0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Thiết lập hệ thống để rút ngắn thời gian chờ tiền và chứng khoán về tài khoản giao dịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH (Trang 92 -92 )

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN THÀNH

3.3.2.3. Thiết lập hệ thống để rút ngắn thời gian chờ tiền và chứng khoán về tài khoản giao dịch

khoán về tài khoản giao dịch

Với hệ thống và quy định hiện tại, sau khi mua chứng khoán thì phải chờ 3 ngày sau chứng khoán mới về đến tài khoản giao dịch và phải chờ đến ngày thứ tư thì mới được giao dịch; còn sau khi bán chứng khoán, phải chờ tới 3 ngày sau tiền của nhà đầu tư mới về tới tài khoản để sử dụng. Điều này hiển nhiên gây thiệt hại cho nhà đầu tư khi một lượng tiền đương nhiên là của mình nhưng không được hưởng lợi lộc gì, mà cũng không được sử dụng. Hơn thế nữa, “vấn đề T+” còn làm mất tính thanh khoản không chỉ cho nhà đầu tư mà còn làm giảm tính thanh khoản cho cả TTCK. Ở góc độ quản lý, đối với cả nhà đầu tư và các công ty chứng khoán thì “vấn đề T+” cũng khá phiền hà và dễ gây nhầm lần, đặc biệt là khi khách hàng thường xuyên giao dịch do phát sinh ra nhiều bút toán phải ghi. Vì vậy, vấn đề này tôi xin kiến nghị là các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để rút ngắn thời gian chờ tiền và chứng khoán về tài khoản giao dịch.

KẾT LUẬN

Mặc dù TTCK trên thế giới đã ra đời và phát triển được hơn 200 năm, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời được 10 năm và chỉ thực sự được quan tâm và phát triển mạnh từ 4 năm trở lại đây. Do vậy, không chỉ khung pháp lý cho TTCK Việt Nam mà ngay cả kinh nghiệm quản lý của các bộ nghành liên quan, của lãnh đạo các công ty chứng khoán nói chung còn rất hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập trong giai đoạn đầu của thị trường. Trong khuôn khổ của luận văn này, ngoài việc khái quát lại các mô hình kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam và trên thế giới một cách chung nhất, tác giả đã sâu chuỗi, tổng hợp lại những kiến thức cơ bản liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra định hướng phát triển và những giải pháp thiết thực nhất nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần chứng khoán An Thành, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của nhà nước để góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm mà luận văn được hoàn thành (tháng 12 năm 2010) thì Báo cáo về Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2010 đến 2020 vẫn đang trong giai đoạn dự thảo, chưa được Chính phủ phê duyệt. Chính vì thế, những định hướng phát triển và các giải pháp mà luận văn đưa ra còn dựa trên quan điểm phát triển thị trường của các chuyên gia và các nhà quản lý đầu nghành. Do vậy, còn tùy thuộc vào quyết định chính thức về chiến lược phát triển thị trường của Chính phủ (dự tính sẽ được công bố vào năm 2011) mà Công ty chứng khoán An Thành cần có những nghiên cứu tiếp theo để đưa ra định hướng và các giải pháp phát triển phù hợp cho mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH (Trang 92 -92 )

×