1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB

101 577 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta. Sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng của TTCK đã bước đầu tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thu hút được đông đảo các nhà đầu tư tham gia cũng như sự quan tâm của công chúng. Sau 15 năm hình thành và phát triển tuy có nhiều thăng trầm nhưng tính đến cuối tháng 6/ 2015 tổng giá trị vốn hóa của thị trường đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng với hơn 1,4 triệu tài khoản chứng khoán giao dịch, tăng 250 lần so với năm 2000. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, giá trị vốn hóa của TTCK đạt gần 31,1% GDP, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014. Sự phát triển của TTCK đã dẫn tới việc ra đời hàng loạt các tổ chức trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán trong đó có Công ty chứng khoán. Lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) chủ yếu từ 4 lĩnh vực: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư đầu tư chứng khoán. Trong đó môi giới chứng khoán là hoạt động cơ bản nhất và thường mang lại lợi nhuận ổn định cho các công ty chứng khoán. Từ năm 2013 đến cuối năm 2014 đã có 24 công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ bị tước giấy phép hoạt động (từ 105 công ty chứng khoán năm 2013 đến nay còn 81 công ty chứng khoán). Sự cạnh tranh giữa các CTCK trong lĩnh vực môi giới ngày càng khốc liệt hơn, đòi hỏi các công ty chứng khoán phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện hoạt động của mình. Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứng khoán ra đời đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù luôn đứng trong top 10 thị phần môi giới trên TTCK nhưng cũng như rất nhiều công ty chứng khoán khác MBS đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các CTCK trong ngành. Để tồn tại và phát triển MBS buộc phải tìm mọi cách nhằm thu hút các nhà đầu tư đến giao dịch. Một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là phát triển hoạt động môi giới. Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động môi giới đối với sự phát triển của CTCK MB, nên đề tài: “Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn này. 2.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách chi tiết về hoạt động môi giới, luận văn hướng đến những mục đích cụ thể như sau: -Lựa chọn được khung lý thuyết phù hợp làm nền tảng cho việc triển khai nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. -Phân tích, đánh giá được thành công, hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng đế sự phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB. -Đề xuất thêm phương hướng và giải pháp để phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB trong thời gian tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán MB trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 giới hạn trong các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 4.Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn Nguồn dữ liệu trong bài luận văn chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo thường niên và kết quả điều tra nghiên cứu được thực hiện trước đó. Nguồn dữ liệu được thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ của: Phòng tài chính – kế toán, Trung tâm nghiên cứu, khối dịch vụ chứng khoán, CTCP chứng khoán MB, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: Ủy ban chứng khoán nhà nước, các quy định về chứng khoán của Chính phủ, Bộ tài chính, số liệu từ các trang báo uy tín như cafef.vn, báo đầu tư chứng khoán… Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp xử lý số liệu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích, phương so sánh và phương pháp tổng hợp. Luận văn áp dụng phương pháp phân tích định tính trong thu thập và xử lý thông tin thông qua các số liệu đã có sẵn và số liệu được tổng hợp từ các nguồn uy tín như các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, số liệu nội bộ của MBS, tạp chí chứng khoán, cafef.vn… 5.Đóng góp của nghiên cứu Luận văn đã phân tích rõ thực trạng hoạt động môi giới tại MBS, đánh giá được những thành công, những vấn đề còn tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động trong tương lai. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động môi giới dựa trên tình hình thực tế của công ty. Kết quả của luận văn này sẽ là cơ sở thực tiễn để cho Ban lãnh đạo công ty có cái nhìn rõ hơn về công ty cũng như đối thủ cạnh tranh để nâng cao vị thế của mình trên thị trường chứng khoán. 6.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba phần chính. Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần chứng khoán MB. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần chứng khoán MB.

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN

MB

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS LÊ HOÀNG NGA

Hà Nội - 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướngdẫn của PGS.TS Lê Hoàng Nga Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này

là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệutrong bảng biểu, sơ đồ phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giảthu thập trong các nguồn tài liệu khác nhau có ghi rõ nguồn gốc trong phần tài liệutham khảo Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin chịu trách nhiệm hoàntoàn về nội dung luận văn của mình

Hà Nội, ngày….tháng…năm….

Học viên

Nguyễn Thị Thu

Trang 3

PGS.TS Lê Hoàng Nga và các thầy cô giáo, các cán bộ công tác tại trường Đại họcKinh tế quốc dân, Viện đào tạo sau đại học và khoa Ngân hàng tài chính đã giúp tácgiả hoàn thành luận văn này Cảm ơn Công ty cổ phần chứng khoán MB đã giúp đỡ,cung cấp thông tin, số liệu và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài này.

Tác giả rất mong tiếp tục được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo đểluận văn hoàn chỉnh về mặt lý luận và có tính khả thi cao trong thực tiễn góp phầnxây dựng Công ty cổ phần chứng khoán MB ngày càng phát triển

Hà Nội, ngày ….tháng… năm

Học Viên

Nguyễn Thị Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 4

1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm Công ty chứng khoán 4

1.1.2 Chức năng, vai trò của công ty chứng khoán 6

1.1.3 Hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 9

1.2.Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 11

1.2.1 Khái niệm về hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 11

1.2.2 Phân loại môi giới chứng khoán 11

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán 12

1.2.4 Chức năng, vai trò của hoạt động môi giới của công ty chứng khoán .13

1.3 Phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 17

1.3.1 Quan điểm về phát triển 17

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động môi giới của Công ty chứng khoán 18

1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB 29

2.1 Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán MB 29

2.1.1 Giới thiệu chung 29

Trang 5

2.2 Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB 36

2.2.1 Cơ sở pháp lý quy định hoạt động môi giới chứng khoán tại MBS 36

2.2.2 Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB 37

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB 53

2.3.1 Sự thay đổi thị phần môi giới của MBS 53

2.3.2 Sự thay đổ số lượng tài khoản 56

2.3.3 Sự thay đổi doanh thu từ hoạt động môi giới 59

2.3.4 Sự thay đổi lợi nhuận từ hoạt động môi giới 60

2.3 Đánh giá sự phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB 61

2.3.1 Thành công 61

2.3.2 Hạn chế 62

2.3.3 Nguyên nhân 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB 66

3.1 Định hướng phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB 66

3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam 2015-2020 66 3.1.2 Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán MB 67

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB 69

3.2.1 Tập trung chăm sóc và phát triển khách hàng 70

3.2.2 Xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao 71 3.2.3 Đẩy mạnh việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao

72

Trang 6

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng cáo để phát triển thương hiệu

75

3.2.6 Tăng cường bán chéo sản phẩm với ngân hàng TMCP Quân Đội 75

3.3 Kiến nghị 76

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và Bộ tài chính 76

3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 77

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 7

CMTND Chứng minh thư nhân dân

CNTT Công nghệ thông tin

CTCK Công ty chứng khoán

HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HSX/HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 8

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của MBS tại ngày 31/12/2014 32

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của MBS từ 2012 – 2014 33

Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu của MBS từ 2012 – 2014 34

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của một số công ty chứng khoán năm 2014 35

Bảng 2.5: Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới của MBS từ 2012 – 2014 37

Bảng 2.6: Tình hình số lượng tài khoản của MBS từ 2012 – 2014 37

Bảng 2.7: Số lượng tài khoản của MBS theo khu vực từ 2012 – 2014 38

Bảng 2.8: Cơ cấu tài khoản khách hàng của MBS từ 2012 -2014 39

Bảng 2.9: Biểu phí giao dịch chứng khoán qua các kênh giao dịch của MBS 40

Bảng 2.10: Số lượng và tỷ trọng nhân viên môi giới tại MBS từ 2012-2014 48

Bảng 2.11: Tỷ lệ phí hoa hồng cho nhân viên môi giới chính thức của MBS 51

Bảng 2.12: Tỷ lệ phí hoa hồng cho Cộng tác viên của MBS 52

Bảng 2.13: Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sàn HOSE từ 2012 -2014 53

Bảng 2.14: Thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ sàn HNX từ 2012 -2014 54

Bảng 2.15: Số lượng tài khoản mở mới và tỷ lệ mở trên tổng số lượng tài khoản tại MBS từ năm 2012-2014 57

Bảng 2.16: Tình hình số lượng và tỷ lệ tài khoản theo loại hình khách hàng của MBS năm 2014 58

Bảng 2.17: Tỷ lệ phần trăm doanh thu môi giới/tổng doanh thu từ năm 2012-2014 59

Bảng 2.18: Lợi nhuận từ hoạt động môi giới, tỷ lệ lợi nhuận môi giới trên tổng lợi nhuận của MBS từ 2012 - 2014 61

SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán MB 30

Sơ đồ 2.2: Tổ chức khối dịch vụ chứng khoán tại MBS 43

Sơ đồ 2.3: Tổ chức Chi nhánh/Phòng giao dịch tại MBS 44

Sơ đồ 2.4: Quy trình giao dịch tại công ty cổ phần Chứng khoán MB 45

Trang 9

Hình 2.2: Số lượng nhân sự tại MBS năm 2012-2014 49

Hình 2.3: Cơ cấu trình độ nhân viên môi giới tại MBS năm 2014 49

Hình 2.4: Cơ cấu nhân viên môi giới của MBS chia theo giới tính năm 2014 50

Hình 2.5: Cơ cấu lao động của MBS có chính chỉ hành nghề năm 2014 50

Hình 2.6: Thu nhập trung bình của người lao động tại MBS năm 2012-2014 52

Hình 2.7 Thị phần môi giới của MBS trên sàn HOSE, HNX và cả thị trường từ 2012 -2014 54

Hình 2.8: Doanh thu từ hoạt động môi giới của MBS từ năm 2012 -2014 59

Hình 2.9: Cơ cấu doanh thu của MBS năm 2014 60

Trang 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1 Lời mở đầu

Sau 15 năm hình thành và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) tuy cónhiều thăng trầm nhưng tính đến cuối tháng 6/ 2015 tổng giá trị vốn hóa của thịtrường đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng với hơn 1,4 triệu tài khoản chứng khoán giao dịch,tăng 250 lần so với năm 2000 Sự phát triển của TTCK đã dẫn tới việc ra đời hàngloạt các tổ chức trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán trong đó

Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứngkhoán ra đời đầu tiên tại Việt Nam Mặc dù luôn đứng trong top 10 thị phần môigiới trên TTCK nhưng cũng như rất nhiều công ty chứng khoán khác MBS đangphải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các CTCK trong ngành Để tồn tại và pháttriển MBS buộc phải tìm mọi cách nhằm thu hút các nhà đầu tư đến giao dịch Mộttrong những giải pháp quan trọng nhất đó là phát triển hoạt động môi giới

Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động môi giới đối với sự phát triển

của CTCK MB, nên đề tài: “Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần

chứng khoán MB” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn này

2 Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI

TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Trong chương này, tác giả thực hiện khái quát những lý thuyết cơ bản về công

ty chứng khoán, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán và phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

Trang 12

1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán

Phần này nêu rõ khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của công ty chứngkhoán Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán bao gồm: Môi giới chứngkhoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán

1.2 Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

Phần này nêu rõ khái niệm về hoạt động môi giới của công ty chứng khoán,phân loại môi giới chứng khoán, các đặc điểm, chức năng và vai trò của công tychứng khoán

1.3 Phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

1.3.1 Quan điểm về phát triển

Phát triển là sự tăng lên theo chiều hướng ngày càng tốt hơn Điều này phản ánhtrên cả mặt số lượng và chất lượng của hiện tượng, sự việc Phát triển hoạt động môi giớichứng khoán là sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng của hoạt động môi giới

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới bao gồm chỉ tiêuđịnh tính và chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu định tính gồm hai chỉ tiêu: Mức độ phốihợp giữa các bộ phận hỗ trợ với bộ phận môi giới; Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ

hỗ trợ môi giới Chỉ tiêu định lượng bao gồm: Sự thay đổi thị phần môi giới củacông ty so với toàn thị trường, sự thay đổi trong số lượng tài khoản giao dịch, sựthay đổi doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới

1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động môi giới

Nhân tố chủ quan bao gồm: Chất lượng đội ngũ nhân viên; Hệ thống côngnghệ thông tin; Chiến lược phát triển khách hàng; Chính sách đãi ngộ; Mô hình tổchức; Sản phẩm dịch vụ

Nhân tố khách quan bao gồm: Sự phát triển kinh tế vĩ mô và ổn định chínhtrị; Sự phát triển của TTCK; Sự hiểu biết về chứng khoán của nhà đầu tư, tập quánsinh hoạt, kinh doanh của nhà đầu tư; Đối thủ cạnh tranh; Hệ thống các quy địnhpháp luật

Trang 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB

Trong chương này tác giả dựa vào những tiêu chí ở chương 1 để đi sâu phântích thực trạng hoạt động môi giới và thực trạng phát triển hoạt động môi giới tạicông ty cổ phần chứng khoán MB từ năm 2012-2014 Từ đó, tác giả đưa ra đánh giá

về kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại đồng thời tìm ra nguyên nhân củanhững hạn chế

2.1 Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán MB

Tác giả giới thiệu một số thông tin cơ bản về công ty chứng khoán MB bao gồmcác thông tin về cơ cấu tổ chức, nhân sự của MBS, kết quả hoạt động kinh doanh củaMBS từ năm 2012-2014 như tổng giá trị tài sản, doanh thu, chi phí và lợi nhuận

2.2 Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB

2.2.1 Cơ sở pháp lý quy định hoạt động môi giới chứng khoán tại MBS

2.2.2 Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB

Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới: Doanh thu và lợi nhuận từhoạt động môi giới từ 2012 – 2014 có xu hướng tăng Doanh thu năm 2014 tăng49,69 tỷ đồng so với năm 2012 và tăng 72,67 tỷ đồng so với năm 2012 Lợi nhuậntăng tương ứng so với năm 2013, 2012 là 16,21 tỷ đồng và 19,08 tỷ đồng

Số lượng tài khoản giao dịch và cơ cấu khách hàng: Từ năm 2012-2014 tổng

số lượng tài khỏa, số lượng tài khoản mở mới và số lượng tài khoản hoạt động đềutăng qua các năm

Biểu phí giao dịch chứng khoán tại MBS: được chia theo từng khoảng giá trịgiao dịch và từng kênh giao dịch

Mạng lưới giao dịch của MBS: Tính cho đến cuối năm 2014, MBS đã có 05 chinhánh, 1 trung tâm chăm sóc khác hàng, 2 phòng giao dịch và 16 điểm giao dịch trực tuyến

Sản phẩm dịch vụ chứng khoán của MBS bao gồm: Mở tài khoản giao dịchchứng khoán; Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán, Sản phẩm hỗ trợ tàichính; Sản phẩm dịch vụ điện tử; Tư vấn đầu tư; Ủy thác quản lý TK

Trang 14

Khối dịch vụ chứng khoán của MBS bao gồm: Phòng Dịch vụ quản lý tàisản, Phòng phát triển sản phẩm, Phòng quản lý dịch vụ khách hàng (SSG), Trungtâm chăm sóc khách hàng – HO và các đơn vị kinh doanh tại CN/PGD.

Quy trình giao dịch chứng khoán tại MBS gồm 4 bước: Mở TK giao dịch;Nhận lệnh của KH; Thực hiện lệnh; Xác nhận kết quả thực hiện lệnh; Thanh toán bùtrừ giao dịch; Thanh toán và nhận chứng từ

Tình hình nhân sự môi giới tại MBS: Trong tổng số 295 nhân viên có 198

nhân viên môi giới trong đó có 102 nhân sự nam chiếm 51%, 96 nhân sự nữ chiếm49% Đa phần nhân viên môi giới có trình độ đại học trở lên (chiếm 92%) Tuổitrung bình của nhân viên môi giới từ 25-30 tuổi, 70% nhân viên môi giới có chứngchỉ hành nghề

Chính sách đãi ngộ của MBS: Nhân viên môi giới chính thức của MBS được

hưởng một mức lương cứng, các chế độ phúc lợi theo quy định và phí hoa hồng từ việcmôi giới cho khác hàng Cộng tác viên thì chỉ được nhận phí hoa hồng từ môi giới

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động môi giới tại MBS

2.3.1 Sự thay đổi thị phần môi giới của MBS

Năm 2013 thị phần giao dịch của MBS có sự tăng trưởng khá tốt so với năm

2012 Tính chung trên cả hai sàn thì thị phần môi giới của MBS đạt 4,17% tăng41% so với toàn thị trường Tuy nhiên, trong năm 2014 thị phần trên cả hai sàncũng giảm 17% từ mức 5,87% xuống 4,86% năm 2013 Thị phần môi giới thay đổikhông ổn định kéo theo vị trí xếp hạng của MBS trong top 10 CTCK có thị phầncao nhất cũng thay đổi theo Tính chung trên cả hai sàn MBS xếp hạng thứ 7 năm

2012 tăng lên vị trí số 5 năm 2013 và giảm xuống vị trí thứ 6 năm 2014.

2.3.2 Sự thay đổ Số lượng tài khoản

Số lượng TK năm 2012 đạt 55.140 tài khoản, năm 2013 đạt 60.261 tài khoản

và năm 2014 đạt 64.168 tài khoản tương ứng với tốc độ tăng trưởng TK từng năm là7,08%, 9,29% và 6,48% Tỷ lệ TK mở mới trong năm 2012 đạt 6,85%, năm 2013đạt 8,73% tăng 1,89% so với năm 2012, năm 2014 đạt 7,58% giảm 1,15% so vớinăm 2013 Tuy nhiên, số lượng TK hoạt động và tỷ lệ tài khoản hoạt động trên tổngtài khoản tăng qua từng năm

Tài khoản trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất 99,78%, chỉ có 0,22% là TK

Trang 15

của nhà đầu tư nước ngoài TK cá nhân chỉ chiếm 99,45% trong khi TK của tổ chứcchỉ đạt 0,55% và cơ cấu khách hàng gần như không có sự thay đổi trong 3 năm.

2.3.3 Sự thay đổi doanh thu từ hoạt động môi giới.

Doanh thu từ hoạt động môi giới chính là hoạt động mang lại sự tăng trưởngcho MBS Doanh thu từ môi giới có xu hướng tăng và cho đến năm 2014 đã chiếm

tỷ trọng 31% tổng doanh thu Từ năm 2012 – 2014, tốc độ tăng độ tăng trưởngdoanh thu môi giới cũng có xu hướng tăng, cụ thể năm 2012, 2013, 2014 tốc độtăng trưởng doanh thu môi giới tương ứng là -15,03%, 48,1%, 70,22% Đây là mộttín hiệu khả quan đối với việc phát triển hoạt động môi giới tại MBS

2.3.4 Sự thay đổi lợi nhuận từ hoạt động môi giới

Lợi nhuận từ hoạt động môi giới cũng có xu hướng tăng tương đồng vớidoanh thu từ môi giới Cụ thể, Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2013 đạt 202%,năm 2014 đạt 377% Ngoài ra tỷ lệ lợi nhuận từ môi giới trên tổng lợi nhuận cũnggia tăng hàng năm từ 11,96% năm 2012 lên 28,19% năm 2014 Tốc độ tăng trưởnglợi nhuận môi giới cao cùng với tỷ trọng trong tổng lợi nhuận tăng qua từng nămchứng tỏ hoạt động môi giới ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng lớn vàokết quả hoạt động kinh doanh của MBS

2.3 Đánh giá sự phát triển hoạt động môi giới tại MBS

2.3.1 Thành công

Trong khoảng thời gian từ năm 2012-2014 hoạt động môi giới của công tychứng khoán MB đã có những thành công nhất định cụ thể: MBS luôn năm trongnhóm 10 công ty chứng khoán có thị phần cao nhất trên thị trường chứng khoán;Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động môi giới tăng qua từng năm; Tốc độtăng trưởng lợi nhuận thu được từ hoạt động môi giới của MBS tăng qua từng năm,

tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động trên tổng lợi nhuận cũng có xu hướng; Chất lượngtài khoản tại MBS ngày càng tốt; Biểu phí giao dịch của MBS khá thấp so với cáccông ty chứng khoán khác trên thị trường; Sự hỗ trợ giữa các phòng ban với bộphận môi giới khá chặt chẽ

2.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động môi giới của MBS còn tồn tại một

số hạn chế: Tốc độ tăng trưởng về thị phần của MBS qua các năm không ổn định; Tốc

Trang 16

độ tăng trưởng tài khoản và tỷ lệ tài khoản mở mới trên tổng tài khoản lại biến động tănggiảm liên tục không theo xu thế; Số lượng TK của KH tại MBS chủ yếu là nhà đầu tư cánhân trong nước; Hàm lượng tư vấn của nhân viên môi giới còn thấp

2.3.3 Nguyên nhân

Các nguyên nhân chủ quan bao gồm: Chất lượng nhân viên môi giới của

MBS chưa cao; Mạng lưới các chi nhánh phòng giao dịch còn hạn chế chủ yếu tậptrung tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh; Việc tận dụng điểm giaodịch của ngân hàng MB và việc bán chéo, khai thác tập hợp khách hàng của ngânhàng MB chưa được triển khai triệt để; MBS không thường xuyên đào tạo các kỹnăng mềm như kỹ năng gọi điện tìm kiếm khách hàng; Việc áp dụng những phầnmềm kỹ thuật mới vào hoạt động môi giới của công ty vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh;MBS chưa có một phòng riêng chuyên phụ trách về mảng truyền thông, quảng báhình ảnh, còn có sự kết hợp lồng ghép trong các phòng hỗ trợ khác; MBS có quánhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có một hạn chế riêng gây mất nhiều thời gian, nhânlực của công ty

Nguyên nhân khách quan bao gồm: Thị trường chứng khoán Việt Nam

chưa thực sự minh bạch và hiệu quả; Mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các công tychứng khoán; Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, các văn bản pháp lý chưa đầyđủ; Đại đa số dân chúng chưa có sự hiểu biết nhiều về TTCK

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB

3.1 Định hướng phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB

3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt nam 2015-2020

- Xây dựng và phát triển TTCK phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xãhội, hình thành một hệ thống TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trườngtài chính

- Phát triển, mở rộng TTCK có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do Phát triểnTTCK gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực Doanh nghiệp nhà nước

Trang 17

- Tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiên chất lượng nguồn cung.

- Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, phát triển và đa dạnghóa các tổ chức đầu tư chứng khoán Xây dựng cơ chế thu hút nhà đầu tư nước ngoài

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ xây dựng chính sách, quản lý thịtrường và đào tạo nhân lực cho thị trường chứng khoán Tham gia chương trình liênkết thị trường khu vực ASEAN và thế giới

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán MB.

Dựa trên những thành quả đạt được từ các năm trước đó đồng thời nắm bắtđược định hướng phát triển của TTCK Việt Nam, MBS cũng đã đặt ra những địnhhướng phát triển đến năm 2020 là phát triển MBS thành công ty chứng khoán cungcấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với mục tiêu là “Hoàn thành tái cấu trúc, đột pháchiến lược và phát triển bền vững” Mục tiêu cụ thể: Giữ vững và gia tăng thị phần, vịtrí xếp hạng trong top 10 CTCK có thị phần cao nhất; Tiếp tục hoàn thiện và pháttriển các sản phẩm mới; Tăng cường công tác tuyển dụng nhân sự và chính sách đàotạo; Phát triển mạng lưới giao dịch dựa vào sự hỗ trợ của ngân hàng Quân đội

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB

Xuất phát từ những hạn chế trong việc phát triển hoạt động môi giới củaMBS, luận văn đã đề xuất một số giải pháp như sau: Tập trung chăm sóc và pháttriển khách hàng dựa trên việc xây dưng chính sách khác nhau cho từng nhómkhách hàng (KH hiện tại và tiềm năng, KH cá nhân và tổ chức, KH trong nước vàngoài nước,…); Xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhưcác sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho thị trường phái sinh, tìm kiếm thêm nhiều nguồnvốn để tăng cường các sản phẩm tài chính…; Đẩy mạnh việc thu hút và phát triểnnguồn nhân lực có chất lượng cao dựa trên việc xây dựng chính sách tuyển dụngđầu vào khoa học, tăng cường công tác đào tạo, bồi dượng nhân sự qua các khóađào tạo đồng thời thay đổi chính sách đãi ngộ; Hiện đại hóa và đảm bảo sự ổn định,chính xác của hệ thống phần mềm kỹ thuật; Đẩy mạnh hoạt động truyền thông,quảng cáo để phát triển thương hiệu; Tăng cường bán chéo sản phẩm với ngân hàngTMCP Quân Đội

3.3 Kiến nghị

Trang 18

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và Bộ tài chính.

Luận văn kiến nghị với Chính phủ và Bộ tài chính về việc hoàn thiện hệthống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Hoàn thiện các văn bảnpháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Tăngcường xây dựng hệ thống khung pháp lý đồng bộ, thị trường vận hành theo nguyêntắc công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho các chủ thể tham gia đảm bảo sự pháttriển hiệu quả của TTCK

3.3.2 Kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Luận văn kiến nghị với UBCKNN trong việc tăng cường quản lý giám sátthị trường nhằm giảm thiểu các hành vi gian lận nhằm đảm bảo cho TTCK hoạtđộng công khai, minh bạch

Kiến nghị với UBCK trong việc phổ biến kiến thức và tạo niềm tin cho côngchúng đầu tư dựa trên việc tăng cường hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cũngnhư tuyên truyền phổ cập rộng dãi kiến thức về thị trường chứng khoán cho người dân

UBCKNN cũng cần tạo ra nhiều hàng hóa có chất lượng tốt cho thị trường,cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết tạo nguồnhàng chất lượng hơn cho thị trường, phát triển ETF, quỹ bất động sản, các sản phẩmmới tạo nguồn hàng cho thị trường tốt hơn

Ngoài ra, luận văn kiến nghị với UBCKNN phát triển thị trường chứng khoánphái sinh nhằm tăng cường các công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro cho TTCK

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.

- Tạo điều kiện cho MBS tiếp cận với khách hàng là tổ chức có quan hệmật thiết với ngân hàng Quân đội, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, các công

ty cổ phần đang là khách hàng của MB

- Giúp MBS mở rộng mạng lưới giao dịch thông qua mạng lưới hoạt độngrộng khắp cả nước của MB Triển khai hệ thống đại lý nhận lệnh tại các tỉnh thànhphố lớn trên cả nước sau đó sẽ phát triển thành các cầu nối giữa công ty chứngkhoán với các ban ngành, doanh nghiệp và công chúng đầu tư trên đại bàn

- Kết nối với hệ thống thông tin và mạng nội bộ của MB để triển khai giaodịch chứng khoán qua mạng, tích hợp với công nghệ hiện đại của ngân hàng

- Phối hợp với MBS để bán chéo sản phẩm, môi giới khách hàng cho nhau,

Trang 19

tư vấn đầu tư và đại lý phân phối các chứng chỉ quỹ, tư vấn phát hành, …

3 Kết luận

Trang 20

NGUYÔN THÞ THU

PH¸T TRIÓN HO¹T §éNG M¤I GIíI T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN CHøNG KHO¸N MB Chuyªn ngµnh: KINH TÕ TµI CHÝNH - NG¢N HµNG

Ngêi híng dÉn khoa häc:

PGS.TS L£ HOµNG NGA

Hµ Néi - 2015

Trang 21

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt

vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta Sự pháttriển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng của TTCK đã bước đầu tạo ra mộtkênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thu hút được đông đảo các nhàđầu tư tham gia cũng như sự quan tâm của công chúng Sau 15 năm hình thành vàphát triển tuy có nhiều thăng trầm nhưng tính đến cuối tháng 6/ 2015 tổng giá trịvốn hóa của thị trường đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng với hơn 1,4 triệu tài khoản chứngkhoán giao dịch, tăng 250 lần so với năm 2000 Tính riêng 6 tháng đầu năm 2015,giá trị vốn hóa của TTCK đạt gần 31,1% GDP, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2014

Sự phát triển của TTCK đã dẫn tới việc ra đời hàng loạt các tổ chức trung gian tàichính hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán trong đó có Công ty chứng khoán

Lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) chủ yếu từ 4 lĩnh vực: Môigiới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư đầu

tư chứng khoán Trong đó môi giới chứng khoán là hoạt động cơ bản nhất vàthường mang lại lợi nhuận ổn định cho các công ty chứng khoán Từ năm 2013 đếncuối năm 2014 đã có 24 công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ bị tước giấy phép hoạtđộng (từ 105 công ty chứng khoán năm 2013 đến nay còn 81 công ty chứng khoán)

Sự cạnh tranh giữa các CTCK trong lĩnh vực môi giới ngày càng khốc liệt hơn, đòihỏi các công ty chứng khoán phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện hoạt độngcủa mình

Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) là một trong 5 công ty chứngkhoán ra đời đầu tiên tại Việt Nam Mặc dù luôn đứng trong top 10 thị phần môigiới trên TTCK nhưng cũng như rất nhiều công ty chứng khoán khác MBS đangphải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các CTCK trong ngành Để tồn tại và pháttriển MBS buộc phải tìm mọi cách nhằm thu hút các nhà đầu tư đến giao dịch Một

Trang 22

trong những giải pháp quan trọng nhất đó là phát triển hoạt động môi giới.

Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động môi giới đối với sự phát triển

của CTCK MB, nên đề tài: “Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần

chứng khoán MB” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn này

- Phân tích, đánh giá được thành công, hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng

đế sự phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán MB

- Đề xuất thêm phương hướng và giải pháp để phát triển hoạt động môigiới tại công ty cổ phần chứng khoán MB trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán

MB trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 giới hạn trong các cổ phiếu vàchứng chỉ quỹ đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịchchứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu

Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn

Nguồn dữ liệu trong bài luận văn chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp được thuthập từ các Báo cáo thường niên và kết quả điều tra nghiên cứu được thực hiệntrước đó Nguồn dữ liệu được thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ của: Phòngtài chính – kế toán, Trung tâm nghiên cứu, khối dịch vụ chứng khoán, CTCP chứngkhoán MB, nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài: Ủy ban chứng khoán nhà nước, cácquy định về chứng khoán của Chính phủ, Bộ tài chính, số liệu từ các trang báo uytín như cafef.vn, báo đầu tư chứng khoán…

Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp xử lý số liệu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân

Trang 23

tích, phương so sánh và phương pháp tổng hợp.

Luận văn áp dụng phương pháp phân tích định tính trong thu thập và xử lýthông tin thông qua các số liệu đã có sẵn và số liệu được tổng hợp từ các nguồn uytín như các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, số liệu nội bộ của MBS, tạp chíchứng khoán, cafef.vn…

5 Đóng góp của nghiên cứu

Luận văn đã phân tích rõ thực trạng hoạt động môi giới tại MBS, đánh giáđược những thành công, những vấn đề còn tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng tới sựphát triển hoạt động trong tương lai Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển hoạt độngmôi giới dựa trên tình hình thực tế của công ty Kết quả của luận văn này sẽ là cơ sởthực tiễn để cho Ban lãnh đạo công ty có cái nhìn rõ hơn về công ty cũng như đốithủ cạnh tranh để nâng cao vị thế của mình trên thị trường chứng khoán

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba phần chính

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán.

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần chứng khoán MB.

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần chứng khoán MB.

Trang 24

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 Tổng quan về công ty chứng khoán

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm Công ty chứng khoán.

1.1.1.1 Khái niệm.

Thị trường chứng khoán (TTCK) muốn phát triển và hoạt động có hiệu quảthì một yếu tố không thể thiếu được là sự tham gia của các chủ thể kinh doanh trênthị trường chứng khoán Mục tiêu của việc hình thành TTCK là thu hút vốn đầu tưdài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứngkhoán Do vậy, để thúc đẩy TTCK hoạt động một cách có trật tự và hiệu quả cầnphải có sự ra đời của các công ty chứng khoán

Theo Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ (2007), trường Đại học Kinh tếquốc dân: Công ty chứng khoán là một tổ chức ở thị trường chứng khoán, thực hiệntrung gian tài chính thông qua các nghiệp vụ chủ yếu sau:

 Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng (trung gianmôi giới)

 Mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình để hưởng chênhlệch giá (thương gia chứng khoán)

 Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vịphát hành

 Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư

Theo giáo trình Thị trường chứng khoán (2002), trường Đại học Kinh tếquốc dân thì “Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiệncác nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán”

Đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, Công ty chứng khoán gópphần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng

Trang 25

khoán nói riêng Thông qua các công ty chứng khoán, các cổ phiếu và trái phiếuđược mua bán trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhờ đó một lượng vốn khổng

lồ được đưa vào đầu tư thông qua việc tập hợp những nguồn vốn nhỏ lẻ trong côngchúng

1.1.1.2 Đặc điểm của Công ty chứng khoán

CTCK được hiểu là một tổ chức tài chính trung gian hoạt động trên TTCK,một thị trường có mức độ nhạy cảm cao và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Dovậy, CTCK thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện, tức là để có thể tiến hành mộthoặc một số các hoạt động trên TTCK, công ty chứng khoán phải đáp ứng các điềukiện do luật pháp quy định cũng như những nguyên tắc ứng xử riêng có của ngànhchứng khoán Điều kiện này chính là những đặc điểm khác biệt giữa hoạt động củaCTCK với hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác Đặcđiểm này bao gồm:

Đặc điểm về vốn: Công ty chứng khoán muốn thành lập phải đáp ứng yêu

cầu về mức vốn pháp định mà luật quy định Ở mỗi nước việc quy định mức vốnnày có thể chung cho một CTCK khi tiến hành đăng ký thành lập (không kể CTCK

đó thực hiện một, hai hay tất cả các hoạt động trên TTCK như ở Hàn Quốc) hoặc cóthể quy định riêng cho từng loại hình kinh doanh cụ thể (mức vốn cụ thể cho từnghoạt động như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,… như ở Việt Nam) Đặcđiểm này nhằm mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư

Đặc điểm về nhân sự: Đây là lĩnh vực hoạt động có nghiệp vụ phức tạp,

có độ rủi ro cao, mức độ ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội lớn nên đòi hỏi nhânviên của CTCK phải là người có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngànhngân hàng, tài chính, TTCK, có tư cách đạo đức nghề nghiệp và có chứng chỉ hànhnghề do cơ quan có thẩm quyền cấp

Đặc điểm về đội ngũ lãnh đạo: Yêu cầu về đội ngũ lãnh đạo ở các CTCK

ngoài có kiến thức chuyên môn, có đạo đức kinh doanh, không vi phạm pháp luật và

có trình độ quản lý còn phải có chứng chỉ hành nghề và có giấy phép đại diện do cơquan có thẩm quyền cấp

Trang 26

Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thật: Khi tiến hành đăng ký hoạt động,

CTCK phải đáp ứng yêu cầu về trụ sở phù hợp cho việc kinh doanh chứng khoán.CTCK phải có các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình truyền lệnh củakhách hàng, thông báo kết quả giao dịch cũng như giúp khách hàng kiểm tra số dưtài khoản hoặc tìm kiếm thông tin…

Đặc điểm về xung đột lợi ích giữa quyền lợi của khách hàng và CTCK:

Đối với hoạt động của CTCK bên cạnh việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho kháchhàng thì giữa CTCK và khách hàng đôi khi xảy ra mâu thuẫn về lợi ích Những hoạtđộng mà CTCK tiến hành có thể dẫn tới xung đột lợi ích là hoạt động môi giới, tựdoanh và tư vấn đầu tư chứng khoán Do vậy, đặc điểm này tạo ra sự khác biệt tronghoạt động của CTCK trên TTCK so với các lĩnh vực kinh doanh khác

1.1.2 Chức năng, vai trò của công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng Nhờ các công ty chứngkhoán mà chứng khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới người đầu tư và tạo ratính thanh khoản, qua đó huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào nhữngnơi sử dụng có hiệu quả

1.1.2.2 Chức năng cơ bản của công ty chứng khoán.

 Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đếnngười sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành) Khi nhàđầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành thì số tiền của họ được đưa vàosản xuất kinh doanh qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội Thông qua TTCKChính phủ, Kho bạc nhà nước cũng huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn

để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu chung của xã hội

 Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá hoặckhớp lệnh)

 Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán (dễ dàng hoán chuyển từ chứngkhoán ra tiền mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán)

Trang 27

 Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanhhoặc vai trò nhà tạo lập thị trường).

 Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế một cách tổnghợp và chính xác từ đó tạo môi trường cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kích thích việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

 Cung cấp môi trường đầu tư đa dạng cho công chúng với các cơ hội đầu

tư phong phú với nhiều loại chứng khoán có mức độ rủi ro khác nhau phù hợp vớitừng khẩu vị của nhà đầu tư

1.1.2.3 Vai trò của công ty chứng khoán.

Công ty chứng khoán có vai trò khác nhau đối với mỗi chủ thể tham gia thịtrường chứng khoán Cụ thể:

Đối với các tổ chức phát hành.

Mục tiêu khi tham gia vào thị trường chứng khoán của các tổ chức phát hành

là huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán.Vì vậy, thông qua hoạtđộng đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra

cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành

Theo quy định của thị trường chứng khoán, những nhà đầu tư và những nhàphát hành không được trực tiếp mua bán chứng khoán mà phải thông qua các trunggian mua bán Các công ty chứng khoán sẽ thực viện vai trò trung gian cho cả ngườiđầu tư và nhà phát hành Và khi thực hiện công việc này, công ty chứng khoán đãtạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán

Đối với các nhà đầu tư.

Trên thị trường chứng khoán, sự biến động thường xuyên của giá cả chứng

khoán cũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho những nhà đầu tư tốn kém chi phí,công sức và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi ra quyết định đầu tư Thông quahoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán sẽlàm giảm các chi phí đó đồng thời giúp các nhà đầu tư thực hiện đầu tư một cáchhiệu quả

Trang 28

Đối với thị trường chứng khoán

Đối với thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán thể hiện hai vaitrò chính:

Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường Giá cả chứng khoán là do

thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và ngườibán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ không được tham gia trực tiếpvào quá trình mua bán Các Công ty chứng khoán là những thành viên của thịtrường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá Trênthị trường sơ cấp, các CTCK cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên.Chính vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia địnhgiá của các Công ty chứng khoán

Các CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường Đểbảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhiềucông chứng khoán đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai tròbình ổn thị trường

Góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính

Các công ty chứng khoán có vai trò làm tăng tính thanh khoản của các tài sảntài chính trên TTCK do tạo ra các cơ chế giao dịch trên thị trường Các CTCK giúpngười đầu tư thực hiện mua bán chứng khoán một cách dễ dàng để chuyển đổichứng khoán thành tiền mặt và ngược lại

Đối với các cơ quan quản lý thị trường

CTCK có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán như thông tin

về giao dịch mua, bán trên thị trường, thông tin về cổ phiếu, trái phiếu và tổ chứcphát hành, thông tin về nhà đầu tư… cho các cơ quan quản lý thị trường để kiểmsoát và chống các hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường Các CTCKthực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứngkhoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trênthị trường

Trang 29

Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK, cóvai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư, các nhà phát hành, đối với các

cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trường chứng khoán nói chung Những vaitrò này được thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của công ty chứng khoán

1.1.3 Hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

1.1.3.1 Môi giới chứng khoán.

Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoántrong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thôngqua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chínhkhách hàng phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch của mình

Thông qua hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ chuyển đến kháchhàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và là người kết nối giữa người mua vớingười bán chứng khoán

1.1.3.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc công ty chứng khoán cam kết với tổchức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận muamột phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua sốchứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổchức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng

Trang 30

Công ty chứng khoán có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiệncác thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán vàgiúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành Tổ chức pháthành sẽ phải trả cho CTCK phí bảo lãnh (số chênh lệch giữa khoản thu được do bánchứng khoán và số tiền phải trả lại cho nhà phát hành) Mức phí này phụ thuộc vàochất lượng, quy mô của đợt phát hành và tình hình cụ thể của thị trường.

1.1.3.3 Tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phântích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán

Hoạt động tư vấn đầu tư cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: Giá trị chứng khoán

không phải là số cố định, nó luôn thay đổi theo yếu tố kinh tế, tâm lý và diễn biếnthị trường…

Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ

sở phân tích các yếu tố lý thuyết và diễn biến trong quá khứ, có thể không hoàn toànchính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùng trong việc sử dụng cácthông tin từ nhà tư vấn để đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư

Không dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải xuất phát từ cơ sở khách quan là quán trình phân tích,

tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu

1.1.3.4 Một số nghiệp vụ khác

 Lưu ký chứng khoán: Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của kháchhàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán

 Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Công ty chứng khoán

sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thunhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản khách hàng

 Nghiệp vụ tín dụng: Bên cạnh nghiệp vụ môi giới để hưởng hoa hồng,các CTCK còn triển khai dịch vụ tín dụng, cho khách hàng vay tiền để khách hàngthực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (là việc CTCK cho khách hàng vay tiền để muachứng khoán và sử dụng các chứng khoán đó làm vật thế chấp cho khoản vay đó)

Trang 31

1.2 Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán.

1.2.1 Khái niệm về hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

Chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường, không thể đánhgiá chất lượng bằng việc cân đo, đong đếm,… mà người tham gia thị trường phải cókhả năng phân tích, nhận định tình hình và đưa được những xu hướng về hàng hóa

đó Không phải nhà đầu tư nào khi tham gia thị trường cũng được trang bị đầy đủkiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể tìm ra đối tác để tiến hành giao dịch mộtcách có hiệu quả Do vậy họ cần tới hoạt động môi giới của công ty chứng khoánnhằm giảm thiểu chi phí, thời gian và công sức cũng như tiền bạc khi đưa ra cácquyết định đầu tư

Môi giới chứng khoán được hiểu là hoạt động kinh doanh của công ty chứngkhoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịchthông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC màchính khách hàng phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch của mình

Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởngphí hoa hồng, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó

1.2.2 Phân loại môi giới chứng khoán.

Môi giới chứng khoán được chia làm nhiều loại căn cứ vào chức năng hoạtđộng và hình thức tổ chức của SGDCK:

- Môi giới hưởng hoa hồng: Nhà môi giới làm trung gian thực hiện giaodịch cho Nhà đầu tư để hưởng hoa hồng tính theo phần trăm trên doanh số thựchiện Đây thường là nhà môi giới của các công ty chứng khoán thành viên

- Môi giới chuyên gia: Nhà môi giới chuyên gia thực hiện hai chức năngchủ yếu là thực hiện lệnh giao dịch và tạo lập thị trường Với chức năng thực hiệnlệnh các chuyên gia môi giới được nhận các khoản phí hoa hồng Với chức năng tạolập thị trường, các chuyên gia môi giới hoạt động với tư cách là một nhà giao dịchnhằm hỗ trợ duy trì một thị trường ổn định có trật tự đối với các loại cổ phiếu đượcphân công tạo lập giao dịch

Trang 32

- Môi giới đại lý: Nhà môi giới đại lý chỉ thực hiện mua bán chứng khoán,nếu họ không mua bán hết thì họ trả lại khách hàng hoặc nhà phân phối Rủi ro đốivới loại môi giới này là rất thấp.

- Môi giới 2 đô la: Là những nhà môi giới độc lập, không thuộc sự quản lýcủa một công ty chứng khoán nào Họ thực hiện lệnh giao dịch cho tất cả các công

ty chứng khoán thuê họ Nhà môi giới 2 đô la tự tìm kiếm và thực hiện giao dịchcho khách hàng mang lại giá trị giao dịch cho CTCK đồng thời căn cứ vào giá trịgiao dịch đó để hưởng phí hoa hồng

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán

Có thể khẳng định hoạt động môi giới chứng khoán là một hoạt động dịch vụnhưng ở cấp độ cao Do vậy, hoạt động môi giới mang đặc điểm của một hoạt độngdịch vụ và các đặc điểm của riêng nó bao gồm:

- Tính vô hình

Không giống như những hàng hóa thông thường có hình dáng, màu sắc, kíchthước,… khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem có phù hợp với nhu cầu củamình không thì hoạt động môi giới lại là một hoạt động dịch vụ mang tính vô hình màcác giác quan của khách hàng không nhận biết được trước khi mua và sử dụng Do vậy,

để khách hàng mua một dịch vụ, khách hàng phải được thông tin đầy đủ những gì mà

họ sẽ có trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình mua và sử dụng dịch vụ Vì thế, việctuyên truyền quảng cáo và vai trò của người bán hàng là rất quan trọng

- Tính không đồng đều về chất lượng

Hoạt động môi giới được thực hiện bởi những nhà môi giới khác nhau, ởnhững thời gian và địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng trongquá trình hoạt động đã tạo ra tính không đồng đều về chất lượng Vì thế khó có thểkiểm tra trước chất lượng dịch vụ và điều này gây khó khăn trong quản lý chấtlượng của dịch vụ

- Trung gian tài chính

Trên thị trường chứng khoán thì thông tin là bất cân xứng do vậy khác hàng

sẽ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức để tìm ra đối tác phù hợp để mua bán

Trang 33

chứng khoán Vì vậy, môi giới chứng khoán đứng ra thực hiện việc kết nối nhữngngười bán với người mua và đóng vai trò trung gian đại diện mua, bán chứng khoáncho khách hàng

- Hoạt động bán hàng tư vấn

Trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty chứng khoánthì nhân viên môi giới ngoài việc làm trung gian mua bán chứng khoán cho kháchhàng còn phải trở thành một nhà tư vấn cho khách hàng Đây là nhân tố vô cùngquan trọng để tạo lập niềm tin và thu hút khách hàng Việc bán hàng tư vấn tronghoạt động môi giới chứng khoán đòi hỏi nhà môi giới phải có sự đánh giá, dự đoán

và phân tích chính xác về doanh nghiệp cũng như thị trường

- Hoạt động môi giới có rủi ro thấp

Do nhà môi giới chỉ có vai trò làm đại diện mua bán chứng khoán cho kháchhàng và khách hàng là người chịu trách nhiệm tuyệt đối với quyết định giao dịchcủa mình nên đây là hoạt động tương đối an toàn Khi nhà môi giới thực hiện tư vấncho khách hàng mua hoặc bán chứng khoán trên cơ sở phân tích thông tin, khả năngnhận định diễn biến của thị trường của bản thân, những lời tư vấn đó chỉ mang tínhchất tham khảo, khách hàng là người quyết định cuối cùng, do vậy người môi giớikhông phải chịu trách nhiệm về lời khuyên do mình đưa ra Mỗi khi khách hànggiao dịch dù lãi hay lỗ, người môi giới đều được hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhấtđịnh đã được quy định trước

1.2.4 Chức năng, vai trò của hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 1.2.4.1 Chức năng của hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

 Hoạt động môi giới cung cấp dịch vụ cho khách hàng với hai tư cách:+ Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng: Kết nối khách hàng với bộphận nghiên cứu đầu tư của công ty chứng khoán, cung cấp cho khách hàng các báocáo nghiên cứu và khuyến nghị đầu tư (thời điểm nên mua hay nên bán, cách thứcphân bổ tài sản và những thông tin mới nhất về diễn biến của thị trường…)

+ Cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện cácgiao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của khách hàng

Trang 34

 Đáp ứng được nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thànhngười bạn chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra lời động viên kịp thời.

 Khắc phục được trạng thái cảm xúc quá mức: Lòng tham và nỗi sợ hãithường xuyên là yếu tố ngăn cản nhà đầu tư có những quyết định sáng suốt Tuynhiên, nhà đầu tư không thể thành công nếu không đủ tham lam hay không có chút

lo sợ Người môi giới sẽ hỗ trợ nhà đầu tư có một tập hợp hợp lý của hai vị thế này.Một tỷ lệ tham lam nhất định kết hợp với tỷ lệ thận trọng xác định ở từng thời điểm

1.2.4.2 Vai trò của hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

Trung gian huy động vốn, tham gia tạo kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư và phát triển nền kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế luôn luôn gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với sựvận động, chu chuyển của các luồng vốn Hiệu quả của sự vận động này có tácdụng quan trọng đến chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế Sự vậnđộng của luồng vốn thường diễn ra theo nhiều kênh khác nhau, tuy nhiên có haikênh quan trọng và hiệu quả nhất là thông qua hệ thống ngân hàng và TTCK.Đặc điểm chung của hệ thống ngân hàng cung cấp những nguồn vốn ngắn hạn vàtrung hạn cho nền kinh tế Do đó, yêu cầu cung cấp các nguồn vốn trung và dàihạn đặt lên vai của TTCK

Với vai trò là trung gian tài chính, Công ty chứng khoán tạo ra cơ chế huyđộng vốn bằng cách kết nối người có tiền, nhà đầu tư với những người muốn huyđộng vốn (tổ chức phát hành) thông qua hoạt động môi giới và bảo lãnh phát hànhchứng khoán Thông qua công ty chứng khoán, cụ thể là người môi giới chứngkhoán biến nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi) thành vốn đầu tư dàihạn để cung cấp một cách tương đối ổn định cho các doanh nghiệp đầu tư phát triểnsản xuất

Giảm chi phí giao dịch

Trên các thị trường hàng hóa thông thường, để thực hiện giao dịch, ngườimua và người bán phải trực tiếp gặp mặt nhau để trao đổi, thẩm định chất lượng sảnphẩm và thỏa thuận giá cả Nhưng đối với TTCK, để thẩm định được chất lượng và

Trang 35

giá cả hàng hóa, người ta cần nguồn chi phí rất lớn để phục vụ cho việc thu thập, xử

lý thông tin, đào tạo kỹ năng phân tích…Những chi phí đó chỉ các công ty chứngkhoán hoạt động với quy mô lớn mới có khả năng trang trải do được hưởng lợi thếquy mô Ngoài ra, sự hiện diện của một tổ chức trung gian chuyên nghiệp làm cầunối cho các bên mua, bán gặp nhau làm giảm đáng kể chi phí tìm kiếm đối tác, chiphí soạn thảo và giám sát thực thi hợp đồng Do vậy, môi giới chứng khoán giúp tiếtkiệm chi phí giao dịch cả với từng giao dịch riêng lẻ cũng như đối với tổng chi phígiao dịch trên thị trường

Cung cấp các thông tin và tư vấn cho khách hàng

Khi thực hiện chức năng môi giới chứng khoán, các công ty chứngkhoán phải cung cấp cho khách hàng thông tin, loại chứng khoán, cách thức

và thời điểm mua bán chứng khoán, và vấn đề có tính quy luật của hoạt độngđầu tư Dịch vụ tư vấn đầu tư có thể được công ty chứng khoán thực hiện quacác hình thức: khuyến cáo, lập báo cáo, tư vấn trực tiếp, hoặc thông qua các

ấn phẩm về chứng khoán Nhờ hoạt động tư vấn đầu tư này mà khách hàngmới biết và hiểu rõ các sản phẩm và dịch vụ sẵn có trên thị trường, hiểu đượcsản phẩm, dịch vụ nào đáp ứng được mục tiêu đầu tư và nhu cầu đầu tư củariêng mình Dịch vụ tư vấn thường bao gồm: (1) Thu thập thông tin phục vụnhu cầu khách hàng tùy theo mục tiêu trong từng thời kỳ, (2) Cung cấp thôngtin về khả năng đầu tư, triển vọng của các khoản đầu tư đó trong thời giantrước mắt và về lâu dài, (3) Tư vấn về xu hướng phát triển của TTCK trongthời gian tới và trong tương lai, (4) Cung cấp thông tin về chính sách và sángkiến về chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ có liên quan đến cáckhoản đầu tư khách hàng đang cân nhắc, (5) Tư vấn đầu tư phù hợp với môitrường đầu tư và phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Tạo ra sản phẩm mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ

Từ hoạt động môi giới cho khách hàng các nhà môi giới có thể nắm bắt đượcnhững nhu cầu, đặc điểm tâm lý, mong muốn của khách hàng từ đó đưa ra nhữngkiến nghị về sản phẩm, dịch vụ phù hợp để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đa dạng

Trang 36

của khách hàng từ đó góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm trên thị trường

và ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán

Có thể thấy kết quả được thể hiện rõ không những trong việc bán từng loạihàng hóa riêng biệt như cổ phiếu, trái phiếu hay công cụ tài chính khác, mà còntrong ý tưởng thành lập danh mục đầu tư, các chứng khoán đều có kèm thêm cácđặc tính bổ sung ví dụ như trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu kèm theo quyềnmua lại hoặc bán lại…

Cải thiện môi trường kinh doanh

 Góp phần hình thành nền văn hóa đầu tư

Thứ nhất, Tạo ra ý thức và thói quen đầu tư trong cộng đồng Thu nhập của

một hộ gia đình sau khi trang trải cho những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống thườngđược tiêu dùng cho các mục đích phi sản xuất với tỷ lệ cao, trong khi vốn cho tăngtrưởng kinh tế lại thiếu trầm trọng Khi nhân viên môi giới tiếp cận khách hàng tiềmnăng với những sản phẩm tài chính phù hợp nhu cầu của khách hàng và sau khikhách hàng chấp nhận mở tài khoản và giao dịch, nhân viên môi giới sẽ thườngxuyên quan tâm chăm sóc tài khoản theo cách có lợi nhất cho khách hàng Hoạtđộng này sẽ tạo nên thói quen đầu tư vào tài sản tài chính Thay vì sử dụng tiềnnhàn rỗi một cách lãng phí, người có tiền sẽ ưu tiên đầu tư vào tài sản tài chính Quaquá trình tham gia vào thị trường tài chính họ hình thành được kỹ năng dự đoán, lựachọn và kết hợp các sản phẩm để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Do vậy,môi giới chứng khoán sẽ tạo ra được ý thức và thói quen đầu tư trong cộng đồngđồng thời góp phần tạo nên văn hóa đầu tư

Thứ hai, Tạo ra thói quen và kỹ năng sử dụng dịch vụ đầu tư mà chủ yếu là

sử dụng dịch vụ môi giới chứng khoán Khi TTCK phát triển, dần dần nhà đầu tư sẽtin tưởng và ủy thác cho người môi giới chăm sóc tài khoản của mình Họ ý thứcđược lợi ích mà dịch vụ này đem lại, lựa chọn trả tiền để hưởng những lợi ích đónhư được cung cấp ý kiến phân tích, cho lời khuyên về loại sản phẩm nên mua bán,thời điểm mua bán,…giúp nhà đầu tư có thời gian dành cho những công việc khác

Họ được quyền lựa chọn những nhà môi giới tốt, am hiểu thị trường đồng thời họ

Trang 37

còn đánh giá được đâu là những rủi ro không tránh khỏi, đâu là sai lầm của chính

họ Yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho nghề môi giới phát triển lành mạnh

Thứ ba, Góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, sự hiểu biết và tuân thủ

pháp luật Hoạt động của công ty chứng khoán là hoạt động ở lĩnh vực dễ làm phátsinh và bộc lộ những xung đột lợi ích giữa các đối tượng tham gia thị trường Nếumôi trường pháp lý không đủ chặt chẽ và không đủ hiệu lực thì mâu thuẫn phát triển

sẽ dẫn đến đổ vỡ thị trường Chính hoạt động của nhà môi giới sẽ giúp nhà đầu tưhiểu biết và tuân thủ pháp luật để theo đuổi lợi ích của mình Ngoài ra, nhà môi giớicũng là người phản ánh những bất cập trong khuôn khổ pháp lý cho nhà làm luật đểkịp thời điều chỉnh

 Tăng chất lượng và hiệu quả dịch vụ nhờ cạnh tranh

Để thành công trong lĩnh vực môi giới chứng khoán thì từng CTCK phảikhông ngừng nâng cao được chất lượng sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp trên thịtrường để thu hút đươc nhiều khách hàng mới, duy trì được khách hàng hiện hữu vàlàm tăng khối lượng tài sản khách hàng ủy thác quản lý Ngoài ra, các nhà môi giớimuốn chiến thắng trong môi trường cạnh tranh khốc liệu này phải luôn luôn trau dồinghiệp vụ, nâng cao đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp,…Do vậy, nhờ cạnh tranh màchất lượng và hiệu quả của dịch vụ sẽ được gia tăng đáng kể, góp phần gia tăng lợinhuận và thúc đẩy thị trường phát triển

1.3 Phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán.

1.3.1 Quan điểm về phát triển

Phát triển là sự tăng lên theo chiều hướng ngày càng tốt hơn Điều này phảnánh trên cả mặt số lượng và chất lượng của hiện tượng, sự việc

Hoạt động môi giới phát triển khi mà hoạt động này mang lại những dịch vụngày càng hoàn thiện hơn, chất lượng hơn, sản phẩm đa dạng và phù hợp với từngnhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán Từ đó dẫn đến sự phát triển củathị trường chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán nói riêng

Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán là sự tăng lên về những chỉ tiêuphản ánh kết quả hoạt động môi giới như: Số lượng tài khoản chứng khoán, thị phần

Trang 38

môi giới, doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán, lợi nhuận từ hoạt động môigiới…và bảo đảm chất lượng của môi giới chứng khoán.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động môi giới của Công ty chứng khoán

1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính

Mức độ phối hợp giữa các bộ phận hỗ trợ với bộ phận môi giới.

Trong công ty chứng khoán, mỗi bộ phận khác nhau sẽ đảm đươngnhững chức năng nhiệm vụ khác nhau (như phòng lưu ký, phòng hỗ trợ dịch vụtài chính, phòng quản lý giao dịch và thanh toán…) những vẫn có mối quan hệkhăng khít và gắn kết với nhau Hoạt động môi giới muốn phát triển rất cần đến

sự hỗ trợ của các bộ phận hỗ trợ như bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ sẽ hỗ trợ bộphận môi giới trong việc mở tài khoản giao dịch, cung cấp các thủ tục giấy tờ,hạch toán tiền, …Bộ phận lưu ký thực hiện lưu ký chứng khoán cho kháchhàng, bộ phận phân tích và nghiên cứu cung cấp cho môi giới những báo cáo vềtình hình kinh tế, về công ty, về mã chứng khoán, xu hướng tăng giảm,…để tưvấn cho khách hàng Do vậy, nếu các bộ phận hỗ trợ hỗ trợ và phối hợp nhịpnhàng với bộ phận môi giới sẽ tạo điều kiện cho hoạt động môi giới phát triển

và ngược lại, bộ phận hỗ trợ không hỗ trợ tốt cho bộ phận môi giới gây khókhăn cho bộ phận môi giới làm cho hoạt động môi giới khó phát triển

Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ hỗ trợ môi giới

Để đứng vững và phát triển được trên thị trường chứng khoán các công tychứng khoán ngoài việc cạnh về biểu phí, về nhân sự còn phải cạnh tranh về sảnphẩm dịch vụ Việc da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ môi giới như các phầnmềm giao dịch trực tuyến trên internet hoặc qua điện thoại, các sản phẩm cung cấpvốn cho nhà đầu tư, các báo cáo phân tích, các sản phái sinh…là rất cần thiết Mỗinhà đầu tư sẽ có những nhu cầu sử dụng, mức độ chấp nhận chi phí để sử dụng sảnphẩm là khác nhau, do vậy, sản phẩm, dịch vụ càng đa dạng thì việc thu hút kháchhàng đến giao dịch càng thuận lợi từ đó gia tăng giá trị giao dịch làm cho hoạt độngmôi giới phát triển và ngược lại Các CTCK cũng phải tính toán cân bằng giữa chi

Trang 39

phí cho việc phát triển và duy trì sản phẩm dịch vụ mới với kết quả mà nó đem lại.Cần đa dạng sản phẩm nhưng phải có trọng tâm và phải nắm bắt được đúng nhu cầucủa khách hàng.

1.3.2.2.Chỉ tiêu định lượng

Sự thay đổi thị phần môi giới của công ty so với toàn bộ thị trường

Đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực đầu tư có mức độ rủi ro khá lớn Vìvậy, các nhà đầu tư chứng khoán sẽ cân nhắc lựa chọn những công ty chứngkhoán uy tín, sản phẩm dịch vụ tốt để mở tài khoản giao dịch Với một sốlượng khách hàng có giới hạn trong khi các CTCK ra đời ngày càng nhiều dẫnđến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Công ty chứng khoán nào chiếm đượcthị phần lớn hơn thì công ty đó sẽ có ưu thế hơn trong cạnh tranh Thị phầnmôi giới lớn đồng nghĩa với việc doanh thu lớn và thông thường lợi nhuậnđem lại từ hoạt động môi giới cũng sẽ cao hơn Thị phần lớn cũng thể hiện sựtin tưởng của khách hàng đối với công ty Ngược lại thị phần môi giới thấpcho thấy giá trị giao dịch của khách hàng thấp dẫn tới hoạt động môi giới khóphát triển

Thị phần môi giới là tỷ lệ giữa tổng giá trị giao dịch chứng khoán của mộtcông ty chứng khoán so với tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Về mặt thị phần môi giới, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán đượcđánh giá là phát triển dựa trên hai chỉ tiêu sau:

Tốc độ tăng trưởng thị phần qua các năm

Vị trí xếp hạng trên Bảng xếp hạng các công ty chứng khoán (dựa vào

báo cáo tổng hợp của các sở giao dịch chứng khoán từng năm) Chỉ tiêu này nhằmmục đích so sánh với các công ty chứng khoán khác về mảng môi giới

Sự thay đổi trong số lượng tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán

Số lượng tài khoản giao dịch là chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát nhất sự

Trang 40

phát triển của hoạt động môi giới của công ty chứng khoán Số lượng tài khoản giaodịch chứng khoán là tổng số tất cả các hợp đồng mở tài khoản của khách hàng được

mở hợp pháp, hợp lệ tại một CTCK Một công ty chứng khoán sẽ không thể hoạtđộng ổn định nếu không có tài khoản của nhà đầu tư nào giao dịch hoặc có quá ít tàikhoản giao dịch Các công ty cần có các tài khoản để thực hiện các giao dịch và sửdụng các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp Đây chính là các nghiệp vụ manglại doanh thu cho các CTCK Do vậy, càng nhiều tài khoản được mở và được kíchhoạt sử dụng thì chứng tỏ hoạt động môi giới của công ty càng phát triển và ngượclại, nếu CTCK có quy mô khách hàng nhỏ, tỷ lệ tăng trưởng số lượng tài khoảnthấp cho thấy hoạt động môi giới của công ty chưa tốt

Ngoài ra, đối tượng khách hàng là cá nhân hay tổ chức cũng ảnh hưởng khôngnhỏ tới doanh thu của CTCK Vì với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau công ty cần

có những chiến lược khác nhau để thu hút khách hàng CTCK sẽ có mức doanh thu ổnđịnh từ các nhà đầu tư là tổ chức, tuy nhiên CTCK cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu khắtkhe của đối tượng khách hàng này như giảm tỷ lệ phí giao dịch, tăng margin, giảm lãisuất…Đối với khách hàng cá nhân CTCK sẽ dễ tìm kiếm hơn, họ dùng nhiều marginhơn nhưng CTCK phải bỏ nhiều chi phí để quản lý hơn…

Về mặt tài khoản giao dịch, sự phát triển trong hoạt động môi giới của công

ty chứng khoán được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:

Tốc độ tăng trưởng tài khoản

Tỷ lệ tài khoản mở mới trong năm

Tỷ lệ tài khoản hoạt động/tổng số tài khoản (tài khoản hoạt động là tài

khoản có ít nhất một giao dịch phát sinh phí trong năm) Tỷ lệ này thể hiện đượcchất lượng tài khoản đang có tại công ty chứng khoán

Tỷ trọng tài khoản cá nhân

Ngày đăng: 14/10/2018, 03:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ Việt Nam (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thihành một số điều của Luật Chứng khoán
Tác giả: Chính phủ Việt Nam
Năm: 2007
6. Hồng Hải. 2015. Còn lại bao nhiêu công ty chứng khoán trước làn sóng thanh lọc?[trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/se-con-lai-bao-nhieu-cong-ty-chung-khoan-truoc-lan-song-thanh-loc- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Còn lại bao nhiêu công ty chứng khoán trước làn sóng thanhlọc
7. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài
Nhà XB: NXBĐại học kinh tế quốc dân
Năm: 2007
8. PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài Chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thịtrường chứng khoán
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, PGS.TS. Vương Trọng Nghĩa
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2002
9. Quốc hội Việt Nam (2010), Luật chứng khoán số 62/2010/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật chứng khoán số 62/2010/QH12 sửa đổi bổsung một số điều của Luật chứng khoán
Tác giả: Quốc hội Việt Nam
Năm: 2010
10. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định về chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định vềchứng khoán và Thị trường chứng khoán
Tác giả: Quốc hội Việt Nam
Năm: 2006
13. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 252/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 252/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lượcphát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Tác giả: Thủ tướng chính phủ
Năm: 2012
5. Công ty cổ phần chứng khoán MB, website: http://www.mbs.com.vn Link
12. Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh, Địa chỉ: http://www.hsx.vn [Truy cập:15/7/2015] Link
3. Công ty cổ phần chứng khoán MB, Báo cáo thường niên các năm 2012, 2013, 2014 Khác
4. Công ty cổ phần chứng khoán MB, tài liệu nội bộ về quy trình nghiệp vụ và tổ chức khối dịch chứng khoán Khác
11. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Địa chỉ: http:/www.hnx.vn [Truy cập:15/7/2015] Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w