thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh... Bên cạnh nội dung, hình thức là một yếu tố vô cùng quan trọng, làm nên giá trị của tác phẩm.

2.3.1 Kết cấu:

TC BGBĐ và CM NSBC cùng có thời lượng phát sóng là 30 phút, nhưng mỗi chương trình có những chuyên mục với cấu trúc khác nhau:

* Kết cấu TC BGBĐ có 3 mục chính:

- Mục “Từ Biên giới đến biển đảo”: Phản ánh những tin tức diễn ra ở biên giới biển đảo (Sử dụng thể loại tin tức).

- Mục “Vì biên giới bình yên”: Phản ánh hoạt động của lực lượng chức năng (Sử dụng thể loại phóng sự ngắn).

- Mục “Chuyện Biên Cương”: Phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân biên giới, tình quân dân ”Cá – Nước” giữa lực lượng biên phòng với bà con vùng biên giới biển đảo... (Sử dụng thể loại phóng sự, hoặc phim tài liệu).

* Kết cấu của CM NSBC gồm 4 mục chính:

- Mục “Thông tin pháp lý”: Những thông tin liên quan đến pháp lý, luật pháp (Sử dụng thể loại tin tức hoặc phóng sự, phỏng vấn).

- Mục “Câu chuyện lịch sử”: Câu chuyện về lịch sử có liên quan đến đề tài (Sử dụng thể loại phóng sự, phỏng vấn).

- Mục “Câu chuyện quốc tế”: Những thông tin và câu chuyện về quốc tế có liên quan đến đề tài (Sử dụng thể loại phóng sự, phỏng vấn).

- Mục “Câu chuyện cuộc sống": Phản ánh cuộc sống của người dân, đời sống văn hóa tinh thần vùng biên giới lãnh thổ (Sử dụng thể loại phóng sự, phỏng vấn).

57

CM NSBC và TC BGBĐ có kết cấu cơ bản như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên có nhiều chương trình, kết cấu đó có thể thay đổi để phù hợp với nội dung chủ đề. Ví dụ TC BGBĐ [số ngày 17/05/2014] chi có 2 mục duy nhất là ”Từ biên giới tới biển đảo” và “Vì biên giới Bình yên”, không có mục “Chuyện biên cương”. Trên CM NSBC [số ngày 7/6/2014], chỉ có 2 phóng sự: Ngư dân Lý sơn không bỏ ngư trường; Trao đổi với Phó cục trưởng cục kiểm ngư và Lực lượng cảnh sát biển đấu tranh giữ chủ quyền (thuộc mục Câu chuyện cuộc sống và thông tin pháp lý ),

bỏ qua mục “Câu chuyện quốc tế” và ”Câu chuyện lịch sử”. Như vậy, chúng ta có thể thấy, đã có sự thay đổi so với kết cấu khung ban đầu của chương trình.

2.3.2 Về thể loại tác phẩm

2.3.2.1 Tổng quan về thể loại tác phẩm a) Thể loại tác phẩm nói chung

Theo Bảng thống kê tỷ lệ thể loại tin bài trên CM NSBC và TC BGBĐ (Bảng 2.5, phụ lục 2) với khoảng 174 tin bài trên CM NSBC và 267 tin bài trên TC BGBĐ, chúng ta dựng được biểu đồ với hình vẽ như sau:

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Tạp chí Biên Giới Biển Đảo

Chuyên mục Núi Sông Bờ Cõi 32% 52.90% 13.80% 67% 33.30% 3% Phóng sự Phỏng vấn Tin tức Phim tài liệu

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thể loại tác phẩm trong chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo (từ 6/2012 đến 6/2014)

Chúng ta có thể nhận thấy sự khác nhau trong biểu đồ biểu hiện tỷ lệ thể loại của hai chương trình. Nếu như TC BGBĐ chủ yếu sử dụng thể loại tin tức (với 181 tin chiếm 67,7%), sau đó mới đến phóng sự (với 85 tác phẩm chiếm 32%) thì đối với CM NSBC lại trái ngược hẳn. CM này chủ yếu sử dụng thể loại phóng sự (với 92 tác phẩm chiếm 52,9%) và phỏng vấn (với 24 tác phẩm chiếm 13.8%), với tin chỉ có số lượng là 58 tác phẩm (chiếm 33,3% trong chương trình).

58

Sở dĩ như vậy vì TC BGBĐ là chương trình chủ yêu tuyên truyền cho các hoạt động của lực lượng BĐBP, các thông tin phản ánh thường ngắn gọn (mỗi một tin ngắn khoảng 40‟), trong khi đó CM NSBC lại thường xây dựng chương trình theo chủ đề lớn và sử dụng đối thoại cũng như phóng sự để làm rõ cho chủ đề đó. Ngoài tin và phóng sự, TC BGBĐ còn có sự xuất hiện của thể loại phim tài liệu, tuy nhiên chỉ chiếm 0,3%.

b )Thể loại tác phẩm về đề tài biển đảo

Theo kết quả khảo sát về số lượng tin bài theo thể loại, tác giả lập được bảng thống kê về các thể loại dùng để thể hiện đề tài biển đảo của hai chương trình TC BGBĐ và CM NSBC (Bảng 2.6, phụ lục 2). Từ bảng số liệu khảo sát thống kê, chúng ta dựng được biểu đồ với hình vẽ như sau:

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Tạp chí Biên Giới Biển Đảo

Chuyên mục Núi Sông Bờ Cõi 50.70% 56.30% 11.40% 47.90% 33.30% 1.40% Phóng sự Phỏng vấn Tin tức Phim tài liệu

Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thể loại tác phẩm về đề tài biển đảo trong chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo

Qua hai bảng thống kê về tỷ lệ nội dung tin bài đã phát trong chương trình [Bảng 2.5 và 2.6; phụ lục 2,] và hai biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận ra có sự thay đổi về thể loại khi thể hiện các nội dung chủ đề khác nhau.

Với đề tài biển đảo, TC BGBĐ không còn sử dụng nhiều thể loại tin tức nữa với 34 tác phẩm, chiếm 47,9% (tỷ lệ bình quân trong chương trình là 67,7%) mà thay vào đó tập trung vào thể loại phóng sự với 36 tác phẩm chiếm 50,7% (tỷ lệ bình quân trong chương trình là 32%). Những chương trình về biển đảo được xác định với mục đích tuyên truyền sâu sắc, đòi hỏi thể loại phóng sự, phim tài liệu để thể hiện mục tiêu này (phương pháp bình luận phân tích vấn đề đã được sử dụng thay cho hình thức phản ánh như các thể loại thông tin khác).

59

Đối với CM NSBC, chương trình sử dụng rất ít thể loại tin tức do đặc thù để phân tích những vấn đề lớn, đòi hỏi các thể loại như phóng sự, phỏng vấn mới đáp ứng được yêu cầu. Trong 2 năm, chương trình đã phát 58 tin chiếm tỷ lệ 33,3%, (trong đó số tin tức thể hiện đề tài biển đảo là 31 tin chiếm 33,3%). Như vậy có thể thấy không có sự thay đổi nhiều về thể loại trong chuyên mục. Nó được sử dụng một cách có chọn lọc xung quanh vấn đề phán ánh chủ quyền, tranh thủ lợi thế từ lịch sử cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vấn đề biển đảo. Thể loại phóng sự có tăng lên tuy không nhiều khi phản ánh đề tài biển đảo 56,3% (so với tỷ lệ trung bình là 52,9%).

Thể loại phim tài liệu được sử dụng một cách hạn chế với một tác phẩm (chiếm tỷ lệ 0.3%) ở TC BGBĐ và không có tác phẩm nào trong CM NSBC. Ngược lại, thể loại phỏng vấn trực tiếp chuyên gia tại trường quay không xuất hiện trong TC BGBĐ nhưng xuất hiện khá nhiều trong CM NSBC với 11 cuộc phỏng vấn (chiếm 11,4% chương trình) trong 2 năm.

2.3.2.2 Thể loại tin:

So với các thể loại khác, tin là thể loại được sử dụng phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính chất xác thực của báo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động, biến đổi. Đối tượng của tin là sự kiện thời sự. Do vậy tin chỉ có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện có thực tiêu biểu, mới xảy ra trong đời sống, chứ không đi sâu vào giải quyết các vấn đề. Tin thường có dung lượng ngắn gọn, thông tin sự kiện một cách khách quan, dễ hiểu và thường tập trung trả lời những câu hỏi cơ bản.

Qua khảo sát số lượng tin bài nói chung và tin bài về đề tài biển đảo từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2014, có thể thấy tin là thể loại xuất hiện trong cả 2 chương trình. Đối với đề tài “của TC BGBĐ có 34 tác phẩm (chiếm 47,9%). Trong khi đó, CM NSBC có 31 tin về đề tài biển đảo, chiếm tỷ lệ 33,3% các tác phẩm phản ánh đề tài này.

Đa số các tin được sử dụng là tin là tin vắn, tin ngắn, tin dài hiện nay rất ít được sử dụng trong chương trình. Ưu điểm của tin vắn là dễ nhớ, dễ tiếp nhận, không chiếm nhiều thời gian của công chúng. Những tác phẩm viết theo dạng tin này thường có hình tháp ngược hoặc viên kim cương. Do dung lượng ngắn nên tin

60

vắn rất dễ được sử dụng, dễ sắp xếp, trình bày, thường được bố trí theo từng chùm tin của chuyên mục. Tin vắn trên truyền hình thường có thời lượng 20 đến 30 giây. Dạng tin này xuất hiện rất nhiều trong CM NSBC, được sắp xếp thành các cụm tin. Ví dụ như trong cụm tin: Dư luận thế giới đánh giá cao bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri la 2013 (1 -2 phút với 4 tin vắn). TC

BGBĐ chưa xuất hiện nhiều dạng tin này mà thường tập trung nhiều tin dài.

Tin ngắn có dung lượng lớn hơn tin vắn, dao động từ 30 giây đến 1 phút. Bản chất của tin ngắn là cung cấp cho công chúng lượng thông tin nhiều nhất, trong thời gian ngắn nhất. Đây là dạng tin khá phổ biến, được sử dụng thường xuyên trên TC BGBĐ (thường là dạng tin ngắn phản ánh). Ví dụ: “Đồn Biên phòng cảng Vạn Gia giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn (38 giây); BĐBP Hà Tĩnh cứu nạn 5 ngư dân trên biển (35 giây); Hải đoàn 38 bắt gần 1000 tấn than lậu (30 giây); Đồn BP Lý Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Biển (40 giây)…”. Trên một số chương trình của CM NSBC cũng xuất hiện dạng tin này, ví dụ tin “Hàn Quốc - Hội thảo Những dấu hiệu mang tính chính sách và tranh chấp đảo ở khu vực Đông Nam Á (35 giây)”…

Tin tức là thể loại phổ biến được sử dụng trong CM NSBC và TC BGBĐ. Trong 2 năm, chuyên mục tin tức của TC BGBĐ đã có số lượng tác phẩm tăng lên so với thời gian trước đó trong khi thời lượng không thay đổi. Điều đó chứng tỏ các tin đã được viết một cách ngắn gọn, súc tích hơn thể hiện tính thời sự “nóng hổi”. Trong thời gian này, CM NSBC nổi bật với các tin vắn, cô đọng, được sắp xếp đơn lẻ hoặc theo từng chùm tin phục vụ những chủ đề nhất định.

2.3.2.3 Thể loại phóng sự:

Phóng sự truyền hình là phản ánh những sự kiện, hiện tượng, vấn đề, con người… có thật đang hiện hữu trong đời sống xã hội, đang là tâm điểm thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người. Các phương tiện chuyển tải nội dung thông tin của phóng sự truyền hình chính là khuôn hình, cỡ cảnh, thủ pháp dựng hình, động tác máy, âm thanh, tiếng động, lời thoại nhân vật, lời nói của phóng viên… Phương tiện giàu cảm xúc của phóng sự truyền hình thể hiện ở các thành phần ngôn ngữ phóng sự: Đó là ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật và sự kiện. Ngôn ngữ tác giả

61

thể hiện ở khả năng phản ánh hiện thực qua cái tôi chứng kiến, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc của mỗi phóng viên.

Có thể hiểu: Phóng sự truyền hình hiện đại là một câu chuyện thực sự thu hút công chúng thường có chủ đề gắn liền với xung đột và sự thay đổi. Ở Việt Nam khoảng 10 năm nay phóng sự ngắn được quy định dưới năm phút ( 5′ ). Cùng với thời gian và sự nâng cao về trình độ chuyên môn, phóng sự ngắn của truyền hình Việt Nam rút ngắn xuống còn thời lượng ba phút ( 3′ ). Đây có thể coi là một bước tiến đáng ghi nhận.

Thể loại phóng sự là thể loại cơ bản được sử dụng nhiều nhất trong 2 chương trình CM NSBC và TC BGBĐ. Ở TC BGBĐ, trong 2 năm có 36 phóng sự về đề tài Biển Đảo (chiếm 50,7%). Tỷ lệ này ở CM NSBC là 54 tác phẩm (chiếm 56,3%). Số liệu trên đã chứng tỏ, thể loại phóng sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng với và được những người làm chương trình chú trọng. Phóng sự được thực hiện ở đây đều sử dụng phương pháp phỏng vấn để làm rõ thêm vấn đề. Hầu như phóng sự nào trong chương tình cũng có phỏng vấn. Đặc biệt, trong phóng sự “Ngư dân không bỏ ngư trường truyền thống Hoàng Sa” [số ngày 17/6/2014] của CMNSBC có đến 9 cuộc phỏng vấn, nâng cao tính xác thực cho tác phẩm.

Mỗi chương trình TC BGBĐ xuất hiện 2 - 3 phóng sự (trong đó có 1 phóng sự ngắn). Đặc điểm phóng sự của điện ảnh Biên phòng thể hiện ở việc mang đậm chất điện ảnh, các phóng sự với những cảnh quay, khuôn hình đẹp, có chiều sâu tâm trạng (vốn là chất đặc trưng của công tác điện ảnh). Thể loại phóng sự ngắn thường được phát sóng trong mục tin tức: “Từ biên giới tới biển đảo” để nhấn mạnh một tin tức, sự kiện nào đó. Đây là thể loại được thay cho thể loại ghi nhanh, với thời lượng tương đương, nhưng nội dung được đề cập đến sâu sắc hơn.. Ngược lại với phóng sự dài thời lượng khoảng từ 7 tới 10 phút, vấn đề được nêu thường có tính chất khái quát rộng hơn. Với thời lượng dài hơn, các phóng sự dài được xen kẽ từ 3 tới 4 cuộc phỏng vấn ngắn. Một số phóng sự ngắn như: “Sát cánh cùng ngư dân bám biển trong dịp tết [số ngày 23/2/2013]; Ghi nhận từ cuộc cứu nạn hàng hải 2012 [số ngày 6/10/2012]… Phóng sự dài xuất hiện thường xuyên và ổn định trong chương

trình. Có thể kể đến: Giúp ngư dân yên tâm bám biển; Thuyền trưởng xa bờ phải học [số ngày 17/11/2012]; Điểm cực vươn khơi [số ngày 12/2012].

62

Phóng sự của CM Núi sông bờ cõi chiếm phần lớn thời lượng của chương trình (56,3%). Trung bình mỗi số của CMNSBC có 3 phóng sự. Đặc điểm phóng sự của chương trình là đa dạng về đề tài với chất lượng thông tin tốt, nội dung sâu sắc và sử dụng kết hợp rất nhiều cuộc phỏng vấn. Có thể kể đến các phóng sự: “Âu tàu cứu hộ đảo Song Tử Tây - điểm tựa của ngư dân giữa biển cả; Cảnh sát biển Việt Nam giúp ngư dân yên tâm bán biển [số ngày 27/7/2013]; Gương giáo viên vượt khó vươn lên trên đảo Cô Tô (khai thác); Chuyện học chữ ở Trường Sa; Nhật Bản - cải cách giáo dục để giữ vững chủ quyền [số ngày 14/9/2013]”… Trong các phóng sự này, nổi bật với nhiều cuộc phỏng vấn, ít lời bình, đa phần để nhân vật từ kể câu chuyện của mình tới khán giả. Những lời bình xuất hiện trong phóng sự đều rất súc tích và ý nghĩa.

So với tin, phóng sự là thể loại được CM NSBC và TC BGBĐ sử dụng nhiều hơn do nó đáp ứng được yêu cầu phân tích, bình luận của 2 chương trình. Với mật độ 2 tuần một số, hai chương trình trên chủ yếu tập về phân tích vấn đề, đánh giá sự kiện chứ không thể cập nhật những tin tức “nóng” mang tính thời sự như bản tin được.

2.3.2.4 Thể loại phỏng vấn:

Phỏng vấn truyền hình thuộc nhóm thông tấn truyền hình thể hiện về cuộc trao đổi hỏi đáp giữa một hoặc nhóm người này với một nhóm người khác nhằm thu thập, khai thác thông tin về một vấn đề được khán giả quan tâm một cách khách quan, trung thực. Thể loại phỏng vấn được xây dựng thành chương trình chuyên mục độc lập. Trên truyền hình, có thể thấy thể loại phỏng vấn thời sự thường được sử dụng nhiều hơn. Mục đích của dạng phỏng vấn này là khai thác được thông tin cụ thể về sự kiện hoặc ý kiến về vấn đề cấp bách, thời sự. Người trả lời có thể là người chứng kiến hoặc người có uy tín trong lĩnh vực. Câu trả lời không phải là thông cáo chính thức cho nên phong cách phỏng vấn giống một cuộc nói chuyện bình thường. Ngoài phỏng vấn thời sự còn có phỏng vấn biên bản, phỏng vấn an két, phỏng vấn chân dung, phỏng vấn điều tra.

Trong chuyên mục NSBC các chuyên gia đã được mời đến để phỏng vấn, trao đổi về vấn đề thời sự nóng bỏng. Có thể kể đến như: “TS Trần Công Trục về ý tưởng xây dựng bảo tàng số về chứng lý biển Đông (13/7/2013); TS Nguyễn

63

thị Lan Anh – phó trưởng khoa luật Quốc tế, học viện ngoại giao về luật pháp quốc tế về Biển…”.

Nhìn chung, những nhân vật được lựa chọn phỏng vấn của CM NSBC đều là những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đang được khảo sát. Những câu trả lời, nhận xét đánh giá của họ làm nổi bật lên vấn đề mà chương trình đưa ra. Trong số phát sóng 6/2014 đã nói về ý nghĩa cuộc phỏng vấn khách mời như sau:”Qua phân tích của nhà nghiên cứu Trần Văn Thùy trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đềcơ bản của hoạt động thực thi pháp luật trên biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển trong thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên các vùng biển của mình.

Phỏng vấn nhân vật trực tiếp ở trường quay là phương pháp hiện đại và cho hiệu quả cao. TC BGBĐ chưa có hình thức phỏng vấn này, tất cả các tin bài đều được thực hiện trước, người dẫn chỉ có nhiệm vụ liên kết nó lại với nhau. Các

Một phần của tài liệu Truyền hình với vấn đề tuyên truyền về Biển Đảo (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)