GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN THÀNH
3.3.2.1. Tăng số lượng và chất lượng các nguồn hàng cho thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêm yết
chứng khoán, đặc biệt là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêm yết
Hiện nay, một trong số các nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chưa mặn mà lắm với thị trường chứng khoán Việt Nam là quy mô của thị trường còn quá nhỏ. Hiện mức vốn hóa của thị trường chứng khoán chỉ đạt khoảng hơn 40 tỷ USD, tương đương 40% GDP, trong khi đó, ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì quy mô vốn hóa thị trường thường đạt trên 100% GDP.
Bên cạnh đó, một lý do khác khiến TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế là chất lượng của các loại chứng khoán chưa cao một mặt do không ít các công ty được chuyển đổi sang từ các công ty Nhà nước làm ăn kém hiệu quả trong khi rất nhiều trong số đó vẫn đang bị Nhà nước nắm cổ phần chi phối, mặt khác do giá trị vốn hóa của từng công ty rất thấp và nền kinh tế thị trường của Việt Nam
mới phát triển nên chưa có môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp. So với các TTCK khác, thì : Thứ nhất, TTCK Việt Nam thiên về thị trường vốn cổ phần, thị trường nợ và các chứng khoán phái sinh khác chưa phát triển; Thứ hai, quy mô trung bình các công ty niêm yết của Việt Nam còn rất nhỏ. Các yếu tố này làm giảm khả năng cơ cấu danh mục một cách hợp lý (giữa thị trường vốn cổ phần và thị trường vốn nợ) và không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư của các quỹ lớn ở nước ngoài, mặt khác các công ty nhỏ thường có mức độ rủi ro cao. Cùng với các nguyên nhân khác thì các yếu tố kể trên đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế sức hấp dẫn đầu tư đối với các tổ chức nước ngoài.
Vì những lý do trên mà tôi kiến nghị với Chính phủ và ủy ban chứng khoán Nhà nước tăng cường số lượng, chất lượng và cơ cấu lại nguồn hàng giữa trái phiếu, cổ phiếu và các loại chứng khoán phái sinh khác để thúc đẩy sự phát triển của TTCK.