Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 27)

không chỉ chú trọng gia tăng về số lượng các nghiệp vụ, cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ và các gói sản phẩm mà còn phải quan tâm đến cả chất lượng và cơ cấu các hoạt động đó, biết hướng chiến lược và đặt mục tiêu vào hoạt động nào là chính để có hiệu quả cao và phát triển bền vững, lâu dài.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động kinh doanh củacông ty chứng khoán công ty chứng khoán

Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển các hoạt động kinh doanh của CTCK chỉ có ý nghĩa khi nó được dùng để so sánh sự biến đổi theo thời gian và/hoặc so sánh ngang với các công ty khác trong nghành. Sau đây là các chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển các hoạt động kinh doanh của một CTCK:

- Doanh thu

Doanh thu là số tiền thu được hoặc có khả năng tương đối chắc chắn sẽ thu về được của công ty sau khi bán các sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán sản phẩm nhân với sản lượng.

Bên cạnh khái niệm doanh thu còn có khái niệm doanh thu thuần. Doanh thu thuần là doanh thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán….

Doanh thu có ý nghĩ rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh và có nguồn để thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Vì vậy, thông qua doanh thu sẽ cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không tốt. Nếu doanh thu của công ty ngày càng tăng theo thời gian thì phản ánh tình hình hoạt đông của công ty ngày càng phát triển và ngược lại.

Theo thông tư 95/2008/TT-BTC quy định khái niệm về doanh thu của CTCK như sau:

Doanh thu là khoản thu lãi chênh lệch bán chứng khoán tự doanh của công ty chứng khoán, khoản doanh thu cung cấp dịch vụ của các hoạt động dịch vụ chứng khoán (như thu phí môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phát hành chứng khoán, chiết khấu chứng khoán bảo lãnh phát hành, phí tư vấn đầu tư chứng khoán và các loại phí khác,…), doanh thu từ các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính khác của công ty (như thu lợi tức cổ phiếu, lãi trái phiếu, cho thuê thiết bị,…).

Đối với hoạt động bảo lãnh hoặc đại lý phát hành chứng khoán, doanh thu các hoạt động này được xác định khi thực hiện quyết toán với tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán

-Lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được khoản thu đó.

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định

là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì thế, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuân trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế phản ánh một cách tổng hợp hơn, chính xác hơn tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nếu xét trên quan điểm lợi ích của doanh nghiệp nói riêng.

-Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới

+ Số lượng tài khoản được mở: Số lượng tài khoản được mở tại các CTCK phán ánh mức độ thành công của nhân viên môi giới trong việc thu hút khách hàng, lấy được niềm tin của khách hàng. Vì vậy, nếu số lượng tài khoản của khách hàng mở tại CTCK ngày càng tăng lên trong điều kiện ổn định của thị trường thì chứng tỏ việc thu hút khách hàng của công ty tốt, uy tín của công ty được tăng lên

+ Tỷ trọng số tài khoản được mở so với toàn thị trường chứng khoán :

Chỉ tiêu này phản ánh sự thành công, uy tín của công ty trong tương quan với các đối thủ khác trên TTCK.

+ Giá trị giao dịch chứng khoán: Giá trị giao dịch chứng khoán bao gồm giá trị chứng khoán mua và giá trị chứng khoán bán. Giá trị giao dịch chứng khoán biến động qua từng phiên và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như biến động về kinh tế, chính trị xã hội, tâm lý đầu tư, tình hình sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết…. Giá trị giao dịch thể hiện được khối lượng, tần suất giao dịch của khách hàng. Phí giao dịch mà công ty thu về sẽ tỷ lệ thuận với

giá trị chứng khoán giao dịch. Vì vậy, nếu giá trị giao dịch càng lớn hứa hẹn sẽ mang về càng nhiều doanh thu cho công ty.

+ Thị phần vể lĩnh vực môi giới của công ty so với toàn bộ TTCK: Chỉ tiêu này được đánh giá bằng tỷ lệ giá trị giao dịch của công ty so với giá trị giao dịch của toàn bộ thị trường trong một kỳ so sánh.

+ Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán: Là khoản thu của CTCK từ phí môi giới của khách hàng sau khi đã đóng góp một phần cho Sở Giao dịch chứng khoán (và/hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán ), thuế và các tổ chức liên quan khác như theo quy định.

+ Sự phát triển của các hoạt động dịch vụ: Sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán không chỉ thể hiện thông qua số lượng tài khoản, giá trị giao dịch và doanh thu môi giới, mà còn thể hiện ở việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng để có thể phục vụ một cách tối đa nhu cầu của khách hàng trong việc tiếp cận với thị trường và thực hiện các giao dịch trên TTCK. Qua đó thu hút được thêm khách hàng mở tài khoản giao dịch nhiều và mang lại doanh thu cho công ty.

-Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động tự doanh(hay còn gọi là hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn):

+ Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn: Là khoản chênh lệch lãi bán chứng khoán tự doanh của công ty chứng khoán (được ghi nhận khi nhận được kết quả thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của Trung tâm LKCK), thu lợi tức cổ phiếu, lãi trái phiếu, thu từ hoạt động góp vốn liên doanh, liên kết

+ Lợi nhuận hoạt động tự doanh: Là khoản chênh lệch giữa lãi bán chứng khoán với lỗ bán chứng khoán, chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán trong kỳ kế toán, các khoản phí giao dịch, pháp lý liên quan đến hoạt động tài chính chưa được ghi nhận vào giá gốc khoản đầu tư mà phải ghi vào chi phí

phát sinh trong kỳ.

-Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của các hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán

+ Số lượng các khách hàng mà công ty cung cấp dịch vụ: Ngoài việc so sánh về số lượng các khách hàng mà công ty cung cấp dịch vụ ra thì quy mô và danh tiếng của khách hàng sử dụng dịch vụ này của công ty cũng là một yếu tố quan trọng phản ánh sự phát triển hoạt động này của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sự phát triển của các loại hình dịch vụ chứng khoán mà công ty cung cấp:

Một vài các loại hình dịch vụ chứng khoán như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết, tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, ….đã được nêu ở trên. Ngoài ra tùy vào trình độ phát triển của TTCK dẫn đến phát sinh các nhu cầu khác nhau mà thị trường cần thì các CTCK có thể sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ của riêng mình để phục vụ khách hàng.

+ Doanh thu các hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán: Là số phí công ty được hưởng từ việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho khách hàng được xác định khi thực hiện quyết toán với khách hàng.

-Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán

+ Doanh thu của hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán: là số phí công ty được hưởng từ việc tư vấn đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư đã thực hiện trong kỳ kế toán

+ Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: Ngoài sự so sánh về số lượng khách hàng thì số lượng khách hàng lớn cũng là một yếu tố quan trọng để phản ánh cho chỉ tiêu này.

-Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

+ Số lượng các doanh nghiệp công ty thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán: Tương tự như trên, ngoài sự so sánh về số lượng khách hàng thì số lượng

khách hàng lớn cũng là một yếu tố quan trọng để phản ánh cho chỉ tiêu này..

+ Giá trị bảo lãnh phát hành: Là giá trị của các hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán, là số tiền mà các tổ chức phát hành dự kiến sẽ huy động được thông qua việc phát hành.

+ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán:

Theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phí bảo lãnh phát hành chứng khoán: Là số phí bảo lãnh phát hành được hưởng tính trên trị giá chứng khoán bảo lãnh phát hành đã bán, đã thu tiền và tỷ lệ phí bảo lãnh phát hành được hưởng theo thoả thuận với tổ chức phát hành trên hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán và hưởng phí bảo lãnh phát hành chứng khoán. Doanh thu này được ghi nhận khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán.

Theo phương thức hưởng chiết khấu tiền chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền: Là khoản chênh lệch giữa chứng khoán phát hành đã bán, đã thu tiền với giá chiết khấu chứng khoán thỏa thuận thanh toán lại với tổ chức phát hành mà công ty chứng khoán được hưởng khi thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán theo phương thức chiết khấu và được ghi nhận doanh thu khi có biên bản quyết toán với tổ chức phát hành chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 27)