7. Cấu trúc của luận văn
2.7.2. Về phía giáo viên
2.7.2.1. Sách giáo viên
Sách giáo viên là học liệu rất cần thiết cho người giáo viên để thiết kế nội dung bài dạy của mình. Nó cũng chính là một dạng sách tham khảo. Hiểu một cách đơn giản sách giáo viên chính là định hướng cho bài dạy. Người giáo viên trước khi lên lớp có rất nhiều khâu, tuy nhiên khâu lập kế hoạch giảng dạy là quan trọng. Trong đó soạn giáo án và chuẩn bị các điều kiện giảng dạy là trọng tâm. Vì tầm quan trọng của sách giáo viên như vậy, cho nên các nội dung trình bày trong sách giáo viên phải đảm bảo đủ thông tin để người dạy có được cơ sở thiết kế cho bài dạy của mình. Mặt tích cực của sách giáo viên khi định hướng dạy bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là đã chỉ ra khá rõ cấu trúc:
A. Mục tiêu cần đạt B. Những điều cần lƣu ý
I. Nội dung
1. Đặc điểm bài học 2. Trong tâm bài học
II. Phương pháp và tiến trình tổ chưc dạy học.
2. Tiến trình tổ chức dạy học.
III. Kiểm tra, đánh giá - Gợi ý giả bài tập. IV. Tài liệu tham khảo
Khi tìm hiểu và nghiên cứu kỹ cấu trúc định hướng dạy học bài thơ “Nhàn”- NBK, chúng tôi nhận thấy những bất cập cần trao đổi và tìm hướng giải quyết cho thoả mãn. Thứ nhất, phần mục tiêu cần đạt chưa đảm bảo đủ ba yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Với mục tiêu đã trình bày trong sách thì mới chỉ đảm bảo được các cấp độ nhận thức về kiến thức và kỹ năng mà thôi, còn mục tiêu về thái độ không được đề cập đến. Thứ hai, trong phần đặc điểm của bài học sách giáo viên mới dừng lại ở việc chỉ ra đặc điểm về nội dung của bài thơ chứ chưa xác định được đặc điểm về tâm lí tiếp nhận và những tác động giáo dục thái độ sống cho học sinh sau bài học. Thứ ba, theo khái niệm phương pháp dạy học thì quan điểm của sách giáo khoa về phương pháp dạy học là chưa chuẩn xác mà đó chỉ là điểm tiếp cận, khai thác giá trị của tác phẩm mà thôi. Chúng ta không nói phương pháp giảng dạy theo kết cấu, theo những vấn đề toát lên từ tác phẩm mà chỉ nói cách tiếp từ góc nhìn thể loại. Thứ tư, trong phần hướng dẫn học sinh cảm nhận các nội dung được thể hiện rất rõ những biểu hiện của nội dung nhàn như: Vẻ đẹp cuộc sống trong câu 1 và 2, câu 5 và 6; vẻ đẹp nhân cách trong câu 3 và 4; vẻ đẹp trí tuệ trong câu 7 và 8. Theo nhận định của chúng tôi vấn đề về bài thơ Nhàn- NBK chứa đựng vẻ đẹp và giá trị triết lý thì nội dung sách giáo viên định hướng chưa đầy đủ. Được về vẻ đẹp dưới góc độ cuộc sống, nhân cách và trí tuệ thì lại bỏ qua nội dung triết lý sống. Việc chỉ ra các biểu hiện của nội dung bài thơ là rất cần thiết những có lẽ cần dịnh hướng rõ cho giáo viên vận dụng vào việc giáo dục thái độ và lí tưởng sống cho học sinh. Chỉ có gắn nội dung bài thơ này vào một mục tiêu cụ thể, đối tượng cụ thể chúng ta mới mong giảm được tính chất lí thuyết suông trong dạy văn và tránh được sự phản ứng tiêu cực từ phía người học.
Từ những hạn chế trên thiết nghĩ chúng ta cần phải thay đổi lại quan niệm trong vấn đề biên soạn và thiết kế định hướng giảng dạy trong cuốn sách giáo viên. Nhằm làm cho cuốn sách thực sự phát huy được vai trò là định hướng giảng dạy đối với mỗi thầy cô giáo dạy văn.
2.7.2.2. Giáo án
Khi tìm hiểu cấu trúc giáo án của đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy những điểm bất cập như sau:
Mục tiêu bài học thiếu mục tiêu bồi dưỡng thái độ sống cho học sinh đặc biệt là thái độ trân trọng và ngưỡng mộ con người và nhân cách của NBK.
Hệ thống kiến thức trong bài học mới chỉ dừng lại ở khía cạnh tìm hiểu cắt nghĩa tác phẩm và chỉ ra giá trị nội dung của tác phẩm. Về kiến thức nhận thức bài thơ Nhàn – NBK, giáo viên dạy chưa làm nổi bật lên được vẻ đẹp và giá trị của triết lý Nhàn. Câu hỏi thường vụn và thiếu tính hệ thống. Phần lớn các giáo án chưa có hệ thống câu hỏi hướng học sinh vào việc bộc lộ thái độ, cảm xúc của cá nhân. Những giáo án này chưa có sự nhất quán giữa việc tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ Nhàn với mục tiêu bồi dưỡng năng lực cảm xúc, thái độ sống cho học sinh. Như vậy ngay từ khâu thiết kế bài dạy giáo viên đã không thể hiện được những mục tiêu về kiến thức và mục tiêu về thái độ. Đây là một hạn chế cần được khắc phục một cách nghiêm túc, để mỗi giờ văn có hiệu quả và hứng thú hơn.
2.7.2.3. Hiện trạng hoạt động dạy bài thơ Nhàn - (NBK)
Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, trao đổi bằng phỏng vấn với giáo viên trực tiếp giảng dạy bài thơ Nhàn-NBK ở ba trường trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng: trường THPT Nguyễn Khuyến; THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm; THPT Cộng Hiền.
Mục tiêu chúng tôi quan sát và phỏng vấn nhằm tìm hiểu xem khi dạy bài thơ Nhàn giáo viên có khai thác được vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ
hay không. Trong quá trình thực hiện nội dung giảng dạy giáo viên có hướng bài học vào việc phát huy tích tích cực tự giác bằng hệ thống câu hỏi tự bộc lộ thái độ, cảm xúc của cá nhân hay không. Giờ dạy có tạo hứng thú cho học sinh hay không.
Kết quả dự giờ không được như mong muốn của chúng tôi. Các giờ chúng tôi quan sát chưa thấy giáo viên khái thác được vẻ đẹp mà mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện những tín hiệu nghệ thuật, chỉ ra nội dung triết lý của bài thơ Nhàn. Do thiết kế giáo án nặng về thuyết trình cho nên giờ lên lớp học sinh hầu như không được phát huy năng lực của cá nhân. Đặc biệt bài dạy chỉ dừng lại ở việc cho học sinh biết kiến thức mà chưa liên kết được nội dung kiến thức với việc giáo dục, bồi dưỡng thái độ sống cho học sinh. Giờ học thường trầm và đơn điệu.
Khi phỏng vấn giáo viên về mục tiêu thiết kế bại dạy, họ đều cho rằng nội dung nhàn rất khó nắm bắt và khó liên kết nội dung của bài thơ với việc bồi dưỡng thái độ vì thời gian tiết học không cho phép. Khi được hỏi về nội dung bài học các giáo viên chỉ nêu được nội dung của bài thơ Nhàn mà không thể chỉ ra đâu là giá trị triết lý và đâu là vẻ đẹp của giá trị ấy. Chúng tôi thấy đây là một thực tế của giáo viên giảng dạy, bởi vì ngay từ khi tiếp cận bài dạy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu và lý giải văn bản. Khi được hỏi về định hướng bồi dưỡng thái độ sống tích cực cho học sinh qua bài thơ, hầu hết giáo viên chỉ nói được chung chung. Thiết nghĩ khi giá trị đích thực của tác phẩm không được tìm hiểu một cách cụ thể thì sẽ không có cơ sở để thực hiện những ý đồ giảng dạy được tốt.
Khi chúng tôi đem những băn khoăn này trao đổi với một số đồng nghiệp từng là giáo viên giỏi nhiều năm liền, có nhiều kinh nghiệm thực tế, họ đều khẳng định nếu chỉ giảng dạy bài thơ Nhàn-NBK ở việc khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật là chưa đủ vì ngoài những giá trị ấy bài thơ này còn ẩn chứa vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của NBK. Có cảm và hiểu được bài thơ ở góc độ này mới đánh giá đúng giá trị của bài thơ. Việc thiết kế giảng dạy theo xu
hướng phát huy chủ thể nhận thức là quan điểm đúng mà chúng ta nhất thiết phải tuân thủ. Một bài thơ sau khi tìm hiểu phải có tác dung bồi dưỡng thái độ, bồi bổ nhân cách cho học trò thì mới thể hiện được vai trò của giáo dục.
Từ những ý kiến trên chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu giá trị triết lý trong bài thơ Nhàn – NBK và việc chỉ ra vẻ đẹp của tính triết lý ấy có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy bộ môn. Việc tìm hiểu kĩ lưỡng một vấn đề trước khi bắt tay vào các hoạt động giảng dạy là một việc làm thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng ý thức được điều này. Chính vì vậy hơn lúc nào hết, chúng ta phải có trách nhiệm với chính công việc của mình, để mỗi giờ học văn là một giờ học các em học sinh được bộc lộ bản thân và mong muốn được hoàn thiện nhân cách của mình. Điều này không chỉ của riêng môn Ngữ văn.