Nguyên nhân của các hạn chế trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 66)

5 Doanh thu khác (chủ

2.2.2.2. Nguyên nhân của các hạn chế trên

Nguyên nhân chủ quan

-Thứ nhất: Tiềm lực tài chính còn quá yếu. Mặc dù đã hoạt động được 3 năm, trong khoảng thời gian này, rất nhiều CTCK khác ra đời vào cùng thời điểm đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tăng vốn điều lệ, cũng như vốn chủ sỡ hữu và tổng tài sản nhằm tăng cường tiềm lực tài chính tài trợ cho các hoạt động của công ty, nhưng công ty chứng khoán An Thành vẫn chưa từng một lần thực hiện tăng vốn. Đến nay, vốn điều lệ của ATSC vẫn chỉ là 41 tỷ đồng, thuộc một trong số những CTCK có vốn điều lệ nhỏ nhất trên TTCK Việt Nam

-Thứ hai: Hệ thống phần mềm giao dịch của Công ty thuộc loại lạc hậu và không có nhiều tính năng ưu việt như các CTCK có tiềm lực tài chính lớn hơn. Điều này làm cho khách hàng không đạt được sư thuận tiện và lợi thế trong giao dịch. Hơn thế nữa, phần mềm quản lý chưa đạt được độ an toàn cao, đặc biệt là phần mềm quản lý tài khoản của khách hàng khi tham gia các dịch vụ tài chính khác của công ty như dịch vụ cầm cố chứng khoán, hợp tác kinh doanh chứng khoán, hỗ trợ thanh toán tiền mua chứng khoán ….Khi tham gia các dịch vụ này, khách hàng rất sợ bị nhầm lẫn do phần mềm với tính năng chưa cao, dễ dẫn đến rủi ro do nhầm lẫn số liệu.

- Thứ ba: Mặc dù có phần mềm giao dịch thuộc vào loại không phải là tiên tiến và hiện đại như của các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty hầu như chỉ tập trung vào lĩnh vực môi giới. Với phần mềm giao dịch còn kém hiện đại, thương hiệu công ty còn nhỏ mà lại chỉ tập trung vào lĩnh vực môi giới thì trước hết là khó cạnh tranh với các đối thủ khác hơn nữa không tận dụng các hoạt động kinh doanh khác để tăng doanh thu cho Công ty.

-Thứ tư: Công tác quản lý rủi ro chưa tốt. Ngoài nhân tố về công nghệ như vừa nêu ở trên thì mặt khác, do quá ham dẫn dụ khách hàng sử dụng đòn

bẩy tài chính mà Công ty cung cấp để gia tăng doanh số giao dịch nên trong một số trường hợp, ATSC đã để mất thanh khoản khiến UBCKNN đã phải đưa ra cảnh báo công ty này. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Công ty cũng như sự an toàn trong kinh doanh. Mặt khác, nếu cứ chạy theo doanh số môi giới mà không giúp khách hàng đầu tư an toàn sẽ làm cho khách hàng gặp rủi ro, mất hết vốn đồng nghĩa với việc CTCK sẽ bị mất doanh số. Hơn nữa, mặc dù khách hàng có thể không mất hết vốn, nhưng bị thua lỗ nhiều và cảm thấy không tin tưởng vào nhân viên tư vấn và môi giới của công ty thì họ cũng sẽ bỏ đi

-Thứ năm: Thu nhập của lao động còn thấp. Tuy trong báo cáo tài chính và các thông tin mà ATSC cung cấp không có số liệu để so sánh với các đối thủ cạnh tranh, nhưng bằng các phương pháp thu thập thông tin cho thấy, mức lương của ATSC còn thấp so với nhiều công ty trong nghành. Nguyên nhân này dẫn đến việc các nhân viên khi có cơ hội sẽ chạy sang công ty khác có mức ưu đãi cao hơn. Mức lương thấp ở ATSC ngoài việc bắt nguồn từ kết quả kinh doanh của công ty còn thấp với nghành dẫn đến lương thưởng theo doanh số thấp, còn do chính sách trả lương ở phần thu nhập cố định cũng không cao. Một hệ quả khác nữa là thu nhập của lao động không cao hơn nghành nên không thu hút được nhân tài. Hiện đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của ATSC chưa phải là những người có danh tiếng trong nghành.

Nhân tố khách quan

-Thứ nhất: Do TTCK Việt Nam mới phát triển nên các nhà lãnh đạo trong các CTCK chưa thể có những kinh nghiệm và nhận thức sâu sắc về các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Đặc biệt là vấn đề quản lý rủi ro, bên cạnh đó là vấn đề định hướng phát triển các hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, TTCK Việt Nam có một đặc điểm riêng là có sự bùng nổ đột biết vào giai đoạn cuối 2006 đến cuối 2007 (thời điểm đó, TTCK Việt Nam mới chỉ có 3 công ty chứng khoán là Bảo Việt, SSI và…) nên hầu hết các CTCK được thành

lập ra trong một giai đoạn rất ngắn (chủ yếu là vào năm 2007) theo trào lưu phát triển của thị trường (trong năm này, đã có khoảng gần 100 CTCK ra đời, trong đó có Công ty chứng khoán An Thành). Các công ty được thành lập ra trong giai đoạn này ban đầu thường có vốn rất nhỏ và đầu tư công nghệ lạc hậu

-Thứ hai: Do nguồn vốn kinh doanh bị hạn chế nên ATSC không có đủ các nguồn lực để đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút nhân tài. Hiện phần mềm của ATSC bị đánh giá là chưa đáp ứng tốt cho việc quản lý rủi ro cho khách hàng và cho cả chính công ty. Hơn nữa, phần mềm này còn chưa đáp ứng tốt cho việc giao dịch ở mức thuận tiện và hiệu quả cho các nhà đầu tư.

-Thứ ba: Do sự bùng nổ ra đời các CTCK vào các năm 2007, 2008 trong thời điểm thị trường đang cao trào và hậu cao trào nên đến nay, khi thị trường không còn sôi động như trước thì các CTCK phải cạnh tranh khốc liệt lẫn nhau để tồn tại, do đó đã thu hút lẫn khách hàng và cả nhân viên giỏi của nhau khiến cho thị phần các hoạt động kinh doanh của ATSC còn nhỏ, kết quả kinh doanh chưa cao, trình độ của quản lý và nhân viên chưa phải là cao. Cũng do sự cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách hàng nên nhiều CTCK, trong đó có ATSC đã phải mạo hiểm cung cấp các dịch vụ liên quan đến tín dụng như cầm cố, hợp tác kinh doanh ở mức cao dẫn đến tình trạng rủi ro mất thanh khoản tạm thời.

-Thứ tư: Do Luật chứng khoán chưa hoàn thiện nên chưa góp phần điều chỉnh hiệu quả cho TTCK nói chung và môi trường hoạt động của các CTCK nói riêng được phát triển một cách lành mạnh. Liên quan cụ thể đến vấn đề của ATSC là việc quản lý rủi ro chưa tốt như đã nói ở trên, các chiêu lôi kéo, dụ dỗ khách hàng và nhân viên một cách không lành mạnh của các đối thủ cạnh tranh, các hoạt động làm giá, nội gián trên thị trường chứng khoán làm cho thị trường phát triển không lành mạnh, việc cung cấp các thông tin phân tích và tư vấn không được chính xác… cũng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty.

-Thứ năm: Do TTCK Việt Nam chưa phát triển ở trình độ cao nên các CTCK cũng chưa thể đưa ra phát triển được nhiều dịch vụ và hoạt động kinh doanh mới. thị trường cũng không phát triển bền vững, luôn có sự biến động mạnh làm ảnh hưởng đến kế hoạch cổ phần hóa và phát hành chứng khoán… của các doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán.

-Thứ sáu: Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng mới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính. Đặc biệt là Việt Nam trong nhiều năm gần đây liên tục để cho tình trạng lạm phát ở mức cao, tỷ giá hối đoái không ổn định… là những nhân tố vĩ mô chính làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của TTCK và các CTCK.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w