Tuy mới ra đời được 10 năm nhưng trong 4 năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ mạnh mẽ, cả về cung cầu hàng hoá, mức vốn hóa thị trường, đặc biệt là sự gia tăng đột biến số lượng các CTCK trên thị trường dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong giai đoạn hiện nay. Thống kê một số nước trong khu vực cho thấy, các nước có TTCK phát triển khá lâu và có quy mô lớn hơn nhiều so với Việt Nam như Thái Lan hay Trung Quốc cũng chỉ có khoảng 50 đến 100 CTCK. Trong khi đó, TTCK nhỏ bé và còn non trẻ của Việt Nam hiện nay đã có tới hơn 100 CTCK đang hoạt động. Điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt đến mức nào. Với tình trạng như vậy thì dự đoán trong tương lai, có rất nhiều Công ty yếu kém, hoạt động không hiệu quả sẽ bị phá sản hoặc bị thôn tinh, sáp nhập.Công ty cổ phần chứng khoán An Thành ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2007 đến nay mới được hơn 03 năm, với qui mô vốn điều lệ còn thấp (41 tỷ đồng) và phạm vi hoạt động còn hạn chế. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với hàng loạt các CTCK khác thì việc phát triển các hoạt động kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của của công ty..Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 1Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngân hàng - Tài chínhtrường Đại học Kinh tế quốc dân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôihoàn thiện đề tài, tôi đặc biệt gửi lời cảm ơn đến PGS TS Trần Đăng Khâm,
TS Lê Thị Hương Lan đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trìnhhoàn thiện luận văn Thạc sỹ của mình
Bên cạnh sự trợ giúp về mặt lý thuyết và phương pháp, để hoàn thiệnđược luận văn, tôi cũng có được sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt cung cấp tài liệu
từ phía Công ty cổ phần chứng khoán An Thành Vì vậy, tôi xin chân thànhgửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo phòng ban của công ty, đặc biệt là sự giúp đỡcủa TS Phạm Ngọc Phú – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty đãtạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận nguồn tài liệu để nghiên cứu
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã có những đóng gópthiết thực về mặt thực tiễn trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứngkhoán giúp tôi có những hiểu biết sâu sắc hơn trình bày trong luận văn củamình Bên cạnh đó tôi cũng chân thành cảm ơn sự động viên không nhỏ vềmặt tinh thần và tư vấn các thủ tục cần thiết trong quá trình hoàn thiện luậnvăn của các bạn học viên các lớp chuyên nghành Quản trị kinh doanh và Tàichính – Ngân hàng mà tôi đã theo học
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 2LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1.1 Khái niệm về công ty chứng khoán 3
1.1.2 Đặc điểm của công ty chứng khoán 4
1.1.3 Vai trò của CTCK 8
1.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 9
1.2.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 9
1.2.2 Các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 9
1.3 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 22
1.3.1 Khái niệm về phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 22
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 23
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 28
1.4.1 Các nhân tố chủ quan 28
1.4.2 Nhân tố khách quan 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN THÀNH 35
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH (ATSC) 35
2.1.1 Giới thiệu chung 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán An Thành 37
Trang 32.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán
An Thành 41
2.2.2 Phân tích mức độ phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty chứng khoán An Thành 51
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH 60
2.3.1 Kết quả đạt được 60
2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN THÀNH 66
3.1 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH 66
3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 66
3.1.2 Hoạch định chiến lược phát triển tại Công ty cổ phần chứng khoán An Thành 70
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH 71
3.2.1 Tăng cường tiềm lực tài chính 71
3.2.2 Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng 74
3.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh 76
3.2.4 Tập trung chủ yếu vào việc phát triển hoạt động môi giới 77
3.2.5 Thành lập phòng phát triển sản phẩm và thị trường 79
3.2.6 Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao 79
3.2.7 Chuyên nghiệp hóa các hoạt động và các nghiệp vụ của công ty 81
3.2.8 Triển khai các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm khách hàng 81
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 82
3.3.1 Kiến nghị chung hoạch định vĩ mô 82
3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 86
KẾT LUẬN 89
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
15 OTC Thị trường giao dịch phi tập trung
Trang 6Bảng 2.1: Danh sách các cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần tại thời
điểm 15/10/2010 36
Bảng 2.2: Phí giao dịch tại Công ty chứng khoán An Thành năm 2010 43
Bảng 2.3: Các hợp đồng lớn đã, đang được thực hiện hoặc đã ký kết 48
Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán qua các năm 2008, năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 51
Bảng 2.5: Lợi nhuận gộp các năm 2008, 2009 và 09 tháng đầu năm 2010 .55
Bảng 2.6: So sánh doanh thu thuần của ATSC với một số CTCK đang niêm yết .56
Bảng 2.7: Doanh thu hoạt động môi giới 56
Bảng 2.8: Doanh thu hoạt động tư vấn doanh nghiệp 58
Bảng 2.9: Doanh thu hoạt động đầu tư CK và góp vốn 59
Bảng 3.1: Thống kê so sánh TSCĐ tại ngày cuối quý III năm 2010 75
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu các hoạt động qua các năm 51
Biểu đồ 2.2: Các biểu đồ cơ cấu doanh thu các hoạt động năm 2008, năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 53
Biểu đồ 2.3: Doanh thu hoạt động môi giới qua các năm 57
Biểu đồ 2.4: Doanh thu hoạt động tư vấn doanh nghiệp 58
Biểu đồ 2.5: Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán và góp vốn 59
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của ATSC 37
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao dịch tại ATSC 43
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tuy mới ra đời được 10 năm nhưng trong 4 năm gần đây, thị trườngchứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển bùng nổ mạnh mẽ, cả vềcung - cầu hàng hoá, mức vốn hóa thị trường, đặc biệt là sự gia tăng đột biến
số lượng các CTCK trên thị trường dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong giaiđoạn hiện nay
Thống kê một số nước trong khu vực cho thấy, các nước có TTCK pháttriển khá lâu và có quy mô lớn hơn nhiều so với Việt Nam như Thái Lan hayTrung Quốc cũng chỉ có khoảng 50 đến 100 CTCK Trong khi đó, TTCK nhỏ
bé và còn non trẻ của Việt Nam hiện nay đã có tới hơn 100 CTCK đang hoạtđộng Điều đó cho thấy mức độ cạnh tranh khốc liệt đến mức nào Với tìnhtrạng như vậy thì dự đoán trong tương lai, có rất nhiều Công ty yếu kém, hoạtđộng không hiệu quả sẽ bị phá sản hoặc bị thôn tinh, sáp nhập
Công ty cổ phần chứng khoán An Thành ra đời và đi vào hoạt động từtháng 12 năm 2007 đến nay mới được hơn 03 năm, với qui mô vốn điều lệ cònthấp (41 tỷ đồng) và phạm vi hoạt động còn hạn chế Trong bối cảnh cạnh tranhgay gắt với hàng loạt các CTCK khác thì việc phát triển các hoạt động kinhdoanh là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của củacông ty
Xuất phát từ nhận thức trên tôi đã chọn đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành” làm luận văn thạc
sỹ của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tổng kết đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phầnchứng khoán An Thành, phân tích những thuận lợi, khó khăn, những kết quảđạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình hoạt động
Trang 9Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh củacông ty cổ phần chứng khoán An Thành.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công ty cổ phần chứng khoán An Thành
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động kinh doanh của công ty cổ phầnchứng khoán An Thành
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp luận cơ bản như: Phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với logic học; phương pháp nghiên cứutài liệu, tổng hợp, phân tích hệ thống hoá, so sánh; phương pháp chuyên gia
để lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Hệ thống hoá các hoạt động của một CTCK trên thị trường chứng khoánViệt Nam
Phân tích thực trạng các hoạt động kinh doanh của CTCK An Thành,những thiếu xót và bất cập trong quá trình hoạt động
Hoạch định chiến lược phát triển và đưa ra các giải pháp nhằm phát triểncác hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán An Thành vàtăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty, đồng thời có một số kiến nghịđối với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm ổn định và phát triển kinh tế
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
chứng khoán An Thành
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ
phần chứng khoán An Thành
Trang 10CHƯƠNG 1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1 Khái niệm về công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện cácnghiệp vụ trên thị trường chứng khoán Trong đó, nghiệp vụ đặc thù nhất củamột công ty chứng khoán nói chung là môi giới chứng khoán
Theo luật chứng khoán Việt Nam năm 2007 thì CTCK được thực hiện
một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau: Môi giới chứng khoán,
Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh nói trên, CTCK được cung cấp
dịch vụ tư vấn doanh nghiệp và các dịch vụ chứng khoán khác Ngoài ra,CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoánkhi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Các mô hình kinh doanh chứng khoán
Hiện nay trên thế giới có hai mô hình kinh doanh chứng khoán cơ bản
Thứ nhất là mô hình chuyên doanh chứng khoán (như Việt Nam đang làm),
các tổ chức kinh doanh chứng khoán này thường được gọi là công ty chứng
khoán, khái niệm chung nhất về CTCK như được trình bày ở phần trên Thứ
hai là mô hình ngân hàng đa năng, trong đó ngân hàng thực hiện cả các chức
năng kinh doanh liên quan đến chứng khoán
Trong quá trình phát triển của TTCK cũng như của các định chế tàichính ở các nước phát triển trên thế giới thì chức năng của các trung gian tàichính đã có sự thay đổi đáng kể Một mặt, các ngân hàng có xu thế mở rộnglĩnh vực kinh doanh hướng về kinh doanh bất động sản, môi giới chứng
Trang 11khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tham gia vào các lĩnh vực bảo hiểm,đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới thì mặt khác, các tổchức tài chính phi ngân hàng như các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính
và các công ty chứng khoán đều cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng.Điều này xuất phát từ nhu cầu muốn đa dạng hóa các dịch vụ tài chínhnhằm đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng -vì sự phân chiathị trường giữa các loại hình tổ chức trung gian tài chính khác nhau đã cản trởhoạt động đầu tư của công chúng Chẳng hạn, muốn kinh doanh chứng khoán,các nhà đầu tư phải thiết lập quan hệ với các CTCK, song khi cần vay tiền đểmua chứng khoán, họ lại phải đến gặp các ngân hàng Tương tự như vậy, khicác doanh nghiệp cần dịch vụ tín dụng hay thanh toán thì họ tìm tới các ngânhàng thương mại, nhưng khi cần bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán thì
họ lại phải tới các CTCK hoặc các ngân hàng đầu tư Chính những bất cậptrên đã khiến cho thị trường tài chính tự hoàn thiện và phát triển theo hướnghình thành các ngân hàng đa năng để giảm thiểu chi phí và thời gian cho cáchoạt động đầu tư
Mặt khác, chính sự cạnh tranh trên thị trường tài chính cũng đã buộc cáctrung gian tài chính phải phát triển các dịch vụ mới để đáp ứng các nhu cầucủa khách hàng và tăng thêm doanh thu
Vì các lý do trên khiến cho các trung gian tài chính phát triển theo hướng trởthành các ngân hàng đa năng Như vậy theo mô hình này, các nghiệp vụ kinhdoanh trên TTCK chỉ là một phần trong số các nghiệp vụ của ngân hàng đa năng
1.1.2 Đặc điểm của công ty chứng khoán
Là một trung gian tài chính
Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứngkhoán thì cần tới những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán Đó là cácCTCK, với nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ
Trang 12chức thích hợp thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hànhchứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả ngườiđầu tư và người phát hành.
Bên cạnh đó, các CTCK còn đóng vai trò là trung gian thanh toán chokhách hàng trong giao dịch và thanh toán Các nhà đầu tư muốn tham gia đầu
tư trên TTCK thì phải đến các CTCK để đăng ký mở tài khoản giao dịch sau đóthông qua CTCK để tiến hành các giao dịch của mình trên TTCK Khi các giaodịch được thực hiện, cần phải có sự thanh toán thì mới thực sự chuyển giaođược chứng khoán và thanh toán được tiền giữa các bên tham gia giao dịch,đảm bảo bên mua chứng khoán nhận được chứng khoán và bên bán nhận đượctiền Và lúc này, CTCK lại đóng vai trò là trung gian thanh toán để tiến hànhthanh toán các giao dịch chứng khoán để đảm bảo các giao dịch hoàn tất
CTCK còn đóng vai trò là trung gian thông tin trong việc đưa nhữngthông tin về các công ty niêm yết, về thị trường đến với nhà đầu tư
Trong suất quá trình thực hiện trung gian về giao dịch, thanh toán thìCTCK cũng đóng vai trò là trung gian rủi ro Tất cả quyết định mua, bánchứng khoán tại thời điểm nào với mức giá bao nhiêu là do khách hàng quyếtđịnh và CTCK chỉ là trung gian để tiến hành các giao dịch đó và giúp cho nóđược hoàn tất vì vậy, tất cả những rủi ro liên quan đến quyết định của kháchhàng là thuộc về khách hàng, do khách hàng chịu
Kinh doanh có điều kiện
Theo luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nghị định của Chính phủ số14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007, CTCK phải là công ty cổ phần hoặc công
ty TNHH đáp ứng các điều kiện quy định sau:
Trang 13- Về vốn: Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo
quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán Vốnpháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK có vốn đầu tưnước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài có vốn góp tại Việt Nam là:
a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;
d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
Trường hợp CTCK xin cấp giấy phép cho nhiều loại hình kinh doanh thìvốn pháp định là tổng số vốn pháp định của những loại hình kinh doanh màCTCK được cấp giấy phép
- Về nhân sự: Giám đốc (tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh
(không kể nhân viên kế toán, nhân viên văn thư hành chính, thủ quỹ) củaCTCK phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán Bên cạnh đó, phải có tốithiểu 3 (ba) người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh
- Về vật chất: Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật phụ vụ cho việc kinh doanh
chứng khoán; để được cấp giấy phép hoạt động, CTCK cần có trụ sở đảm bảocác yêu cầu: Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu một năm, trong đó diệntích làm sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu là 150 m2, có đủ cơ sở vậtchất, kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh bao gồm: sàn giao dịch phục vụkhách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm phục
vụ hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công
bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiềnmặt, tài sản có giá trị khác và lưu trữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối vớiCTCK có nghiệp vụ môi giới chứng khoán…Hệ thống phòng chữa cháy theoquy định của pháp luật; có hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc
Trang 14 Sản phẩm mà công ty chứng khoán cung cấp là dịch vụ
Các dịch vụ mà một CTCK cung cấp như môi giới chứng khoán, tư vấnđầu tư chứng khoán, tư vấn phát hành chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứngkhoán, tư vấn doanh nghiệp… Chính vì đặc điểm của sản phẩm là dịch vụnên nó dễ thay đổi, dễ bắt chước Vì vậy, việc cạnh tranh hiệu quả phải theohướng cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả và kênh phân phối
Hoạt động trong mối quan hệ xung đột lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau
Trước tiên phải kể đến là xung đột lợi ích giữa CTCK với các nhà đầu
tư Chẳng hạn như khi CTCK thực hiện nghiệp vụ Tự doanh chứng khoán.Trong trường hợp này sẽ có một vấn đề là nếu bên này được thì bên kia sẽmất Do vậy có một khả năng có thể xảy ra là bộ phận tư vấn hay cung cấpthông tin của CTCK sẽ có thể có những lời khuyến cáo không trung thực vớikhách hàng để bộ phận Tự doanh trục lợi Hoặc một trường hợp khác làCTCK có thể tung ra các gói sản phẩm hấp dẫn như cầm cố, dùng đòn bẩy với
tỷ lệ cho vay cao….để kích thích cho khách hàng giao dịch nhiều Điều này sẽlàm tăng doanh thu cho hoạt động môi giới nhưng lại dẫn đến rủi ro cao chokhách hàng
Bên cạnh việc xung đột lợi ích giữa CTCK với các nhà đầu tư là xungđột lợi ích với TTCK nói chung Các CTCK có thể đưa ra những khuyến nghịnhằm trục lợi cho bộ phận tự doanh hoặc môi giới của mình nhưng lại có thểgây bất lợi cho sự phát triển không lành mạnh của TTCK
Ngoài ra, còn có xung đột lợi ích giữa nhân viên môi giới của công tychứng khoán với các khách hàng Điều này xảy ra khi nhân viên môi giới đặtlệnh cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn đặt lệnh giao dịch vớikhối lượng lớn Vì người đặt lệnh biết trước lệnh giao dịch của khách nên cóthể chèn lệnh của mình trước khi đặt lệnh cho khách hàng hòng trục lợi
Trang 15 Phụ thuộc nhiều vào công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với một CTCK Nó không chỉ liên quan đếnviệc xử lý thông tin nội bộ trong công ty mà còn liên quan mật thiết đến việckết nối với các Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán, khảnăng cung cấp thông tin, phát triển các sản phẩm dịch vụ và tạo điều kiệnthuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch chứng khoán Do đó, công nghệthông tin có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của CTCK
1.1.3 Vai trò của CTCK
Thứ nhất, Các CTCK là các nhà tư vấn chuyên nghiệp giúp các tổ chức
phát hành thực hiện nhanh chóng và hiệu quả các đợt phát hành chứng khoán
và cả việc đưa chứng khoán lên sàn niêm yết
Thứ hai, Công ty chứng khoán là một trung gian tài chính không thể
thiếu giúp cho thị trường chứng khoán có thể giao dịch sôi động
Thứ ba, đối với một số quốc gia, CTCK còn có một vai trò quan trọng là
can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán Theo quy địnhcủa các nước, CTCK bắt buộc phải giành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch củamình để mua chứng khoán khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm vàbán ra khi giá chứng khoán cao
Thứ tư, với tư cách là một trung gian tài chính, các CTCK đảm nhận
chức năng chuyển tiền mặt thành những chứng khoán có giá và ngược lại mộtcách nhanh chóng và thuận tiện thông qua việc giao dịch của các nhà đầu tưtrên sàn chứng khoán
Thứ năm, thông qua nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh
mục đầu tư, các CTCK với kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và uy tínnghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách
an toàn và hiệu quả
Trang 16Thứ sáu, các CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ
quan quản lý thị trường bao gồm các thông tin về các giao dịch mua bán trênthị trường, thông tin về các nhà đầu tư…để giúp các cơ quan này có thể kiểmsoát và quản lý thị trường được hiệu quả hơn
1.2 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Khái niệm về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
Theo mô hình ngân hàng đa năng thì hoạt động của các ngân hàng này làrất đa dạng, nó cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm cả các dịch vụ liênquan đến chứng khoán Tuy nhiên, theo luật chứng khoán của Việt Nam thìhiện các CTCK của Việt Nam đang được tổ chức theo mô hình chuyên doanhchứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán của các CTCK là việcthực hiện một hoặc một số các nghiệp vụ kinh doanh như môi giới chứngkhoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tưchứng khoán, lưu ký chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác để nhằm mụcđích sinh lời
1.2.2 Các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
1.2.2.1 Hoạt động môi giới chứng khoán
Khái niệm về môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trong đó CTCK làm trung gian thựchiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng và thu phí giao dịch Khách hàng
là người đưa ra quyết định mua, bán các loại chứng khoán, khối lượng, giá cả,thời điểm mua bán, chiến lược mua bán và chịu trách nhiệm trước các quyếtđịnh của mình
Trong hoạt động này, CTCK thường làm các việc như mở tài khoản chokhách hàng, nhận và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng, quản lý tiền vàchứng khoán cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng trong các hoạt độngmua bán chứng khoán
Trang 17 Qui định về các hoạt động môi giới chứng khoán
- Trong việc nhận và thực hiện lệnh cho khách hàng, Điều 33 quyết định
27/2007 của Bộ Tài chính có nêu rõ:
+ Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng khi phiếulệnh được điền chính xác và đầy đủ các thông tin Phiếu lệnh giao dịch phảiđược người môi giới của công ty chứng khoán ghi nhận số thứ tự và thời gian(ngày, giờ, phút) nhận lệnh tại thời điểm nhận lệnh
+ Công ty chứng khoán phải thực hiện một cách nhanh chóng và chínhxác lệnh giao dịch của khách hàng
+ Công ty chứng khoán phải lưu trữ các phiếu lệnh của khách hàng theoquy định của pháp luật
+ Mọi lệnh giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứngkhoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải được truyền qua trụ sở chínhhoặc chi nhánh công ty chứng khoán trước khi nhập lệnh vào hệ thống giaodịch của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán
+ Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng có đủ tiền vàchứng khoán theo quy định của UBCKNN và phải có các biện pháp cần thiết đểđảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi lệnh giao dịch được thực hiện.+ Trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu kýkhông phải là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch và thành viên lưu kýphải ký hợp đồng thoả thuận trách nhiệm đảm bảo nguyên tắc thành viên giaodịch chịu trách nhiệm thực hiện lệnh giao dịch, thành viên lưu ký chịu tráchnhiệm kiểm tra tỷ lệ ký quỹ chứng khoán của khách hàng và đảm bảo thanhtoán cho khách hàng theo quy định pháp luật
+ Công ty chứng khoán phải công bố về mức phí giao dịch chứng khoántrước khi khách hàng thực hiện giao dịch
Trang 18+ Trường hợp nhận lệnh giao dịch của khách hàng qua internet, qua điệnthoại, qua fax, công ty chứng khoán phải tuân thủ Luật Giao dịch điện tử vàcác văn bản hướng dẫn, đảm bảo có ghi nhận thời điểm nhận lệnh; đối vớilệnh nhận qua điện thoại, fax, công ty chứng khoán phải đảm bảo nguyên tắc:xác nhận lại với khách hàng trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, lưugiữ bằng chứng chứng minh về việc đặt lệnh của khách hàng Ngoài ra,CTCK phải có biện pháp khắc phục thích hợp khi không nhập được lệnh củakhách hàng vào hệ thống giao dịch do lỗi của công ty.
- Trong việc quản lý tiền và chứng khoán cho khách hàng, Điều 32,
quyết định 27/2007 của Bộ tài chính nêu rõ:
+ Quản lý tiền của khách hàng:
a) Công ty chứng khoán phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán củakhách hàng tách biệt khỏi tiền của chính công ty chứng khoán Công ty chứngkhoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng; b) Khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền tại ngânhàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn Công ty chứng khoánphải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước danh sách các ngân hàng thươngmại cung cấp dịch vụ thành toán cho mình trong vòng ba (03) ngày sau khi kýhợp đồng cung cấp dịch vụ thanh toán với ngân hàng thương mại
+ Quản lý chứng khoán phát hành đại chúng của khách hàng:
a) Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt chứng khoán của kháchhàng với chứng khoán của công ty chứng khoán;
b) Công ty chứng khoán phải gửi chứng khoán của khách hàng vàoTrung tâm Lưu ký chứng khoán trong vòng một (01) ngày làm việc kể từngày nhận chứng khoán của khách hàng;
c) Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho kháchhàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng;
Trang 19d) Việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán thực hiện theo lệnh của kháchhàng và theo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
- Về trách nhiêm đối với khách hàng trong nghiệp vụ môi giới, Điều 31quyết định 27/2007 của Bộ tài chính có nói:
+ Khi tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán, công ty chứngkhoán phải thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, không được đảm bảo giátrị chứng khoán mà mình khuyến nghị đầu tư
+ Công ty chứng khoán có nghĩa vụ cập nhật các thông tin về khả năngtài chính, khả năng chịu đựng rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận của khách hàng, nhânthân của khách hàng tối thiểu sáu (06) tháng/lần
1.2.2.2 Hoạt động Tự doanh chứng khoán
Khái niệm về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán
Tự doanh chứng khoán là việc các công ty chứng khoán tiến hành cácgiao dịch mua bán các loại chứng khoán cho chính mình
Thông thường chức năng chính của CTCK là cầu nối giữa nhà đầu tư vớiTrung tâm giao dịch chứng khoán, người chơi chứng khoán sẽ phải đến cácCTCK để thực hiện một số thủ tục như mở tài khoản chứng khoán, lưu kýchứng khoán và các CTCK Khi đã là thành viên của Trung tâm Lưu kýchứng khoán, sẽ phải mở tài khoản lưu ký của bản thân công ty tại Trung tâmnày và đồng thời mở tài khoản lưu ký cho khách hàng của mình Song, vớinghiệp vụ tự doanh, CTCK sẽ tham gia mua bán chứng khoán như một tổchức độc lập, bằng chính nguồn vốn của công ty, chứ không phải bằng tàikhoản của khách hàng
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trêncác thị trường giao dịch tập trung (các sở và trung tâm giao dịch chứngkhoán) hoặc phi tập trung (thị trường OTC)… trên thị trường giao dịch tập
Trang 20trung, lệnh giao dịch của các CTCK được đưa vào hệ thống và thực hiệntương tự như lệnh giao dịch của khách hàng Trên thị trường OTC, các hoạtđộng này có thể được thực hiện trực tiếp giữa ty với các đối tác hoặc thôngqua một hệ thống mạng thông tin Hoạt động tự doanh của các CTCK cònđược thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường (Ví dụ như ở Mỹ).Trong hoạt động này, CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một
số lượng nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện lệnh mua bánvới các khách hàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá
Những yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh
Theo pháp luật Việt Nam, điều 34, quyết định 27/2007 ngày 24 tháng 4năm 2007 của Bộ Tài chính có nêu rõ:
- Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanhtoán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình
- Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trướclệnh của chính mình
- Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đốitác trong giao dịch trực tiếp với khách hàng và không được thu phí giao dịchcủa khách hàng trong trường hợp này
- Trong trường hợp lệnh mua/bán chứng khoán của khách hàng có thểảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán khôngđược mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộthông tin cho bên thứ ba mua/bán chứng khoán đó
- Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không đượcmua hoặc bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốthơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện
Trang 211.2.2.3 Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
Khái niệm về hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán là dịch vụ mà các CTCK cung cấp chokhách hàng các thông tin đã được thu thập và phân tích về các loại chứngkhoán, về tình hình thị trường và xu hướng biến động của TTCK giúp chokhách hàng quyết định thời điểm mua bán chứng khoán; loại chứng khoánmua bán và thời gian nắm giữ chứng khoán
Phân loại hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
- Theo hình thức hoạt động tư vấn
+ Tư vấn trực tiếp: Tức là khách hàng có thể gặp gỡ trực tiếp với nhà tư vấn
hoặc sử dụng các phương tiện truyền thông như điện thoại, fax… để hỏi ý kiến
+ Tư vấn gián tiếp: Nhà tư vấn xuất bản các ấn phẩm hay đưa thông tin
lên những phương tiện thông tin truyền thông như internet để bất kỳ kháchhàng nào cũng có thể tiếp cận được nếu muốn
- Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn:
+ Tư vấn gợi ý: Ở mức độ này, người tư vấn chỉ có quyền nêu ý kiến của
mình về những diễn biến trên thị trường, gợi ý cho khách hàng về nhữngphương pháp, cách thức xử lý nhưng quyền quyết định là của khách hàng
+ Tư vấn ủy quyền: Với nghiệp vụ này, nhà tư vấn quyết định hộ khách
hàng theo mức độ ủy quyền của khách hàng
Điều kiện và nguyên tắc hoạt động tư vấn
- Điều kiện của hoạt động tư vấn:
+ Điều kiện về vốn: Vì hoạt động tư vấn là hoạt động kinh doanh hiểu biết
nên các yêu cầu về vốn tối thiểu đối với hoạt động này không lớn, lượng vốn vớinghiệp vụ này chỉ cần đủ để duy trì các hoạt động bình thường của công ty như làthuê văn phòng, trả lương nhân viên, chi phí hành chính khách…
+ Điều kiện về nhân sự: Yêu cầu về nhân sự đối với hoạt động này
tương đối chặt chẽ Người làm công tác tư vấn phải có kiến thức chuyên môn
Trang 22rất sâu trong lĩnh vực của mình Riêng đối với nghành chứng khoán, cán bộ tưvấn phải có giấy phép hành nghề tư vấn chứng khoán với các yêu cầu cao hơnnhững người chỉ làm môi giới thông thường.
- Nguyên tắc của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
+ Công ty chứng khoán phải thu thập và quản lý thông tin về khách hàng đãđược khách hàng xác nhận, bao gồm: Tình hình tài chính của khách hàng; Thunhập của khách hàng; Mục tiêu đầu tư của khách hàng; Khả năng chấp nhận rủi
ro của khách hàng; Kinh nghiệm và hiểu biết về đầu tư của khách hàng
+ Các nội dung tư vấn phải có cơ sở hợp lý và phù hợp dựa trên thôngtin đáng tin cậy, phân tích lôgic
+ Công ty chứng khoán không được đảm bảo cho khách hàng kết quảđầu tư trừ trường hợp đầu tư vào những sản phẩm đầu tư có thu nhập cố định;không được, trực tiếp hay gián tiếp, bù đắp một phần hoặc toàn bộ các khoảnthua lỗ của khách hàng do đầu tư vào chứng khoán, trừ trường hợp việc thua
lỗ của khách hàng là do lỗi của công ty chứng khoán; không được quyết địnhđầu tư thay cho khách hàng
+ Công ty chứng khoán không được tư vấn cho khách hàng đầu tư vàochứng khoán mà không cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng
+ Công ty chứng khoán không được có hành vi cung cấp thông tin sai sựthật để dụ dỗ hay mời gọi khách hàng mua bán một loại chứng khoán nào đó.+ Công ty chứng khoán phải bảo mật các thông tin nhận được từ người
sử dụng dịch vụ tư vấn trong quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn trừ trườnghợp được khách hàng đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác
+Công ty chứng khoán phải tư vấn đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư
và tình hình tài chính của khách hàng
+ Trong trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin theoyêu cầu của công ty chứng khoán, khách hàng phải chịu trách nhiệm về kếtquả tư vấn không phù hợp của công ty chứng khoán
Trang 231.2.2.4 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Khái niệm về bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thựchiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứngkhoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành
Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứngkhoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán
tổ chức phát hành nhận được
Phí bảo lãnh hoặc hoa hồng bảo lãnh cao hay thấp là tùy thuộc vào tínhchất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn) Nói chung, nếuđợt phát hành đó là đợt phát hành lần đầu tư công chúng thì mức phí hoặc hoahồng phải cao hơn lần phân phối sơ cấp Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh hoặchoa hồng phụ thuộc vào lãi xuất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảolãnh phát hành càng cao và ngược lại)
Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong cácphương thức sau:
Trang 24- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó
tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù cóphân phối được hết chúng hay không Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo
“cam kết chắc chắn”, một nhóm các tổ chức bảo lãnh thành một tổ hợp đểmua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chàobán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theogiá POP Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh vàgiá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu
- Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Đây là phương thức thường
được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ xung thêm cổ phiếu ởcác nước phát triển Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợicho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổxung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra bên ngoài Có thể sẽ có một số
cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty Do vậy, công ty cần cómột tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không đượcthực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra công chúng Cóthể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết
sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức pháthành và bán lại ra công chúng Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chứcbảo lãnh phát hành còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảolãnh phát hành dự phòng là phương thức thông dụng nhất
- Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ
chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành Tổ chức bảo lãnhkhông cam kết bán toàn bộ số chứng khoán, mà chỉ cam kết sẽ cố gắng hếtsức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trảlại cho tổ chức phát hành phần còn lại
Trang 25- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: Trong trường hợp
này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứngkhoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ hủy toàn bộ đợt phát hành
- Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: Là phương thức trung
gian giữa phương thức giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất vàphương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không Theo phương thức này, tổ chứcphát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhấtđịnh (mức sàn) Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bánchứng khoán đến mức tối đa qui định (mức trần) Nếu lượng chứng khoán bánđược đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ
Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán
Ngoài việc được quy định trong luật chứng khoán 2007 điều kiện về vốn
là vốn pháp định tối thiểu cho nghiệp vụ này là 165 tỷ đồng thì Điều 35,quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính có nêu rõ:Công ty chứng khoán được thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoántheo hình thức cam kết chắc chắn nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 06 tháng liên tục liềntrước thời điểm bảo lãnh;
- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sởhữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đếnngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành tráiphiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong ba (03) thángliền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành
Hạn chế bảo lãnh phát hành
Điều 36, quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tàichính quy định:
Trang 26Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hìnhthức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổchức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chứcphát hành;
- Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổchức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ
- Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai(02) lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảolãnh phát hành Trong trường hợp này, tổ chức bảo lãnh phát hành chính chịutrách nhiệm ký hợp đồng bảo lãnh với tổ chức phát hành, hoàn tất hồ sơ pháp
lý về việc bảo lãnh phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với các tổchức bảo lãnh phát hành khác
- Khi một công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành chứng khoán, công tychứng khoán phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt độnghợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua chứng khoán của khách hàng
1.2.2.5 Lưu ký chứng khoán
Đây là hoạt động phụ trợ của một CTCK Lưu ký chứng khoán là việclưu giữ, bảo quản chứng khoán và các chứng từ có giá của khách hàng, đồngthời thực hiện các quyền của khách hàng đối với chứng khoán Khi thực hiệndịch vụ lưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán được phépthu phí lưu ký chứng khoán Trước khi được thực hiện hoạt động lưu ký,CTCK phải là thành viên lưu ký của trung tâm lưu ký
Điều 39, quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tàichính nêu rõ Phạm vi thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
Công ty chứng khoán được cấp Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký theoquy định của Luật Chứng khoán được thực hiện cung cấp các dịch vụ sau:
Trang 27- Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán các giao dịch chứng khoán chokhách hàng;
- Cung cấp dịch vụ đăng ký chứng khoán đối với các chứng khoán pháthành riêng lẻ;
- Làm đại lý chuyển nhượng theo yêu cầu của tổ chức phát hành đối vớicác chứng khoán phát hành riêng lẻ
Nguyên tắc quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán của khác hàng
Điều 41, quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tàichính quy định về nguyên tắc này như sau:
- Mỗi khách hàng chỉ được phép mở một tài khoản lưu ký chứng khoán
và mọi bút toán thanh toán được thực hiện qua tài khoản này;
- Tài khoản lưu ký chứng khoán của khách hàng phải tách biệt với tàikhoản lưu ký chứng khoán của chính công ty;
- Công ty không được sử dụng chứng khoán trong tài khoản lưu kýchứng khoán của khách hàng vì lợi ích của bên thứ ba hoặc vì lợi ích củachính thành viên lưu ký;
- Công ty không được sử dụng chứng khoán của khách hàng để thanhtoán các khoản nợ của chính mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác
1.2.2.6 Các dịch vụ chứng khoán khác
Theo quy định của Luật chứng khoán Việt Nam, các CTCK ngoài việcđược phép kinh doanh bốn nghiệp vụ chính như đã nêu ở trên (tùy theo khảnăng đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định) thì còn được phép kinh doanhcác dịch vụ tài chính chứng khoán khác Với trình độ phát triển của TTCKnhư của Việt Nam hiện nay thì các dịch vụ mà các CTCK Việt Nam đangcung cấp như sau:
- Tư vấn cổ phần hóa: Tư vấn cổ phần hóa là việc cung cấp dịch vụ giúp
các doanh nghiệp đang ở hình thức pháp lý chưa phải là công ty cổ phần
Trang 28chuyển sang hoạt động ở hình thức công ty cổ phần Các nhiệm vụ chínhtrong nghiệp vụ này là định giá doanh nghiệp, lập kế hoạch thực hiện các thủtục để đấu giá cổ phần.
- Tư vấn chào bán chứng khoán:Là nghiệp vụ tư vấn giúp doanh nghiệp
chào bán chứng khoán cho các đối tượng khác nhau
- Tư vấn niêm yết chứng khoán: Là nghiệp vụ niêm yết chứng khoán của
doanh nghiệp lên sàn giao dịch để cho các nhà đầu tư tự do giao dịch Cácnhiệm vụ chính của nghiệp vụ này cũng là định giá doanh nghiệp và lập kếhoạch thực hiện các thủ tục theo luật định để đưa chứng khoán niêm yết lênsàn giao dịch
- Tư vấn tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp: Là hoạt động sử dụng
chủ yếu đến kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của chuyên gia tài chính
để tư vấn cho các doanh nghiệp trong vấn đề cơ cấu lại nguồn vốn tài trợ chodoanh nghiệp, phương thức sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất; cơ cấu lại bộmáy tổ chức và quản lý; thậm chí là xem xét và tư vấn cả các vấn đề về nguồncung ứng và thị trường đầu ra, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Tư vấn chia tách, sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp: Tư vấn cho
khách hàng mở rộng quy mô hoạt động bằng hình thức thâu tóm hay sápnhập, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, phát triểnbền vững sau thời kỳ thâu tóm và sáp nhập này
- Cung cấp dịch vụ tín dụng liên quan đến chứng khoán: Hiện nay, mặc
dù chưa được pháp luật Việt Nam khuyến khích, nhưng các CTCK vẫn đanglàm “chui” để cung cấp các dịch vụ cho vay ký quỹ như cấm cố chứng khoán,repo chứng khoán, hợp đồng hợp tác kinh doanh chứng khoán… Cho vay kýquỹ là hình thức cấp tín dụng của CTCK cho khách hàng của mình để họ muachứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay
Trang 29đó Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần, số còn lại sẽ do CTCK ứng trướctiền thanh toán Đến kỳ hạn thỏa thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ số tiềnchênh lệch cùng với lãi cho CTCK Trường hợp khách hàng không trả được
nợ, thì CTCK có toàn quyền xử lý số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ Bêncạnh đó, CTCK còn cung cấp cả các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi chogiao dịch của các nhà đầu tư như ứng trước tiền bán chứng khoán…
- Quản lý thu nhập của khách hàng: Xuất phát từ việc lưu ký chứng
khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, chi trả cổ tức củachứng khoán và đứng ra làm dịch vụ nhận và chi trả cổ tức, cổ phiểu thưởngthông qua các tài khoản của khách
- Dịch vụ quản lý quỹ: Đây là dịch vụ quản lý đầu tư Theo đó, CTCK cử
đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ để đầu tưchứng khoán đồng thời được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư
- Định giá chứng khoán: Là việc dựa vào các phương pháp định giá và
tình hình tài sản, tài chính và tình hình kinh doanh của công ty để tiến hànhxác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện các công việc liên quan đến giaodịch như phát hành chứng khoán, niêm yết chứng khoán, mua bán, sáp nhập,chia tách doanh nghiệp, hoặc cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp…
- Các dịch vụ chứng khoán khác: Tùy theo trình độ phát triển và nhu cầu
của thị trường chứng khoán mà các CTCK có thể cung cấp các sản phẩm dịch
Phát triển hoạt động kinh doanh là sự biến đổi theo chiều hướng gia tăng
về số lượng các hoạt động cũng như sự đa dạng về hình thức tiến hành và
Trang 30nâng cao chất lượng của mỗi hoạt động nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu kinhdoanh của công ty Sự phát triển cả về số lượng và chất lượng các hoạt độngkinh doanh bao hàm cả mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ phát triển ởhiện tại mà còn phải không tạo ra các mối nguy hiểm đe dọa sự phát triểntrong tương lai, hơn thế nữa còn làm tăng tiềm năng phát triển trong tương lai.Điều này thường liên quan đến các yếu tố về con người, công nghệ, cơ sở hạtầng, thương hiệu và khả năng kiểm soát rủi ro của công ty.
Hoạt động kinh doanh của một CTCK ở Việt Nam hiện nay được phápluật quy định bao gồm bốn hoạt động kinh doanh chính là môi giới, tư vấnđầu tư, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán Ngoài ra, còn có nghiệp vụ
bổ trợ là lưu ký chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác như tư vấn doanhnghiệp, quản lý danh mục đầu tư, cung cấp tín dụng và các gói sản phẩm doCTCK tạo ra (tùy thuộc vào trình độ phát triển của TTCK ) để đáp ứng cácnhu cầu của khách hàng và để tăng thêm doanh thu cho công ty
Việc phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoánkhông chỉ chú trọng gia tăng về số lượng các nghiệp vụ, cung cấp ngày càngnhiều các dịch vụ và các gói sản phẩm mà còn phải quan tâm đến cả chấtlượng và cơ cấu các hoạt động đó, biết hướng chiến lược và đặt mục tiêu vàohoạt động nào là chính để có hiệu quả cao và phát triển bền vững, lâu dài
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển các hoạt động kinh doanh của CTCKchỉ có ý nghĩa khi nó được dùng để so sánh sự biến đổi theo thời gian và/hoặc
so sánh ngang với các công ty khác trong nghành Sau đây là các chỉ tiêu cơ
bản phản ánh sự phát triển các hoạt động kinh doanh của một CTCK:
- Doanh thu
Doanh thu là số tiền thu được hoặc có khả năng tương đối chắc chắn sẽ thu vềđược của công ty sau khi bán các sản phẩm và dịch vụ của mình Trong kinh tế học,doanh thu thường được xác định bằng giá bán sản phẩm nhân với sản lượng
Trang 31Bên cạnh khái niệm doanh thu còn có khái niệm doanh thu thuần Doanhthu thuần là doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như hàng bán bịtrả lại, giảm giá hàng bán….
Doanh thu có ý nghĩ rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.Doanh thu là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạtđộng kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh và có nguồn
để thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước Vì vậy, thông qua doanh thu sẽcho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không tốt.Nếu doanh thu của công ty ngày càng tăng theo thời gian thì phản ánh tìnhhình hoạt đông của công ty ngày càng phát triển và ngược lại
Theo thông tư 95/2008/TT-BTC quy định khái niệm về doanh thu củaCTCK như sau:
“Doanh thu là khoản thu lãi chênh lệch bán chứng khoán tự doanh của
công ty chứng khoán, khoản doanh thu cung cấp dịch vụ của các hoạt động dịch vụ chứng khoán (như thu phí môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phát hành chứng khoán, chiết khấu chứng khoán bảo lãnh phát hành, phí tư vấn đầu tư chứng khoán và các loại phí khác,…), doanh thu từ các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính khác của công ty (như thu lợi tức cổ phiếu, lãi trái phiếu, cho thuê thiết bị,…).
Đối với hoạt động bảo lãnh hoặc đại lý phát hành chứng khoán, doanh thu các hoạt động này được xác định khi thực hiện quyết toán với tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán”
Trang 32Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củamột doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thịtrường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định
là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không Vì thế, lợi nhuận đượccoi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một tiêu chí cơ bản đánh giáhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượngtổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thunhập doanh nghiệp
Lợi nhuận
Lợi nhuân trước thuế -
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế phản ánh một cách tổng hợp hơn, chính xác hơntình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nếu xét trên quan điểmlợi ích của doanh nghiệp nói riêng
- Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới
+ Số lượng tài khoản được mở: Số lượng tài khoản được mở tại các
CTCK phán ánh mức độ thành công của nhân viên môi giới trong việc thu hútkhách hàng, lấy được niềm tin của khách hàng Vì vậy, nếu số lượng tàikhoản của khách hàng mở tại CTCK ngày càng tăng lên trong điều kiện ổnđịnh của thị trường thì chứng tỏ việc thu hút khách hàng của công ty tốt, uytín của công ty được tăng lên
+ Tỷ trọng số tài khoản được mở so với toàn thị trường chứng khoán :
Chỉ tiêu này phản ánh sự thành công, uy tín của công ty trong tương quan vớicác đối thủ khác trên TTCK
+ Giá trị giao dịch chứng khoán: Giá trị giao dịch chứng khoán bao gồm
giá trị chứng khoán mua và giá trị chứng khoán bán Giá trị giao dịch chứngkhoán biến động qua từng phiên và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như biến động
Trang 33về kinh tế, chính trị xã hội, tâm lý đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh củacác công ty niêm yết… Giá trị giao dịch thể hiện được khối lượng, tần suấtgiao dịch của khách hàng Phí giao dịch mà công ty thu về sẽ tỷ lệ thuận vớigiá trị chứng khoán giao dịch Vì vậy, nếu giá trị giao dịch càng lớn hứa hẹn
sẽ mang về càng nhiều doanh thu cho công ty
+ Thị phần vể lĩnh vực môi giới của công ty so với toàn bộ TTCK: Chỉ
tiêu này được đánh giá bằng tỷ lệ giá trị giao dịch của công ty so với giá trịgiao dịch của toàn bộ thị trường trong một kỳ so sánh
+ Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán: Là khoản thu của CTCK
từ phí môi giới của khách hàng sau khi đã đóng góp một phần cho Sở Giaodịch chứng khoán (và/hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán ), thuế và các tổchức liên quan khác như theo quy định
+ Sự phát triển của các hoạt động dịch vụ: Sự phát triển của hoạt động
môi giới chứng khoán không chỉ thể hiện thông qua số lượng tài khoản, giá trịgiao dịch và doanh thu môi giới, mà còn thể hiện ở việc phát triển các sảnphẩm dịch vụ đa dạng để có thể phục vụ một cách tối đa nhu cầu của kháchhàng trong việc tiếp cận với thị trường và thực hiện các giao dịch trên TTCK.Qua đó thu hút được thêm khách hàng mở tài khoản giao dịch nhiều và manglại doanh thu cho công ty
- Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động tự doanh(hay còn gọi là hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn):
+ Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn: Là khoản
chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh của công ty chứng khoán (được ghinhận khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán củaTrung tâm LKCK), thu lợi tức cổ phiếu, lãi trái phiếu, thu từ hoạt động gópvốn liên doanh, liên kết
+ Lợi nhuận hoạt động tự doanh: Là khoản chênh lệch giữa lãi bán
Trang 34chứng khoán với lỗ bán chứng khoán, chi phí dự phòng giảm giá chứng khoántrong kỳ kế toán, các khoản phí giao dịch, pháp lý liên quan đến hoạt động tàichính chưa được ghi nhận vào giá gốc khoản đầu tư mà phải ghi vào chi phíphát sinh trong kỳ.
- Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán
+ Số lượng các khách hàng mà công ty cung cấp dịch vụ: Ngoài việc so
sánh về số lượng các khách hàng mà công ty cung cấp dịch vụ ra thì quy mô
và danh tiếng của khách hàng sử dụng dịch vụ này của công ty cũng là mộtyếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển hoạt động này của công ty
+ Sự phát triển của các loại hình dịch vụ chứng khoán mà công ty cung cấp:
Một vài các loại hình dịch vụ chứng khoán như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêmyết, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, ….đã được nêu ở trên Ngoài ra tùy vàotrình độ phát triển của TTCK dẫn đến phát sinh các nhu cầu khác nhau mà thịtrường cần thì các CTCK có thể sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ của riêng mình
để phục vụ khách hàng
+ Doanh thu các hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán: Là số phí
công ty được hưởng từ việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho kháchhàng được xác định khi thực hiện quyết toán với khách hàng
- Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
+ Doanh thu của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: là số phí công
ty được hưởng từ việc tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư đã thực hiệntrong kỳ kế toán
+ Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:
Ngoài sự so sánh về số lượng khách hàng thì số lượng khách hàng lớn cũng làmột yếu tố quan trọng để phản ánh cho chỉ tiêu này
- Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh phát hành
Trang 35chứng khoán
+ Số lượng các doanh nghiệp công ty thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán: Tương tự như trên, ngoài sự so sánh về số lượng khách hàng thì số lượng
khách hàng lớn cũng là một yếu tố quan trọng để phản ánh cho chỉ tiêu này
+ Giá trị bảo lãnh phát hành: Là giá trị của các hợp đồng bảo lãnh phát hành
chứng khoán, là số tiền mà các tổ chức phát hành dự kiến sẽ huy động được thông
qua việc phát hành.
+ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán:
Theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phí bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là số phí bảo lãnh phát hành được hưởng tính trên trị giá
chứng khoán bảo lãnh phát hành đã bán, đã thu tiền và tỷ lệ phí bảo lãnh phát hànhđược hưởng theo thoả thuận với tổ chức phát hành trên hợp đồng bảo lãnh pháthành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phíbảo lãnh phát hành chứng khoán Doanh thu này được ghi nhận khi có biên bảnquyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán
Theo phương thức hưởng chiết khấu tiền chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền: Là khoản chênh lệch giữa chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền với
giá chiết khấu chứng khoán thỏa thuận thanh toán lại với tổ chức phát hành màcông ty chứng khoán được hưởng khi thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoántheo phương thức chiết khấu và được ghi nhận doanh thu khi có biên bản quyếttoán với tổ chức phát hành chứng khoán
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.4.1 Các nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán
Tiềm lực tài chính có vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng cạnh
và phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán Đối với hoạtđộng môi giới chứng khoán, khi có tiềm lực tài chính mạnh giúp công ty cókhả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị cộng nghệ hiện đại để phục vụ khách
Trang 36hàng, có nguồn tài chỉnh để đưa ra các gói sản phẩm có giá trị gia tăng chokhách hàng tham gia giao dịch, có điều kiện để mở rộng mạng lưới kháchhàng cũng như các phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả; đối với hoạtđộng tự doanh chứng khoán, thì tiềm lực tài chính dồi dào giúp công ty có thểxây dựng được các chiến lược kinh doanh hiệu quả, hạn chế được rủi ro; vớinghiệp vụ bảo lãnh phát hành thì hiển nhiên là chỉ khi có nguồn tài chính đủmạnh công ty mới có thể thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệpkhi việc phát hành không thuận lợi.
1.4.1.2 Năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên và chính sách nhân sự
Năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty chứng khoán ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Cũng giống như bất kỳmột doanh nghiệp nào khác, trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viênluôn có ảnh hưởng đến hiệu quả và sự phát triển của công ty đó Vì vậy,CTCK cần phải quan tâm đến vấn đề thu hút nhân tài và luôn chú ý đến chínhsách đào tạo, đãi ngộ đúng đắn để cán bộ công nhân viên ngày càng làm việctốt hơn, đồng thời tạo được hình ảnh tốt về công ty đối với khách hàng
1.4.1.3 Uy tín của công ty chứng khoán
Uy tín được coi là điều kiện quyết định sự thành công trong kinh doanh củabất kể một công ty nào trong bất kỳ một lĩnh vực nào khác nếu muốn tồn tại vàphát triển lâu dài Trong đó, đặc biệt là một công ty hoạt động trong lĩnh vựctrung gian tài chính như CTCK Các nhà đầu tư, các khách hàng luôn tìm đếnnhững công ty có uy tín cao trên thị trường giúp cho khách hàng có niềm tin và
sự tin tưởng tốt hơn vào việc hợp tác với công ty để cho kết quả tốt, tránh rủi ro
1.4.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Đối với CTCK, cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng gópphần nâng cao năng lực phục vụ, giảm chi phí và nâng cao hình ảnh cũng như
Trang 37uy tín của công ty Cơ sở vật chất kỹ thuật của CTCK bao gồm trụ sở, vănphòng và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của CTCK.Với cơ sở vật chất của các văn phòng, trụ sở làm việc đầy đủ, rộng rãi vàkhang trang tạo điều kiện giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đượcthuận lợi, tạo niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng Đặc biệt là vớicông nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi giúp cho việc thu thập,phân tích, xử lý thông tin, công bố thông tin, hỗ trợ các nghiệp vụ giao dịchchứng khoán…giúp cho việc nâng cao năng lực các hoạt động kinh doanh củacông ty chứng khoán.
1.4.1.5 Các cổ đông lớn
Các cổ đông lớn có ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động kinh doanhcủa CTCK thông qua việc tận dụng những lợi thế về vốn, nhân sự, các mốiquan hệ, thậm chí là quyền điều hành….để tạo điều kiện tốt cho việc pháttriển hoạt động kinh doanh của công ty Các cổ đông lớn thường có tiềm lựctài chính vững mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CTCK khi có nhu cầu tăngvốn Bên cạnh đó, các cổ đông lớn có mối quan hệ rộng có thể tạo điều kiệncho CTCK trong việc mở rộng các quan hệ và tìm kiếm khách hàng dựa trên
uy tín lâu năm mà các cổ đông lớn đã tích lũy và có được
1.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.1 Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân tạo điều kiện thuận lợi choTTCK phát triển và tạo môi trường tốt cho các CTCK hoạt động Khi nền kinh tếphát triển không ổn định, tốc độ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển củaTTCK nói chung và ảnh hưởng đến sự phát triển của các CTCK nói riêng
Nền kinh tế phát triển sẽ là động lực để khuyến khích các doanh nghiệptrong nước đầu tư mở rộng sản xuất, tìm kiếm cơ hội làm ăn đồng thời thu hútnhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài Điều này sẽ mang lại phản ứng tích cực
Trang 38đối với sự phát triển của TTCK Ngược lại, khi nền kinh tế chậm phát triển sẽ
có ảnh hưởng tiêu cực với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp và gián tiếpảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK
Quan hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và TTCK là mối quan hệ phứctạp, hai chiều, vừa có tính trực tiếp, vừa có tính gián tiếp
CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việcphải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào khác Điều này làmgiảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, các báo cáo tài chính kém sángsủa và chứng khoán của các doanh nghiệp cũng trở lên kém hấp dẫn hơn
CPI tăng sẽ làm tăng áp lực buộc Nhà nước phải thực hiện chính sách tíndụng thắt chặt, như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất
cơ bản và lãi suất chiết khấu, các điều kiện tín dụng khác cũng ngặt nghèohơn khiến các nhà đầu tư chứng khoán tiếp cận được nguồn vốn khó khăn vàđắt đỏ hơn, vì vậy làm giảm dòng tiền chảy vào TTCK
Hơn nữa, CPI tăng sẽ kéo theo việc các ngân hàng tăng lãi suất huy độngvốn, thúc đẩy việc tăng tiền gửi tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn vốn củanhà đầu tư, điều này cũng thu hẹp dòng vốn đầu tư trên TTCK…
1.4.2.2 Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Các hoạt động của CTCK phát triển luôn gắn liền với sự phát triển củaTTCK Với một TTCK chưa phát triển, số lượng hàng hóa ít, tính thanhkhoản thấp thì chưa thể hiện được vai trò quan trọng của TTCK là tích tụ, tậptrung và phân phối vốn cho nền kinh tế Với trình độ phát triển của TTCK cònhạn chế thì các CTCK khó có thể triển khai phát triển các dịch vụ Nhưng vớimột TTCK phát triển sôi động, số lượng hàng hóa nhiều, tính thanh khoản củahàng hóa cao, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư Đây là điều kiện
để các CTCK phát triển được các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mình
1.4.2.3 Chính sách và pháp luật của Nhà nước
Đây là yếu tố có tính khách quan ảnh hưởng lớn đến sự phát triển củaTTCK nói chung và hoạt động của các CTCK nói riêng Với một cơ chế
Trang 39chính sách, luật pháp rõ ràng, minh bạch, nhất quán sẽ tạo điều kiện choTTCK phát triển, tạo được tâm lý yên tâm cho các tổ chức, các nhân tham giakinh doanh và đầu tư trên thị trường Nếu Nhà nước có các cơ chế pháp luậttạo điều kiện khuyến khích cho thị trường chứng khoán phát triển cũng lànhân tố tác động giúp cho các CTCK có thể phát triển được hoạt động củamình.
Lĩnh vực hoạt động của CTCK là thị trường chứng khoán- thị trườngvốn, là một lĩnh vực nhạy cảm và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt hoạtđộng của xã hội Các hoạt động của các CTCK bị điều chỉnh trực tiếp bởi hệthống các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính, các Bộnghành và các cơ quan liên quan khác
Do vậy, việc thay đổi, bổ xung, chậm chễ ban hành các chính sách Các vănbản qui phạm pháp luật liên quan đến chứng khoán, TTCK, thị trường tiền tệ, thịtrường vốn, các loại thuế đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của CTCK
1.4.2.4 Nhân tố thuộc về nhà đầu tư
Nhận thức của nhà đầu tư về thị trường chứng khoán, am hiểu trong lĩnhvực đầu tư, nghành nghề đầu tư …có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triểncủa CTCK
Đối với những nhà đầu tư không hiểu rõ về thị trường, hoạt động đầu tưtheo tính chất cảm tính, theo tâm lý chung thì các sản phẩm dịch vụ màCTCK cung cấp cho họ ít, chỉ là những sản phẩm dịch vụ đơn giản và đa phầnchỉ là thực hiện chức năng giao dịch Và đây là giai đoạn đầu của sự phát triểncủa thị trường chứng khoán
Đối với các nhà đầu tư am hiểu hơn về thị trường, nhưng mức độ chưa sâu
và chưa có khả năng phân tích tốt thì cần phải nhờ đến các nhà môi giới củaCTCK với những phân tích để giúp họ trong việc ra quyết định đầu tư Lúc nàythì trong hoạt động môi giới của các công ty đã phát triển thêm một bước làkhông chỉ đơn thuần thực hiện giao dịch mà còn bao gồm cả tư vấn đầu tư
Đối với các nhà đầu tư hiểu biết sâu hơn về TTCK, họ có thể thu thập
Trang 40thông tin và phân tích các thông tin về các doanh nghiệp mà họ quan tâm.Nhưng họ vẫn cần đến các chuyên gia tư vấn của các CTCK để tham khảothêm trước khi ra quyết định đầu tư Giai đoạn này hoạt động của các công tykhông ngừng được cải thiện để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng caocủa khách hàng Các CTCK cần phải đưa ra được nhiều sản phẩm, dịch vụtiện ích cho khách hàng lựa chọn Và đây cũng là giai đoạn phát triển cao củathị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó thì vấn đề thu nhập của các nhà đầu tư cũng ảnh hưởng đến sựphát triển của TTCK nói chung và hoạt động kinh doanh của các CTCK nói riêng.Đối với các nước đã phát triển, thu nhập người dân cao, tỷ lệ tiết kiệmtrên thu nhập lớn và họ thường có nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi vào trong lĩnhvực tài chính, trong đó có thị trường chứng khoán
Còn đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, thu nhập củangười dân thấp phần lớn thu nhập được tiêu dùng phục vụ cho cuộc sốnghàng ngày, tỷ lệ tiết kiệm thấp, khả năng chấp nhận rủi ro thấp dẫn đến là họvẫn chưa có nhu cầu cao trong việc đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán
1.4.2.5 Rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá
Rủi ro về lãi suất: Biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng khoán của các CTCK Trong hoạtđộng tự doanh trái phiếu, khi lãi suất trên thị trường giảm thì giá trái phiếutăng và ngược lại Hơn nữa, khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng, nhà đầu tư cóthể cân nhắc tới việc chuyển một phần vốn đầu tư trên TTCK sang hình thứcgửi tiết kiệm với lãi suất cố định
Rủi ro về ngoại hối: Các CTCK không có hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Do vậy, những biến động về tỷ giá ngoại tệ giữa đồng Việt Nam và các đồngngoại tệ khác không gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công
ty Tuy nhiên, những biến động này có thể mang lại cơ hội đầu cơ ngoại tệ caocho các nhà đầu tư Hệ quả là luồng vốn đổ vào TTCK có thể sẽ bị dịch chuyểnsang các thị trường ngoại hối Điều này ảnh hưởng đến hoạt động chung của các