Các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 75)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3.Các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp

Với bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình Ngữ văn lớp 10, học kỳ I. Trước khi tiến hành thiết kế các hoạt động trên lớp, giáo

viên phải dự kiến được các hình thức hoạt động trên lớp. Điều này có mối liên hệ chặt chẽ với phần chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh. Việc dự kiến các hình thức tổ chức dạy học, giúp giáo viên giảng dạy chủ động hơn trong quá trình thiết kế các hoạt động dạy học (giáo án). Cần lưu ý giáo viên khi áp dụng các hình thức dạy học phải phù hợp với nội dung và đối tượng, nhằm hiện thực hoá được phương pháp dạy học. Bằng cách đó thực hiện được yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Để xác định được các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp, giáo viên cần bám sát vào câu trúc của bài dạy. Thông thường với kiểu bài dạy văn bản văn học, cấu trúc của một bài dạy được thể hiện thông qua năm bước cơ bản: từ hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh gắn với việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm; hoạt động đọc văn bản, tái hiện bức tranh thế giới hình tượng trong bài thơ; hoạt động phân tích, cắt nghĩa; hoạt động tổng hợp, đánh giá khái quát và hoạt động luyện tập, củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận. Việc dự kiến hình thức các hoạt động cần thiết phải dựa vào các khâu các bước như trên. Từ đó giáo viên định ra những hoạt động cụ thể cho phần thiết kế.

Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh gắn với việc tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Ở hoạt động này giáo viên có thể tổ chức bằng nhiều hình thức để tạo tâm thế cho học sinh bằng các phương pháp và kỹ thuật dạy học như phương pháp thuyết trình một đoàn Video đã chuẩn bị trước hay thuyết trình kết quả hoạt động nhóm ở nhà, ngoài ra giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật KWL để phát huy tính tích cực tự giác của học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần phải xác định được thời gian của hoạt động để đảm bảo triển khai các hoạt động khác.

Hoạt động đọc văn bản, tái hiện bức tranh thế giới hình tượng trong bài thơ. Hoạt động này giáo viên có thể dự kiến được hình thức cho học sinh đọc hoặc giáo viên đọc. Tuy nhiên trong hoạt động này giáo viên có thể cho học sinh nghe một giọng ngâm chuyên nghiệp, có phối hợp với hình ảnh của bài thơ hoặc là giáo viên (học sinh) đọc kết hợp với dùng hình ảnh sưu tầm của

học sinh. Giáo viên dùng máy chiếu Projester để thực hiện nhằm đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ, độ động, đồng thời tiết kiệm được thời gian. Sau đó giáo viên dùng phương pháp phát vấn hỏi học sinh về cảm nhận chung về thế giới hình tượng của bài thơ và về tâm trạng bao trùm của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Hoạt động phân tích, cắt nghĩa. Hoạt động này giáo viên có thể áp dụng các phương pháp tổ chức dạy học như phương pháp nhập vai, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó giáo viên vận dụng các kỹ thuật dạy học như kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật đặt câu hỏi. Mục tiêu cho học sinh tự hoạt động chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm, giáo viên chỉ là người điều khiển các hoạt động của học sinh. Tuy nhiên để áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực, các kỹ thuật dạy học hiện đại vào trong hoạt động này, cần phải chuẩn bị kỹ các điều kiện đi kèm như cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Hoạt động tổng hợp đánh giá khái quát. Hoạt động này rất quan trọng nó là bước thu hoạch kết quả các hoạt động bên trên. Để thu được kết quả hoạt động của học sinh giáo viên có thể dự kiến các hình thức hoạt động như tổ chức cho học sinh thuyết trình, dùng kỹ thuật khăn phủ bàn, phương pháp nêu vấn đề…

Hoạt động củng cố, bộc lộ kết quả tiếp nhận. Hoạt đồng này giáo viên có thể thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bao quát toàn bộ nội dung của bài học sau đó phát cho học sinh, trình chiếu bằng các Side Powerpoint. Giáo viên cũng có thể dùng phương pháp nêu vấn đề để kiểm tra khả năng lập luận của học sinh.

Cuối cùng là hoạt động giao bài tập và nhắc nhở chuẩn bị bài mới cho học sinh. Giáo viên soạn sẵn hệ thống câu hỏi, giao nhiệm vụ cho cá nhân và nhóm học tập, cụ thể và chi tiết.

Chúng ta đều biết rằng để có một bài dạy thành công, giáo viên phải biết phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, áp dụng thuần thục các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Biết tận dụng được những lợi thế của từng phương pháp, từng kỹ thuật và xác định được nội dung bài học, điều kiện cơ

sở vật chất và đối tượng tiếp nhận để đề xuất phương án tối ưu nhất góp phần thực hiện được mục tiêu của bài học, cũng như mục tiêu chung của môn học.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 75)