7. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Điểm mới về phương pháp
Với cách dạy học trước đây, giáo viên coi nặng phương pháp thuyết trình thì nay chúng tôi thiết kế các hoạt động của cả thầy và trò những nhấn mạnh hoạt động của trò. Chỉ có cho trò hoạt động chúng ta mới có đủ điều kiện về mặt thời gian để hướng tời giáo dục toàn diện cho học sinh. Chúng tôi áp dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp đặt câu hỏi...và một số kĩ thuật như: kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật KWL, kĩ thuật mảnh ghép...
Với sự kết hợp của các phương pháp và kĩ thuật dạy học như vậy giờ học đã phá được thế sơ cứng, thày đọc trò chép trước kia.
3.5. Hƣớng dẫn thực hiện thiết kế mới
3.5.1. Đặc điểm của thiết kế
Thiết kế có sự kết hợp hài hoà giữa hoạt động của thày và hoạt động của trò. Giáo viên khi thực hiện cần linh hoạt, khéo léo phát huy vai trò chủ đạo của thày, tổ chức hướng dẫn điều khiển hoạt động của học sinh.
Phần kiến thức được xây dựng xen kẽ, học sinh sau khi tìm hiểu giá trị của câu thơ phải phát biểu cảm nhận của mình về nội dung ấy. Qua mức độ cảm nhận của học sinh, giáo viên có thể đánh giá, nhận xét, bổ sung là cho vấn để được sáng tỏ một cách nhẹ nhàng, tránh sự gò ép.
Hệ thống phương pháp được thiết kế liên hoàn, kết quả của bước này là tiền đề của bước kia. Vì vậy, giáo viên cần chú ý làm tốt và gây được hứng thú ngay từ khâu đầu tiên của tiết học.
Thiết kế này xây dựng với mục tiêu tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý định hướng vào bồi dưỡng thái độ sống cho học sinh cho nên giáo viên dạy cần nhận thức rõ xu hướng này để thực hiện các khâu, các bước cho tốt.
3.5.2. Cách thực hiện
Hoạt động kiểm tra bài cũ được thay thế bằng hoạt động báo cáo nhanh của các nhóm trưởng về sự chuẩn bị hoạt động của nhóm ở nhà. Giáo viên nên động viên để tạo tâm lý cho giờ học.
Hoạt động tạo tâm thế được gắn vào hoạt động giới thiệu tác giả, tác phẩm.Vì vậy, giáo viên có thể cho học sinh thuyết minh hình ảnh đã được chuẩn bị sẵn bằng máy chiếu Projester hoặc bằng tranh, ảnh về NBK.
Hoạt động tri giác tài liệu giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc tác phẩm, sau đó đọc mẫu và gọi học sinh đọc. (có thể dùng băng ghi âm cho học sinh nghe một giọng ngâm về bài thơ, kết hợp hình ảnh). Mục tiêu của bước này là cho học sinh nắm được tổng thể về tác phẩm và phát biểu khái quát về cảm hứng chủ đạo của bài thơ và về nhân vật trữ tình.
Hoạt động phân tích cắt nghĩa tác phẩm. Đây là hoạt động quan trọng nhất của phần thiết kế. Phần này yêu cầu giáo viên dạy phải nắm chắc quy trình tiến hành các phương pháp. Chú ý thực hiện kĩ thuật mảnh ghép có hai khâu rất quan trọng. Thứ nhất là tạo nhóm chuyên sâu, thứ hai là tạo nhóm mảnh ghép.
Hoạt động tổng kết đánh giá khái quát. Giáo viên cho học sinh nêu giá trị của bài thơ và cho học sinh bình giá về giá trị ấy. Nên tổ chức theo hướng thảo luận ngắn bằng phiếu học tập.
Hoạt động củng cố, luyện tập. Giáo viên cần nêu rõ vấn đề cho học sinh tư duy và giải quyết. Cần hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện.
Hoạt động hướng dẫn chuẩn bị bài giáo viên thực hiện phát phiếu cho học sinh. Phiếu quy định rõ hoạt động của cá nhân và hoạt động của nhóm. 3.6. Đánh giá thiết kế
3.6.1. Tự đánh giá
Thiết kế trên đã đảm bảo được yêu cầu chung của một giáo án giảng dạy. Đặc biệt đã thể hiện rõ được đâu là giá trị triết lý đâu là vẻ đẹp của nó và quan trọng hơn là giáo án đã hướng việc tìm hiểu bài thơ vào mục tiêu bồi dưỡng thái độ sống và lí tưởng cho học sinh hết sức rõ ràng. Trong thiết kế đã chỉ rõ được các hoạt động của một giờ day học, chỉ rõ được hoạt động cụ thể của thầy và của trò. Xét tổng thể tính chất của hoạt đọng, giáo án đã có xu hướng phát huy hoạt động của trò nhiều hơn, hoạt động chiếm lĩnh của trò thực sự là hoạt động trọng tâm của bài dạy. Thiết kế trên đã đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và phương pháp theo chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định. Thiết kế có sự vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm phát huy tốt năng lực của chủ thể người học. Qua đó người học tự bộc lộ phẩm chất năng lực của bản thân.
Các bước thiết kế nhuần nhuyễn đúng quy cách và phù hợp với tiến trình của bài dạy, phù hợp với quy trình của một bài lên lớp.
Giáo viên dễ điều khiển các hoạt động và kĩ thuật dạy học dễ dàng. Người học có tâm lý thoải mái không bị ức chế.
Các phương tiện hỗ trợ đơn giản, dễ thực hiện. Thậm chí có thể áp dụng cho cả những trường chưa có điều kiện về công nghệ thông tin.
3.6.2. Tổ nhóm chuyên môn đánh giá
Trong quá trình thực hiện thiết kế này chúng tôi đã tiến hành gửi mẫu thiết kế cho các thành viên trong đơn vị tổ Ngữ văn của trường THPT Nguyễn Khuyến tham gia đánh giá về ưu điểm và nhược điểm của thiết kế.
3.6.2.1. Ưu điểm
Đánh giá chung, giáo án thực hiện đầy đủ được các khâu các bước lên lớp. Các hoạt động được thiết kế rõ ràng, đảm bảo tính khoa học.
Về nội dung, đảm bảo được nội dung cơ bản và nội dung nâng cao khi tìm hiểu giá trị và vẻ đẹp triết lý của bài thơ. Đặc biệt thiết kế đã thực hiện rất tốt các hoạt động hướng học sinh ự bộc lộ được quan điểm thái độ về giá trị của từng phần và của cả bài thơ. Nội dung phù hợp với chuẩn kiến thức và kĩ năng của bài học.
Về phương pháp, thiết kế đã có sự đổi mới cụ thể. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được áp dụng trong thiết kế đã phát huy được vai trò chủ đạo của thày và vai trò chủ động tích cực của trò. Đây là một giáo án thiết kế theo hướng dạy học tích cực, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp.
Cụ thể về phía giáo viên, thực hiện các bước, các khâu, các hoạt động rất linh hoạt, có thời gian quan sát, hướng dẫn chỉ đạo học sinh làm việc tích cực. Phong thái nhàn hơn, không phải nói nhiều và chủ động trong các tình huống phát sinh trên lớp. Giờ học thân thiện hơn.
3.6.2.2. Nhược điểm
Mục tiêu của bài học đặt ra cao cho nên giáo viên phải hết sức chú ý dẫn dắt học sinh chủ động tiếp cận vấn đề, tránh tình trạng bỏ qua hoặc lúng túng trong bất cứ một khâu lên lớp nào. Điều này phải là những giáo viên có
nhiều kinh nghiệm mới thực hiện được nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng giờ học bị gián đoạn và làm thiếu thời gian thực hiện các hoạt động.
Do thói quen của cả thầy và trò với phương pháp học cũ, nên khả năng thành thạo các thao tác vẫn còn hạn chế nhất định ảnh hưởng tới tiến độ của bài học.
Ở những nơi điều kiện công nghệ thông tin chưa phát triển việc thực hiện thiết kế sẽ làm giảm hiệu quả.
Thiết kế trên theo hướng liên hoàn nếu bất kì một khâu nào làm không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của giờ dạy.
KẾT LUẬN
Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT có một vị trí hết sức quan trọng. Nó không chỉ có vai trò là một môn học mà nó còn là một môn nghệ thuật. Sự kết hợp kỳ diệu giữa giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ tạo ra sự tác động kép đối với học sinh. Một mặt cung cấp cho các em những kiến thức về đời sống xã hội con người, mặt khác qua mỗi tác phẩm văn chương bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cho các em. Mục tiêu giáo dục nên con người Việt Nam có đầy đủ phẩm chất và trí tuệ. Có thể tham gia cuộc sống hoặc học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Từ mực tiêu cao cả này qua mỗi bài giảng, mỗi người thầy giáo, cô giáo phải bồi dưỡng cho học sinh thái độ sống tích cực, sống có lí tưởng và có mục đích cao đẹp.
Trước thực trạng của xã hội về tình trạng học sinh sa sút về đạo đức, thái độ sống buông thả, thiếu lí tưởng. Hơn lúc nào hết môn Ngữ văn phải gánh vác lấy trách nhiệm bồi dưỡng đạo đức, cho các em được rèn luyện và tạo cho các em môi trường sống tốt đẹp. Chúng tôi đã nghiên cứu việc dạy học phát huy những giá trị tốt đẹp của những tác phẩm văn chương hướng vào giáo dục thái độ và lí tưởng sống cho học sinh THPT. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được mục tiêu bài học và môn học.
Trong bản luận văn này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị của triết lý nhàn - NBK. Từ đó chúng tôi đi sâu tìm hiểu nội dung triết lý trong bài thơ Nhàn – NBK. Nội dung triết lý trong bài thơ Nhàn-NBK không chỉ có giá trị mà nó còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của con người NBK. Từ những kết luận về vẻ đẹp và giá trị triết lý nhàn – NBK chúng tôi thiết kế thể nghiệm một giáo án dạy học bài thơ Nhàn – NBK để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh nhằm hướng học sinh vào những mục đích cao cả trong cuộc sống hiện nay. Bên cạnh đó chúng tôi còn mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại vào việc thiết kế thể nghiệm một giáo án dạy nhằm đáp ứng được mục đích và yêu cầu của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Khắc Đàm, Lê Xuân Giang, Bùi Xuân Tân, Phan Hồng Xuân. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì, môn Ngữ văn 10, tập I, NXB Giáo dục năm 2008.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án Việt - Bỉ, Dạy và Học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học sư phạm năm 2010.
3. Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn.
NXB Giáo dục năm 2006.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục công dân 9. NXB Giáo dục, năm 2009.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục năm 2005.
6. Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam 2009.
7. Nguyễn Thuý Hồng, Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học 6inh THCS, THPT, NXB Giáo dục năm 2008.
8. Đỗ Kim Hảo, Nguyễn Thị Mỹ Thoan, Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 10. NXB Đại học sư phạm năm 2006.
9. Lƣu Đức Hạnh, Lê Nhƣ Bình, Lƣu Thị Tuyết Hiên, Hoàng Thị Mai,
Trắc nghiệm Ngữ văn 10. NXB Thanh Hoá năm 2006.
10. Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn, dạy văn. NXB Giáo dục năm 2005.
11. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục năm 2008.
12. Hội đồng lịch sử Hải Phòng, Viện văn học Việt Nam. Trạng trình Nguyễn
Bỉnh Khiêm (Kỷ yếu Hội nghị khoa học nhân 400 năm mất). Hải Phòng - 2005
13. Nguyễn Trọng Khánh, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ. NXB Giáo dục năm 2006.
14. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng. Văn học Việt nam
15. Phan Trọng Luận. Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập I, năm 2006.
16. Phan Trọng Luận. Phương pháp dạy học văn, Tập 1, 2. NXB Sư phạm 2008.
17. Vũ Đình Liên, Đỗ Đức Hiểu, Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Trƣơng Chính, Lê Thƣớc. Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, NXB Xây dựng, H., 1975, tr.25 – 34. Phần viết của Lê Trí Viễn: Nguyễn Bỉnh Khiêm.
18. Vũ Khâm Lân, Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký, trong
Công dư tiệp ký (của Vũ Phương Đề, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch), tập 3, Bộ quốc gia giáoc dục xuất bản, S., 1962, tr. 139 – 160.
19. Lê Đức Ngọc, Đo lường và đánh giá thành quả học tập, CAMEEQ, 8-2009.
20. Lê Lƣu Oanh. Văn học và các loại hình nghệ thuật. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006.
21. Nguyễn Kim Phong, Đặng Tƣơng Nhƣ, Đào Công Vĩnh, Kỹ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10, NXB Giáo dục năm 2006.
22. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục 1997.
23. Trần Thị Băng Thanh, Vũ Thanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục năm 2007 (Tái bản lần thứ2)
24. Lã Nhâm Thìn. Phân tích tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục năm 2009.
25. Đỗ Ngọc Thống. Bài tập tự luận Ngữ văn 10, NXB Giáo dục năm 2006.
26. Phạm Toàn. Công nghệ dạy văn. NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.
27. Thái Quang Vinh, Thạch Ngọc Hà, Đặng Đức Hiền. Bồi dưỡng văn năng khiếu 10. Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA SỐ I
Xin anh (chị) vui lòng cho biết những thông tin sau:
Họ và tên (nếu có thể)………giới tính……….. Học sinh trường………. Qua quá trình học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm anh(chị) hãy thể hiện nhu cầu hiểu biết và thái độ của mình về việc học bài thơ này
Tiêu chi khảo sát Điểm 4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1
I. Thái độ học tập
1. Anh/chị quan tâm đến việc tìm hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Rất quan tâm Quan tâm Bình thường
Không quan tâm
2. Bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm có làm cho anh/ chị cảm thấy thú vị . Rất thú vị Thú vị Bình thường Không thú vị II. Mức độ ghi nhớ 1. Anh/chị có chắc chắn đọc thuộc bài thơ. Rất chắc Chắc chắn Không thuộc hết Không thuộc 2. Anh/chị có thể nhớ được nội dung cơ bản của bài thơ
Rất đầy dủ Cơ bản Không đầy
đủ Không nhớ
3. Anh/chị có thể chỉ ra các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ.
Rất đầy dủ Cơ bản Không đầy đủ
Không chỉ ra được
hiểu
1. Anh/chị có thể hiểu về nội dung của bài thơ.
đủ
2. Anh/chị có thể nêu tác dụng của những yếu tố nghệ thuật trong bài thơ.
Chắc chắn Cơ bản Không đầy đủ
Không nêu được
3. Anh/chị có cảm nhận được vẻ đẹp và nội dung triết lý trong bài thơ.
Cảm nhận tốt cảm nhận
được Lam man
Không cảm nhận được.
IV. Sự tác động về thái độ.
1. Anh/chị nhận thấy giá trị của bài thơ có ảnh hưởng tới thái độ sống của mình Rất tốt tốt Bình thường Không có ảnh hưởng 2. Mức độ ảnh hưởng của bài thơ đến cách ứng xử của anh/chị trong cuộc sống. Rất tốt tốt Bình thường Không có ảnh hưởng 3. Mức độ bồi dưỡng đạo đức, lối sống cho bản thân sau khi học bài thơ Nhàn.
Rất tốt tốt Bình
thường
Không có ảnh hưởng
V. Nhu cầu của người học.
Rất cần thiết
Cần thiết Không cần
1. Anh/ chị có thấy cần thiết phải học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình THPT. 2. Bài học có nên cho học sinh nêu cảm nhận của mình về thái độ của nhà thơ.
Rất cần thiết Cần thiết Không cần
thiết lắm Không cần
3. Bài học có cần phải liên hệ thực tế cuộc sống ngày nay.
Rất cần thiết Cần thiết Không cần