Cách thức kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Cách thức kiểm tra đánh giá

3.3.4.1. Tổng quan về câu hỏi trắc nghiệm * Phân loại câu hỏi trắc nghiệm.

Theo dạng câu hỏi : được chia làm hai loại. + Trắc nghiệm tự luận

+ Trắc nghiệm khách quan. (chia ra làm bốn loại) Điền vào chỗ trống hay câu trả lời ngắn. Loại đúng sai.

Loại ghép đôi (hay xứng hợp).

Loại câu hỏi có nhiều câu trả lời để lựa chọn.

* Phân loại đề kiểm tra/ đề thi đánh giá kết quả học tập

- Phân loại theo mục tiêu: Theo công cụ đánh giá của Bloom. + Mục tiêu nhận thức

+ Mục tiêu tình cảm: đề cập đến động cơ, giá trị và tư cách đạo đức nên xúc cảm có thể là tích cực hay tiêu cực.

+ Mục tiêu kĩ năng, động tác: bao hàm một hành vi trong đó kiến thức, hiểu biết và lập luận được vận dụng một cách công khai. Hầu hết các kỹ năng đòi hỏi người học phải sử dụng kiến thức, lập luận để thực hiện một việc gì đó. - Phân loại theo hình thức: (Quan sát, Vấn đáp, Viết)

+ Quan sát : mang nặng tính chất định tính, hay dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả thực hành.

+ Vấn đáp: vừa định tính vừa định lượng được, có độ chính xác tương đối cao, có giá trị đào tạo nhiều mặt: bổ sung kiến thức, rèn luyện năng lực tư duy và khả năng diễn giải tức thời.

+ Viết : Tuỳ theo kiểu loại trắc nghiệm viết, chúng có giá trị khác nhau. Trắc nghiệm tự luận: (diễn giải, tiểu luận, luận văn)

* Thiết kế Bảng trọng số.

Bảng 3.1: Trọng số kiến thức bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Các phần Từng

phần

Các yêu cầu về nhận thức, tƣ duy hay kĩ năng, kĩ sảo của môn học

Chất lƣợng Chất lƣợng cao Chất lƣợng

rất cao

(1) (2) (3) (4) (5)

Tác giả 4 3 1 0

Tác phẩm 2 2 0 0

Gia trị về nội dung 8 3 3 2

Giá trị về nghệ thuật 4 2 1 1

Giá trị về tư tưởng 2 0 1 1

20 10 6 4

3.3.4.2. Nguyên tắc xây dựng các loại câu trắc nghiệm

Khi xây dựng các loại câu trắc nghiệm cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Các câu trăc nghiệm phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức: từ đơn giản đến phức tạp: nhận biết, ghi nhớ tri thức, thông hiểu, lí giải, vận dụng... Tuỳ theo tính chất, yêu cầu của mỗi kì thi để định ra tỉ lệ kiến thức câu hỏi trắc nghiệm thi phù hợp với từng mức độ nhận thức. - Câu trắc nghiệm có mức độ khó hợp lí, phù hợp với thời gian làm bài của học sinh. Không được ra kiểu câu trắc nghiệm mang tính chất học thuộc, học vẹt. Câu trăc nghiệm phải đánh giá được khả năng lí giải, ứng dụng, phân biệt, phán đoán.

- Nội dung các câu trắc nghiệm tập trung đánh giá phạm vi kiến thức rộng, bao quát chương trình học, tránh tập trung nhiều vào những mảng nhỏ kiến thức sẽ dẫn đến những mảng rời rạc, chắp vá.

* Về kiến thức khi ra câu trắc nghiệm phải đảm bảo được 6 mức độ nhận thức:

- Nhận biết: nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ học sinh chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.

- Học sinh phát biểu đúng một định nghĩa nhưng chưa giải thích hoặc vận dụng được chúng.

Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các động từ + Nhận ra, nhớ lại các khái niệm

+ Nhận dạng + Liệt kê, xác định

- Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật, giải thích, chứng minh được, là mức độ cao hơn nhận biết, nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng.

Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các động từ. + Diễn tả bằng ngôn ngữ của mình về khái niệm ... + Biểu thị, minh hoạ, giải thích

+ Lựa chọn, bổ sung, sắp xếp

- Vận dụng: Vận dụng hiểu biết, nhận biết thông tin để iải quyết vấn đề, là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thúc, biết sử dụng phương pháp để giải quyết vấn đề nào đó.

Biết áp dụng các quy tắc, khái niệm để giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các động từ:

+ So sánh các phương án giải quyết vấn đề.

+ Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được. + Giải quyết được những tình huống mới.

+ Khái quát hoá, trừu tượng hoá , tình huống hoá phức tạp hơn.

- Phân tích: Chia thông tin ra thành các thông tin nhỏ để hiểu được cấu trúc, và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Phải chỉ ra được các bộ phận cấu thành,

xác định được mối liên hệ giữa các bộ phận cấu thành. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các động từ: + Phân tích các sự kiện, dữ kiên.

+ Xác định được mối liên hệ giữa các bộ phận trong toàn thể. + Cụ thể hoá được các vấn đề trừu tượng.

+ Nhận biết và hiểu được cấu trúc của các bộ phận cấu thành.

- Tổng hợp: Sắp xếp thiết kế lại thông tin trên cơ sở đó tạo lập hình mẫu mới. Tạo được một chủ đề mới, một vấn đề mới, một mạng lưới các vấn đề trừu tượng. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các động từ:

+ Kết hợp nhiều yếu tố riêng thành một tổng thể hoàn chỉnh. + Khái quát hoá những vấn đề riêng lẻ, cụ thể.

+ Phát hiện.

- Đánh giá: Bình xét, nhận định, xác định được giá trị một tư tưởng, một phương pháp, một nội dung kiến thức. Đây là bước mới trong lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng. Có thể cụ thể hoá mức độ nhận biết bằng các động từ:

+ Nhận định nhân tố mới xuất hiện khi thay đổi mối quan hệ cũ. + Đánh giá, nhận định được giá trị của các thông tin.

+ Xác định được các tiêu chí đánh giá khác nhau, và vận dụng để đánh giá thông, sự vật hiện tượng.

* Về kỹ năng phải đảm bảo được 2 kỹ năng:

- Làm được (biết làm): Biết phân tích, cảm nhận, phê bình tác phẩm.

- Thông thạo (thành thạo): Thành thạo trong các thao tác và phương pháp đặc biệt là phương pháp làm văn.

* Về thái độ phải tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục

3.3.4.3. Các dạng trắc nghiệm * Tự luận:

Là loại câu hỏi tự luận hay luận đề gồm những câu hỏi có câu trả lời tự do hay tự do hạn chế. Học sinh được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức nên phát huy được óc sáng kiến và suy luận.

Nguyên tắc biên soạn như sau:

- Trước khi bắt đầu viết câu hỏi, phải định trước loại khả năng hay mức thẩm định. - Nên báo cho học sinh biết trước loại câu hỏi nào sẽ được dùng.

- Nên định trước các mục tiêu và nội dung sẽ bao gồm trong bài kiểm tra, bài thi. - Nên nhắm đến việc kiểm tra, đánh giá các mục tiêu quan trọng. Nên dùng các từ “so sánh”, “tương quan”,... để tập cho học sinh lựa chọn, sắp đặt và áp dụng những điều đã học, hơn là đòi hỏi những điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ. - Không nên nhầm lẫn một bài trắc nghiệm để kiểm tra, đánh giá khă năng viết văn với một bài để thẩm định các mục tiêu khác trong các môn Sử, Địa, Toán,... - Không nên dùng các từ ngữ như “anh/chị nghĩ gì”, “theo ý kiến của anh/chị”,... để kiểm tra, đánh giá thành quả học tập. Chỉ nên dùng các cụm từ đó khi giáo viên thực sự muốn biết thí độ của học sinh về vấn đề mà mình đưa ra, hay đánh giá khả năng lí luận của học sinh như thế nào.

- Mỗi học sinh phải làm một số lượng câu hỏi giống nhau để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong đánh giá.

- Nên tăng số câu hỏi bằng cách giảm chiều dài của phần trả lời. Số câu hỏi nhiều sẽ làm cho độ tin cậy của bài trắc nghiệm được tăng lên.

- Phải trù liệu cho học sinh có đủ thời gian để trả lời tất cả các câu hỏi. - Các lời chỉ dẫn phương cách làm bài cần rõ ràng, tường minh.

- Không nên sử dụng cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan trong cùng một bài kiểm tra hay bài thi khi thời gian làm bài có hạn.

* Câu đúng sai:

Là câu trắc nghiệm yêu cầu người thi phải phán đoán đúng hay sai đối với một câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để người thi tuỳ ý lựa chọn một trong hai đáp án đưa ra.

-Nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là những chi tiết vụn vặt, không quan trọng.

-Nên trắc nghiệm khả năng lí giải, chứ không chỉ là trắc nghiệm trí nhớ. Càng không nên ghép lại những câu trong tài liệu giảng dạy để tránh việc học sinh thuộc lòng sách một cách máy móc mà không hiểu gì.

-Trong một đề thi chỉ có thể có một vấn đề trọng tâm hoặc một ý trọng tâm, không thể xuất hiện hai ý (phán đoán) hoặc nửa câu đúng, nửa câu sai.

-Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị. Khi ý của đề thi là chính xác thì tránh dùng các từ ngữ kiểu như: “nói chung”, “thường thường”, “một vài”, để tránh cho đối tượng tham gia dựa vào những từ này để đưa ra đáp án. -Về hình thức: đề thi phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, tránh trường hợp gây tranh cãi hoặc hiểu lầm.

-Về số lượng: đề thi chỉ sử dụng câu hỏi đúng – sai thì số lượng câu trong một đề thi phải nhiều (ít nhất là 30 đến 50 câu).

-Số lượng các câu có đáp án là đúng hay sai phải tương đương nhau và được sắp xếp theo hình thức không cố định.

-Để giúp cho việc chấm điểm bài làm được thuận lợi, nên có một hình thức đáp án thống nhất. Thường là ở bên trái đề thi đánh dấu để đưa ra đáp án trả lời.

* Câu ghép hợp:

Là một loại của câu lựa chọn, kết cấu của nó bao gồm hai phần: một là, nhóm vấn đề; hai là, nhóm phương án lựa chọn đã chuẩn bị. Khi trả lời, yêu cầu học viên dự thi chọn ra một số phương án thích hợp nhất từ trong các lựa chọn cho mỗi vấn đề.

Nguyên tắc biên soạn như sau:

-Phải đảm bảo tính chất tương đồng giữa các câu và các lựa chọn.

-Cách thức trả lời trong cùng một lần trắc nghiệm nên thống nhất, đặc biệt phương pháp trả lời cũng nên có qui định và thuyết minh rõ ràng.

-Sắp xếp vị trí của các vấn đề và các lựa chọn phải suy nghĩ đồng thời tới hai phương diện: Các lựa chọn cố gắng sắp xếp theo thứ tự lôgíc hoặc thời gian.

* Câu điền thêm:

Yêu cầu người thi điền vào chỗ trống trong mỗi câu. Nguyên tắc biên soạn như sau:

-Những từ hoặc cụm từ cần điền vào chỗ trống phải là những nội dung quan trọng và những từ ngữ then chốt. Tránh cho người thi học thuộc lòng những kiến thức không quan trọng.

-Xử lí mỗi ô trống nên là những đáp án có độ chính xác cao đã được xác định, hơn nữa chỉ nên có một đáp án chính xác.

-Hình thức đề thi tốt nhất là ở dạng câu hỏ để cho ý của đề thi rõ ràng hơn. -Chỗ trống trong đề thi không nên quá nhiều tránh cho câu trở nên vụn vặt, rời rạc, không nêu bật được nội dung cốt lõi của đề thi.

-Không nên chép những câu từ trong sách giáo khoa để tránh việc học sinh học thuộc lòng một cách cứng nhắc mà không chú ý đến thao tác lí giải vấn đề.

-Nên đặt vị trí chỗ trống ở giữa hoặc cuối câu, không nên để đầu câu.

-Về hình thức trình bày đề: độ dài của đoạn thắng để điền vào chỗ trống nên giống nhau, không thể căn cứ vào độ dài của đáp án chính xác mà để dài ngắn để tránh việc ám thị cho người làm.

-Nếu đáp án là chữ số thì nên chỉ rõ đơn vị và mức độ chính xác rõ ràng của số.

* Câu nhiều lựa chọn:

Yêu cầu người thi tuỳ ý lựa chọn đáp án chính xác trong số đáp án được đưa ra. Nguyên tắc biên soạn như sau:

-Nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng, chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn.

-Số lượng phương án lựa chọn càng nhiều thì khả năng đoán đúng càng nhỏ. -Lựa chọn cách biểu đạt, yêu cầu phải thống nhất. Tốt nhất là ngắn gọn, dễ hiểu, những từ đã dùng trong câu dẫn thì không dùng lại ở phương án lựa chọn.

-Không thể có những dấu hiệu nào đối với việc đúng sai của các phương án. -Không nên sử dụng những phương án sai quá rõ ràng, mà nên sử dụng các phương án có liên hệ lôgíc nhất định tới chủ đề.

-Không nên sử dụng nhiều các phương án lựa chọn kiểu như “Tất cả các phương án đều sai”, “Tất cả các phương án trên đều đúng”.

-Tránh sử dụng câu nhiều lựa chọn phủ định mà sử dụng câu trần thuật để biểu thị.

-Phương án trong các câu lựa chọn nên độc lập với nhau, tránh việc trùng lặp. -Trong điều kiện có thể thì các phương án lựa chọn nên sắp xếp theo trật tự lôgíc và trật tự thời gian.

-Vị trí đáp án chính xác của các câu không nên cố định, để tránh đối tượng thi có thể đoán đúng đáp án từ vị trí của của các phương án.

3.3.4.4. Thiết kế câu hỏi thể nghiệm * Câu hỏi trắc nghiệm tự luận.

- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm?

- Thuyết minh về bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

- Phân tích bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Anh (chị) học được điều gì từ cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài thơ?

- Vẻ đẹp của nội dung triết lý trong bài thơ “Nhàn” ? Ảnh hưởng của nó tới thế hệ trẻ ngày nay?

* Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

- Câu lựa chọn Đúng – Sai:

Nhàn – NBK thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.

A. Đúng B, Sai

Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần” của một bậc đại trí.

Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.

A. Đúng B. Sai

Cảm nhận được triết lý Nhàn là cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao, trí tuệ uyên thâm của nhà thơ thể hiện qua lối sống nhàn tản, thanh đạm, vui với thú điền viên thôn dã.

A. Đúng B. Sai - Câu ghép hợp:

Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho đúng

A B

1.Câu đề vẻ đẹp nhân cách khác thường 2.Câu thực vẻ đẹp của trí tuệ mẫn tiệp. 3.Câu luận cuộc sống thanh đạm, thanh cao 4. Câu kết cuộc sống thuần hậu

- Câu điền thêm:

Điền các từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh phép đối trong câu thơ sau: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.

Người khôn người đến chốn lao xao. A. ta > <

B. Dại > < C. Nơi > < D. Vắng vẻ > <

Giải nghĩa các từ vắng vẻ, lao xao, dại, khôn trong hai câu thơ trên?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)