7. Kết cấu luận văn:
1.4 Tuyên truyền về biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giớ
chí Biên giới biển đảo
1.4.1 Tạp chí Biên giới biển đảo
Ngày 21-12-2008 chương trình Tạp chí “Biên giới biển đảo” phát số đầu tiên trên sóng truyền hình VTC. Chương trình mang tính tuyên truyền và cổ vũ cao đối với các cán bộ chiến sĩ bộ đội biên phòng và nhân dân nơi biên giới xa xôi của tổ quốc.
Điện ảnh BĐBP trực tiếp sản xuất chương trình TC BGBĐ và phát sóng trên VTC1 – Đài truyền hình kỹ thuật số VTC. Đây là đơn vị sự nghiệp chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền trên truyền hình (báo hình); sản xuất phim, lưu trữ
33
tư liệu phim điện ảnh, truyền hình về các đề tài trong công tác, chiến đấu của các lực lượng vũ trang, BĐBP và đồng báo các dân tộc tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xây dựng biên giới vững mạnh, đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và hoạt động, điện ảnh BĐBP đã luôn luôn nỗ lực phấn đấu qua các thời kỳ khác nhau, góp phần quan trọng đảm bảo đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân biên giới, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tuyên truyền, làm nên thương hiệu điện ảnh BĐBP. Nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình do điện ảnh BĐBP sản xuất giành được các giải thưởng tại các liên hoan điện ảnh trong nước và quốc tế, và liên hoan truyền hình toàn quốc, liên hoan truyền hình Quân đội, Công an.
Sự ra đời của TC BGBĐ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tuyên truyền vận động của cục chính trị BĐBP
- Về chính trị: Chương trình góp phần tuyên truyền, đường lối, chính sách của đảng về quốc phòng, an ninh biên giới. Xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ biên phòng trên mặt trận bảo vệ an ninh biên giới trong lòng nhân dân. Củng cố tình quân dân “cá nước”…
- Về kinh tế - văn hóa - xã hội: Nhờ có truyền hình mà đồng bào những vùng sâu vùng xa, những nơi biên giới xa xôi ít tiếp cận với thông tin đại chúng có dịp cập nhật những thông tin xã hội, củng cố nhận thức và trách nhiệm của đồng bào cũng như toàn xã hội về việc bảo vệ an ninh biên giới. Hoạt động tuyên truyền của bộ đội biên phòng diễn ra dễ dàng hơn, cán bộ chiến sĩ có dịp hoc hỏi lẫn nhau qua những tấm gương tiêu biểu, phá tan những âm mưu chính trị của địch.
1.4.2 Chuyên mục Núi sông bờ cõi
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; thường xuyên đề ra những chủ trương, chính sách tích cực nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tập trung lực lượng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghị quyết 36/ NQ – TW ngày 26/3/2004 của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước.” Hiện
34
có khoảng 4 triệu người Việt Nam sinh sống ở gần 90 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Cũng như mọi cộng đồng dân cư khác, cộng đồng người Việt ở nước ngoài có nhu cầu rất lớn được thu nhận thông tin hàng ngày về tình hình đất nước quê hương, về tình hình quốc tế.
Trên cơ sở đó, đài truyền hình Việt Nam đánh giá, cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của đồng bào, có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến với đông đảo người Việt Nam tại các nước. VTV4 được xác định là kênh truyền hình đối ngoại, ra đời nhằm đáp ứng kịp thời việc đưa thông tin một cách “chính thống”, nhanh nhạy, trung thực về mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam đối với thế giới và người Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó, giúp cho cộng đồng hiểu một cách đầy đủ, chính xác hơn về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, những thành tựu đã đạt được của công cuộc đổi mới trên đất nước ta.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo Trung Ương trong công tác tuyên tuyền về biên giới, biển đảo hướng vào cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như khán giả thế giới, chuyên mục „Núi sông bờ cõi” ra đời trên kênh VTV4 sẽ góp phần đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp thông tin giúp người Việt Nam đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài và cả bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về tình hình an ninh biên giới và chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Chuyên mục Núi sông bờ cõi là chương trình chuyên về vấn đề chủ quyền lãnh thổ biên giới biển đảo quốc gia.
Ngày 9-10-2009, thoả thuận hợp tác thực hiện chuyên mục “Núi sông bờ cõi” giữa ban biên tập chương trình truyền hình đối ngoại (VTV4), Đài Truyền hình Việt Nam và đoàn điện ảnh, cục chính trị BĐBP đã được ký kết. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của chương trình Núi sông bờ cõi trên VTV4. Đài Truyền hình Việt Nam giao cho CM NSBC của VTV4 chịu trách nhiệm tiếp nhận và biên tập tin, bài, phim phóng sự, tài liệu do điện ảnh BĐBP cung cấp; xây dựng kế hoạch, nội dung và chủ trì phối hợp cùng BĐBP tổ chức thực hiện các chương trình truyền hình phục vụ cho công tác đối ngoại biên phòng.
CM “Núi sông bờ cõi” chính thức lên sóng sẽ không chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà đây sẽ là nhịp cầu đưa những nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số trên các tuyến biên giới đến với đông đảo công chúng và bạn bè thế giới. Đây là chương trình chuyên các vấn đề bảo vệ biên giới, lãnh thổ của Việt
35
Nam, phục vụ cho 4 triệu kiều bào ở hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn là kênh cung cấp, tuyên truyền thông tin đến rất nhiều nước, trong đó có những nước đang có tranh chấp về biển đảo với nước ta.
Tiểu kết chương 1
Kết thúc chương 1, tác giả đã đi vào giới thiệu vị trí, vai trò của biển đảo Việt Nam, nhưng tiềm lực về kinh tế, chính trị quốc phòng… Bên cạnh đó, phản ánh những quan điểm đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề tuyên truyền biển đảo; vai trò của báo chí nói chung và các chương trình truyền hình về biển đảo nói riêng trong lĩnh vực TT về lĩnh vực này. Đây là cơ sở để chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề biển đảo và tuyên truyền biển đảo trên truyền hình Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên để làm rõ thêm vấn đề TT về BĐ ở các chương trình TH về BĐ như CM NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ trên VTC1 đang diễn ra như thế nào, và những thành công hạn chế ra sao, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích vấn đề ở chương 2: Thực trạng vấn đề tuyên truyền về biển đảo trên truyền hình (Khảo sát hai chương trình là CM NSBC và TC BGBĐ).
Trong chương này, trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học để khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động TT về BĐ của CM NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ trên VTC1 chúng ta sẽ cùng làm rõ những ưu nhược điểm của đối tượng khảo sát. Đây cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cho CM NSBC trên VTV4 và TC BGBĐ ở chương 3.
36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TUYÊN TRUYỀN VỀ BIỂN ĐẢO TRÊN TRUYỀN HÌNH
2.1 Tổng quan về nội dung và dung lƣợng tuyên truyền trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo
Nghị quyết Trung Ương 4, khóa X về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" đã đi vào cuộc sống và báo chí đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo. Nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng được những chương trình với đa dạng các thể loại tuyên truyền về chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa cũng như các hoạt động của Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng chức năng về biển đảo. Cùng với các hoạt động của báo chí nói chung, trên truyền hình công tác tuyên truyền về biển đảo đã được triển khai một cách mạnh mẽ (đặc biệt sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép vào vùng thềm lục địa của nước ta 2/5/2014 – 17/7/2014). Có nhiều chương trình của các đài truyền hình từ Trung Ương đến địa phương đã đề cập đến vấn đề này như: Ký sự Biển Đảo, Ký sự Biên phòng, Tạp chí biên giới biển đảo, Biên cương xanh, Chuyên mục núi sông bờ cõi…
Trong đó, hai chương trình truyền hình về biên giới biển đảo chủ quyền lãnh thổ xuất hiện khá lâu và được chú ý là tạp chí Biên giới biển đảo trên VTC1 và chuyên mục Núi sông bờ cõi trên VTV4. Đây là hai chương trình có ý nghĩa sâu sắc trong việc tuyên truyền về biển đảo hiện nay. Nó đã góp phần phản ánh kịp thời các chính sách của Đảng và Nhà nước, vấn đề chủ quyền, đời sống nhân dân các vùng biển đảo đến công chúng truyền hình trong nước. đưa biển đảo đến gần hơn với đất liền. Do thuộc hai đài truyền hình độc lập, khác nhau về đơn vị sản xuất, định hướng tuyên truyền… nên chúng có những đặc trưng riêng.
2.1.1 Nội dung CM NSBC và TC BGBĐ
Khảo sát nội dung CM NSBC và TC BGBĐ trong 2 năm (tháng 6/2012 – 6/2014), ta lập được bảng thống kê sau:
37
Số tác phẩm có nội dung tuyên truyền về
biển đảo CM NSBC TC BGBĐ
Tổng số tin bài đã phát trong chương trình 174 (100%) 267 (100%)
Tin bài về chủ đề biển đảo 96 (55,2%) 71 (26, 6%) Tin bài về chủ đề khác 78 (44,8%) 196 (73,4%)
Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin bài có nội dung về tuyên truyền biển đảo trên chuyên mục Núi sông bờ cõi và tạp chí Biên giới biển đảo (từ 6/2012 đến 6/2014)
Qua bảng thống kê này, chúng ta có thể thấy. CM NSBC trong 52 chương trình (2 năm), với khoảng 174 tin bài thì trong đó có 96 tin bài đã phát sóng về đề tài biển đảo (chiếm 55,2%) và 78 tin bài về các đề tài khác (chiếm 44,8%). Số lượng tin bài đã phát trong 52 số của chuyên mục NSBC ít hơn, có 174 tin bài chỉ bằng 55% số tin bài của CT BGBĐ (267 tin bài). Tuy nhiên, các tác phẩm về đề tài biển đảo của CM NSBC lại nhiều hơn với 96 tác phẩm so với 71 tác phẩm đề tài tương tự của TC BGBĐ (gấp 1,35 lần).
Sở dĩ lượng tin bài về đề tài biển đảo của CM NSBC nhiều hơn là do đây là chuyên mục chuyên về các vấn đề bảo vệ lãnh thổ chủ quyền của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, nhất là từ 2011, tình hình biển Đông thường xuyên xảy ra diễn biến bất ổn, đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ trên biển và nguồn lực biển của nước ta, do đó vấn đề biển đảo được quan tâm nhiều hơn.
Về phía TC BGBĐ, đây là chương trình do ĐA BĐBP sản xuất, với nhiệm vụ phản ánh hoạt động của các chiến sỹ biên phòng và đời sống người dân nơi biên giới đất liền và biển đảo. Phạm vi hoạt động rộng lớn của bộ đội biên phòng trải dọc đất liền đến biển đảo. Do phải phân bố nội dung trải dài nên đề tài về biển đảo của chương trình này ít hơn so với chuyên mục NSBC và so với các đề tài khác trong chương trình cũng là điều dễ hiểu. Trong suốt 52 số phát sóng của TC BGBĐ, phần tin với những tin tức về hoạt động của lực lượng biên phòng xuất hiện với tần suất gần như 100% đã minh chứng cho điều này.
Chương trình CM BSBC và TC BGBĐ biểu hiện qua các nội dung cụ thể như sau:
38
* Khảo sát TC BGBĐ trong 2 năm (6/2012 – 6/2014), qua thống kê số lượng và tỉ lệ nội dung tin bài đã phát trong chương trình [Bảng 2.2, phụ lục 1], chúng ta vẽ được biểu đồ sau:
26,6 %
40,5 % 17,6 %
7,1 %
8,2 % Đề tài Biển Đảo
Lực lượng biên phòng
Nhân dân Biên giới Lịch sử
Quốc tế
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nội dung tác phẩm của tạp chí Biên giới biển đảo (6/2012 – 6/2014)
Chúng ta có thể thấy, ở TC BGBĐ, chủ đề về lực lượng BP chiếm tỷ lệ lớn nhất với 108 tác phẩm, (chiếm tới 40,5% - chủ yếu đề cập đến hoạt động của lực lượng BP vùng biên giới), tiếp đến là mảng đề tài về biển đảo với 71 tác phẩm (chiếm khoảng 26,6%). Chủ đề đời sống nhân dân vùng biên giới cũng được chú trọng với 47 tác phẩm chiếm 17,6% chương trình (đây vừa là đối tượng phản ánh, vừa là công chúng mục tiêu mà tác giả muốn hướng đến). Khiêm tốn hơn là một số tác phẩm thuộc đề tài quốc tế với 22 tác phẩm (chiếm 8,2%) và đề tài lịch sử với 19 tác phẩm (chiếm 7,1% ). Nhìn chung, nội dung TC BGBĐ mang đậm tính tuyên truyền, chủ yếu tập trung vào các hoạt động của lực lượng biên phòng. Mảng đề tài biển đảo đã được quan tâm nhưng ở mức độ khiêm tốn, chỉ chiếm 26,6% tổng thời lượng chương trình.
* Khảo sát CM NSBC trong 2 năm (6/2012 – 6/2014), về thống kê số lượng và tỉ lệ nội dung tin bài đã phát trong CM NSBC [Bảng 2.3, phụ lục 1], chúng ta vẽ được biểu đồ 2.2 sau:
39 55,2% 9,2% 13,8% 9,8% 8% 4%
Đề tài về Biển Đảo Lực lượng chức năng Nhân dân Biên giới Lịch sử
Vấn đề Quốc tế Đề tài khác
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nội dung tác phẩm của chuyên mục Núi Sông bờ cõi (6/2012 – 6/2014)
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CM NSBC là chủ đề về biển đảo với 96 tác phẩm (chiếm 55,2%), điều này cho thấy đây là mảng đề tài trọng tâm. Đề tài về nhân dân vùng biên giới cũng được quan tâm với 24 tác phẩm (chiếm 13,8% ít hơn TC BGBĐ 17,6%). Tiếp đó là các mảng đề tài chiếm tỷ lệ khá ngang bằng như: Hoạt động của lực lượng chức năng vùng Biên giới biển đảo với 16 tác phẩm (9,2 %); lịch sử với 17 tác phẩm (9,8%); vấn đề quốc tế chiếm (8,0%) và đề tài khác với 7 tác phẩm (chiếm 4%). Có thể thấy trong 2 năm qua, CM NSBC đã tập trung phản ánh về đề tài biển đảo với các mảng đề tài phong phú và đa dạng hơn so với TC BGBĐ.
Khảo sát chương trình TC BGBĐ và CM NSBC trong hai năm (từ 6/2012 đến 6/2014), chúng tôi nhận thấy, các tin bài về tuyên truyền biển đảo được phát sóng chỉ chiếm tỷ lệ 26,6% (đối với TC BGBĐ) và 55,2% (đối với CM NSBC) trong toàn bộ thời lượng chương trình. Nhưng khi tình hình Biển Đảo có những biến động lớn (như vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 vào thềm lục địa nước ta ngày 2/5/2014) thì toàn bộ 2 chương trình đã chuyển hướng tập trung phản ánh đề tài tuyên truyền biển đảo với tỷ lệ từ 90% đến 100%.
2.1.2 Về nội dung biển đảo trên CM NSBC và TCBGBĐ
Vấn đề về biển đảo được phản ánh trong hai chương trình không giống nhau về cả tỷ trọng và nội dung chủ đề. Mỗi chương trình có một cách phản ánh với số lượng và nội dung thể hiện riêng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.
40
Dựa vào những số liệu đã khảo sát trên CM NSBC và TC BGBĐ (từ 6/2012 đến 6/2014), chúng tôi lập được bảng thống kê tỉ lệ tác phẩm về đề tài biển đảo trên CM NSBC và TC BGBĐ [Phụ lục 2.4]. Biểu thị bảng thống kê trên ra biểu đồ ta có hình vẽ: 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tạp chí Biên giới Biển Đảo Chuyên mục Núi sông Bờ cõi 41% 62.50% 59% 37.50% Phát triển nguồn lực Biển Đảo Tuyên truyền chủ quyền và bảo vệ chủ quyền Biển Đảo
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ tác phẩm về đề tài biển đảo trên CM NSBC và TC BGBĐ (6/2012 – 6/2014)
Theo như biểu đồ này, vấn đề tuyên truyền biển đảo của CM NSBC với nội dung chủ đề tuyên truyền chủ quyền, bảo vệ chủ quyền chiếm tỷ trọng lớn hơn so