Thời kỳ 1990 đến nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Phân viện báo chí và tuyên truyền (Trang 26)

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V I (1986),đất nước ta bắt tay vào thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội thế giới có những biến động to lớn và lâm vào thoái trào, sụp đổ ở nhiều nước. Tình hình đó dẫn đến những diễn biến phức tạp trong đời sống tư tưởng - văn hóa của nhân dân, thậm chí đã làm nảy sinh cả những hoang mang, dao động trong một bộ phận không nhỏ những cán bộ, đảng viên. Hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ tư tưởng của Đảng phải được nâng cao về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn nghiệp vụ để góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, thực hiện thắng lợ i sự nghiệp đổi mới.

Ngày 01/03/1990,theo Quyết định số 103/QĐ - TW của Ban Bí thư, trường Tuyên huấn Trung ương I được đổi tên thành Trưòfng Tuyên giáo. Cũng cuối năm này, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 406 - HĐBT ngày 20/11/1990 công nhận trường Tuyên giáo là trường đại học, lấy tên là Trường Đại học Tuyên giáo. Trường trực thuộc Ban Bí thư Trung Liơng Đảng và có nhiệm vụ “ dâo tạo, bồi dưỡng ở trình độ đại học các ụảng viên lý luận chính trị của các trường Đảng và đoàn thể, phóng viên :ác báo, tạp chỉ chủ yếu của các cấp uỷ Đảng, đoàn thể ở Trung ương và địa phương, bồi dưỡng lý luận, đường lố i chính sách của Đảng và Nhà nước, nghiệp vụ lý luận, công tác cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư fưởng và văn hóa các cap'".

Nhà trường trở thành một trường đại học đầu tiên nằm trong hệ thống rường Đảng, thực hiện quy chế đào tạo đại học chính quy của Bộ Giáo dục /à Đào tạo. Trường tiếp tục mở chuyên ngành đào tạo thứ 9 là Xã hội học /à đào tạo bậc cao học ở 3 chuyên ngành: Triết học, Chính trị học về công ác tư tưởng, Báo chí.

Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo theo tinh thần các ^ỉghị quyết Trung ương Đảng các khóa V I,V II,V III, nhà trường đã thực

hiện đa dạng hóa loại hình, hiện đại hóa nội dung đào tạo, thực hiện nghiêm túc Quy chế đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cùng với các lớp đại học dài hạn 4 năm, Trường đã mở hệ đào tạo 2,5 năm cấp bằng đại học thứ 2. Bên cạnh hệ chính quy tập trung tại trường, Trường còn phối hợp với các địa phương, các ngành mở các lớp đào tạo tại chức dài hạn ở các tỉnh. Hàng năm, Trường cũng mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, lớp tập huấn theo chuyên đề cho các cơ sở và địa phương có nhu cầu.

Ngày 10/03/1993, thực hiện Quyết định số 61/QĐ - TW của Bộ Chính trị, nhà trường được đổi tên thành Phân viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí M inh. Phân viện tiếp tục làm

nhiệm vụ “ dào tạo và bồi dưỡng bậc đại học, cao học những cán bộ làm

công tác báo chí, xuất bản, tuyên truyền. Đào tạo bậc đại học một số chuyên ngành lý luận Mác - Lénin” . Quyết định số 27/QĐ - TW ngày

20/10/1999 của Bộ Chính trị và Thông tri 06/TT - TW ngày 20/10/1999 của

Thường vụ Bộ Chính trị khẳng định Phân viện Báo chí và Tuyên truyền có nhiệm vụ “ đào tạo và bồi dưỡng ở bậc đại học, sau đại học những cán bộ chủ chốt trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, tuyên truyền, xã hội học; đào tạo giảng viên bậc đại học các chuyên ngành lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hỏ Chí M in h '

Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đội ngũ cán bộ, giảng viên Phân viện ngày càng được bổ sung và tăng cường về chất lượng. Tính đến tháng 3/2003, Phân viện có 353 cán bộ, công nhân viên, trong đó cán bộ nghiên :ứu, giảng dạy chiếm 75%. Số cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Trường có :rình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm tỷ lệ hơn 70%, trong đó có 8 phó Giáo sư, 53 Tiến sĩ, 106 Thạc sĩ và 17 người có trình độ tương đương thạc sĩ, 3 Griảng viên cao cấp và 98 giảng viên chính. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu /iên của Phân viện cũng đã cùng nhau xây dựng nhà trưòng thành một rung tâm nghiên cứu khoa học về công tác tư tưởng - văn hóa, về khoa học ruyền thông. Từ năm 1991 đến nay, Phân viện đã chủ trì nghiên cứu thành ;ông 42 đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, 2 Dự án hợp tác quốc tế,

192 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, gần 80 đề tài nghiên cứu độc lập do sinh

nhà khoa học đã biên soạn, xuất bản hơn 100 giáo trình, viết 134 đề cương bài giảng lưu hành nội bộ, trong đó nhiều giáo trình môn học lần đầu tiên được biên soạn và giảng dạy ở Việt Nam. Các khoa, phòng trong Phân viện cũng chủ động phối hợp với các địa phương và các đơn vị khác thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, tổng kết thực tiễn được đánh giá cao.

Đ ội ngũ cán bộ, giảng viên Phân viện đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ chuyên môn được giao phó, góp phần vào thành tích đào tạo chung của nhà trường. Tính đến giữa năm 2003, nhà trường đã đào tạo được 13.414 học viên • ở hệ đại học tập trung, 129 học viên hệ sau đại học và cao học,• • • • X , » ,

3.938 học viên hệ đào tạo đại học tại chức, sản phẩm đào tạo của nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nhiều học viên, sinh viên cũ của trường đã và đang được giao phó những trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương.

Kết quả phấn đấu và trưởng thành của nhà trường đã được Đảng, Nhà iước và nhân dân ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: 1 Huân :hương độc lập hạng II (năm 1992),1 Huân chương Độc lập hạng Nhất lăm 2002,1 Huân chương Lao động hạng III cho cán bộ, đoàn viên Công loàn nhà trường năm 2000, 3 Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều Bằng chen của các cơ quan cấp trên. Nhiều cá nhân, đoàn thể trong trường cũng ỉược Nhà nước trao tặng nhiều Huân, Huy chương các loại và các phần hưởng cao quý.

Những thành tựu và truyền thống tốt đẹp của nhà trường hơn 40 năm ]ua đã và đang là động lực đưa Phân viện Báo chí và Tuyên truyền vững )ước tiến vào thế kỷ X X I trong sứ mệnh đào tạo, bồi dưỡng những chiến sĩ rên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.

t.2. THỰC TRẠNG CHÂT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN

Œ O A HỌC MÁC • LÊNIN, TƯ TƯỞNG H ổ CHÍ MINH Ở PHÂN VIỆN

ỈÁO C H Í VÀ TUYÊN TRUYỂN - NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Phân viện báo chí và tuyên truyền (Trang 26)