7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Triết lý “Nhàn” trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Biểu hiện và nội dung của triết lý “Nhàn” trong thơ của NBK thể hiện cụ thể qua lẽ xuất xử và sự vận dụng cụ thể của nhà thơ. Là một bậc đại Nho NBK cũng như bao nhà nho khác, ông hiểu được cái phương châm xử thế “tuỳ thời”; “tri cơ”; “ kiến cơ”. Tâm lí “Nhàn” của NBK xuất phát từ khi ông từ quan về sống ẩn dật tại quê hương ở huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương - một vùng quê nghèo, yên bình, cách xa chốn thị thành. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã từng khẳng định “ Xe ngựa bụi không tới” – Trung Tân ngụ hứng, chốn xa xôi ấy rất phù hợp cho việc ở ẩn của nhà thơ. Cũng trong khoảng thời gian này thơ ông có sự hoà hợp, gắn bó tự nhiên giữa con người và thiên nhiên. Theo thống kê của người viết qua 48 bài thơ Nôm, 10 bài Ngụ hứng, 5 bài tự thuật, số lượng bài thơ bộc lộ rõ sự “Nhàn” xuất hiện nhiều: Thơ nôm bài 4. “Thấy dặm thanh vân bước ngại chen.
Được nhàn , ta sá dưỡng thân nhàn.”
Thơ Nôm bài 5. “ Thú nhàn sơn dã, mấy hay mùi”
Thơ Nôm bài 6. “Trải gian nguy đã mấy phen,
Thân nhàn, phúc lại được về nhàn.”
Thơ Nôm bài 7. “ Am quán ngày nhàn, rồi mọi việc, Dầu ta tự tại, mặc dầu ta.”
Thơ Nôm bài 9. “ Lại được về nhàn dưỡng tuổi nhàn”
Thơ Nôm bài 10. “ Lục lão kìa ai nhàn được thú, Tứ bằng nọ khách dậy làm thơ”
Thơ Nôm bài 12. “ Bàn cờ, cuộc rượu, vầy hoa trúc, Bó củi, cần câu, trốn nước non. Nhàn được thú vui hay nấn ná, Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon.”
Thơ Nôm bài 13. “ Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách, Được thú, ta đà có thú ta.”
Thơ Nôm 17. “ Cảnh cũ điền viên tìm chốn cũ,
Khách nhàn sơn thuỷ dưỡng thân nhàn.”
Thơ Nôm bài 30. “ Giàu mặc phận, khó đau bì, Đọ thanh nhàn, khá nhất nhì.”
Tho Nôm 32. “ Say phong nguyệt, trà ba chén, Thú thanh nhàn, lều một căn”
Ngụ hứng (1). “Am quán trường nhàn xuân bất lão” (Am quán thư nhàn xuân thắm mãi,) Ngụ hứng(2). “Thừa nhàn bả tửu thích ngư ca”
(Thừa nhàn uống rượu lắng ngư ca) Ngụ hứng (6). “ Tố đắc nhàn trung dữ lão kỳ”
(Tuổi già mong được chữ nhàn thong dong) Ngụ hững (10). “ Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ,
An nhàn ngã thị địa trung tiên”
(Cao khiết nào ai là kẻ sĩ trong thiên hạ? An nhàn ta là tiên trên đời.) Tự thuật (1). “ Nhàn trung hoa thảo túc cung xuân”
(Cảnh nhàn dật hoa chào xuân đón)
Trung Tân quán ngụ hứng(1). “ Thừa nhàn khước tá đồng phong lực, Lưu thủ xuân quang nhập thọ bôi”
(Nhàn rỗi gió đông ta mượn sức, Giữ xuân trong chén thọ đầy vơi) Tức sự (2) “Ổn phiếm lâu thuyền quá Nhị hà,
Thừa nhàn bả tửu phát cao ca”
( Thuyền lầu yên ổn vượt sông Hà, Chuốc chén thừa nhàn vút tiếng ca) Quá hữu giang (2) “Thừa nhàn bả tửu đối tà huy”
Trong bài "Nhẹ Nhàng Danh Lợi", ông viết:
"Để rễ công danh đổi lấy nhàn, Am Bạch Vân rồi nhàn hứng, Dặm hồng trần vắng ngại chen"
Trong số 25 chữ “Nhàn” mà người viết sưu tầm được qua thơ văn của NBK ta thấy sự thể hiện của chữ “Nhàn” và trạng thái “Nhàn” là rất phong phú. Nhà thơ thường dùng: “thân nhàn, được nhàn, thú nhàn, về nhàn, ngày nhàn, tuổi nhàn, thanh nhàn, khách nhàn, an nhàn, nhàn hứng, thừa nhàn…” để thể hiện cái sự “Nhàn” .
Ngoài ra chúng ta còn biết đến những chữ “tiên”, “vô sự”. “lâng lâng”, “tự tại”, vv...trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ An nhàn ngã thị địa trung tiên”
(Thơ chữ Hán: Ngụ hứng) (Cao khiết ai là kẻ sĩ trong thiên hạ
An nhàn ta là bậc tiên trên đời) “Yên đòi phận dầu tự tại
Lành dữ khen chê cũng mặc ai”
(Thơ chữ Nôm: Bài 14) “Ái ưu vằng vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi qua”
(Thơ chữ Nôm : Bài 1)
“Nhàn”, “tiên”, “vô sự”. “lâng lâng”, “tự tại”, ...là nội dung quan trọng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trước Nguyễn Bỉnh Khiêmcó nhiều nhà thơ từ Chu Văn An đến Nguyễn Trãi đã nhiều lần nói đến chữ “Nhàn”. Những người có tư tưởng tiêu cực, chán đời, muốn thoát ly đi tu tiên, học đạo, nói đến “Nhàn, tiên, vô sự”; những sĩ phu sau nhiều năm rong ruổi trên hoạn đồ, muốn trở về di dưỡng tính tình, di dưỡng tuổi già, cũng nói đến chữ “Nhàn”; những sĩ phu “ sinh bất phùng thời” tự nguyện hoặc buộc phải từ bỏ công
danh, phú quý sống cuộc đời nghèo túng, thanh bạch, cũng lấy chữ “Nhàn “ làm nơi ẩn náu. Quan niệm “Nhàn” có nhiều sắc thái, gắn bó với thời đại và hoàn cảnh riêng của từng tác gia, tác phẩm. Nguyễn Bỉnh Khiêm ít nhiều chịu ảnh hưởng của Đạo học, nhưng tư tưởng thoát ly không phải là nội dung chính trong thơ văn của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không phải là người vui vì có thể “ thành công bất cư”, vì quảng đời xuất sĩ chưa đủ làm thoả mãn chí bình sinh của ông. Khi ông quay lưng lại với công danh sự nghiệp, với thế thái nhân tình, mà vẫn ưu thời mẫn thế thì lý do và thái độ đi tìm cảnh nhàn vẫn không ra ngoài quan niệm “hành tàng”, “xuất xử”, nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư” của Nho học.14, tr. 428
Tuy nhiên chúng ta cần phải xét rõ triết lý nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là khát vọng của ông mà là thế thời, thời thế. Ông không khoanh tay đứng nhìn những cũng không thể làm gì hơn được. Vì vậy thái độ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là sự vô trách nhiệm. “Nhàn” không có nghĩa là lười nhác, “đắp tai cài trốc”, ăn không ngồi rồi. “Nhàn” có nghĩa là giữ cho tâm hồn lúc nào cũng ở trạng thái yên tĩnh trong trẻo, hài hoà. Là “tiên” không có nghĩa là thoát ly, ích kỷ, hưởng lạc. “Vô sự” không có nghĩa là không có việc, không quan tâm đến nhân tâm, thế sự. “Tiên, vô sự” có nghĩa là an nhiên, tự tại, không theo đuổi những việc đua chen danh lợi. “Nhàn, tiên, vô sự” xét đến cùng là gữ tròn thanh giá của mình trong thời loạn, là “ lạc đạo vong bần” giữa những phần tử gian xảo, đua chen danh lợi. “Nhàn, tiên, vô sự” là không để dục vọng xấu xa làm mờ ám lương tâm, làm vẩn đục tâm hồn, là không tham dự vào những hành động tội lỗi của kẻ đương quyền, là “khép cửa ải danh lợi ồn ào phiền não lại”, “ không chịu dấn thân vào nguy cơ của giàu sang” vì “ từ xưa danh lợi rút cuộc là mang luỵ vào thân” vì “Nẻo có công danh thì có luỵ, cho hay giàu có chẳng bằng chăng”, vv...Cho nên “Nhàn” mà tấm lòng ưu quốc ái dân luôn đau đáu.”14, tr 429
Vì vậy có thể nói, chữ “Nhàn” là chủ đề chính của thơ NBK, “Nhàn” còn biểu hiện trong suy nghĩ và trong hành động của nhà thơ. Chính vì sự
phong phú trong sự thể hiện nội dung “Nhàn” nên ta phải tìm hiểu triết lý “Nhàn” của NBK theo những khía cạnh khác nhau để chứng minh “ Nhàn” là một mặt trong đời sống và trong tư tưởng, tình cảm của NBK.
Thứ nhất chúng ta dễ dàng khẳng định thơ “ Nhàn” không phải là nội dung mới lạ. Thực tế chữ “Nhàn” cũng đã xuất hiện trong thơ Chu Văn An, Nguyễn Trãi và một số nhà thơ khác. Đây là một xu hướng sáng tác văn chương của các sĩ phu ở nhiều thời kỳ, thể hiện sự bất hợp tác với chính quyền phong kiến và sự phủ nhận hiện thực thối nát của xã hội đương thời. Vì thế, giá trị khách quan của nó là tích cực. Trong thơ NBK, chữ “Nhàn” trở thành một ám ảnh nghệ thuật, bởi nó không chỉ bộc lộ những tâm trạng riêng của ông, gắn liền với thời cuộc, mà còn thể hiện một quan niệm triết học, một cách ứng xử của ông trước cuộc đời:
“Phiền hiêu bế khước lợi danh quan Liêu ngụ nhàn trung dưỡng đắc nhàn”
Thơ chữ Hán: Trung tân quán ngụ hứng (Khép cửa ải lợi danh, ồn ào phiền não lại, Hãy gửi gắm vào trong cảnh nhàn để nuôi dưỡng thân nhàn)
Cũng ý ấy, ông viết trong Thơ chữ Nôm: bài số 8
“Thấy dặm thanh vân bước ngại chen Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn”
Trong quan niệm của ông, nhàn là giữ mình cho trong sạch, cũng là cách để bảo vệ khí tiết của nhà nho và phẩm giá của con người:
“Yếm khan trọc thế đấu phù vinh, Tân quán thâu nhàn ngã độc thanh” Thơ chữ Hán: Ngụ hứng
(Chán nhìn trò, đua chen vinh hoa hão, ở cái đời vẩn đục này Thâu cái nhàn trong quán Trung Tân, riêng ta trong sạch)... Nếu chỉ căn cứ vào những câu thơ như thế, chúng ta có thể nghĩ là ông có tư tưởng thoát li, quay lưng lại với cuộc đời, trong khi ông vốn là người hết lòng
phò tá nhà Mạc, tận tâm với nước, quan tâm sâu sắc tới thời cuộc và số phận của nhân dân thì thực là không thoả đáng. Theo Phả kí của Vũ Khâm Lân (đỗ tiến sĩ năm 1727), thì ông xin trí sĩ năm 1542, khi mới 51 tuổi, nhưng năm 1557, 66 tuổi, ông còn giúp vua Mạc, đi xuống Sơn Nam dụ Nguyễn Quyện đã đầu hàng nhà Lê lại quay về giúp vua Mạc. Trong thơ chữ Hán, nhiều bài ông thuật lại bản thân mình không quản tuổi già, nhiều lần tham gia chinh chiến để dẹp loạn, giúp vua Mạc ổn định tình hình.
“Trải gian nguy đã mấy phen,
Thân nhàn, phúc lại được về nhàn.”
Thơ Nôm bài 6.
Theo “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn (1726-1784), sau khi về hưu, ông còn được vua Mạc khởi phục làm Công bộ Thượng thư. Ông đặt nhiều hy vọng vào nhà Mạc, Về tư tưởng cũng là một yếu tố tiến bộ. Ông coi triều đại mới như Mặt trời mặt trăng mở ra vũ trụ mới (bài Hạ ngự giá thượng kinh) để Dân được sống trong khí xuân gió hòa (bài Phong)... Vì thế, nội dung chữ “Nhàn” trong thơ ông phức tạp hơn các nhà thơ khác, và nét chủ yếu không phải là tiêu cực mà là phép hành tàng của nhà nho trong lẽ xuất xử trước thời cuộc mà thôi.
Không chỉ dừng lại ở quan niệm về chữ “Nhàn” đơn thuần trong thơ. Với NBK thơ “Nhàn” của ông mang màu sắc triết lý rõ rệt, vì ông là một nhà triết học. Với ông, thơ trước hết để bộc lộ tư tưởng, mang tính giáo huấn. Toàn bộ cảnh vật được phản ánh trong thơ ông, đều được nhìn bằng con mắt của nhà thơ triết lý, dù là cảnh thiên nhiên như sông núi, ao hồ, vườn tược, cầu đường... cảnh xã hội như chợ búa, chùa chiền, học hành, hiếu hỉ... các vật quen dùng như mâm bát, chày, cối, giấy mực, lọng dù... Mỗi bài thơ là một cách nhận biết thế giới của ông, thấm đượm tư tưởng triết học của ông, phục vụ cho một ý tưởng hoặc mục đích nhận thức của ông. Đọc thơ NBK mới thấy, có lẽ ông là người đầu tiên nhận ra chức năng công cụ của thơ, để lý giải, để nhận biết và để giáo dục tuyên truyền cho cái đạo của mình. Nói như
thế, không phải là ông hạ thấp giá trị của thơ mà là tăng tính hữu ích của một thể loại nghệ thuật, nhạy cảm và tinh tế, thường gắn với trăng gió và cái hư huyền của cõi thế gian, trả nó về với đời sống thường nhật. Và như thế, trong thơ Việt Nam, có lẽ ông là người sáng lập ra loại thơ diễn giải minh họa và tuyên truyền, mà sau này ta thấy càng ngày càng phổ biến trong nền thơ hiện đại, chảy thành một dòng lớn trong thơ Việt Nam thế kỷ thứ XX, với nhiều tác phẩm xuất sắc của những tên tuổi lớn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, ông đã kế thừa xứng đáng truyền thống thơ Lê Thánh Tông. Đặc biệt là thơ Nguyễn Trãi và bổ sung vào đó, đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng. Với cái nhìn khái quát của một triết gia, ông luôn thể hiện trong thơ những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân, giàu chất trí tuệ. Thơ ông thể hiện những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ.
2.3. Giá trị triết lý trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của NBK. Trong bài thơ này tác giả đã
nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt xa cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị : Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai vui thú nào?
Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền. Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng Ta
một cách ngạo nghễ, một bên là Ngƣời ; một bên là dại của Ta, một bên là
khôn của Người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn
bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ
làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao . Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa « Người đời tỉnh cả, một mình ta say » đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại .