1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)

58 386 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 761 KB

Nội dung

Theo xu thế của toàn cầu hóa phạm vi lãnh thổ thế giới về mặt kinh tế dần bị xóa bỏ, xu hướng đồng hóa trong tiêu dùng của người tiêu dùng trên thế giới đã trở thành một phần động lực khiến thương mại quốc tế và điển hình là hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ với khối lượng hàng hóa được tiêu dùng khổng lồ. Sau hơn 20 năm đổi mới chuyển mình từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đất nước và con người Việt Nam đã và đang thay da, đổi thịt từng ngày. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo ra các cơ hội hợp tác, giao thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhờ đó mà hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, làm cầu nối cho các loại hàng hóa giữa các nước thâm nhập lẫn nhau, phát huy lợi thế riêng của mỗi nước, tăng cường giao lưu, làm gia tăng cán cân thanh toán… Công ty cổ phần XNK tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) là 1 doanh nghiệp trong ngành XNK với hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực XNK. Có thể nói lịch sử của công ty gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Được thành lập từ những ngày đầu miền Bắc giành được độc lập, công ty luôn giữ vai trò then chốt trong việc cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; các máy móc, trang thiết bị phục vụ quá trình kiến thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước. Hoạt động của Công ty không những mang lại lợi nhuận cho công ty mà còn đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân. Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm: Chương 1: Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI). Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI). Chương 3 : Những vướng mặc, định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Theo xu thế của toàn cầu hóa phạm vi lãnh thổ thế giới về mặt kinh tế dần bị xóa

bỏ, xu hướng đồng hóa trong tiêu dùng của người tiêu dùng trên thế giới đã trở thành mộtphần động lực khiến thương mại quốc tế và điển hình là hoạt động xuất nhập khẩu ngàycàng phát triển mạnh mẽ với khối lượng hàng hóa được tiêu dùng khổng lồ Sau hơn 20năm đổi mới chuyển mình từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đất nước vàcon người Việt Nam đã và đang thay da, đổi thịt từng ngày Cùng với sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước đã tạo ra các cơ hội hợp tác, giao thương giữa các doanh nghiệp trong

và ngoài nước Nhờ đó mà hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, làm cầu nốicho các loại hàng hóa giữa các nước thâm nhập lẫn nhau, phát huy lợi thế riêng của mỗinước, tăng cường giao lưu, làm gia tăng cán cân thanh toán…

Công ty cổ phần XNK tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) là 1 doanh nghiệp trongngành XNK với hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực XNK Có thể nói lịch sử của công

ty gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Được thành lập từ những ngày đầumiền Bắc giành được độc lập, công ty luôn giữ vai trò then chốt trong việc cung cấp sảnphẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; các máy móc, trang thiết bị phục vụ quá trìnhkiến thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng đất nước Hoạt động của Công ty không những manglại lợi nhuận cho công ty mà còn đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân

Kết cấu của báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm:

Chương 1: Khái quát về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAPHANOI)

Chương 2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạpphẩm ( TOCONTAP HANOI)

Chương 3 : Những vướng mặc, định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt độngkinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)

Trang 2

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM (TOCONTAP HANOI)

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần XNK tạp phẩm (TOCONTAP HANOI)

1.1 Quá trình hình thành Công ty

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) được thành lập vàongày 1/06/2006 theo quyết định của Bộ Thương mại về việc cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước Theo chủ trương cổ phần hóa DNNN của chính phủ “Công ty XNK tạp phẩm-

Bộ thương mại” được tiến hành cổ phần hóa năm 2006 trên cơ sở DNNN là Công ty XNKtạp phẩm - Bộ Thương mại và trở thành Công ty cổ phần XNK tạp phẩm với tên giaodịch:

- Tên giao dịch: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT ANDEXPORT JOINSTOCK COMPANY

- Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI

- Trụ sở chính: 36 Bà Triệu-Hoàn Kiếm-Hoàn Nội

- Email:tocontap@fpt.vn -Website: www.tocontao-hanoi.vnn.vn

- Mã số thuế của công ty: 010010674

- Vốn điều lệ: 34.000.000.000 đồng, với tỉ lệ:

+Vốn nhà nước: 10.013.000.000 đồng+Vốn của CBCNV và cổ đông khác: 23.987.000.000 đồng

1.2 Quá trình phát triển của công ty

Trang 3

Quá trình phát triển của Công ty có thể chia ra làm 5 giai đoạn chính:

* Giai đoạn 1956- 1966:

Ngày 05/3/1956 theo quyết định số 62/BTng-NĐ-KD của Bộ Thương nghiệp (nay

là Bộ Công thương) do thứ trưởng Đặng Việt Châu ký công ty được thành lập với tên gọi:

“Tổng công ty Nhập Khẩu tạp phẩm” dưới sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản là BộThương Nghiệp Tại thời điểm đó Tocontap Hà Nội là công ty XNK đầu tiên của Nhànước Việt Nam độc lập

Ngày 6/7/1957 Bộ trưởng Bộ Thương Nghiệp-ông Phan Anh đã kí quyết định số312/BTng-TCCB đổi tên thành “Tổng công ty XNK tạp phẩm”

Ra đời trong bối cảnh đất nước chưa hoàn toàn thống nhất Nam Bắc, vai trò của công ty

là hết sức quan trọng và trở thành đầu tàu trong lĩnh vực hoạt động ngoại thương cuả miềnBắc lúc bấy giờ Những ngày đầu thành lập, công ty chỉ thực hiện các nghiệp vụ nhậpkhẩu mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân Nhưng sau 1 năm đi vào hoạt độngvai trò của công ty đã được nâng lên, không chỉ thực hiện các hoạt động nhập khẩu màcòn tiến hành xuất khẩu giúp thu về 1 lượng ngoại tệ đáng kể cho quốc gia (Thời kì 1961-

1965 XK bằng 29,5 triệu Rup, kim ngạch XK chiếm 28,8% tổng kim ngạch XK của cảnước)

Do yêu cầu của nhà nước về quản lí, ngành hàng, vùng lãnh thổ để phù hợp với đặcđiểm tình hình phát triển của đất nước năm 1964: toàn bộ các mặt hàng thủ công mỹ nghệcuả công ty được tách ra để thành lập Công ty ARTEXPORT

* Giai đoạn 1966- 1975:

Đây là giai đoạn hết sức khó khăn đối với miền Bắc, thời kì đế quốc Mỹ đánh phámiền Bắc và ảnh hưởng của chiến tranh chống Mỹ Công ty mặc dù đã phải chịu nhữngảnh hưởng nặng nề song vẫn quyết tâm giữ vững kim ngạch XNK (Thời kì 1966-1970

XK bằng 16,5 triệu Rup, kim ngạch XK chiếm 33,5% tổng kim ngạch XK của cả nước,

NK bằng 68,5 triệu Rup.Thời kì 1971-1975 XK bằng 32,3 triệu Rup, kim ngạch XKchiếm 39,4% kim ngạch XK của cả nước, NK bằng 82,5 triệu Rup )

Trang 4

* Giai đoạn1975- 1990:

Đây là thời kì khôi phục lại sau chiến tranh và bắt đầu có nhiều thay đổi trong bộ Máy của công ty Các bộ phận lần lựơt được tách ra và kéo theo đó là sự thay đổi bộ máylãnh đạo…Năm 1977 toàn bộ bộ phận XNK hàng dệt may tách ra để thành lập công tyTEXTIMEX

Năm 1985 tách mặt hàng dụng cụ kim khí và cầm tay thành công tyMECANNIMEX

Năm 1987 toàn bộ bộ phận da, giả da và giày dép được tách thànhLEAPRODEXIM

Sau ngày đất nước thống nhất 2 miền Nam Bắc, 1 lực lượng rất lớn các cán bộ cốtcán của công ty có kinh nghiệm, kĩ năng đã vào miền Nam để thành lập chi nhánhTOCONTAP chi nhánh Tp Hồ Chí Minh Năm 1990, theo chủ trương quản lí và hoạtđộng theo vùng lãnh thổ, chi nhánh TOCONTAP thành phố HCM đã tách hẳn ra thànhcông ty độc lập trực thuộc Bộ Thương mại và mang tên TOCONTAP SÀI GÒN

Các kho tàng bến bãi của Công ty trong quá trình hoạt động cũng được chuyểngiao cho công ty giao nhận kho vận ngoại thương

* Giai đoạn 1990- 2005:

Giai đoạn này nước ta bắt đầu thời kì đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thịtrường theo định hướng XHCN dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước Do trải qua nhiềulần tách, qui mô của công ty đã dần bị thu hẹp lại, để đáp ứng tình hình đổi mới của đấtnước ngày 23/3/1993 theo quyết đinh số 284/TM-TCCB cuả Bộ Thương mại đổi tên công

ty “Tổng công ty XNK tạp phẩm” thành “Công ty XNK Tạp phẩm” với tên giao dịchTOCONTAP HANOI

Khi đó, vốn kinh doanh của công ty là: 45.648.700.499 đồng

+ Vốn pháp định là: 18.604.677.230 đồng

+ Vốn tự bổ sung là: 27.044.023.269 đồng

Trang 5

* Giai đoạn 2006- dến nay:

Bước sang năm 2006 theo chủ trương từng bước cổ phần hóa các DNNN của chính phủ,công ty đã tiến hành cổ phần hóa trên cơ sở Công ty XNK Tạp phẩm – Bộ Thương mại vàtrở thành “Công ty Cổ Phần XNK Tạp phẩm”

Năm 2006 thành lập xí nghiệp liên doanh sản xuất giấy trang trí, bên cạnh đó còn có xínghiệp liên doanh với Canada sản xuất chổi quét sơn XK

Đúng như trong bài diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày thành lập công ty của Tổng giám đốcCao Văn Thủy: “…Thật hiếm có công ty naò của Việt Nam có 1 bề dày truyền thống vẻvang như Công ty chúng ta…”

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước, công ty vẫn không ngừng phát triển ổnđịnh về mọi mặt và đóng góp một phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và đổi mớiđất nước

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

* Chức năng

Chức năng của công ty là thực hiện 3 mảng hoạt động chính: Xuất khẩu, Nhập khẩu vàgia công sản xuất

Trang 6

- Nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng mà trong nước không sản xuất được như: nguyênliệu, vật tư máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng phục vụ trong nước…

- Xuất khẩu hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, nguyên liệu thô…

- Sản xuất gia công chổi quét sơn, giấy trang trí…để phục vụ XK

* Nhiệm vụ

- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tìnhhình thị trường, khả năng phát triển của Công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kếhoạch đã đề ra

- Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn 1 cách có hiệu quả, bảo toàn và pháttriển vốn góp của các cổ đông; đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định Luật kếtoán, Luật thống kê; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước

- Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàngnăm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của phápluật

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động thamgia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty

2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty

Mô hình bộ máy quản trị của công ty Cổ phần XNK Tạp phẩm được thể hiện theo sơ

đồ 1.1 Bộ máy quản trị của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến-chức năng, cáclãnh đạo ở mỗi cấp sử dụng bộ phận chức năng để tham mưu cho riêng mình trong việc raquyết định quản lí, các quyết định quản lí lại được truyền xuống theo tuyến dọc

Theo mô hình này, Ban Giám đốc đứng đầu là Tổng giám đốc sẽ là người đưa ra quyếtđịnh kinh doanh cuối cùng với sự tham mưu của các trưởng phòng Các trưởng phòngđảm nhận những nhiệm vụ khác nhau có đặc trưng riêng, song vẫn có quan hệ mật thiệtvới nhau, đều tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 7

Nhờ có sự phân công, phân cấp rõ ràng trong Công ty, từ Tổng giám đốc tới nhânviên, các phòng ban có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể nên tránh bị chồng chéo côngviệc, phát huy được quyền chủ động sáng tạo của các phòng ban và mỗi cá nhân, đồngthời việc quản lý cũng được tập trung thống nhất.

*Ưu điểm của sơ đồ bộ máy quản trị công ty:

Kết hợp được việc quản lí tập trung thống nhất với phát huy quyền chủ động, sángtạo của các phòng ban trong hoạt động quản trị DN

*Nhược điểm của sơ đồ bộ máy quản trị công ty:

Đòi hỏi việc phân công, phân cấp phải rõ ràng nếu không sẽ khó điều khiển bộmáy

Đòi hỏi các nhà quản trị (Ban giám đốc và các trưởng phòng) phải năng động, tựchủ, chủ động trong việc ra quyết định mới phát huy hết được hiệu quả cuả cơ cấu tổ chứcnày

Về chức năng nhiệm vụ của từng chức danh và từng bộ phận trong bộ máy quản trị như sau:

Đại Hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất của công ty, có quyền quyết định

các vấn đề; thông qua các báo cáo hàng năm; thông qua định hướng phát triển của Côngty; số lượng thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; lựa chọn đơn vị kiểmtoán; bầu, bãi, miễn và thay thế Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; sửa đổi bổ sung điều

lệ Công ty; sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại và giải thể Công ty Họp ít nhất 1lần/1năm

và được tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra với chức năng giám sát mọi hoạt động của

công ty, được hội đồng quản trị tham khảo ý kiến về việc chỉ định và bãi nhiệm đơn vịkiểm toán; thảo luận với đơn vị kiểm toán về tính chất và phạm vi kiểm toán; kiểm tra cácbáo cáo tài chính trước khi đệ trình Hội Đồng quản trị; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháptrong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán

Trang 8

Hội đồng quản trị: gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác Hội đồng

quản trị sẽ định hướng hoạt động của Công ty trong dài hạn thông qua các quyết địnhchiến lược, kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của Công ty

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh như Tổng giám đốc, Phó Tổng giámđốc, Kế toán trưởng Giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của cán bộ quản trị và hoạt

Trang 9

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ

số III

Phòng kinh doanh XNK

số IV

Phòng kinh doanh XNK

số V

Phòng kinh doanh XNK

số VI

Phòng kinh doanh XNK

số VII

Chi nhánh tại Hải

Phòng

Chi nhánh tại thành phố HCM

Phòng Tổ chức Lao động

Phòng Tài

chính-Kế toán

Phòng Tổng Hợp

Phòng Hành chính Quản trị

Công ty liên doanh gia công chổi quét sơn TOCAN

Công ty liên doanh sản xuất giấy trang trí

Phòng KHO VẬN

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TOCONTAP

Trang 10

động của Công ty Quyết định tổ chức bộ máy, nội quy, quy chế quản lý nội bộ của Công

ty Chịu trách nhiệm báo cáo với Đại Hội đồng cổ đông Ở công ty cổ phần XNK tạpphẩm (TOCONTAP HANOI) chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc quản lí và điều hànhmọi hoạt động công ty

Ban Giám đốc Công ty gồm có một Tổng Giám đốc và 2 Phó Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, điều hành mọi hoạt động

kinh doanh của Công ty, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và ĐạiHội đồng cổ đông, đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanhcủa Công ty Xây dựng quy chế trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thuế, trìnhHội đồng quản trị phê duyệt các báo cáo về việc trích lập và sử dụng các quỹ hàng nămcủa Công ty Kiến nghị về số lượng và cơ cấu phòng ban của Công ty; đề xuất các biệnpháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý Công ty…

Phó Tổng Giám đốc: chịu sự phân công công tác của Tổng Giám đốc,

hoàn thành những công việc mà Tổng Giám đốc giao phó Đồng thời hỗ trợ Tổng Giámđốc trong công tác quản lý Công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty (trong phạm vi công việc được ủy quyền)

Phòng Tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu và các vấn đề đối

nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh cảu công ty Luôn nắm bắt kịp thời và phân tích sốliệu, chính sách thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động củacông ty, cung cấp cho Tổng giám đốc và các phòng quản lí, kinh doanh để kịp thời điềuchỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Lập các báo cáo tổng hợp định kì đểbáo cáo lên cấp trên…Kiểm tra các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng trước khichuyển cho phòng Tài chính kế toán kiểm tra trực tiếp Phòng tổng hợp phải kiểm tra sốliệu tính tóan trên phương án, kiểm tra các điều khoản của hợp đồng xem có phù hợp vớiqui định của công ty, luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế không? Khi phương án đượcphê duyệt, hợp đồng được ủy quyền kí thì phòng tổng hợp vào sổ theo dõi của công ty

Phòng Tài chính kế tóan: có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận kinh

doanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch tóan nội bộ theo đúng qui

Trang 11

định của công ty, chế độ chính sách của Nhà nước Kiểm tra các hóa đơn đầu vào để đảmbảo các chứng từ đầu vào để đảm bảo chúng đều hợp pháp, hợp lí và đúng với nội dungcông việc, đúng mục đích Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng dophòng tổng hợp chuyển tới Lập sổ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát các phương án kinhdoanh đã được phê duyệt.

Làm thủ tục bảo lãnh vay vốn ngân hàng hoặc các hình thức huy động vốn khác khi công

ty cần vốn kinh doanh Thường xuyên cập nhật và báo cáo tổng giám đốc tình hình cânđối tài chính của công ty Lập báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định củaNhà nước và báo cáo nhanh khi cần thiết

Phòng hành chính quản trị: có chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh

doanh cuả công ty, quản lí hành chính, lưu trữ tài liệu, văn thư, hồ sơ chung Quản lý và

sử dụng các con dấu của công ty theo đúng quy định của pháp luật Điều động xe theo yêucầu của của các bộ phận trong công ty và theo quy định về quản lí và sử dụng xe trongcông ty Điều động các phương tiện, thiết bị đã mua sắm để phục vụ cho hoạt động củacông ty 1 cách tiết kiệm, hiệu quả giữ gìn tài sản hiện có, không để mất mát… Đề xuấtviệc mua sắm phương tiện làm việc, các nhu cầu sinh hoạt của công ty Phòng có nhiệm

vụ đảm bảo điều kiện làm việc, có biện pháp bảo vệ môi trường của công ty luôn sạch đẹp

và văn minh

Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tổ chức và quản lý lao động trong

công ty; lập quy hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động, nghiên cứu đề xuất việc bổ nhiệm,bãi nhiệm các chức danh quản lí trong công ty; giải quyết các vấn đề về lao động, tiềnlương, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong công ty

Phòng kho vận: thực hiện chức năng làm nơi gom, cất trữ hàng hóa và

thực hiện vận chuyển hàng tới cảng và từ cảng về kho…

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ quản lý và điều hành

mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác trong và ngoài nước Tiến

Trang 12

hành các thủ tục, các kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương phù hợp, hiệu quả trong ký kết,đàm phán thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiện nay, công ty có 7 phòng kinh doanh XNK mỗi phòng làm việc độc lập với

nhau và hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh tổng hợp theo chỉ tiêu khoán mà công tygiao cho Các phòng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các phương án kinh doanh, kí kếthợp đồng, hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch đã đề ra

Trưởng phòng là người đại diện cao nhất cuả phòng kinh doanh, chịu trách

nhiệm về mọi hoạt động cuả mình trước tổng giám đốc công ty, có quyền hạn vànhiệm vụ sau:

- Được chủ động giao dịch với khách hàng trong và ngòai nước trong giới hạn ngànhnghề kinh doanh công ty được phép với mục đích tiến tới các hợp đồng kinh doanh cóhiệu quả cao cho công ty Được tổng giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng muabán, XNK, hợp đồng ủy thác…trên cơ sở phương án kinh doanh và nội dung hợpđồng đã được phê duyệt

- Được sử dụng vốn kinh doanh của công ty theo phương án kinh doanh đã được phêduyệt và theo khế ước vay vốn ký với công ty Chịu trách nhiệm trước công ty về việcbảo toàn vốn vay để sử dụng kinh doanh

- Được quản lí và sử dụng lao động hiện có để thực hiện họat động kinh doanh củaphòng mình Phân công công việc cho cán bộ trong phòng 1 cách hợp lí, khoa học, đểphát huy hết tiềm năng nhân lực phục vụ kinh doanh

- Phó phòng: là trợ lí giúp việc cho trưởng phòng và thay mặt trưởng phòng xử lí mọi

việc trong thời gian trưởng phòng vắng mặt…

- Nhân viên kinh doanh: 2 nhân viên kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ và tìm kiếm

đối tác và hợp đồng mới, lập phương án kinh doanh…

- Một điểm đáng lưu ý là ở đây mỗi nhân viên có quyền quản lí và phát triển danh mụcsản phẩm kinh doanh của mình nếu lập được phương án kinh doanh được các cấp trênduyệt…Hoạt động đó được khuyến khích trong phòng

Trang 13

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng KD XNK số 1

Hai chi nhánh tại Haỉ phòng và thành phố Hồ Chí Minh: trước đây chỉ

làm công tác kho vận nhưng mấy năm gần đây đã tập trung vào công tác kinh doanh vàhoạt động theo cơ chế khoán của công ty

Ngoài xí nghiệp TOCAN là xí nghiệp liên doanh giữa Tocontap và

Canada chuyên sản xuất chổi quét sơn XK đi thị trường Canada, Úc, Mỹ công ty còn

thành lập thêm xí nghiệp liên doanh sản xuất giấy trang trí và đưa vào hoạt động ngay

đầu năm 2006 đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu

3 Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của công ty

3.1 Đặc điểm về sản phẩm, thị trường

Công ty cổ phần XNK tạp phẩm (TOCONTAP HANOI) kinh doanh các mặt hàngxuất nhập khẩu phục vụ mọi lĩnh vực của đời sống, công ty có quan hệ kinh doanh vớikhách hàng ở trên 30 quốc gia trên toàn thế giới Các mặt hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực

NK của Công ty rất đa dạng với trên 40 mặt hàng gồm: máy móc, trang thiết bị phục vụquá trình xây dựng và thi công cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị văn phòng, các loạinguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất gia công trong nước, các loại máy móc thiết bị,dụng cụ, hàng nông sản, hàng hóa thiết yếu…phục vụ đời sống dân sinh Đây là các mặthàng NK từ nhiều quốc gia khác nhau ở Châu Á (Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,

Trang 14

Malaysia, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan…), Châu Âu ( Italia, Pháp, Anh, Tây ban Nha,Đức, Áo…), Châu Mỹ la tinh ( Argentina, Chi le, Mỹ ), Châu Úc.

Bên cạnh đó là các mặt hàng thuộc nhóm hàng XK gồm các mặt hàng là thế mạnhcủa nước ta như hàng nông sản như gạo, hạt điều, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng maymặc…chủ yếu XK sang thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ latinh

Ngòai ra, các sản phẩm do 2 xí nghiệp sản xuất là con lăn tường, chổi quét sơn vàcác loại giấy trang trí nội thất xuất sang thị trường Canada, Úc, Đài Loan…

3.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Trụ sở chính cuả công ty đặt tại 36 phố Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội với toàn bộcác phòng ban được đặt tại đây Ngoài ra còn có các chi nhánh tại Hải Phòng, chi nhánhtại thành phố Hồ Chí Minh, 2 công ty liên doanh TOCAN và công ty giấy trang trí nộithất, 1 khách sạn và 1 số cửa hàng bán lẻ …

Trang thiết bị tại trụ sở chính cũng như tại các chi nhánh nhìn chung là hiện đại.Tất cả các phòng đều được trang bị nội thất văn phòng hiện đại với đầy đủ điện thoại,máy tính,máy fax, máy in, điều hòa nhiệt độ… Hầu hết mỗi nhân viên văn phòng đềuđược trang bị một máy tính riêng có nối mạng internet Có riêng phòng máy photocopy đểphục vụ quá trình lưu sao chép tài liệu, hợp đồng

Trụ sở chính của công ty đặt ở vị trí trung tâm thành phố nên giá trị quyền sử dụng đất làkhá lớn

3.3 Đặc điểm về vốn và nguồn vốn

Từ những ngày đầu thành lập với số vốn Nhà nước giao ban đầu là 200 triệu VND,qua nhiều thế hệ gây dựng và đóng góp công sức cho đến nay số vốn của công ty đã lêntới gần 50 tỷ đồng Trong đó số vốn nhà nước cấp gần 20 tỷ VND còn lại là vốn tự bổsung từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh Sau khi tiến hành cổ phần hóa tổng vốnkinh doanh hiện nay của công ty là 34 tỷ VND, trong đó nhà nước chiếm 30% tổng số cổphần

Trang 15

Nhìn vào bảng chúng ta dễ dàng thấy được cơ cấu vốn của công ty chỉ thay đổi trong 2 thời kì, đó là thời kì trước cổ phần hóa từ 2004-2006 và thời kì sau cổ phần hóa từ2007-2008 Tổng nguồn vốn không đổi qua các năm, trong giai đọan cổ phần hóa do nhànước thu hồi lại 1 lượng vốn nên tổng nguồn vốn của công ty đã giảm xuống từ 45 tỉxuống 34 tỉ.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2004- 2008)

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

1 Vốn cố định 25,82 57,4 25,82 57,4 23,9 57,4 23,9 70,3 23,9 70,3

2 Vốn lưu động 19,18 42,6 19,18 42,6 10,1 42,6 10,1 29,7 10,1 29,7

(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính năm 2004-2008)

Quy mô vốn của công ty đã bị thu hẹp lại điều này đặt ra cho ban lãnh đạo công ty

1 bài toán về việc sử dụng nguồn vốn sao cho có hiểu quả và vẫn đạt được mức tăngtrưởng lợi nhuận sau khi cổ phần hóa DN

Tỉ lệ vốn cố định so với vốn lưu động cũng thay đổi theo 2 thời kì này, từ

2004-2006 tỉ lệ VLĐ/VCĐ là 2/3; từ 2007-2008 là 3/7 Qua đó ta thấy được cơ cấu vốn được sửdụng trong 5 năm qua đã thay đổi theo xu hướng ngày càng giảm trong việc sử dụng vốnlưu động và sử dụng vốn cố định tăng lên…Điều đó phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản

cố định của công ty là khá lớn và có xu hướng tăng sau khi công ty cổ phần hóa, còn vốnlưu động dành cho việc kinh doanh ngày càng có xu hướng giảm và thu hẹp lại Nguồnvốn cố định tăng chủ yếu là do Công ty dùng để đầu tư mua sắm đầu tư trang thiết bị mới

Trang 16

cho các phòng ban nhằm nâng cao trình độ công nghệ các trang thiết bị phục vụ hoạt độngkinh doanh

CHƯƠNG II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK

1) Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng, hóa chất,kim khí điện máy, phương tiện vận tải

2) Kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm dệtmay, giầy da, giầy vải…

3) Kinh doanh đồ uống, rượu bia nước giải khát

4) Tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư liên doanh sản xuất con lăntường, chổi quét sơn, giấy trang trí…

5) Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị ngành in.6) Kinh doanh các thiết bị phòng cháy chữa cháy

7) Kinh doanh gỗ ép định hình

8) Các lĩnh vực khác…

1.2 Phương thức kinh doanh chủ yếu của công ty

Từ khi còn là công ty XNK tạp phẩm và hoạt động kinh doanh trong thời kì baocấp, Công ty đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh trong hoạt động ngoại

Trang 17

thương như: viện trợ, hàng mậu dịch, đổi hàng, ủy thác, hợp tác gia công để đảm bảo cho

sự phát triển của công ty

Hiện nay, công ty chủ yếu áp dụng các phương thức chính như: quá cảnh, gia công,

tự doanh và uỷ thác Trong đó, phương thức tự doanh chiếm trên 80% tổng giá trị XNKcòn lại là phương thức gia công, ủy thác, và quá cảnh

1.3 Kim ngạch XNK của công ty qua các năm 2004-2008

Bảng 2: Kim ngạch XNK của công ty qua các năm 2004-2008

Đơn vị: 1.000USD

Năm Kim ngạch

XK

Kim ngạchNK

Tổng kimngạch XNK

Tỉ trọng KNNK/XNK (%)

Tỉ lệ TKN nămsau/năm trước%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ năm 2004- 2008 – Phòng Kế toán Tài chính)

Qua bảng trên ta thấy: Tổng kim ngạch XNK của công ty tăng mạnh vào năm

2007, tăng 72% so với năm 2006 Điều này phản ánh tình hình kinh doanh của công tysau khi cổ phần hóa có chiều hướng tốt hơn so với tâm lí lo ngại của cán bộ lãnh đạo vànhân viên công ty Từ năm 2004-2006 tổng kim ngạch XNK có chiều hướng giảm do kimngạch XK giảm đột biến, năm 2005, 2006 kim ngạch NK giảm 4 lần so với năm 2004( năm đỉnh cao của kim ngạch XK) Nguyên nhân là do giai đoạn trước 2004 Trung Đông

là thị trường chủ lực trong hoạt động XK của công ty nhưng năm 2005 chiến tranh Irắc đãlàm mất đi thị trường này, khiến kim ngạch XK giảm mạnh Mặc dù kim ngạch NK tăngđều qua các năm nhưng cũng không đủ bù vào sự sụt giảm này Sang giai đoạn sau cổ

Trang 18

phần hóa tổng kim ngạch XNK đã phục hồi và tăng trưởng mạnh nhưng chủ yếu là dotăng kim ngạch NK, kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm 2 lần so với 2004.

Năm 2008 là năm vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trongngành XNK, song tổng kim ngạch của công ty không những vẫn duy trì được mà còn tăng

so với các năm trước xấp xỉ 4 triệu đô la Mỹ Kim ngạch XK và NK tăng đều qua cácnăm từ 2006-2008 Như kết quả trên ta thấy năm 2008 mặc dù kim ngạch NK giảm songkim ngạch XK lại có cú tăng ngoạn mục nên tổng kim ngạch năm 2008 vẫn đảm bảo caohơn năm 2007 Kim ngạch XK 2008 tăng gần gấp đôi so với năm 2007, đây là dấu hiệuđáng mừng, hiện tượng xuất siêu tăng và nhập siêu giảm Kim ngạch XK năm 2008 tănggấp 3.2 lần so với năm 2006 đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viêntrong công ty Điều đó đã cho thấy công ty luôn biết vượt qua những khó khăn và tháchthức để đứng vững và phát triển trên thương trường đầy khắc nghiệt

Tuy tỉ trọng năm 2008 về kim ngạch NK có suy giảm do năm vừa qua tình hìnhkinh tế thế giới biến động, kinh tế trong nước rơi vào tình trạng suy thoái nên chính phủkêu gọi thắt chặt chi tiêu, giá cả có nhiều biến động, tỉ giá leo thang và tình trạng khanhiếm đô la gây khó khăn cho tình hình kinh tế nói chung và cho hoạt động XNK nóiriêng Tỉ lệ kim ngạch NK năm 2008 so với 2007 đạt 94,5% song giảm không đáng kể.Nhìn chung, năm 2008 là năm khó khăn đối với hoạt động XNK, các cán bộ công nhânviên và ban lãnh đạo trong công ty đã cố gắng biết dùng đỉêm mạnh, khắc phục điểm yếutận dụng cơ hội để vượt qua thách thức, giữ vững được tổng kim ngạch XNK tăng đều.Điều đó đã khẳng định cổ phần hoá giúp cho công ty hoạt động, làm ăn có hiệu quả hơn

1.4 Mặt hàng và thị trường kinh doanh

1.4.1 Hoạt động xuất khẩu

Các mặt hàng XK của công ty là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống vànông sản được nhà nước khuyến khích XK Đây là những sản phẩm XK có lợi thế sosánh, là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới Điều đó cũng đặt ra 1thách thức khá lớn đối với công ty trong cạnh tranh với các DN khác trong nước cùng

họat động trong lĩnh vực và mặt hàng này (xem bảng 3)

Trang 19

Trong vòng 3 năm trở lại đây ( từ 2006 nay) công ty không còn XK mặt hàngmây tre đan do việc thu gom sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, công ty không có cơ sởsản xuất, phải phụ thuộc vào các hợp tác xã và làng nghề Không thể cạnh tranh trực tiếpđược với các hợp tác xã, làng nghề trực tiếp sản xuất XK

Bảng 3 : Các mặt hàng xuất khẩu của công ty

8 Mây tre đan Nhật, Hungary, Thổ Nhĩ Kì, Đài Loan, Đức…

(Nguồn: Báo cáo năm hoạt động nhập khẩu hàng hóa 2004- 2008)

Trong nhóm trên có 5 nhóm hàng thuộc nhóm mặt hàng XK chủ lực của công ty là:chổi quét sơn, cao su nguyên liệu, gạo, hàng may mặc

Nhìn vào bảng 4 ta thấy: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty trong thời gianqua là chổi quét sơn, năm 2004 chỉ chiếm 18.3% tổng kim ngạch XK nhưng sang năm

2005 chiếm 73,1%, năm 2006 là 79,8%, năm 2007 là 46,4%, năm 2008 là 45,6% Tuychiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch XK nhưng ta thấy tỉ trọng ấy không đều và có chiềuhướng không ổn định Mặc dù, tỉ trọng thay đổi qua từng năm theo xu thế tăng giảmkhông tuân theo 1 qui luật chung nhưng tổng kim ngạch XK của mặt hàng chổi quét sơnvẫn duy trì ở mức tăng đều Sở dĩ, tỉ trọng biến đổi như vậy là do năm 2004 Irắc vẫn còn

là thị trường XK gạo chủ yếu của công ty nhưng sang năm 2005 chiến tranh diễn ra ở khuvực Trung Đông đã khiến cho công ty mất đi 1 thị trường XK chủ lực Sang năm 2007,

Trang 20

2008 mặt hàng cao su nguyên liệu và hạt điều đã qua chế biến được khai thác giúp chotổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng trở lại so với xu hướng năm 2004 Năm 2008

Bảng 4 : Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính.

Giá trị USD/năm

Mặt hàng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chổi quét sơn 3.149.643 3.067.742 3.313.851 3.578.613

(Nguồn: Báo cáo năm hoạt động XK hàng hóa 2004- 2008)

mặt hàng mủ cao su chiếm 98,11% trong tỉ trọng kim ngạch XK của công ty Tuy nhiên,năm 2008 mặt hàng gạo là mặt hàng nông sản chiếm tỉ trọng cao hàng năm trong kimngạch XK của công ty nhưng năm nay đã biến mất khỏi danh mục mặt hàng XK Songnhìn chung kim ngạch XK đang có xu hướng tăng so với những năm đầu cổ phần hoáđiều này thể hiện chính sách địng hướng của ban lãnh đạo công ty là đúng đắn và hiệuquả

Cơ cấu thị trường XK của công ty qua 3 năm từ năm 2006 đến 2008 có xu hướngbiến động song không lớn, mảng thị trường đóng góp vào kim ngạch XK trong 3 năm qua

với mức thị phần lớn nhất là Châu Á (Xem bảng 5)

Trang 21

Bảng 5: Thị trường XK qua các năm 2006- 2008

Năm

Thị trường

2006 2007 2008Giá trị USD Thị

phần%

USD

Thịphần%

(Nguồn: Báo cáo năm hoạt động nhập khẩu hàng hóa 2004- 2008)

Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy thị trường chính của công ty là thị trường châu Mỹ chiếm65% thị phần XK của công ty năm 2006, kế tiếp là 3 mảng thị trường châu Á, châu Âu,châu Úc chiếm khoảng xấp xỉ 35% thị phần

BIỂU ĐỒ 1: Cơ cấu thị phần XK của công ty năm 2006

châu á châu âu châu mỹ châu úc châu phi

Châu Phi là thị phần hẹp nhất của công ty, các sản phẩm xuất sang thị trường nàychủ yếu tập trung ở thị trường Nam Phi, đây là thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn trong

Trang 22

tương lai Thị phần XK ở Châu Mỹ chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ với lượng nhậpkhẩu hàng may mặc chiếm tỉ trọng cao

BIỂU ĐỒ 2: Cơ cấu thị phần XK của công ty năm 2007

châu á châu âu châu mỹ châu úc

Năm 2007 châu Mỹ vẫn là thị trường chủ lực của công ty trong mảng hoạt động

XK chiếm 39,5% thị phần, song giảm so với năm 2006 là 25 % tức là giiảm đi ¼ thị phần Sang năm 2007 thị trường châu Á nổi lên với mức thị phần chiếm 41.55% tăng sop vớinăm ngoái là xấp xỉ 30% Châu Úc vẫn là mảng thị trường đứng thứ 3 với 14,3% thị phần,

và sau cùng là châu Âu Năm 2007 thị trường châu Phi đã bị xoá sổ Theo xu thế này châu

Á sẽ trở thành thị trường chủ lực của công ty trong thời gian tới

BIỂU ĐỒ 3: Cơ cấu thị phần XK của công ty năm 2008

châu á châu âu

Nhìn vào biểu đồ 3 ta thấy màu xanh chiếm ưu thế với tỉ lệ 98% thị phần XK củacông ty trong năm 2008 Châu Á là thị trường chủ lực trong hoạt động XK của công tytrong năm nay Và thị phần còn lại là châu Âu nhưng với 1 tỉ lệ rất thấp 2% xụt giảm xấp

xỉ 9% so với năm 2006 và 3% so với 2007 Xu hướng các mảng thị trường khác co lại còn

Trang 23

thị trường châu Á mở rộng ra và thị trường NK châu Á của công ty chủ yếu là TrungQuốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…

Tóm lại, nhìn vào 3 biểu đồ trên ta thấy được thị trường chính của công ty qua cácnăm luôn biến động, không có tính ổn định, gây khó khăn trong việc dự báo nguồn hàngXK

1.4.2 Họat đông nhập khẩu

Các mặt hàng NK của công ty là các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống dânsinh và các công trình xây dựng, máy móc văn phòng…Đây là những mặt hàng mà trongnước hầu như chưa sản xuất được và không nằm trong danh mục cấm NK của chính phủ

Có những mặt hàng như Van nước, máy móc thiết bị y tế… được chính phủ khuyến khích

NK và được hưởng mức thuế NK ưu đãi

Trong nhóm 37 mặt hàng NK trên có 9 nhóm hàng thuộc danh mục các mặt hàng

NK chủ yếu đó là: máy móc thiết bị, dầu ăn nguyên liệu và thành phẩm, nguyên liệu chấtdẻo, thức ăn gia súc, sắt thép các loại, dây điện từ, nguyên liệu chổi sơn, giấy các loại,hoa quả tươi… Và các mặt hàng còn lại có thể thay đổi và biến động qua từng năm Ngàynay, khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng, nhu cầu sử dụng các sản phẩmnhập khẩu ngày càng tăng cao về khối lượng và chất lượng Do vậy, công ty cần có kếhoạch nhập khẩu cụ thể để đáp ứng được nhu cầu thị trường, tránh tình trạng nhập khẩumanh mún, theo mùa vụ và chưa có kế hoạch NK cụ thể như hiện nay (Xem bảng 6)

Trong số các mặt hàng NK của công ty thì tỉ trọng các mặt hàng máy móc thiết bị,nguyên liệu vật tư cho sản xuất ngày càng chiếm tỉ trọng áp đảo và tăng nhanh, kim ngạchcác mặt hàng tiêu dùng chỉ còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong kim ngạch của công ty Cơ cấu mặthàng NK này là 1 thuận lợi cho hoạt động NK của công ty vì sự tăng trưởng NK các mặthàng này sẽ có tính ổn định cao cùng với sự phát triển ổn định của kinh tế đất nước Kinh

tế đất nước tiếp tục phát triển thì nhu cầu các loại máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệucũng sẽ phát triển tương ứng Tuy nhiên, việc NK các loại thiết bị này cũng có khó khăn

là giá trị hợp đồng NK thường cao, thời gian thực hiện hợp đồng lâu, thời gian từ khi mở

L/C cho đến khi thực hiện xong hợp đồng thường kéo dài 5-6 tháng ( Xem bảng 7)

Trang 24

Bảng 6: Mặt hàng NK của công ty

1 Máy công trình Nhật, Hàn quốc, Mỹ, Singapore

2 Máy móc thiết bị y tế Anh, Đài loan, Đức, Mỹ, Nhật, Trun quốc

4 Máy móc thiết bị cơ khí Singapore,Italia,Đài loan, Đức, Nhật,Trung quốc

10 Hạt nhựa, màng nhựa Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Hàn quốc,

11 Giấy và bột giấy Malaysia, Nhật, Mỹ, Hàn quốc

16 Hóa chất Ấn độ, Hàn quốc, Bỉ, Đức, Nhật, Trung quốc

18 Máy tính và linh kiện Malaysia, Pháp, Singapore, Trung quốc

19 Máy photo và thiết bị Đức, Singapore, Trung quốc

21 Lưỡi cưa và cưa xích Singapore, Trung quốc

22 Dụng cụ điện cầm tay Trung quốc

23 Máy phát hiện tiền giả Đài loan

25 N/liệu sản xuất chổi sơn Anh, Canada, Thái lan, Đài loan

26 Nguyên liệu sản xuất CN Ấn độ, Hàn quốc, Singapore, Trung quốc

27 N/liệu s/xuất thực phẩm Ấn độ

28 Đồ điện gia dụng Italia, Mỹ, Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc

29 Van nứơc Malaysia, Italia, Đan mạch,Thái lan, Trung quốc

30 Rượu, đồ uống Nga, Mỹ, Indonesia, Pháp

31 Dụng cụ thể thao Malaysia, Mỹ, Philipin

33 Hoa quả( nho, táo, mận) Úc, Peru, Mỹ

Trang 25

(Nguồn: Báo cáo năm hoạt động nhập khẩu hàng hóa 2004- 2008)

Bảng 7: Cơ cấu các mặt hàng NK chính

Đơn vị: USD

Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008Máy móc thiết bị 5.116.871 10.886.327 14.706.569 16.320.414 18.948.127Ng.liệu chất dẻo 1.878.787 3.612.881 2.707.193 3.307.126 5.621.214Sắt thép các loại 7.314.638 1.156.591 1.661.639 2.695.927 2.216.769

Ng.liệu chổi sơn 2.030.222 2.469.747 2.207.555 1.522.082 1.320.316Giấy các loại 1.295.291 1.888.968 890.515 1.117.828 1.030.652Hoa quả tươi 313.729 469.636 1.148.589 829.255 769.934

Vật tư (van nước) 224.718 169.243 646.273 725.283 846.349Tổng giá trị 17.891.755 22.446.320 25.091.351 29.930.006 33.543.122Tổng KN NK 29.540.000 36.679.000 32.319.000 51.290.000 57.970.000

Tỉ lệ sp chủ

yếu/tổng sp NK (Nguồn: Báo cáo năm hoạt động nhập khẩu hàng hóa 2004- 2008)

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nên nhu cầu xâydựng các công trình cơ sở hạ tầng phát triển đất nước đang diễn ra với qui mô và số lượnglớn, chính vì vậy nhu cầu nhập khẩu máy xây dựng là rất lớn, và chiếm 1/3 tỉ trọng NKtrong nhóm hàng nhập khẩu của công ty

Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầngthường được nhập ở các thị trường chính như là : Anh, Đức, Nhật Bản, Mỹ… Đây lànhững quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ cao, nên giá thành của các mặt hàng nhập

Trang 26

khẩu thường có giá trị cao vì vậy làm cho tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty trongnhững năm gần đây tăng trưởng với tốc độ lớn.

Bảng 8: Cơ cấu thị trường NK qua các năm 2006-2008

USD

Thịphần%

(Nguồn: Báo cáo năm hoạt động nhập khẩu hàng hóa 2004- 2008)

Thị phần của tại các thị trường được thể hiện qua biểu đồ 4

BIỂU ĐỒ 4:Cơ cấu thị phần NK của công ty năm 2006

Châu á châu âu châu mỹ châu úc châu phi

Nhìn vào biểu đồ 2.4 ta thấy: Các sản phẩm nhập khẩu từ châu Á chiếm thị phần lớnnhất với mức thị phần chiếm 76,45% và các mặt hàng nhập khẩu chủ lực ở mảng thịtrường này thép, văn phòng phẩm, nguyên liệu chất dẻo…Đây là những sản phẩm có chấtlượng và giá thành hợp lí phù hợp với thị trường tiêu dùng trong nước Thị trường châu

Trang 27

Âu với mức thị phần 12,69% là thị truờng chiếm ưu thế thứ 2 và 3; các sản phẩm nhậpkhẩu từ thị trường này là các sản phẩm cao cấp có chất lượng và giá thành khá cao, đápứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước Thị trường châu Mĩ là thịtruờng chiếm ưu thế thứ 3 với hơn 9% thị phần, các sản phâẩ nhập khẩu từ thị trường nàychủ yêu là thực phẩm như thịt các loại và hoa quả Châu Úc và châu Phi chiếm thị phầnrất nhỏ chỉ chiếm 2% thị phần NK của công ty.

BIỂU ĐỒ 5 : Cơ cấu thị phần NK của công ty năm 2007

châu á châu âu châu mỹ châu úc

Năm 2007 thị trường châu Á chiếm thị phần lớn với mức trên 87% tăng hơn 10% sovới năm 2006 Nhìn chung, thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn tiếp theo là châu âu

và châu Mỹ Sang năm 2007 thị trường châu Phi không còn trên biểu đồ cơ cấu thị phầncủa công ty Thép, máy móc, vật tư là những sản phẩm chủ yếu mà công ty NK từ 2 mảngthị trường lớn này Các loại máy móc công nghệ cao công ty chủ yếu NK từ thị trườngchâu Âu, thép, vật tư chủ yếu NK từ thị trường châu Á Thị trường châu Mỹ chiếm 3.6%thị phần của công ty trong năm 2007 do nhu cầu thị trường nội địa có những biến động.Theo dõi 3 biểu đồ ta thấy biểu đồ năm 2007 có kích cỡ lớn nhất do năm 2007 kimngạch NK đạt mức cao nhất trong 3 năm từ 2006-2008 đạt xấp xỉ 52 triệu đô

BIỂU ĐỒ 6 : Cơ cấu thị phần NK của công ty năm 2008

Trang 28

châu á châu âu châu mỹ châu úc châu phi

Năm 2008, nền kinh tế thế giới gặp nhiều biến động, tổng kim ngạch NK có phần sụtgiảm so với năm 2007 Các sản phẩm NK từ thị trường châu Á chiếm thị phần lớn đạt xấp

xỉ 83%, năm nay thị truờng châu Mỹ đạt mức thứ 2 sau đó là thị trường châu Âu với mứcthị phàn 5,7 % chỉ bằng ½ thị phần châu Mĩ Còn lại là thị trường châu Úc và châu Phi Nhìn chung, các sản phẩm NK từ châu Á chiếm đa số thị phần NK của công ty do cácmặt hàng sản xuất từ thị trường này có mức giá cả phù hợp với điều kiện tiêu dùng trongnước và vẫn đảm bảo chất lượng hàng hoá đạt chuẩn cho phép

3 Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty

Hiện nay, lực lượng cán bộ kinh doanh và quản lí của công ty có trên 100 người vàcông nhân là trên 200 người Đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty trên 95% có trình

độ đại học…là những người có kĩ năng, kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ trong hoạt độngkinh doanh XNK

Là 1 công ty có bề dày lịch sử nên đội ngũ quản lí và nhân viên hiện nay của công typhân cấp thành 2 độ tuổi, 1 là những cán bộ lãnh đạo đã lớn tuổi, và nhân viên là nhữngngười trẻ mới vào nghề…

Do bộ máy quản lí còn cồng kềnh nên các cấp lãnh đạo của công ty đang thực hiệnchính sách tinh giảm biên chế, rút bớt số lượng các cán bộ quản lí và nhân viên làm ănkém hiệu quả Qua 4 năm từ năm 2005 số lượng cán bộ quản lí từ 26 người nhưng đến

2008 chỉ còn 20 người Việc cắt giảm cán bọ quản lí trong công ty nhằm giảm bớt sốlượng song tăng trách nhiệm đối với các cán bọ còn lại nhằm nâng cao hiệu quả cán bộquản lí trong công ty

Trang 29

Nhìn vào bảng 9: đội ngũ lao đọng trẻ chiếm trên 65% lực lượng lao động trong công

ty năm 2008 tăng lên so với 72% năm 2005 và có xu hướng trẻ hoá trong đội ngũ nhânviên công ty Với đội ngũ lao động trẻ, năng động có trình độ sẽ giúp Công ty ngày càngphát triển Tỉ lệ cán bộ nhân viên có trình độ đại học trong công ty là khá cao từ trên 90%trở lên năm 2005-2008, đây là 1 tỉ lệ hiếm có đối với các công ty có quy mô lớn như côngty

Bảng 9: Cơ cấu lao động của công ty

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

<35tuổi

Ngày đăng: 06/08/2013, 14:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TOCONTAP - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TOCONTAP (Trang 8)
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng KD XNK số 1 - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Hình 2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng KD XNK số 1 (Trang 12)
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2004-2008) - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm (2004-2008) (Trang 14)
Bảng 2: Kimngạch XNK của công ty qua các năm. 2004-2008 - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Bảng 2 Kimngạch XNK của công ty qua các năm. 2004-2008 (Trang 16)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty trong thời gian qua là chổi quét sơn, năm 2004 chỉ chiếm 18.3% tổng kim ngạch XK nhưng sang năm 2005  chiếm  73,1%, năm 2006 là 79,8%, năm 2007 là 46,4%, năm 2008 là 45,6% - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
h ìn vào bảng 4 ta thấy: mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty trong thời gian qua là chổi quét sơn, năm 2004 chỉ chiếm 18.3% tổng kim ngạch XK nhưng sang năm 2005 chiếm 73,1%, năm 2006 là 79,8%, năm 2007 là 46,4%, năm 2008 là 45,6% (Trang 18)
Bảng 5: Thị trường XK qua các năm 2006-2008 - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Bảng 5 Thị trường XK qua các năm 2006-2008 (Trang 19)
Bảng 7: Cơ cấu các mặt hàng NK chính - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Bảng 7 Cơ cấu các mặt hàng NK chính (Trang 24)
Bảng 10: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2004-2008 - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Bảng 10 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2004-2008 (Trang 29)
Bảng 11: Hiệu quả sử dụng lao động - giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm ( TOCONTAP HANOI)
Bảng 11 Hiệu quả sử dụng lao động (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w