Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán An Thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 46)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN THÀNH

1.2.1.1 Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán An Thành

Thành

Hiện tại, ATSC có hai sàn giao dịch, một tại trụ sở chính ở Lý Thường Kiệt và một tại chi nhánh Lê Văn Lương. Cả hai sàn này đều có diện tích không lớn

Quy trình giao dịch tại công ty chứng khoán An Thành

Tùy theo hình thức đặt lệnh mà công ty có các qui trình phục vụ khác nhau

Đối với các lệnh được khách hàng giao dịch tại sàn của ATSC thì quy trình như sau:

Khách hàng viết phiệu lệnh và

đặt lệnh qua nhân viên môi

giới tại quầy giao dịch > Nhân viên môi giới nhập lệnh vào hệ thống GD của cty > Hệ thống tự động duyệt lệnh và tự đồng chuyển lệnh đến hệ thống khớp lệnh của Sở giao dịch > Hệ thống tin nhắn từ tổng đài của công ty tự động báo cáo kết quả qua điện thoại di động (nếu lệnh đặt đã

Đối với các lệnh được đặt qua điện thoại: Khách hàng đặt lệnh qua điện thoại > Nhân viên môi giới nhận lệnh và kiểm tra > Nhân viên môi giới nhập lệnh vào hệ thống GD của cty > Hệ thống tự động duyệt lệnh và tự động chuyển lệnh đến hệ thống khớp lệnh của Sở GD > Hệ thống tin nhắn từ tổng đài của công ty tự động báo cáo kết quả qua điện thoại di động (nếu lệnh đặt

đã khớp)

Đối với các lệnh khách hàng đặt qua mạng:

Khách hàng đặt lệnh qua mạng > Hệ thống tự động duyệt lệnh và tự đồng chuyển lệnh đến hệ thống khớp lệnh của Sở giao dịch > Hệ thống tin nhắn từ tổng đài của công ty tự động báo cáo kết quả qua điện

thoại di động (nếu lệnh đặt đã khớp)

Sơ đồ 2.2: Quy trình giao dịch tại ATSC

Quy trình giao dịch qua trụ sở chính và chi nhánh là như nhau. Kết thúc phiên giao dịch, nhân viên môi giới tập hợp phiếu lệnh (nếu lệnh được đặt qua sàn) hoặc thống kê các lệnh đã đặt (nếu lệnh được đặt qua điện thoại hoặc qua mạng) và lập báo cáo kết quả giao dịch trình trưởng phòng môi giới kiểm soát. Trưởng phòng môi giới ký xác nhận và chuyển phòng lưu ký kế toán-lưu ký xác nhận và hạch toán kết quả.

Phí giao dịch tại công ty

Mức phí giao dịch có sự phân cấp thành các mức khác nhau tùy theo giá trị giao dịch trong phiên giao dịch

Bảng 2.2: Phí giao dịch tại Công ty chứng khoán An Thành năm 2010

STT Giá trị giao dịch trong ngày Mức phí

1 Dưới 200 triệu đồng 0.35%

2 Từ 200 – 500 triệu đồng 0.25%

3 Từ 500 – 2.000 triệu đồng 0.2%

4 Từ 2 tỷ đồng trở lên 0.15%

Tuy nhiên, mức phí này có thể thay đổi tùy theo tình hình thị trường chứng khoán và chính sách của các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, nhân viên môi giới còn được quyền quyết định mức phí trong phạm vi cho phép để linh hoạt cho từng khách hàng cũng như các mối quan hệ khác nhau.

Chính sách lương thưởng đối với nhân viên môi giới

Ngoài mức lương cố định là 2 triệu đồng một tháng thì nhân viên môi giới còn được hưởng lương theo phí giao dịch của các khách hàng mà nhân viên đó chăm sóc. Mức thưởng được tính bằng 30% phí giao dịch ròng của các tài khoản mà nhân viên đó chăm sóc

Phí GD ròng = (Phí GD mua + Phí GD bán) - Phí phải nộp cho Sở GD, Trung tâm lưu ký - Thuế (nếu có)

Các sản phẩm dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ môi giới

Để tận dụng nghiệp vụ môi giới nhằm tăng thêm doanh thu cho công ty, ATSC đã cung cấp cấp thêm cho khách hàng các dịch vụ tín dụng như cầm cố chứng khoán, cho vay margin đòn bẩy cao và ứng trước tiền bán chứng khoán. Đối với các dịch vụ này, công ty sẽ thu về được khoản tiền lãi từ việc cho khách hàng vay tiền. Ngược lại, chính các dịch vụ trên lại hỗ trợ cho hoạt đông môi giới rất nhiều. Việc cấp tín dụng cho khách hàng linh hoạt sử dụng vốn đầu tư đã lôi kéo và giữ chân một lượng khách hàng không nhỏ cho công ty, kích thích một lượng giao dịch lớn hơn.

-Dịch vụ hỗ trợ thanh toán tiền mua chứng khoán T+4

Nội dung hỗ trợ: ATSC hỗ trợ khách hàng thanh toán tiền mua chứng khoán niêm yết đã khớp lệnh giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán. Giá trị hỗ trợ thực tế từng lần là số tiền còn thiếu trên tài khoản của khách hàng so

với giá trị giao dịch mua chứng khoán đã khớp lệnh vào các ngày T+0, nhưng không vượt quá 150% giá trị tài sản ròng trên tài khoản của khách hàng tính tại thời điểm có giao dịch khớp lệnh nói trên (tài sản ròng là tài sản thực có của khách hàng bao gồm: tiền mặt trong tài khoản + tiền đang về tài khoản + chứng khoán có trong tài khoản + chứng khoán đang về tài khoản (không bao gồm tiền và chứng khoán vay mượn nếu có). Thời gian hỗ trợ tối đa là 04 ngày làm việc (kể từ ngày T+0 đến trước 9h30 ngày T+4), thời hạn thanh toán là trước 9h30 ngày T+4.

Mức phí áp dụng: khách hàng được hỗ trợ không chi phí trong thời hạn T+2. Từ sau ngày T+2 đến T+4, khách hàng phải chịu mức phí là 0.045%/ngày (tức là các ngày T+3 và T+4 và các ngày nghỉ mà Sở giao dịch không giao dịch trong thời gian này nếu có). Sau ngày T+4 thì khách hàng phải chịu thu phí phạt là 0.2%/ngày.

Kể từ sau thời điểm T+4 nếu khách hàng không thanh toán đủ số tiền mà ATSC hỗ trợ theo hợp đồng thì ATSC có toàn quyền bán số chứng khoán trong tài khoản của khách hàng với bất kỳ mức giá nào trong biên độ cho phép đến mức có thể thu đủ tiền để thanh toán số tiền hỗ trợ mà khách hàng phải trả cho CTCK. (Tuy nhiên, việc bán chứng khoán trong hợp này có thể được thỏa thuận linh động giữa CTCK và khách hàng chứ không nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc như trong hợp đồng, trừ trường hợp thị trường đang trong tình trạng quá rủi ro thì CTCK buộc phải bán để đảm bảo tính an toàn cho công ty).

-Dịch vụ hợp tác kinh doanh chứng khoán (thực chất là hình thức cầm cố chứng khoán kết hợp với việc cho vay dùng đòn bẩy cao)

Nội dung của hợp đồng: ATSC cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán với các thời hạn theo thỏa thuận (thường là 3 tháng và 6 tháng). Trong trường hợp giá trị chứng khoán mà khách hàng cầm cố bị giảm quá 25% giá trị kể từ thời điểm mua thì ATSC có toàn quyền bán một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán trên để thu hồi một phần hoặc toàn bộ số tiền mà CTCK cho

khách hàng vay. Lợi ích mà ATSC nhận được (chưa kể phí giao dịch) là phần trăm tính trên số tiền cho vay và thời gian cho vay (mức lãi suất này có thể thay đổi tùy theo tình hình thực tế). Phía khách hàng sẽ thu được lợi nhuận hoặc chịu rủi ro từ việc mua bán chứng khoán bằng số tiền đi vay.

Trong cả hai dịch vụ trên thì khái niệm tài khoản của khách hàng không chỉ có tài khoản đứng tên khách hàng mà còn bao gồm cả các tài khoản mà khách hàng được ủy quyền giao dịch.

Kết quả hoạt động môi giới chứng khoán

- Số tài khoản được mở:

Tại thời điểm ban đầu khi Công ty mới thành lập vào cuối năm 2007, số tài khoản mở tại Công ty là 62 tài khoản, trong đó, số tài khoản thường xuyên giao dịch là 40. Năm 2008 số lượng tài khoản mở tại Công ty là gần 1.000, trong đó, số tài khoản thường xuyên giao dịch là 800. Năm 2009 là 1.500 và hiện tại số tài khoản của Công ty đã lên tới 2634 tài khoản, trong đó có 2000 tài khoản thường xuyên giao dịch, chiếm 0.3% số tài khoản trên toàn thị TTCK.

-Doanh thu hoạt động môi giới:

Năm 2008 do mới đi vào hoạt động và gặp khủng hoảng tài chính thế giới nên doanh thu hoạt động môi giới của ATSC chỉ đạt 753 triệu đồng. Nhưng sang năm 2009, doanh thu môi giới của công ty đã tăng đột biến lên 9,5 tỷ đồng do thị trường chứng khoán Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ. Sang 9 tháng đầu năm 2010, con số này là 9,2 tỷ đồng, thay đổi không đáng kể so với năm 2009.

- Giá trị giao dịch:

So với toàn bộ thị trường chứng khoán thì tỷ lệ thị phần của ATSC mới đạt 0,6%. Đây là một con số rất khiêm tốn trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w