7. Cấu trúc của luận văn
2.7.1. Về phía học sinh
2.7.1.1. Sách giáo khoa
Sách giáo khoa là tài liệu học tập mang tích chất pháp lý. Tuy nhiên qua nghiên cứu tìm hiểu chúng tôi nhận thấy những điểm hạn chế trong việc biên soạn nội dung hướng dẫn học bài về bài thơ “Nhàn” – NBK như sau: Trong tổng số 3 câu hỏi hướng dẫn được thiết kế, không có câu hỏi nào đề cập đến việc tìm hiểu nội dung triết lý của bài thơ, không có câu hỏi nào đề cập đến việc tìm hiểu vẻ đẹp của nội dung triết lý ấy. Và đặc biệt cũng không có câu hỏi nào định hướng cho học sinh về thái độ khi tìm hiểu và tiếp cận giá trị của bài thơ này. Thực tế các câu hỏi sách giáo khoa xây dựng chỉ chú trọng vào một số biện pháp nghệ thuật đơn thuần. Chúng tôi nghĩ rằng, câu hỏi hướng dẫn học bài ở nhà cho học sinh cần phải đảm bảo đầy đủ những thông
tin của bài thơ, từ tác giả đến giá trị của tác phẩm. Ngoài ra câu hỏi hướng dẫn phải định hướng được thái độ cho học sinh khi tìm hiểu bài thơ này. Chúng ta đều thừa nhận hiện nay học tập và tìm hiểu những tác phẩm văn học trung đại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài tốt sẽ thức đẩy quá trình nhận thức của học sinh trên lớp và chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng lười học của học sinh.
2.7.1.2. Vở bài tập của học sinh
Thực trạng vở soạn bài ở nhà của học sinh thực chất đáng báo động, bởi vì tình trạng học sinh chỉ làm lấy lệ, phục vụ cho kiểm tra của giáo viên, còn không hề phục vụ cho hoạt động tìm hiểu bài ở trên lớp. Qua qua trình kiểm tra, thống kê, người viết nhận thấy có đến 80% học sinh thường xuyên chép từ sách để học tốt văn mà không hề đọc văn bản và những câu hỏi hướng dẫn học bài, có 10 % thi thoảng có chép nếu giáo viên không yêu cầu, bắt buộc làm, có 10 % học sinh có thói quen làm việc độc lập, tìm tòi và sáng tạo. Khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến hành vi này, có 80% học sinh trả lời là do không có thời gian - học thêm nhiều, có 90 % cho rằng câu hỏi hướng dẫn học bài khó và không khớp với bài giảng của thày cô, có 95% cho rằng cần thay đổi cách yêu cầu soạn bài cho phù hợp.
Từ những thông tin điều tra thực trạng trên người viết nhận thấy rằng chúng ta cần phải quan tâm tới khâu chuẩn bị bài về nhà cho học sinh thật tốt, đảm bảo các em có thể làm được và những nội dung các em làm sẽ được sử dụng trong tiết học sau. Chỉ có thể tạo hứng thú hoạt động tích cực cho học sinh khi chúng ta biết trân trọng thành quả lao động của các em.
Quy trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Điều quan trọng là phải được thực hiện thường xuyên để tạo ra thói quen cần thiết cho người học.
Thứ nhất, phải xác định được nội dung chính của bài học.
Thứ hai, phải thiết kế dược hệ thống câu hỏi phục vụ việc giải quyết nội dung đó một cách thoả đáng.
Thứ ba, phải xây dựng câu hỏi nâng cao nhằm kích thích khả năng tìm tòi sáng tạo cho học sinh.
Thứ tư, phải kiểm tra đánh giá thường xuyên vở soạn của học sinh. Coi đó như một yêu cầu bắt buộc.
Hình thức giáo viên có thể thiết kế soạn thành một hệ thống câu hỏi soạn bài cho bài học. Trên cơ sở bổ sung và chia nhỏ dung lượng câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. Giáo viên hoàn toàn có thể in cho học sinh đóng thành cuốn hoặc đọc cho học sinh cuối mỗi giờ học.
Thiết nghĩ nếu giáo viên quan tâm đến khâu chuẩn bị bài tốt thì hiệu quả của giờ học chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.
2.7.1.3. Thực trạng việc tiếp thu nội dung của bài thơ Nhàn của NBK
Thực trạng việc học của học sinh hiện nay, các em có quá nhiều áp lực xung quanh việc học. Thi cử luôn là lựa chọn số một không chỉ của học sinh mà chủ yếu là của phụ huynh. Họ đều trông mong con mình sau khi tốt nghiệp lớp 12 là phải thi được vào một trường đại học nào đó. Chính vì áp lực này mà ngay từ khi vào trường THPT các em đã học lệch, học tủ. các em khối A thì không quan tâm đến những khối còn lại. Trong khi đó mục tiêu của bậc học THPT xác định rất rõ mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 12 phải có đủ phẩm chất, năng lực cần thiết để tham gia các hoạt động của xã hội hoặc học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT không nằm ngoài quy luật nhân tạo này.
Thái độ của học sinh khi học những tác phẩm văn học Trung đại, các em đều cho rằng khó nắm bắt được giá trị của tác phẩm mặc dù đã được các thầy cô giảng dạy rất nhiệt tình. Các em vẫn cảm thấy khoảng cách về ngôn ngữ, khoảng cách về tư duy thẩm mĩ và đặc biệt là khoảng cách về tâm lí thời đại là rất lớn. Các em cũng muốn hiểu, cũng muốn nắm bắt nhưng …Biết bao nỗi băn khoăn của học trò người viết đã có dịp tiếp xúc được bộc bạch hết sức tự nhiên. Khi chúng tôi hỏi các em vể vẻ đẹp và giá trị triết lý của bài thơ Nhàn, các em đều không trả lời được. Lí do nào dẫn đến tình trạng này, các
em đều cho rằng các thầy cô không đề cập gì đến vẻ đẹp trong nhân cách của NBK. Có học sinh càn thẳng thắn nói lên mong muốn của mình, được bộc lộ những suy nghĩ của cá nhân trong mỗi giờ học văn. Những đòi hỏi và thắc mắc của các em học sinh khối 10 này là rất chỉnh đáng, bởi lẽ chúng ta không thể giữ nguyên cách giảng dạy truyền thụ một chiều mà không lắng nghe các em bộc lộ tư duy và suy nghĩ của mình. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu khảo sát tại trường THPT Nguyễn Khuyến, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Mẫu được sử dụng cho 400 học sinh khối 10.
(học sinh đã học tác phẩm Nhàn – NBK).
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả điều tra
Tiêu chi khảo sát Điểm
4 Điểm 3 Điểm 2 Điểm 1 I. Thái độ học tập
1. Anh/chị quan tâm đến việc tìm hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5% 20% 60% 15%
2. Bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm
có làm cho anh/ chị cảm thấy thú vị . 7% 23% 50% 20%
II. Mức độ ghi nhớ
1. Anh/chị có chắc chắn đọc thuộc bài thơ. 0% 15% 45% 40% 2. Anh/chị có thể nhớ được nội dung cơ bản
của bài thơ 0% 10% 55% 35%
3. Anh/chị có thể chỉ ra các yếu tố nghệ thuật
trong bài thơ. 0% 5% 25% 70%
III. Mức độ thông hiểu
1. Anh/chị có thể hiểu về nội dung của bài thơ.
0% 7% 18% 75%
2. Anh/chị có thể nêu tác dụng của những yếu
3. Anh/chị có cảm nhận được vẻ đẹp và nội
dung triết lý trong bài thơ. 0% 5% 10% 75%
IV. Sự tác động về thái độ.
1. Anh/chị nhận thấy giá trị của bài thơ có ảnh hưởng tới thái độ sống của mình
2% 10% 28% 60%
2. Mức độ ảnh hưởng của bài thơ đến cách
ứng xử của anh/chị trong cuộc sống. 1% 12% 19% 68% 3. Mức độ bồi dưỡng đạo đức, lối sỗng cho
bản thân sau khi học bài thơ Nhàn. 5% 17% 26% 52%
V. Nhu cầu của người học.
1. Anh/ chị có thấy cần thiết phải học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình THPT.
40% 35% 20% 5%
2. Bài học có nên cho học sinh nêu cảm nhận
của mình về thái độ của nhà thơ. 60% 30% 10% 0% 3. Bài học có cần phải liên hệ thực tế cuộc
sống ngày nay. 55% 27% 15% 3%
(Phiếu điều tra học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Khuyến )
Từ kết quả của những cuộc phỏng vấn trên, người viết rút ra kết luận về tình trạng học sinh khi học bài thơ “Nhàn” – NBK như sau: thứ nhất tỷ lệ học sinh quan tâm và cảm thấy thú vị khi học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không cao. Điều này hẳn có nguyên nhân. Thứ hai tỷ lệ học sinh nắm được và hiểu được những giá trị về nội dung và nghệ thuật cũng không cao. Điều này tỷ lệ thuận với thái độ quan tâm của học sinh. Thứ ba tỷ lệ tác động vào thái độ, ý thức của học sinh thấp, đồng nghĩa với việc dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa phát huy được hiệu quả. Trong khi tỷ lệ học sinh có nhu cầu về giáo dục thái độ, lí tưởng sống và nhu cầu được thể hiện mình, nhu cầu được liên hệ rất cao. Hệ quả này chính là nguyên nhân
dẫn đến tỷ lệ ở trên thấp. Xuất phát từ những thông số điều tra qua phiếu chúng tôi thấy cần thiết phải phát huy những giá trị của văn bản văn học hướng vào việc giáo dục thái độ, lí tưởng sống cho học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực giáo dục hiện nay.
Học sinh THPT là bậc học cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông. Các em chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động và học tập đầy những phức tạp, đòi hỏi phải có ý chí và lí tưởng vững vàng. Việc trang bị cho các em những phẩm chất đạo đức tốt sẽ là động lực giúp các em vươn lên trong cuộc sống lao động và học tập ở mức độ cao hơn. Thiết nghĩ đây cũng là đòi hỏi chính đáng của người học.