1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME

65 535 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 580,5 KB

Nội dung

Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa là một bước phát triển tất yếu mà bất kỳ dân tộc nào, bất kỳquốc gia nào cũng đều phải trải qua Ở nước ta, muốn chuyển dịch nền kinh tế theohướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhanh chóng, chúng ta cần phải giải quyếtđồng bộ nhiều vấn đề quan trọng Trong đó, vấn đề về vốn chính là chìa khóa đểthực hiện việc công nghiệp hóa

Để công nghiệp hóa được thực hiện nhanh chóng hơn thì cần phải có cơ chếchính sách và các biện pháp nhằm huy động được nhiều vốn nhất và sử dụng vốn vớihiệu quả tối ưu nhất Chính vì vậy, thị trường chứng khoán trở thành một trong nhữngkênh huy động vốn hiệu quả, trong đó, có thể huy động từ mọi nguồn lực trong nước,khuyến khích dân chúng tham gia tiết kiệm và thu hút những đồng vốn nhàn rỗi trongdân cư cũng như những nguồn vốn từ nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam

Tuy nhiên, TTCK muốn hoạt động hiệu quả cần phải có hàng hóa cho nó(như cổ phiếu, trái phiếu,…) và phải có các CTCK làm trung gian mua bán và thúcđẩy thực hiện giao dịch các loại hàng hóa đó

Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thịtrường chứng khoán thông qua việc tập hợp được một khối lượng vốn khổng lồbằng cách thu hút các nguồn vốn với quy mô từ nhỏ tới lớn trong dân chúng và các

tổ chức kinh tế Trong đó, hoạt động môi giới là hoạt động bề nổi và cũng là hoạtđộng vô cùng quan trọng giúp các công ty chứng khoán có thể thực hiện tốt chứcnăng của mình trên thị trường chứng khoán

Vì vậy, qua một quá trình thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu tại CTCP Chứng

khoán SME, em đã lựa chọn thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME”.

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động môi giới của CTCK.

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới tại CTCP CK SME Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại CTCP CK SME.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Ths Nguyễn Thị Hoài Phương và các cán bộ nhân viên phòng môi giới tại CTCPChứng khoán SME đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 2

-CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1.Khái quát về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán

Một công ty chứng khoán trên thị trường tùy thuộc vào quy định của từngnước hay khả năng của từng công ty mà có thể kinh doanh trên một lĩnh vực nhấtđịnh hoặc trên tất cả các lĩnh vực được luật pháp quy định

Ở Việt Nam, theo quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày 13/10/1998 củaUBCKNN, CTCK là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợppháp tại Việt Nam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loạihình kinh doanh chứng khoán

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CTCK nhưng khái quát nhất,

ta có thể hiểu về CTCK theo khái niệm như sau:

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán

1.1.2 Các mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán

Hoạt động của công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn vớicác doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường bởi CTCK là một định chếtài chính đặc biệt Vì vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của CTCKcũng có những đặc điểm khác nhau và vận dụng cho các khối thị trường có mức độphát triển khác nhau (thị trường cổ điển, thị trường mới nổi, thị trường các nướcchuyển đổi) là khác nhau Tuy nhiên, có thể khái quát mô hình tổ chức kinh doanhchứng khoán của các CTCK theo 2 nhóm sau:

1.1.2.1 Mô hình công ty chứng khoán đa năng

Theo mô hình này, công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một tổhợp dịch vụ tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền

tệ và các dịch vụ tài chính Theo đó, các NHTM hoạt động với tư cách là chủ thểkinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này được biểuhiện dưới 2 hình thức sau:

Trang 3

- Loại đa năng một phần: theo mô hình này, các ngân hàng muốn kinh doanh

chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch toán độc lập vàhoạt động tách rời với kinh doanh tiền tệ

- Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh

chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tàichính khác

Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vựckinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạnghóa đầu tư Ngoài ra, mô hình này còn có ưu điểm làm tăng khả năng chịu đựng củangân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính Mặt khác, các ngân hàng

có thể tận dụng được lợi thế của mình là tổ chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ

sở vật chất hiện đại và hiểu biết rõ về khách hàng cũng như các doanh nghiệp khi họthực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng và tài trợ dự án

Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế của nó Với mô hình này,các ngân hàng vừa là tổ chức tín dụng, vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán, do

đó, khả năng chuyên môn sẽ không sâu như các CTCK chuyên doanh Điều này sẽlàm cho TTCK kém phát triển vì các ngân hàng thường có xu hướng bảo thủ vàthích hoạt động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ của TTCK

Đồng thời, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động kinhdoanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành mạnh, cácngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường, khi đó, các biến động trênTTCK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, tạo phản ứng dây chuyền, dẫn đếnkhủng hoảng thị trường tài chính Hơn nữa, do không có sự tách biệt rõ ràng giữacác nguồn vốn, các ngân hàng có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đểđầu tư chứng khoán, và khi TTCK biến động theo chiều hướng xấu sẽ tác động tớicông chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền gửi làm mất khả năng thanh toán của ngânhàng

Do những hạn chế trên, nên sau khi khủng hoảng thị trường tài chính 1929

-1933, hầu hết các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh, chỉ có một số thịtrường vẫn áp dụng mô hình công ty chứng khoán đa năng này

Trang 4

1.1.2.2 Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độclập và chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách

Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạođiều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực chứng khoán,thúc đẩy thị trường phát triển

Tuy nhiên, do xu thế hình thành các tập đoàn tài chính khổng lồ nên ngàynay, một số thị trường cũng cho phép kinh donah trên nhiều lĩnh vực tiền tệ, chứngkhoán, bảo hiểm, nhưng được tổ chức thành các công ty mẹ, công ty con và có sựquản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lập với nhau

1.1.3 Phân loại công ty chứng khoán

1.1.2.1 Theo loại hình sở hữu

Hiện nay, phân theo loại hình sở hữu, CTCK có 3 loại hình tổ chức cơ bản,

đó là: Công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần

Công ty hợp danh:

- Là loại hình kinh doanh có từ 2 chủ sở hữu trở lên

- Thành viên của CTCK hợp danh bao gồm: Thành viên góp vốn và thànhviên hợp danh Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộtài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty Các thành viên góp vón không thamgia điều hành công ty, họ chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp củamình đối với những khoản nợ của công ty

- Công ty hợp danh thông thường không được phép phát hành bất cứ một loạichứng khoán nào

Công ty cổ phần:

- CTCP là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty là các cổ đông

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DNtrong phạm vi số vốn đã góp vào DN

- CTCP có quyền phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) ra côngchúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành

Trang 5

Công ty TNHH:

- Thành viên của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụtài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN

- Công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu

Do các ưu điểm của loại hình CTCP và công ty TNHH so với công ty hợpdanh, vì vậy hiện nay, chủ yếu các CTCK được tổ chức dưới hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần

1.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động.

Do đặc điểm một CTCK có thể kinh doanh trên một loại hình kinh doanhchứng khoán nhất định, do đó hiện nay, có quan điểm chia CTCK thành các loạisau:

- Công ty môi giới chứng khoán: là CTCK chỉ thực hiện việc trung gian mua

bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng

- Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: là CTCK có lĩnh vực hoạt động

chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá

- Công ty kinh doanh chứng khoán: là CTCK chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tự

doanh, có nghĩa là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh

- Công ty trái phiếu: là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu.

- Công ty chứng khoán không tập trung: là các CTCK hoạt động chủ yếu trên

thị trường OTC và trong đó, họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường

1.1.4 Vai trò của công ty chứng khoán

Hoạt động của TTCK trước hết cần những người môi giới trung gian, đó

là các CTCK – một định chế tài chính trên TTCK, có nghiệp vụ chuyên môn, độingũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện vai trò môigiới chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả ngườiđầu tư lẫn tổ chức phát hành

CTCK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nóichung và của TTCK nói riêng Nhờ các CTCK mà chứng khoán được lưu thông từnhà phát hành tới người đầu tư và có tính thanh khoản, qua đó huy động nguồn vốn

từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi sử dụng có hiệu quả

Trang 6

Với những đặc điểm trên, CTCK có vai trò quan trọng khác nhau đối vớinhững chủ thể khác nhau trên TTCK.

1.1.4.1 Đối với các tổ chức phát hành

Mục tiêu khi tham gia vào TTCK của các tổ chức phát hành là huy động vốnthông qua việc phát hành các loại chứng khoán Vì vậy, thông qua hoạt động đại lýphát hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huyđộng vốn phục vụ các nhà phát hành

Một trong những nguyên tắc hoạt động của TTCK là nguyên tắc trung gian.Nguyên tắc này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được muabán trực tiếp chứng khoán ra mà phải thông qua các trung gian mua bán Các CTCK

sẽ thực hiện vai trò trung gian ch cả người đầu tư và nhà phát hành Và khi thựchiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông quathị trường chứng khoán

1.1.4.2 Đối với nhà đầu tư

Thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu

tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, giúp nâng cao hiệu quảcủa các khoản đầu tư Đối với hàng hóa thông thường, mua bán qua trung gian sẽlàm tăng chi phí cho người mua và người bán Tuy nhiên, đối với TTCK, sự biếnđộng thường xuyên của giá cả chứng khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm chonhững nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trướckhi quyết định đầu tư Nhưng thông qua các CTCK, với trình độ chuyên môn cao và

uy tín nghề nghiệp sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách cóhiệu quả

1.1.4.3 Đối với thị trường chứng khoán

CTCK góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường Giá cả chứng khoán là

do thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua vàngười bán phải thông qua các CTCK vì họ không được tham gia trực tiếp vàoquá trình mua bán

Các CTCK là những thành viên của thị trường, do đó họ đã góp phần tạo lậpgiá cả thị trường thông qua đấu giá Trên thị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các

Trang 7

nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên Vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoángiao dịch đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán.

Các CTCK còn thể hiện vai trò rất lớn khi tham gia điều tiết thị trường

Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng cũng như bảo vệ lợi ích của chínhmình, nhiều CTCK đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vaitrò bình ổn thị trường

CTCK có vai trò góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tàichính: TTCK có vai trò là môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tài sảntài chính Nhưng các CTCK mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì CTCK tạo ra

cơ chế giao dịch trên thị trường Trên thị trường cấp 1, do thực hiện các hoạtđộng như bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa, các CTCK không những huyđộng một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho các nhà phát hành màcòn làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứngkhoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp 2 Điềunày làm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư Trên thị trường cấp

2, do thực hiện các giao dịch mua bán, các CTCK giúp các nhà đầu tư chuyểnđổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại Chính những hoạt động này sẽ làmtăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính

1.1.4.4 Đối với cơ quan quản lý thị trường

CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quan quản lý thịtrường để giúp họ thực hiện mục tiêu quản lý của mình Các CTCK thực hiệnđược vai trò này bởi họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoánmới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thịtrường Một trong những yêu cầu của TTCK là các thông tin cần phải được côngkhai hóa dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý thị trường Việc cung cấp thôngtin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của cácCTCK vì CTCK cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động Các thông tin

mà CTCK có thể cung cấp: thông tin về các giao dịch mua, bán trên thị trường,thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và các tổ chức phát hành, thông tin về các nhàđầu tư… Nhờ các thông tin này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát

và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường

Trang 8

1.1.5 Các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán.

1.1.5.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua - bán chứngkhoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó, CTCK đại diện cho kháchhàng tiến hành giao dịch trên TTCK thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặcthị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giaodịch của mình

Thông qua hoạt động này, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm,dịch vụ tư vấn đầu tư, đồng thời kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhàđầu tư mua chứng khoán Trong những trường hợp nhất định, hoạt động môi giới sẽtrở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng, và đưa ra những lờiđộng viên kịp thời cho nhà đầu tư, giúp họ có những quyết định tỉnh táo

Xuất phát từ các yêu cầu trên, nghề môi giới đòi hỏi phải có những phẩmchất, tư cách đạo đức, cũng như kỹ năng mẫn cán trong công việc, với thái độ côngtâm, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất Nhà môi giới không được xúigiục khách hàng mua hay bán chứng khoán để kiếm hoa hồng mà nên đưa ra nhữnglời khuyên hợp lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho khách hàng

1.1.5.2 Nghiệp vụ tự doanh.

Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua – bán chứng khoáncho chính mình Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chếgiao dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC Tại một số thị trường vận hành theo

cơ chế khớp giá, hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua hoạtđộng tạo lập thị trường Khi đó, CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắmgiữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiệnmua – bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá

Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công tythông qua hành vi mua – bán chứng khoán với khách hàng Nghiệp vụ này hoạtđộng song hành với nghiệp vụ môi giới chứng khoán, vừa phục vụ lệnh giao dịchcho khách hàng, đồng thời tự phục vụ chính mình Vì vậy, trong quá trình hoạt động

có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và giaodịch cho bản thân công ty Do đó, luật pháp các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng

Trang 9

giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh củakhách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình Thậm chí, luật pháp ở một số nướccòn quy định có 2 loại hình CTCK là công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chứcnăng môi giới và công ty chứng khoán có chức năng tự doanh.

Khác với nghiệp vụ môi giới, CTCK chỉ làm trung gian thực hiện lệnh chokhách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh CTCK kinh doanh bằngchính nguồn vốn của công ty Vì vậy, CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn vàđội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyếtđịnh đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lập thịtrường

Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh:

Giao dịch gián tiếp: CTCK đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên

SGDCK, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào không được xácđịnh trước

Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai CTCK hay giữa CTCK

với một khách hàng thông qua việc thương lượng Đối tượng của các giao dịch trựctiếp là các loại chứng khoán được đăng ký giao dịch ở thị trường OTC

1.1.5.3 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.

Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, các tổchức phát hành cần phải đến các CTCK tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảolãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng Đây chính là nghiệp vụ bảo lãnh pháthành của các CTCK và là nghiệp vụ chiếm tỷ lệ doanh thu khá cao trong tổng doanhthu của CTCK

Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảolãnh, giúp các tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứngkhoán, giúp tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoántrong giai đoạn đầu sau khi phát hành Trên TTCK, tổ chức bảo lãnh phát hànhkhông chỉ có CTCK mà còn các định chế tài chính khác như ngân hàng đầu tư,nhưng thông thường CTCK nhận bảo lãnh phát hành thường đảm nhiệm luôn việcphân phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh

Trang 10

phát hành hoặc thành lập tổ chức phát hành, sau đó chuyển phân phối chứng khoáncho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên khác.

Khi một tổ chức muốn phát hành chứng khoán, tổ chức đó gửi yêu cầu bảolãnh phát hành đến CTCK Sau đó, CTCK có thể sẽ ký một hợp đồng tư vấn quản lý

để tư vấn cho tổ chức phát hành về loại chứng khoán và số lượng chứng khoán pháthành, định giá chứng khoán và phương thức phân phối chứng khoán đến các nhàđầu tư thích hợp Để được cấp phép bảo lãnh phát hành, CTCK phải đệ đơn trìnhmột phương án bán và cam kết bảo lãnh lên UBCKNN Khi các nội dung cơ bảncủa phương án phát hành được Ủy ban chứng khoán thông qua, CTCK có thể trựctiếp ký hợp đồng bảo lãnh hoặc thành lập nghiệp đoàn bảo lãnh để ký hợp đồng bảolãnh giữa nghiệp đoàn và tổ chức phát hành

Khi UBCK cho phép phát hành chứng khoán và đến thời hạn giấy phép pháthành có hiệu lực, CTCK (hoặc nghiệp đoàn bảo lãnh) sẽ thực hiện việc phân phốichứng khoán Các hình thức phân phối chứng khoán chủ yếu là:

- Bán cho các tổ chức đấu giá tập thể, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí

- Bán trực tiếp cho các cổ đông hiện hữu hay những nhà đầu tư có quan hệvới tổ chức phát hành

- Bán rộng rãi ra công chúng

Đến đúng ngày theo hợp đồng, công ty bảo lãnh phát hành phải giao tiền bánchứng khoán cho tổ chức phát hành Số tiền phải thanh toán là giá trị chứng khoánphát hành trừ phí bảo hiểm

1.1.5.4 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư.

Đây là nghiệp vụ quản lý vốn ủy thác của khách hàng để đầu tư vào chứngkhoán thông qua danh mục đầu tư, nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợinhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng Việc quản lý danh mục đầu tư là một dạngnghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu tư, khách hàng ủy tháctiền cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay nhữngnguyên tắc mà khách hàng chấp thuận hoặc yêu cầu

Quy trình của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư có thể được khái quát baogồm các bước như sau:

Trang 11

- Xúc tiến tìm hiểu và nhận quản lý: CTCK và khách hàng tiếp xúc, tìm hiểu

về khả năng tài chính, chuyên môn, từ đó, đưa ra các yêu cầu về quản lý vốn ủythác

- Ký hợp đồng quản lý: CTCK ký hợp đồng quản lý giữa khách hàng và công

ty theo các yêu cầu, nội dung về vốn, thời gian ủy thác, mục tiêu đầu tư, quyền vàtrách nhiệm của các bên, phí quản lý danh mục đầu tư

- Thực hiện hợp đồng quản lý: CTCK thực hiện đầu tư vốn ủy thác củakhách hàng theo các nội dung đã được cam kết, đảm bảo tuân thủ các quy định vềquản lý vốn, và tài sản phải tách biệt giữa khách hàng với công ty

- Kết thúc hợp đồng quản lý: khách hàng có nghĩa vụ thanh toán các khoảnphí theo hợp đồng đã ký kết và xử lý các trường hợp khi CTCK bị ngưng hoạt động,giải thể hoặc phá sản

1.1.5.5 Nghiệp vụ tư vấn.

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích đểđưa ra lời khuyên, phân tích tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch

vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính lại cho khách hàng

Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn phải vận dụng các kiến thức, đó chính

là vốn chất xám mà họ đã bỏ ra để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho kháchhàng Nhà tư vấn phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra các lời khuyên cho kháchhàng, bởi với lời khuyên đó, khách hàng có thể thu về lợi nhuận lớn hoặc thua lỗ,thậm chí phá sản, còn người tư vấn có được khoản thu phí dịch vụ tư vấn bất kể họ

tư vấn thành công hay không Hoạt động tư vấn đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyêntắc cơ bản sau:

- Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán

- Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ sởphân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể là khônghoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc sửdụng các thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư Nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm

về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra

Trang 12

- Không dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoánnào đó Những lời tư vấn phải xuất phát từ việc phân tích và nhận định mộtcách khách quan.

1.1.5.6 Các nghiệp vụ phụ trợ.

- Lưu ký chứng khoán: Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách

hàng thông qua tài khoản lưu ký chứng khoán Đây là quy định bắt buộc trong giaodịch chứng khoán, vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung là hình thứcgiao dịch ghi sổ, khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại các CTCKhoặc ký gửi các chứng khoán Khi thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán cho kháchhàng, CTCK sẽ nhận được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút

và phí chuyển nhượng chứng khoán

- Quản lý thu nhập của khách hàng: Xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán

cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán vàđứng ra làm dịch vụ thu nhận, chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoảncủa khách hàng

- Nghiệp vụ tín dụng: Đối với các TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi

giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, CTCK còn triển khai dịch vucho khách hàng vay tiền để thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ

Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của CTCK cho khách hàng củamình, để họ mua chứng khoán, và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấpcho khoản vay Khách hàng chỉ cần ký quỹ một phần tiền, số còn lại sẽ do CTCKứng trước tiền thanh toán Đến kỳ hạn thỏa thuận, khách hàng phải hoàn trả đủ sốgốc vay cùng với lãi vay cho công ty chứng khoán Trong trường hợp khách hàngkhông trả được nợ, công ty sẽ phát mãi số chứng khoán đã mua để thu hồi nợ

- Nghiệp vụ quản lý quỹ: Ở một số TTCK, pháp luật về TTCK còn cho phép

CTCK được thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư Khi đó, CTCK sẽ cử đại diệncủa mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn, tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vàochứng khoán CTCK sẽ thu được phí về dịch vụ quản lý quỹ đầu tư

Trang 13

1.2 Môi giới và phát triển hoạt động môi giới chứng khoán.

1.2.1 Khái niệm về môi giới và phát triển hoạt động môi giới chứng khoán.

1.2.1.1 Khái niệm môi giới chứng khoán.

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua - bánchứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó, CTCK đại diện chokhách hàng tiến hành giao dịch trên TTCK thông qua cơ chế giao dịch tạiSGDCK hoặc thị trường OTC, trong đó, khách hàng phải tự chịu trách nhiệm đốivới kết quả giao dịch của mình

Thông qua hoạt động này, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm,dịch vụ tư vấn đầu tư, đồng thời kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhàđầu tư mua chứng khoán Trong những trường hợp nhất định, hoạt động môi giới sẽtrở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng, và đưa ra những lờiđộng viên kịp thời cho nhà đầu tư, giúp họ có những quyết định tỉnh táo

1.2.1.2 Khái niệm về phát triển hoạt động môi giới chứng khoán.

Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán là việc bao gồm các hoạt độngnhằm thúc đẩy và tăng cường hơn nữa vai trò của trung gian môi giới chứng khoán– một nhân tố không thể thiếu trên TTCK Cụ thể, phát triển hoạt động môi giớichứng khoán bao gồm các hoạt động như đẩy mạnh việc kết nối giữa nhà đầu tưmua với nhà đầu tư bán chứng khoán, nâng cao chất lượng tư vấn và chăm sóckhách hàng…, từ đó tác động đến sự phát triển chung của thị trường chứng khoán

1.2.2 Phân loại hoạt động môi giới chứng khoán.

Hiện nay, căn cứ vào khả năng cung cấp các dịch vụ gia tăng của nhà môigiới, người ta có thể chia hoạt động môi giới thành 2 loại cơ bản:

Môi giới toàn phần hay môi giới trọn gói: Là một loại môi giới, song, ngoài

việc xử lý các lệnh mua, bán chứng khoán cho khách hàng, họ còn cung cấp hàngloạt các dịch vụ khác như: nghiên cứu đầu tư, xây dựng mục tiêu đầu tư trong ngắnhạn và dài hạn, quản lý danh mục đầu tư v.v , với mục đích "bảo vệ" và tạo giá trịtăng thêm cho khoản tiền của khách hàng

Khách hàng sử dụng loại hình môi giới này thường là những cá nhân, tổ chức

có tiềm lực tài chính tương đối lớn, họ muốn tham gia thị trường để đầu tư chứ

Trang 14

không phải đầu cơ, nhưng lại hạn chế về kiến thức chuyên ngành, do vậy, họ tìmđến với môi giới toàn phần để có được sự tư vấn hữu ích.

Đây là loại hình môi giới hoạt động chủ yếu ở Mỹ Nhà môi giới có thể làmột cá nhân, cũng có thể là một tổ chức, nhưng thông thường, họ là một tổ chức.Với những tổ chức thực hiện dịch vụ môi giới toàn phần này, họ có quy mô rấtlớn với hàng chục nghìn nhân viên môi giới và thường cũng rất nổi tiếng trên thịtrường tài chính Chúng ta có thể kể ra một số cái tên như: Lehman, GoldmanSachs, Morgan Stanley v.v

Để trở thành một người môi giới (broker) của những tổ chức này, các ứngviên phải đáp ứng được những tiêu chuẩn rất sát xao: Ngoài tấm bằng đại học, họcòn phải vượt qua những kỳ thi rất căng thẳng và khó khăn Khi đã là một nhân viêncủa tổ chức rồi thì áp lực công việc và trách nhiệm nghề nghiệp cũng là một "cửaải" mà không phải ai cũng có thể vượt qua Theo thống kê, có tới gần 90% nhữngngười theo nghề này đều không thể gắn bó quá 3 năm

Môi giới bán phần hay môi giới chiết khấu: là loại môi giới cũng thực hiện

các giao dịch mua - bán chứng khoán cho khách hàng và có thêm một số loại dịch

vụ gia tăng hạn chế khác

Đối tượng khách hàng chủ yếu sử dụng loại hình môi giới này là những nhàđầu tư có kiến thức khá vững và muốn tự mình quyết định đầu tư, họ chỉ cần nhàmôi giới với đúng nghĩa đen của từ "môi giới" Họ sẽ không nhận được những lời tưvấn từ nhà môi giới mà phải tự đưa ra những phân tích đánh giá của mình, tự chịutrách nhiệm dù kết quả đầu tư có ra sao Chính vì vậy, trách nhiệm của môi giới bánphần sẽ không cao như môi giới toàn phần, cũng vì thế, khoản tiền hoa hồng họnhận được sẽ thấp hơn nhiều so với nhà môi giới toàn phần

Một đặc điểm nữa của môi giới bán phần đó là công cụ mà họ sử dụng chủyếu đó là Internet Họ tìm kiếm khách hàng, quan hệ với khách hàng hay thực hiệngiao dịch cho khách hàng cũng đều thông qua Internet Chính vì vậy, sự phát triểncủa loại hình môi giới bán phần gắn liền với sự phát triển của Internet

1.2.3 Quy trình của hoạt động môi giới chứng khoán.

Nhà đầu tư muốn tham gia vào TTCK phải tuân thủ các nguyên tắc của thịtrường Đây là một thị trường bậc cao có các sản phẩm tài chính với các tính chất

Trang 15

đặc biệt Muốn tham gia đầu tư trên thị trường, các nhà đầu tư phải thực hiện đúngtheo một quy trình nhất định Quy trình riêng biệt này bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Khách hàng mở tài khoản

Khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại một trong những công

ty chứng khoán thành viên của SGDCK

Khách hàng cần đáp ứng được các điều kiện như sau: khách hàng là tổ chứchoặc cá nhân trong và ngoài nước, có đủ tư cách pháp nhân, đều có thể mở tàikhoản giao dịch chứng khoán Mức phí mở tài khoản phụ thuộc vào mỗi CTCK.Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán cũng đồng nghĩa với việc họ đã kýkết một hợp đồng ủy thác cho CTCK nơi mình mở tài khoản CTCK sẽ thực hiệncác hoạt động về môi giới, lưu ký,… cho khách hàng Khách hàng có thể giao dịchchứng khoán đối với tài khoản của mình sau khi đã ký kết hợp đồng

Bước 2: Khách hàng lưu ký chứng khoán (để bán chứng khoán) hoặc ký quỹ tiền mặt (để mua chứng khoán)

Khi tham gia giao dịch trên TTCK, để thực hiện mua chứng khoán, kháchhàng phải có số dư tiền mặt trong tài khoản Đối với hành vi bán chứng khoán,khách hàng phải thực hiện lưu ký chứng khoán để có thể bán được chứng khoántrên thị trường

Bước 3: Người môi giới nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch

Nhà đầu tư muốn mua bán chứng khoán cần phải thực hiện khâu viết lệnh, đóchính là việc ủy quyền cho CTCK thực hiện việc giao dịch cho mình Đối với các loạichứng khoán được giao dịch trên Sở Giao dịch, khách hàng có thể trực tiếp viết phiếulệnh hoặc yêu cầu nhân viên môi giới hoàn thành hộ phiếu lệnh đã có sẵn chữ ký củakhách hàng khi khách hàng giao dịch thông qua các phương tiện thông tin liên lạc như:gọi điện thoại, trực tuyến, fax Tiếp đó, những lệnh này sẽ được các nhân viên môigiới chuyển lệnh vào Sở Giao dịch để tiến hành khớp lệnh tập trung

Bước 4: Xác nhận giao dịch

Giao dịch của khách hàng thực hiện thành công (tức là mua hoặc bán đượcchứng khoán) sẽ được CTCK thông báo lại cho khách hàng bằng cách xác nhậnlệnh giao dịch

Trang 16

Tại các thị trường phát triển, đối với trường hợp khớp lệnh liên tục, việc xácnhận lệnh giao dịch được thực hiện qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vàcác giao dịch được thanh toán bù trừ liên tục trên tài khoản của nhà đầu tư.

Nhưng ở các thị trường còn chưa được phát triển, chẳng hạn ở Việt Nam, quátrình giao dịch chỉ hoàn tất sau ngày T + n (với T là ngày giao dịch được thực hiện,

n là ngày thanh toán), vì vậy, phải đợi đến ngày thứ n sau khi giao dịch được khớp,chứng khoán được mua hay tiền chờ bán mới về đến tài khoản

Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch

Sau khi hoàn tất việc giao dịch chứng khoán, quá trình thanh toán bù trừ sẽbắt đầu Khi đối chiếu chính xác lệnh của khách hàng và lệnh khớp trùng nhau, thì:

- Việc hạch toán tiền mặt mua bán chứng khoán của khách hàng sẽ đượcthông qua một ngân hàng chỉ định thanh toán Việc thanh toán tiền mua chứngkhoán và tiền phí giao dịch theo tỷ lệ nhất định sẽ được hạch toán trực tiếp trên tàikhoản chứng khoán của khách hàng

- Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ thực hiện hạch toán chứng khoán Việcchuyển đổi chứng khoán sở hữu (chủ yếu là chứng khoán ghi sổ) sẽ do Trung tâmlưu ký chuyển đổi giữa các tài khoản tại các CTCK thành viên với nhau theo hìnhthức thanh toán bù trừ đa phương hoặc song phương

1.2.4 Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán.

1.2.4.1 Đối với nhà đầu tư.

Giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư.

Trên thị trường chứng khoán, loại hàng hóa đặc biệt ở đây được giao dịchchính là chứng khoán Đây là loại hàng hóa chỉ có giá trị mà lại không có giá trị

sử dụng Lượng hàng hóa này tập trung rất nhiều trên TTCK với đa dạng các nhàđầu tư và đa dạng về số lượng chứng khoán mà họ nắm giữ Vì vậy, các giaodịch trên thị trường cần đến các cầu nối trung gian là các CTCK Khi đó, các nhàmôi giới, đại diện cho các CTCK, thông qua hoạt động môi giới của mình để làmcầu nối mua - bán cho các nhà đầu tư, qua đó, họ thu phí môi giới Chi phí môigiới chứng khoán này sẽ thấp hơn rất nhiều so với chi phí các nhà đầu tư phải bỏ

ra để tự thực hiện việc tìm kiếm khách hàng, thỏa thuận giao dịch trong cáchmua bán hàng hóa thông thường

Trang 17

Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng.

Thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư trênTTCK bởi nó có tác động tức thì lên giá cả của các loại chứng khoán và đồngthời cũng gây những ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư Các nhân viênmôi giới, thay mặt cho CTCK, cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quanđến thị trường, thông tin về các doanh nghiệp mà nhà đầu tư quan tâm, thông tin

về những biến động kinh tế vĩ mô, các thông tin chính trị, xã hội,… hay cácquyết sách của chính phủ mà có tác động TTCK… Dựa vào các thông tin này,khách hàng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, và đưa ra các quyết định về việcmua bán chứng khoán cũng như đặt ra mức giá cả hợp lý Người môi giới phải

là người cập nhật được các thông tin chính xác của thị trường thông qua nhữngkênh thông tin khác nhau, hay dựa trên các mối quan hệ rộng rãi và tiến hànhchọn lọc thông tin chuẩn xác trước khi cung cấp cho khách hàng Mỗi thông tinđược cung cấp với độ chính xác về chất lượng và thời điểm sẽ đáng giá “ngànvàng” đối với các nhà đầu tư

Hiện nay, số lượng các nhà đầu tư tham gia vào TTCK là tương đối lớn,tuy nhiên số lượng các nhà đầu tư có kiến thức sâu rộng về thị trường là rất ít

Do vậy, thông tin cung cấp từ nhà môi giới sẽ được hiểu theo các ý khác nhauđối với các nhà đầu tư khác nhau Vì vậy, với cùng một thông tin được cung cấpnhưng sẽ có nhiều quyết định khác nhau được đưa ra Nhà môi giới với kiến thứcchuyên môn sâu và hiểu biết rộng phải có khả năng tìm kiếm, phân tích thông tinđồng thời đưa ra những dự đoán đúng đắn về diễn biến thị trường trong tươnglai Ngoài việc tư vấn theo nhu cầu của khách hàng, các nhà môi giới sẽ đề xuấtmột danh mục đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu đến mức thấp nhấtrủi ro cho khách hàng

1.2.4.2 Đối với công ty chứng khoán.

Khi khách hàng tin tưởng vào các nhà môi giới và sử dụng càng nhiều dịch

vụ của CTCK thì CTCK càng thu được nhiều phí từ khách hàng Như vậy hoạt độngmôi giới phát triển tốt sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho công ty Cạnh tranh giữacác CTCK một phần lớn chính là cạnh tranh từ hoạt động môi giới trong việc thuhút khách hàng bằng các sản phẩm dịch vụ cũng như chất xám của cá nhân viên môigiới Tại các thị trường phát triển, họ cũng khẳng định vai trò của hoạt động môi

Trang 18

giới và sự phát triển của hoạt động môi giới đối với các CTCK Các nghiên cứu chobiết tại các thị trường này, 20% trong tổng số những nhà môi giới đem lại đến 80%nguồn thu từ hoa hồng cho ngành.

1.2.4.3 Đối với TTCK.

Góp phần phát triển các dịch vụ và hàng hóa trên thị trường.

Là trung gian giữa các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành cũng như là cầunối giữa người mua và người bán, vì vậy các nhà môi giới có thể dễ dàng nắm bắtnhu cầu của khách hàng Dựa vào nhu cầu này, CTCK sẽ phản ánh với các tổ chứcphát hành, giúp thị trường có được nhiều hàng hóa, nhiều sản phẩm mang chấtlượng cao Nhờ đó, TTCK sẽ ngày càng phát triển bền vững

Góp phần hình thành nền văn hóa đầu tư.

Muốn thu hút công chúng đầu tư, nhân viên môi giới cần tiếp cận với nhữngkhách hàng tiềm năng, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ Cần thuyết phục họrằng việc gửi tiền tiết kiệm tuy an toàn nhưng mức sinh lời rất thấp so với các hìnhthức đầu tư khác khi tham gia vào TTCK Để làm được điều này, nhân viên môigiới cần cung cấp cho nhà đầu tư các kiến thức cơ bản về thị trường, các thông tincập nhật về chứng khoán, giúp họ có cái nhìn tổng quát về thị trường trước khi raquyết định đầu tư Môi giới chứng khoán là hoạt động đã thâm nhập sâu rộng vàothị trường, góp phần hình thành nên “nền văn hóa đầu tư”

1.2.5 Đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán.

Hoạt động môi giới chứng khoán có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hútkhách hàng và có những nét đặc trưng sau:

- Nhân viên môi giới phải có kiến thức tốt, có khả năng giao tiếp và tìm kiếmkhách hàng Do đó, đây là nghề đòi hỏi lao động trí óc với cường độ cao và cân phải

có thù lao xứng đáng

- Không có khung thời gian cũng như địa điểm cụ thể nhất định nào cho nghềmôi giới Các giao dịch mua bán của họ có thể diễn ra ở bất kỳ địa điểm nào trongngày Và cách tìm kiếm khách hàng , đối xử giao tiếp cần phải khôn khéo để thu hútkhách hàng

Trang 19

- Nhân viên môi giới phải có khả năng phân tích nhanh nhạy để dự đoánthị trường Nghề môi giới đòi hỏi sự nỗ lực lớn, áp lực công việc và đạo đứcnghề nghiệp cao.

1.2.6 Khái niệm phát triển hoạt động môi giới chứng khoán

1.2.7 Tiêu chí phản ánh sự phát triển hoạt động môi giới chứng khoán.

Môi giới là mặt nổi của mỗi CTCK nên khi nhìn vào một CTCK, hoạt độngmôi giới sẽ được để ý đầu tiên vì sự phát triển của hoạt động môi giới thể hiện sựphát triển của một CTCK Có thể kể ra các tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triểncủa hoạt động môi giới như sau:

- Số lượng tài khoản

- Thị phần hoạt động môi giới

- Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới trong tổng doanh thu

- Lợi nhuận từ hoạt động môi giới

Số lượng tài khoản chứng khoán được mở tại các CTCK chính là biểu hiện

bề nổi để đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới Nhìn vào số lượng tàikhoản, ta có thể bước đầu nhận định bước đầu rằng CTCK có mạng lưới khách hàngrộng lớn hay không, chất lượng dịch vụ cung cấp để giữ chân các nhà đầu tư có tốthay không

Nhìn nhận sâu hơn vào hoạt động môi giới chứng khoán, người ta sẽ nhìnvào thị phần và doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán Thị phần hoạt độngmôi giới phản ánh sự lớn mạnh của mỗi CTCK trên TTCK Cũng giống như bất cứmột thị trường nào, thị phần lớn của thị trường cũng chỉ tập trung vào một số ítnhững tay “đại gia” TTCK Việt Nam hiện tại với hơn 100 CTCK thì chỉ có top 10công ty dẫn đầu đã chiếm 50% thị phần môi giới toàn thị trường

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới so với tổng doanh thu từ thể hiệnmức độ phụ thuộc của mỗi công ty vào hoạt động này cũng như mức độ phát triểncủa hoạt động này trong hoạt động kinh doanh của CTCK Khi tỷ trọng này đạt ởmức cao, chứng tỏ CTCK cũng có sự chú trọng đến phát triển hoạt động môi giới

Và hoạt động môi giới cũng là nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của mỗi CTCK

Trang 20

Lợi nhuận là mục đích của mọi ngành nghề, nó thể hiện mối tương quan giữadoanh thu và chi phí Do đó, lợi nhuận từ hoạt động môi giới càng cao, càng chứng

tỏ sự phát triển của hoạt động này bởi nó góp phần khiến cho sự phát triển củaCTCK càng bền vững hơn

1.2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động môi giới chứng khoán.

1.2.8.1 Các nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạtđộng môi giới của CTCK, là những nhân tố xuất phát từ chính bản thân công ty.Những nhân tố chủ quan có thể góp phần thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của hoạtđộng môi giới, bao gồm: nhân tố con người, cơ sở vật chất và trình độ công nghệ,

mô hình tổ chức và các hoạt động của công ty và công tác kiểm tra giám sát

Nhân tố con người:

Đây là nhân tố hàng đầu cho sự phát triển hoạt động môi giới tại CTCK Độingũ nhân viên môi giới là những người trực tiếp “bán hàng” Thành công của họcũng chính là thành công của công ty Mục tiêu của các CTCK là làm sao chiếmđược lòng tin của khách hàng, thu hút các nhà đầu tư đến với công ty và được họ ủythác tài sản để quản lý, đồng thời giữ chân được khách hàng gắn bó lâu dài với công

ty Hiện nay, các CTCK luôn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để thu hút kháchhàng và đáp ứng tối đa nhu cầu của họ Muốn vậy, các nhân viên môi giới phảithường xuyên cập nhật thông tin thị trường, nắm bắt những biến động về giá tronghiện tại và dự đoán xu hướng tăng giảm cho tương lai Nhà môi giới phải khôngngừng nâng cao chuyên môn, thuần thục các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tìmkiếm khách hàng, kỹ năng tìm hiểu và truyền đạt thông tin, kỹ năng khai thác thôngtin, kỹ năng bán hàng…

Bên cạnh đó, người môi giới phải luôn giữ vững đạo đức nghề nghiệp Đây

là yếu tố quan trọng để tạo lập và duy trì niềm tin của khách hàng Tuy không chịutrách nhiệm đối với những rủi ro của khách hàng nhưng người môi giới phải luônhành động như hành động vì lợi ích của chính mình, và luôn kỳ vọng sẽ mang lạicho khách hàng mức lợi nhuận cao nhất

Trang 21

Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ:

Do hoạt động chính của CTCK là thực hiện trao đổi mua bán những sảnphẩm bậc cao trong ngành tài chính, nên để tồn tại và phát triển, các CTCK cầntrang bị cho mình một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu giaodịch của khách hàng, và hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra sai sót trong quátrình giao dịch

Hệ thống máy móc công nghệ cũng phải đáp ứng được nhu cầu làm việc ởtrình độ cao, phục vụ cho quá trình tìm kiếm thông tin, nghiên cứu phân tích thịtrường, cũng như phát triển mạng lưới tìm kiếm và chăm sóc khách hàng… nhằmtạo ra các sản phẩm có chất lượng dịch vụ cao cho khách hàng

Mô hình tổ chức và các hoạt động của công ty:

CTCK có thể chọn lựa một mô hình riêng biệt tùy theo nội lực của mình.Mỗi mô hình tổ chức của CTCK đều có đặc điểm riêng biệt, mỗi mô hình lại có ưukhuyết điểm khác nhau và ảnh hưởng khác nhau tới kết quả hoạt động môi giới.Việc chuyên môn hóa trong công ty sẽ được Hội đồng Quản trị định hướng thựchiện ngay từ đầu Do đó, hoạt động môi giới được tổ chức ở một phòng ban riêngbiệt, tách hẳn hoạt động môi giới ra khỏi các hoạt động khác, từ đó hoạt động môigiới trở nên tự chủ cao hơn, chuyên môn hóa hơn

Công tác kiểm tra giám sát:

Đây là việc bắt buộc phải thực hiện đối với hoạt động của bất cứ tổ chức nào.Khi thành lập, mỗi CTCK đều phải có nội quy, nguyên tắc và điều lệ hoạt độngriêng Công tác kiểm tra giám sát sẽ giúp cho hoạt động của công ty chứng khoánnói chung và hoạt động môi giới nói riêng trở nên tốt hơn Quy tắc giám sát bảo mậtthông tin của nhà đầu tư không được để xảy ra những sai sót có thể gây ra tranhchấp không đáng có Đây cũng chính là việc chấp hành đúng đạo đức nghề nghiệpcủa một nhân viên môi giới chứng khoán

1.2.8.2 Các nhân tố khách quan.

Thực trạng nền kinh tế:

Yếu tố kinh tế vĩ mô của một quốc gia có tác động rất lớn tới sự tồn tại vàphát triển của hoạt động môi giới Một nền tài chính trong sạch, lành mạnh, và pháttriển với tốc độ ổn đinh sẽ là một môi trường kinh doanh tốt, là nền tảng để TTCK

Trang 22

có điều kiện phát triển vững mạnh Và một môi trường kinh doanh tốt cũng là nềntảng để các CTCK và hoạt động môi giới ngày càng phát triển.

Nước ta đã bước sang giai đoạn đổi mới được hơn 20 năm, nền kinh tế nước

ta cũng đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc Trong mấy năm gần đây, tốc độ phát triểnkinh tế của nước ta luôn được duy trì tốt, đó chính là tiền đề vững chắc cho sự pháttriển của thị trường chứng khoán

Sự phát triền của TTCK:

Là thành viên của thị trường nên các CTCK muốn phát triển vững mạnh phảidựa trên nền tảng là một TTCK phát triển vững mạnh Khi TTCK phát triển sẽ thuhút được số lượng lớn các nhà đầu tư tham gia vào thị trường, họ sẽ phải tìm đếncác CTCK để có thể thực hiện các giao dịch trên thị trường và đây là cơ hội cho sựphát triển hoạt động môi giới của các CTCK

Sự phát triển của TTCK sẽ tạo ra môi trường đầu tư tốt, nhà đầu tư bình đẳngđối với các giao dịch, thông tin được chính xác minh bạch, công bố kịp thời Điềunày giúp cho nhân viên môi giới có nhiều thông tin để cung cấp cho khách hàngtránh được rủi ro đạo đức nghề nghiệp của những nhà môi giới

Môi trường pháp lý:

Thị trường chứng khoán sẽ phát triển khi có sự cân bằng giữa cung và cầucùng với đó là một môi trường pháp lý đầy đủ, lành mạnh và đồng bộ giúp bảo vệquyền lợi của nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng cho công chúng khi tham gia vào thịtrường chứng khoán Qua đo, thúc đẩy thị trường phát triển bền vững Đây chính lànền tảng cơ bản đối với hoạt động của các công ty chứng khoán, làm cho quá trìnhphát triển hoạt động môi giới ngày càng hoàn thiện hơn

Thói quen nhà đầu tư:

Khi có các sản phẩm dịch vụ thực sự có chất lượng được cung cấp từ nhữngnhà môi giới giỏi, những nhà đầu tư sẽ thấy được các lợi ích thiết thực từ việc sửdụng các dịch vụ này và tiếp tục sử dụng chúng Đến một lúc nào đó, thói quen sửdụng các sản phẩm dịch vụ này sẽ dần được hình thành trong cộng đồng các nhàđầu tư

Nếu các nhà đầu tư không nhận thấy lợi ích từ việc sử dụng các sản phẩmcủa hoạt động môi giới, họ sẽ không bỏ tiền ra để chi phí cho những dịch vụ này,

Trang 23

các CTCK không thể bán được các sản phẩm dịch vụ của mình, và sẽ không thể cảithiện chất lượng dịch vụ của chính mình Do đó, việc nâng cao nhận thức của nhàđầu tư là một bài toán khó đối với các CTCK và hoạt động môi giới mà không thểchỉ dựa vào cố gắng của công ty trong việc giới thiệu, quảng bá các dịch vụ sảnphẩm của mình đến công chúng.

Như vậy, có thể thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởngtới hoạt động môi giới của CTCK Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ cả phíachủ quan của CTCK lẫn phía khách quan Khi đã hiểu rõ nguyên nhân, các tác độngảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động môi giới chứng khoán, chúng ta có thể tìm racác giải pháp hợp lý cho việc phát triển hoạt động môi giới này của công ty

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SME

2.1 Khái quát về CTCP Chứng khoán SME

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES) là thành viên của Sở Giao dịchChứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, docác cổ đông thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam góp vốn thành lập

và được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động số 35/UBCK-GPHĐKD ngày26/12/2006

Ngày 30/10/2007, SMES đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công tyTong Yang Systems (Hàn Quốc) Với bản thỏa thuận hợp tác này, bên Tong YangSystems (TYS) sẽ cung cấp cho SMES các giải pháp tổng thể về công nghệ màTYS đang sử dụng cho các công ty con trong các lĩnh vực ngân hàng và chứngkhoán

Ngày 19/03/2008, UBCKNN ban hành quyết định số 115/UBCK về việc cấpsửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động cho SMES, theo đó, vốn điều lệcủa SMES chính thức tăng lên 150 tỷ đồng

Ngày 05/8/2008, SMES chính thức ra mắt Hệ thống phần mềm giao dịchchứng khoán trực tuyến hiện đại với tên gọi SME Professional Suite (S-Suite) Bộphần mềm này được tích hợp từ ba phần mềm giao dịch chuyên biệt: S-Bos, S-Pro

và S-Web

2.1.1.2 Các mốc thời gian quan trọng.

12/2006: SMES được thành lập và đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban

đầu là 51 tỷ đồng với 5 nghiệp vụ chính: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứngkhoán, Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, Bảo lãnh phát hành, và Lưu kýchứng khoán

06/2007: Mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh với các loại hình kinh

doanh:môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán; mởrộng hoạt động kinh doanh chứng khoán trên địa bàn từ Bắc vào Nam

Trang 25

11/2007: Công ty hoàn tất về cơ sở vật chất tại Đại lý nhận lệnh số 1 tại địa

chỉ 24 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 12/2007 Công ty có kế hoạch tăng vốn lên 150

tỷ đồng và đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo Quyết định số115/UBCK-GPĐCCTCK ngày 19/3/2008

12/2008: Công ty nộp Hồ sơ xin đổi tên từ Công ty Cổ phần Chứng khoán

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thành Công ty Cổ phần Chứng khoán SME và

đã được UBCK Nhà nước chấp thuận ngày 06/01/2009

6/3/2009: SMES được UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

lưu ký chứng khoán theo Quyết định số 51/UBCK-GCN

18/5/2009: SMES và đối tác chiến lược, Công ty Cổ phần Tài chính Công

đoàn Dầu khí (PVFI) đã được UBCKNN chấp thuận theo Quyết định số UBCK thành lập phòng giao dịch chứng khoán SME-PVFI Địa điểm hiện tại, tầng

305/QĐ-2, tòa nhà HAREC, số 4A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội

17/6/2009: SMES được UBCKNN chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu

trên sàn UPCoM với mã chứng khoán SME

23/6/2009: SMES và Vietcombank chính thức triển khai dịch vụ Quản lý

tiền gửi giao dịch chứng khoán trực tuyến cho Nhà đầu tư (Vietcombank securitiesOnline -VsO), và cùng hợp tác cung cấp nhiều dịch vụ Tài chính - Chứng khoánkhác đem lại tiện ích cho khách hàng

24/6/2009: Mã chứng khoán SME chính thức giao dịch trên UPCom.

11/1/2010: Hệ thống giao dịch trực tuyến của SMES được công nhận là sản

phẩm Tin và Dùng do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn

02/2010: SMES là một trong những công ty đầu tiên được chấp thuận tham

gia giao dịch trực tuyến tại HNX đợt 1 vào ngày 08/02/2010

03/2010: SMES là CTCK đầu tiên được trao Chứng nhận về Dịch vụ Giao

dịch trực tuyến của UBCKNN

7/4/2010: SMES chính thức niêm yết cổ phiếu SME trên sàn HNX.

19/11/10: SMES tăng vốn điều lệ lên 225 tỷ đồng.

Trang 26

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty.

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Chứng khoán SME

Trụ sở chính

Tổng giám đốc Ông Phan Huy Chí

Địa chỉ Tầng 3-4 Tòa nhà Tài Tâm, 39A Ngô Quyền, Quận

Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh

Giám đốc chi nhánh Ông Nguyễn Văn Nam

Địa chỉ 11 Trần Quốc Thảo, Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí

Minh

Phòng Giao dịch SME-PVFI

HỘI SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH PHÒNG GIAO DỊCH SME-PVFI

Trang 27

Đội ngũ nhân sự bao gồm:

Thành viên HĐQT:

Ông Phan Huy Chí - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Thanh Nam - Phó Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Chi nhánh

TP.Hồ Chí MinhÔng Phạm Minh Tuấn - Ủy viên HĐQT

Ông Hoàng Tiến Lợi - Ủy viên HĐQT

Thành viên Ban kiểm soát:

Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng BKS

Bà Đặng Thị Lan Thanh - Thành viên BKS

Thành viên BGĐ:

Ông Phan Huy Chí - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Tổng Giám đốc

Nhân sự chủ chốt:

Ông Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Khối Dịch vụ chứng khoán và Khối

Phát triển Kinh doanhÔng Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Khối Phân tích - Đầu tư

Ông Đào Minh Trung - Trưởng Bộ phận Tư vấn Tài chính Doanh nghiệpÔng Dư Văn Toàn - Kế toán trưởng, Trưởng Bộ phận Nguồn vốn và

Quản lý rủi ro

Trang 28

2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty.

SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ

Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của SMES

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Khối Tài chính

Khối Công nghệ thông tin

Khối Hành chính Văn phòng

Ban Pháp chế Kiểm soát nội bộ

Phòng Dịch vụ Chứng khoán

Phòng Dịch vụ Tài chính

Phòng Tư vấn TCDN

Phòng Tài chính

Phòng Công nghệ thông tin

Phòng Hành chính – Nhân sự

Phòng Phân tích Đầu tư

Trang 29

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu.

2.1.3.1 Môi giới chứng khoán.

Ngoài dịch vụ đặt lệnh tại sàn theo phương thức truyền thống, SMES đangtriển khai các dịch vụ gia tăng cho các nhà đầu tư như mở tài khoản qua internet, đặtlệnh qua internet, báo tin và kết quả giao dịch theo nhu cầu cho khách hàng qua tinnhắn (SMS) và mạng Messenger

Môi giới trên sàn cho các tài khoản cá nhân: Đây là hoạt động không những

đem lại nguồn thu trực tiếp, hàng ngày cho SMES mà còn giúp quảng bá, đưa hìnhảnh của Công ty đến với công chúng nên cần duy trì chất lượng dịch vụ một cách ổnđịnh Hoạt động này sẽ phát triển mạnh dựa trên công nghệ HTS và WTS do TongYang System chuyển giao

Môi giới cho khách hàng tổ chức: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có các quỹ,

phần lợi nhuận để lại, hay các khoản nhận tạm ứng hình thành trong quá trình hoạtđộng kinh doanh nhưng chưa được các CTCK khác chú ý đến Đa số các quỹ vàkhoản tiền này được gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng Nhận thức vấn đề này,SMES xây dựng các sản phẩm kết hợp nhằm đưa các khoản tiền này vào phục vụviệc đầu tư kinh doanh chứng khoán trên thị trường, sản phẩm của việc này là hợpđồng Hợp tác đầu tư giữa SMES - Doanh nghiệp

Môi giới cho khách hàng nước ngoài: Môi giới cho khách hàng nước ngoài

sẽ tập trung vào đối tác Tong Yang với số vốn đầu tư tại Việt nam lên tới 200 triệuUSD Để làm được việc này, SMES tập trung vào sự phối hợp hoạt động của các bộphận Môi giới và Phân tích đầu tư

Môi giới OTC: Hàng ngày, từ 11 giờ trưa đến cuối giờ chiều của ngày giao

dịch, Bộ phận Giao dịch và Phân tích đầu tư thực hiện yết các lệnh và thực hiệngiao dịch, môi giới chứng khoán OTC cho các khách hàng cá nhân và tổ chức Bánchéo các chứng khoán OTC với các CTCK khác và thực hiện giao dịch qua hệ

thống Kiosk.

Đại lý đấu giá cho SGDCK: Công ty sẽ tham gia hoạt động này Đây là hoạt

động không những đem lại nguồn thu trực tiếp cho SMES mà còn giúp quảng báhình ảnh của Công ty đến với các nhà đầu tư Hoạt động này sẽ mang lại nguồn thu

từ hoạt động mở tài khoản giao dịch cho khách hàng Dự kiến Công ty sẽ là đại lý

Trang 30

đấu giá cho các đợt IPO và phát hành thêm cổ phiếu của các doanh nghiệp trênSGDCK Hà Nội và SGDCK Hồ Chí Minh.

SMES có chế độ phân cấp quản lý để đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý,trong đó việc xây dựng chế độ phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư là mộttrong những vấn đề then chốt, quyết định sự thành công của công ty

Trên cơ sở phân tích doanh nghiệp và thị trường, SMES đã xây dựng danhmục đầu tư hợp lý và điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với các diễn biến của thịtrường Hoạt động tự doanh của SMES đã được triển khai một cách năng động, hiệuquả thông qua việc chủ động tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên thị trường niêm yếtcũng như thị trường OTC và đóng góp một phần quan trọng vào lợi nhuận của Công

ty Kết hợp với năng lực tài chính của mình, SMES hiện nay đã trở thành đối tácchiến lược và là nhà đầu tư của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường

Bên cạnh việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư, hoạt động quản lý rủi ro luôn đượccoi trọng tại bộ phận tự doanh của SMES Nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro, hoạtđộng đầu tư của SMES tuân thủ theo quy trình chặt chẽ từ giai đoạn thu thập thôngtin, phân tích cơ hội đầu tư và đến giai đoạn xét duyệt của Hội đồng đầu tư Tậndụng và phát huy sự hỗ trợ từ các công cụ quản lý rủi ro, danh mục đầu tư củaSMES được điều chỉnh phù hợp, đảm bảo khả năng sinh lời tối ưu trong hạn mứcrủi ro thấp nhất

2.1.3.3 Tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Ngay từ khi thành lập, SMES đã thu hút một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm,

đã từng tham gia triển khai thực hiện nhiều hoạt động tư vấn doanh nghiệp Vì vậy,SMES có khả năng cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn trọn gói, bao gồm: tưvấn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, tư vấn tài chính, quản lý sổ cổ đông, xác

Trang 31

định giá trị doanh nghiệp, tư vấn phát hành và niêm yết cổ phiếu, tư vấn và định giáchào bán chứng khoán nhằm huy động vốn, làm đại lý phát hành chứng khoán, tưvấn bán đấu giá cổ phần, tư vấn thu xếp vốn đầu tư cho việc thực hiện dự án.

Hơn nữa, qua quá trình triển khai hoạt động tư vấn, các chuyên viên củaSMES đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về xử lý tài chính và định giá, chuẩnmực hóa các bước triển khai, các vấn đề cần xử lý trong quá trình thực hiện vàcác vướng mắc phát sinh Qua đó từng bước hoàn chỉnh quy trình định giá, bướcđầu xây dựng được các mô hình định giá công ty phù hợp với đặc điểm của cácloại hình doanh nghiệp Việt Nam

2.1.3.4 Lưu ký chứng khoán.

SMES nhận lưu giữ, bảo quản chứng khoán và trợ giúp khách hàng thựchiện đầy đủ các quyền của mình đối với chứng khoán mà khách hàng đang sởhữu như: quyền nhận cổ tức và cổ phiếu thưởng, quyền chia tách hoặc gộp cổphiếu, quyền mua cổ phiếu, quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông, quyền chuyểnđổi trái phiếu chuyển đổi…

Qua việc thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán cho các công ty thực hiệnniêm yết, SMES hỗ trợ các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại SMES trong việclưu ký các loại chứng khoán niêm yết Trong thời gian vừa qua, SMES đã hỗ trợ tíchcực cho cổ đông của NHTM Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, Công ty cổ phần Dzi An thựchiện lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động môi giới của CTCP Chứng khoán SME 2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy cũng đã được hình thành hơn 10 nămnhưng vẫn còn rất non trẻ Trong những năm qua, thị trường đã xảy ra nhiều biếnđộng khó lường Hoạt động của các công ty chứng khoán cũng phụ thuộc rất nhiềuvào diễn biến tốt xấu đó của thị trường Không chỉ kết quả kinh doanh bị tác độngảnh hưởng mà các công ty chứng khoán còn phải liên tục đề ra những chiến lượcphù hợp và thích ứng với những biến đổi của thị trường

SMES cũng không nằm ngoài guồng quay của những biến động đó Hoạtđộng kinh doanh của SMES trong 3 năm gần đây cũng đã có những bước phát triển

Trang 32

nhất định Bảng sau đây chỉ ra kết quả kinh doanh và tỷ lệ tăng trưởng của SMEStrong giai đoạn 2008 – 2010:

Đơn vị: Triệu VND

2008

Năm2009

Năm2010

% tăng giảm2009/200

8

2010/2009Tổng giá trị tài sản 335.118 360.120 667.077 7,46% 85,24%

Lợi nhuận từ hoạt

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010)

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây

Năm 2009, hoạt động kinh doanh của Công ty có sự hồi phục và tăng trưởngmạnh so với năm 2008 Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm

2009 đạt 72,36 tỷ đồng tăng gấp 2,5 lần (250%) so với doanh thu thuần năm 2008(28,5 tỷ) Đồng thời chi phí hoạt động kinh doanh lại có sự giảm bớt từ năm 2008 đếnnăm 2009, giảm từ 57,5 tỷ xuống còn khoảng 47 tỷ Do đó lợi nhuận trước và sauthuế của Công ty cũng tăng và đạt 25,25 tỷ đồng trước thuế, 22,88 tỷ đồng lợi nhuậnsau thuế Trong khi đó, năm 2008, công ty có lợi nhuận âm Tình trạng này xảy ra donăm 2008, công ty sử dụng chiến lược tự doanh, tham gia và đầu tư nhiều vào thịtrường và đầu tư theo hướng dài hạn nên nhất thời chưa có sự tăng trưởng trong lợinhuận của năm 2008 Nhưng đến năm 2009, các khoản đầu tư góp vốn, cũng như cácchiến lược tự doanh phát huy được hiệu quả dẫn đến tăng trưởng doanh thu trong cáchoạt động này, vì vậy mà lợi nhuận năm 2009 có bước tiến đột phá so với năm 2008

Năm 2010, hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục có sự cải thiện về mặtdoanh số Doanh thu thuần năm 2010 đạt gần 107,5 tỷ, tăng 48,5% so với 2009 , tuynhiên, do chi phí hoạt động kinh doanh của công ty chiếm tỷ trọng khá cao so vớitổng doanh thu (chi phí năm 2010 là 72 tỷ chiếm 67% tổng doanh thu và tăng gấp

Ngày đăng: 19/07/2013, 16:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của SMES - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy quản lý của SMES (Trang 27)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ (Trang 27)
định. Bảng sau đây chỉ ra kết quả kinh doanh và tỷ lệ tăng trưởng của SMES trong giai đoạn 2008 – 2010: - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
nh. Bảng sau đây chỉ ra kết quả kinh doanh và tỷ lệ tăng trưởng của SMES trong giai đoạn 2008 – 2010: (Trang 31)
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây (Trang 31)
Bảng 2.2. Số lượng tài khoản chứng khoán được mở tại SMES - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Bảng 2.2. Số lượng tài khoản chứng khoán được mở tại SMES (Trang 33)
Bảng 2.2. Số lượng tài khoản chứng khoán được mở tại SMES - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Bảng 2.2. Số lượng tài khoản chứng khoán được mở tại SMES (Trang 33)
Bảng 2.3. Doanh thu hoạt động của SMES trong 3 năm gần đây - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Bảng 2.3. Doanh thu hoạt động của SMES trong 3 năm gần đây (Trang 34)
Bảng 2.3. Doanh thu hoạt động của SMES trong 3 năm gần đây - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Bảng 2.3. Doanh thu hoạt động của SMES trong 3 năm gần đây (Trang 34)
Bảng 2.4. Lợi nhuận hoạt động môi giới của SMES 3 nằm gần đây - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Bảng 2.4. Lợi nhuận hoạt động môi giới của SMES 3 nằm gần đây (Trang 36)
Bảng 2.4. Lợi nhuận hoạt động môi giới của SMES 3 nằm gần đây - Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SME
Bảng 2.4. Lợi nhuận hoạt động môi giới của SMES 3 nằm gần đây (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w