Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.Nội dung hướng dẫn học sinh chuẩn bị

3.3.2.1. Phần chuẩn bị của cá nhân

Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà. Đây là hoạt động cần thiết. Nó giúp cho người học biết được mình phải học những nội dung nào và bước đầu rèn cho học sinh làm việc độc lập. Cái thuận lợi của việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà là giúp các em tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm, các em biết được những nội dung cần phải chiếm lĩnh qua hệ thống câu hỏi. Những vấn đề hiểu và chưa hiểu đều được học sinh ghi nhớ. Đối với giáo viên khi xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng cho học sinh thì mới có thể thực hiện giờ dạy của mình bằng những phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại, mới có điều kiện để tổ chức các hoạt động dạy học. Trong mỗi một bài dạy cụ thể, do yêu cầu tinh giản kiến thức nhưng vẫn phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng thì việc giáo viên giao việc cụ thể cho học sinh sẽ giảm bớt được áp lực cho tiết học. Có những nội dung giáo viên chỉ yêu cầu học sinh thông báo kết quả làm việc ở nhà. Sau đó giáo viên gọi các ý kiến bổ sung và chốt vấn đề. Làm như vậy vừa đảm bảo việc phát huy tính tích cực tự giác của trò vừa tránh được sự áp đặt về kiến thức. Từ tính tích cực của hoạt động giao câu hỏi chuẩn bị bài về nhà cho học sinh, người viết xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài cho cá nhân học sinh về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Đọc phần tác giả và tác phẩm trong SGK Ngữ văn 10, tập I.

- Hãy nêu những hiểu biết chung của anh(chị) về tác giả NBK và bài thơ Nhàn?

- Bài thơ được làm vào thời điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm? Được viết bằng ngôn ngữ gì? Hãy xác định thể thơ và nhân vật trữ tình trong bài thơ?

- Bài thơ nằm trong chùm bài thơ viết về chủ đề chữ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo anh (chị), chữ “Nhàn” được hiểu theo nghĩa nào?”Nhàn” là triết lí sống của phật giáo, Nho giáo hay đạo giáo (Lão giáo)?

- Nêu bố cục cảu bài thơ. Nội dung của từng phần là gì?

- Nêu khái quát những đặc sắc về mặt nghệ thuật chính của bài thơ?

- Nhìn một cách tổng quát, cách nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ có gì đặc sắc? Hãy nhận xét về ngôn từ và giọng điệu của bài thơ?

- Cuộc sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong những câu thơ nào? Hãy phân tích vẻ đẹp của cuộc sống ấy?

- Số từ “một” được nhắc lại ba lần trong câu thơ thứ nhất có tác dụng gì? - Hai câu 5, 6 sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng.

- Trí tuệ, nhân cách của nhà thơ được nói đến trong những câu thơ nào? Hãy phân tích vẻ đẹp của nhân cách và trí tuệ ấy.

- Phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu 3,4.

- Điển tích trong câu 7 của bài thơ có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

- Thử đối chiếu con người ngoài đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm với nhân vật trữ tình trong bài thơ này. Từ đó, chỉ ra những biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và trí tuệ của Trạng Trình thể hiện trong tác phẩm.

- Anh (chị) học được điều gì từ cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện trong bài thơ mang tính triết lí cao này?

3.3.2.2. Phần chuẩn bị theo nhóm học tập

- Sưu tầm những thông tin về Nguyễn Bỉnh Khiêm như: nhóm hình ảnh, nhóm bài viết về cuộc đời, con người, bài thơ “Nhàn”.

- Từ những thông tin sưu tầm được, xây dựng thành một bài giới thiệu về tác giả?

- Lập sơ đồ về bố cục của bài thơ ra khổ giấy Ao, một thành viên trình bày. - Làm bài tập vào phần mềm trình chiếu Powerpoint.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 74)