Kiến nghị chung hoạch định vĩ mô

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 86)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN AN THÀNH

3.3.1.Kiến nghị chung hoạch định vĩ mô

Nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm gần đây đang phải đối mặt với một cái vòng luẩn quẩn là mối quan hệ giữa các yếu tố sau:

Thứ nhất: Lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao, lãi suất cao lại tác động ngược trở lại làm cho lạm phát tăng

Thứ hai: Nhập siêu làm cho tỷ giá tăng, tỷ giá tăng lại tác động làm cho lạm phát tăng (do giá hàng hóa nhập khẩu cao làm cho giá bán cả các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu cao hoặc giá hàng hóa được sản xuất từ các nhà máy có thiết bị nhập khẩu máy móc hay nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất cao)

Đến nay, cả lạm phát, lãi suất, tỷ giá và nhập siêu đều đang căng thẳng trong một thời gian dài, chỉ có tiềm năng tăng trưởng GDP trong tương lai có nguy cơ bị giảm khiến cho các nhà đầu tư đang mất niềm tin vào sự ổn định của nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển không bền vững. Tất cả các hậu quả trên đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nền sản

xuất không hiệu quả tạo ra chi phí cao làm cho sản phẩm có giá cao không những khó cạnh tranh lại còn làm gia tăng lạm phát. Thứ hai, Chính phủ quá chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng nên đã tạo ra lạm phát và phát triển không bền vững. Yếu tố thứ hai không phải là cái căn bản, không khó thay đổi nên Quốc hội và Chính phủ có thể điều chỉnh mục tiêu giữa tăng trưởng nhanh và tăng trưởng vừa phải nhưng bền vững. Còn yếu tố thứ nhất liên quan đến tư duy về kinh tế và môi trường chính trị không trong sạch.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn bị ảnh hưởng nhiều bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên để cho hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước chiếm một nguồn lực đầu tư lớn của xã hội nhưng tạo ra một tỷ lệ GDP nhỏ hơn rất nhiều, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Mô hình tổng công ty và tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam được xây dựng dựa trên mô hình các Cheobon của Hàn quốc, nhưng sự khác biệt là các Cheobon Hàn quốc không được Chính phủ bảo hộ cùng với các chính sách ưu tiên trong một thời gian dài. Các Cheobon này bị giới hạn thời gian được ưu đãi trong khoảng 3 năm, sau đó họ phải tự lực mình cạnh tranh với các loại hình kinh tế khác cũng như với các doanh nghiệp nước ngoài để tồn tại và phát triển, Nhà nước chỉ như một bà đỡ, tạo tiềm lực ban đầu cho doanh nghiệp có đủ các điều kiện cần thiết để có thể cạnh tranh và phát triển thành các tập đoàn kinh tế mạnh. Chính vì phải tự thân vận động nên các Cheobon đó mới có thể phát triển mạnh như ngày nay, góp phần đưa Hàn quốc trở thành con hổ của Châu Á. Còn tại Việt Nam, rõ ràng tư duy kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cơ chế cũ nên mô hình kinh tế của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước mới làm ăn kém hiệu quả, gây thiệt hại và phát triển trì trệ cho nền kinh tế.

Mặt khác, môi trường chính trị của một quốc gia không có nhiều đảng phái đấu tranh lẫn nhau để đưa đất nước phát triển nên đã tạo ra tình trạng tham nhũng, tiêu cực vào hàng cao trên thế giới.

Vì vậy đối với vấn đề này tôi xin kiến nghị:

Một là: Cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, hơn thế nữa, phải bán đấu giá phần vốn Nhà nước một cách triệt để, không còn tình trạng “bình mới rượu cũ” để các doanh nghiệp này làm ăn có hiệu quả hơn, đồng thời cũng tạo ra một nguồn hàng tốt cho thị trường chứng khoán phát triển. Cùng với đó, tạo sân chơi bình đẳng trong nền kinh tế giữa thành phần kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác.

Đồng thời, cần hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, tôn trọng sự điều tiết của thị trường. Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất về hậu quả của sự can thiệp của Chính phủ vào các doanh nghiệp Nhà nước là những tiêu cực, kinh doanh kém hiệu quả tại Vinashin vừa qua. Nhiều người đặt câu hỏi liệu trong số các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác còn bao nhiêu “Vinashin” như thế khi mà mô hình quản lý của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác cũng tương tự như Vinashin. Đặc biệt là các tập đoàn khổng lồ như Tập đoàn dầu khi quốc gia, Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam…Điều khác biệt giữa ba tập đoàn trên là dòng tiền.Vinashin thì cần rất nhiều tiền để đầu tư, hai tập đoàn còn lại thì chỉ việc khai thác khoáng sản để bán lấy tiền. Do vậy, khi khủng hoảng tài chính nổ ra thì một doanh nghiệp thiếu vốn như Vinashin đã bộc lộ rõ những yếu kém, tiêu cực của nó.

Hai là: Tạo cơ chế giám sát chặt chẽ và đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ trong việc chống tham nhũng, minh bạch hóa các hoạt động quản lý của Chính phủ đối với các nguồn lực của xã hội nhằm tạo một môi trường kinh tế trong sạch và hiệu quả, tiến tới xem xét vấn đề đa đảng hóa thể chế chính trị.

chính trị để đấu tranh như Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba và Trung Quốc (ở đây, Trung Quốc là một ngoại lệ) thì đất nước đó thường kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp.

Về mặt thể chế chính trị, Việt Nam có mô hình gần giống với Trung Quốc, điểm tương đồng lớn nhất là cả hai quốc gia cùng chỉ có một đảng Cộng sản lãnh đạo theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, điểm khác biệt là so với Việt Nam, Trung quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số đông nhất thế giới, lại là một quốc gia đa thể chế. Bên cạnh Trung quốc đại lục còn có cả các khu vực tự trị theo mô hình tư bản từ lâu như Hồng Công, Ma Cao và lãnh thổ phụ thuộc Đài Loan. Như vậy, Trung Quốc không chỉ có một thị trường nội địa rộng lớn mà còn có sự ảnh hưởng về tư duy kinh tế, thậm chí sự hỗ trợ về tiềm lực tài chính, con người của các khu vực tự trị theo thể chế tư bản. Hơn nữa, so với Việt Nam, cũng có chừng ấy các bộ nghành và các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhà nước có thể đầu tư, nhưng với một quốc gia rộng lớn như vậy, thì sự phát triển của các doanh nghiệp, các tập đoàn tư nhân có thể lấn át sự trì trệ và kém hiệu quả trong khối các doanh nghiệp Nhà nước. Đến nay, các nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi: Liệu Trung Quốc ngày nay có còn là một đất nước xã hội chủ nghĩa hay đã là một quốc gia tư bản – vì tỷ lệ số lượng các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tỷ trọng GDP mà các doanh nghiệp Nhà nước ở Trung quốc tạo ra thấp hơn rất nhiều so với khối các doanh nghiệp khác. Do vậy, mặc dù là một quốc gia cũng có đảng độc quyền, nhưng so với Việt Nam và các quốc gia khác thì Trung quốc vẫn có các yếu tố khác để phát triển mạnh hơn.

Từ phân tích trên, tôi cũng xin kiến nghị Quốc hội cần phải xem xét lại một cách nghiêm túc và khách quan vấn đề đa đảng hóa thể chế chính trị.

Ba là: Cần có các chính sách tài khóa, tiền tệ phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững. Ở các nước phát triển và thậm chí là cả các nước đang phát

triển mạnh như Trung quốc, Ấn độ và Brazin thì lạm phát thường chỉ từ 4% đến 5% trở xuống. Một mức lạm phát khoảng từ 5% trở lên ở các nước này đã được coi là khá cao. Thế nhưng ở Việt Nam, đã từ nhiều năm nay, lạm phát thường xuyên ở mức cao trên 7%, đặc biệt là năm 2008 lạm phát lên tới 23%, năm 2009 là 6,9% và năm 2010 dự tính trên 10%

Bốn là: Chính phủ cần mạnh dạn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp phụ trợ, giáo dục. Hệ thống đường xá, cầu cống, bến cảng ở Việt Nam hiện đang bị quá tải so với sự phát triển của nền kinh tế mà không được đầu tư tương xứng. Công nghiệp phụ trợ không những không đáp ứng được nhu cầu cho các nhà đầu tư công nghiệp lớn của nước ngoài mà sự hạn chế của công nghiệp phụ trợ còn gây tiêu tốn một lượng ngoại tệ đáng kể của đất nước. Hệ thống giáo giục kém phát triển không tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao nên không tạo ra giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán An Thành (Trang 86)