Mục tiêu dạy học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.4.Mục tiêu dạy học bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Mục tiêu giáo dục phổ thông trong Điều 2 chương I, Luật GD năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

Mục tiêu của môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông quy định rất rõ: “Môn ngữ văn bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hoá; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước; lòng tự hào dân tộc; ý chí tự lập, tự cường; lí tưởng xã hội chủ nghĩa; tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác

quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.”3, tr. 5

Mục tiêu yêu cầu của bài dạy là bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Đây là những nội dung cơ bản của mỗi bài học. Tuy nhiên trong những bài học cụ thể, người giáo viên cần nêu rõ nội dung giáo dục thái độ cho học sinh qua bài học là gì. Trong bài thơ Nhàn – NBK chúng ta cần xác định rõ mục tiêu thái độ là bồi dưỡng thái độ sống và lí tưởng sống cho học sinh. Ở đây cũng cần phải làm rõ giữa thái độ và lí tưởng là hai vấn đề khác nhau: thái độ là cách để lộ ý nghĩ và tình cảm trước một sự việc, trong một hoàn cảnh, bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động: Có thái độ lạnh nhạt trước những thành công của đồng chí; Thái độ hoài nghi; Thái độ hung hăng. Mặt khác thái độ còn chỉ ý thức đối với việc làm thường xuyên: Thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh. Như vậy thái độ sống trước hết phải là ý thức tích cực của cá nhân trong cuộc sống. Từ thái độ sống cá nhân hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như tính chuẩn mực trong lời nói cũng như việc làm, tinh thần vượt khó, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm, sự kiên trì…. Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

“Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc, của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội, luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.” 6, tr. 35 

“Khi lí tưởng của mỗi người hoà vào lí tưởng chung của dân tộc, của Đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ được xã hội, Nhà nước tạo điều kiện để phát triển những khả năng của mình. Người sống có lí tưởng luôn được mọi người tôn trọng.” 6, tr. 35

Đây cũng là nội dung bắt buộc trong việc xây dựng mục tiêu bài học. Để thực hiện tốt được yêu cầu này, ngay từ khâu soạn giáo án chúng ta phải

chỉ rõ giáo dục thái độ gì và trong quá trình thể hiện nội dung giảng dạy phải làm rõ trên mỗi nội dung kiến thức.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm để bồi dưỡng thái độ và lí tưởng sống cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27)