0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Tăng cường tiềm lực tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH (Trang 75 -75 )

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN THÀNH

3.2.1. Tăng cường tiềm lực tài chính

Theo thống kê từ website của Ủy ban chứng khoán Nhà nước www.ssc.gov.vn thì tính đến thời điểm tháng 11 năm 2010, tổng số lượng các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện là 105 công ty. Trong đó, công ty có vốn điều lệ lớn nhất hiện là Công ty Chứng khoán Sài Gòn với tổng vốn điều lệ là 3.511 tỷ; công ty chứng khoán có vốn điều lệ nhỏ nhất là 10 tỷ đồng; Vốn điều lệ trung bình của 105 công ty chứng khoán của Việt Nam là 305 tỷ. Trong khi đó, Công ty cổ phần chứng khoán An Thành tính đến thời điểm hiện tại chỉ có vốn điều lệ là 41 tỷ. Rõ ràng đây là một mức vốn quá nhỏ để

phát triển các hoạt động kinh doanh cũng như để cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác có tiềm lực tài chính lớn mạnh trong việc tìm kiếm khách hàng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Theo thống kê từ website của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải www.sse.com.cn cho thấy, số lượng các công ty chứng khoán của cả Trung Quốc đại lục rộng lớn hiện nay cũng chỉ có 107 công ty chứng khoán đang hoạt động, trong khi đó ở Việt Nam hiện nay đang là 105 công ty. Con số đó cho thấy mức độ cạnh tranh trong tương lai giữa các CTCK ở Việt Nam sẽ khốc liệt đến mức nào. Trên thực tế, không chỉ đợi đến tương lai, mà ngay cả ở hiện tại, các CTCK đã và đang cảm nhận được mức độ khốc liệt đó khi mà ngay sau sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán cũng như của các CTCK trong năm 2007 là một cuộc khủng hoảng tài chính lớn, đến nay mặc dù kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi nhưng những nhà đầu tư chứng khoán của Việt Nam cũng không còn quá non trẻ, quá hưng phấn hay quá mặn mà với thị trường nữa thì ngay lập tức là doanh số giao dịch bị sụt giảm mạnh, kéo theo đó là cả doanh thu của các hoạt động khác như tự doanh, bảo lãnh và tư vấn… cũng sụt giảm theo. Các CTCK đã ý thức được là việc thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán không còn là một mỏ vàng dễ kiếm tiền như trong năm 2007. Và mới đây, vào tháng 10 năm 2010, một công ty chứng khoán được đánh giá là được đầu tư khá hiện đại, có thương hiệu tốt như Công ty chứng khoán Vincom đã tuyên bố thu hẹp hoạt động, chuyển trụ sở vào TP. Hồ Chí Minh và đóng cửa sàn giao dịch Hà Nội.

Hơn nữa, theo cam kết khi gia nhập WTO thì Việt Nam phải mở cửa thị trường và cho phép các CTCK có thể được tham gia góp vốn và thành lập với tỷ lệ lên đến 100% vốn nước ngoài vào năm 2012. Điều này sẽ góp phần gia tăng áp lực cạnh tranh mạnh mẽ cho các CTCK trong nước khi mà các CTCK

nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, qui trình làm việc và quản lý chuyên nghiệp hơn trực tiếp cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.

Vì vậy, tăng cường tiềm lực tài chính phải là mục tiêu căn bản hàng đầu để giúp công ty có thể phát triển các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trong thời gian tới. Đối với hoạt động môi giới chứng khoán, khi có tiềm lực tài chính mạnh giúp công ty có khả năng đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng, có nguồn tài chính để đưa ra các gói sản phẩm có giá trị gia tăng cho khách hàng tham gia giao dịch, có điều kiện để mở rộng mạng lưới khách hàng cũng như các phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả; đối với hoạt động tự doanh chứng khoán, thì tiềm lực tài chính dồi dào giúp công ty có thể xây dựng được các chiến lược kinh doanh hiệu quả, hạn chế được rủi ro; với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thì hiển nhiên là chỉ khi có nguồn tài chính đủ mạnh công ty mới có thể thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp khi việc phát hành không thuận lợi.

Để tăng cường tiềm lực tài chính, với hình thức là một công ty cổ phần, ATSC có thể lựa chọn các hình thức như, phát hành rộng rãi ra công chúng, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho cổ đông chiến lược hay tiến hành hợp nhất sáp nhập với một tổ chức kinh tế khác có tiềm lực tài chính mạnh.

Thứ nhất, đối với hình thức phát hành rộng rãi ra công chúng: với tình trạng kinh tế vĩ mô đang có nhiều bất ổn như hiện nay, với việc canh tranh khốc liệt giữa các công ty chứng khoán, do thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang bị đánh giá là có quá nhiều CTCK cũng như với vị thế hiện nay của ATSC thì việc phát hành rộng rãi ra công chúng sẽ đem lại hiệu quả không cao. Tuy nhiên, do nhu cầu về vốn thì công ty vẫn nên thực hiện giải phải này kết hợp với các giải pháp khác để đẩy mạnh phát triển nguồn vốn cho công ty.

Thứ hai, đối với hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu: Qua đánh giá, các cổ đông lớn của ATSC không phải là các cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính thật sự mạnh. Mặt khác, tổng số cổ đông cũng như cổ phần của ATSC không nhiều nên hình thức này chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu tăng cường vốn của công ty và cần phải kết hợp với các giải pháp khác.

Thứ ba, Huy động vốn từ các cổ đông chiến lược: Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ của các lãnh đạo công ty và thậm chí là cả cơ may tìm được cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp bách về vốn, ATSC vẫn phải liên tục tìm kiếm các cổ đông chiến lược, kết hợp với việc huy động vốn từ cổ đông hiện hữu và phát hành rộng rãi ra công chúng để tăng cường tiềm lực tài chính. Trong trường hợp cần phải huy động một nguồn vốn lớn hơn hàng chục lần trong một thời gian ngắn từ các cổ đông chiến lược thì có thể coi như công ty bị thôn tính và sáp nhập. Điều này có thể phải xảy ra nếu Chính phủ đưa ra lộ trình ngắn về việc thay đổi mô hình kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam (hiện đang có trong dự thảo về chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 và đang chờ góp ý, phê duyệt), theo đó các tổ chức kinh doanh chứng khoán không phải đơn thuần là một công ty chứng khoán theo khái niệm hiện tại mà phải theo mô hình ngân hàng đa năng và phải có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Nếu điều này xảy ra thì phương thức hợp nhất sáp nhập là khả thi nhất. Khi đó, ATSC sẽ phải sáp nhập với một công ty chứng khoán hoặc một Ngân hàng khác để tận dụng cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao dịch đã có sẵn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN AN THÀNH (Trang 75 -75 )

×