Mối quan hệ giữa nội dung triết lý nhàn trong dạy học bài thơ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.5. Mối quan hệ giữa nội dung triết lý nhàn trong dạy học bài thơ

"Nhàn" - NBK với giáo dục thái độ, lí tưởng sống cho học sinh

Như phần trên đã trình bày, triết lý Nhàn của NBK mang những nội dung phong phú và đa dạng. Ở mỗi khía cạnh của cuộc sống, nội dung nhàn lại có những biểu hiện cụ thể. Khi quan niệm Nhàn được bộc lộ trong tư tưởng, thì đó là thú nhàn mà NBK đã từng tốn không ít lời để ca tụng. Khi Nhàn được thể hiện qua hành động, thì chúng ta thấy cái nhàn của ông thật giản dị, quen thuộc biết bao - một mai, một cuốc, một cần câu…. Bản chất con người NBK luôn coi trọng và đề cao đạo đức, tiết nghĩa. Do đó, dù nhàn trong suy nghĩ hay nhàn trong hành động thì mục đích nhàn ấy vẫn sáng lên ánh hào quang của đạo đức nhà Nho chân chính. Qua cách xuất xử của NBK chúng ta thấy rất rõ một điều, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ tình huống nào NBK vẫn luôn là người chủ động. Có lẽ do sự uyên thâm về dịch lý nên ông nắm chắc được cái quy luật vận động và lẽ biến thiên của tạo vật. Vì vậy, ông hành xử không hề có biểu hiện băn khoăn, do dự. Dù làm quan hay khi đã về ở ẩn thái độ và tinh thần của NBK vẫn đạt những chuẩn mực mà người đương thời phải nể phục ngưỡng mộ. Trong bài thơ Nhàn, nội dung triết lý của NBK thể hiện qua vẻ đẹp về cuộc sống nơi thôn dã, với những công việc quen thuộc của người nông dân. Những công việc nhà nông đối với người nông dân thì không có gì đáng nói, những đối với một ông quan thì là một điều lạ. Theo thói thường, có mấy ai trên đời lại không muốn cuộc sống phong lưu, quyền cao chức trọng. Trong nội dung triết lý của NBK chúng ta thấy một quan niệm tích cực về cuộc sống đó là quan niệm giá trị đích thực của con người. Liệu con người có nên coi trọng cuộc sống đầy đủ về vật chất hơn đời sống tinh thần phong phú. Trong bài thơ Nhàn NBK đã trả lời câu hỏi lớn của cuộc đời. Cái triết lý nhân sinh mà NBK muốn thể hiện đó là sống thuận theo quy luật của tự nhiên, sống hoà mình vào trong vạn vật để tìm thấy

sự tĩnh tại, trong ngần. Sự tỉnh táo của NBK trước những cám dỗ của cuộc đời đã bộc lộ rõ nét chất trí tuệ uyên thâm, sáng suốt của ông. Thực sự vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ Nhàn NBK có tác động mạnh mẽ tới thái độ và lí tưởng sống của học sinh THPT, giá trị của bài thơ có tác động bồi dưỡng thái độ sống có giá trị, sống không nên quá coi trọng về vật chất, danh vọng và tiền bạc, sống hoà hợp với thiên nhiên, sống trong một môi trường văn hoá lành mạnh. Lí tưởng mà NBK thể hiện qua bài thơ là lí tưởng sống cao cả, sống phải vì một mục đích lớn hơn mục đích của cá nhân. Đó là mục đích vì cộng đồng, vì xu thế chung của đồng loại.

UNESCO đã đề xướng mục đích học tập cho mỗi con người: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Như vậy chúng ta có thể thấy mục đích cao cả nhất của sự học là khẳng định được vai trò của cá nhân trong cuộc sống. Đó là khả năng tự lập của con người. Muốn khẳng định được vai trò của cá nhân thì mỗi cá nhân cần phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao cả. Lí tưởng đó rất có giá trị trong đời sống xã hội hiện nay. Xác định được lí tưởng sống là xác định được mục đích của hành động. Con người sống có lí tưởng cao đẹp là con người có giá trị.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)