+ Thời gian: Số liệu về thông tin chung của hộ gia đình, tình hình sản xuất, thu nhập, chi tiêu và tình trạng nghèo của các hộ ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều được thu thập vào cuối
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-
TRẦN MAI THỊ KIM HÒA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC HỘ NGƯ DÂN
VEN ĐẦM THỦY TRIỀU, HUYỆN CAM LÂM,
TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Khánh Hòa - 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-
TRẦN MAI THỊ KIM HÒA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC HỘ NGƯ DÂN
VEN ĐẦM THỦY TRIỀU, HUYỆN CAM LÂM,
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn Các kết quả nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Cam Lâm, ngày 09 tháng 04 năm 2014
Trần Mai Thị Kim Hòa
Trang 4Lời cám ơn sau cùng đến những người thân đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất
để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Trân trọng cám ơn !
Trần Mai Thị Kim Hòa
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục hình vẽ, đồ thị ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1 Các quan điểm và khái niệm về nghèo 6
1.1.1 Quan điểm về nghèo 6
1.1.2 Khái niệm nghèo đói 8
1.2 Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo 9
1.2.1 Cơ sở xác định nghèo 9
1.2.1.1 Phương pháp dựa vào thu nhập 9
1.2.1.2 Chi tiêu hộ gia đình 10
1.2.1.3 Phương pháp phân loại của địa phương 11
1.2.1.4 Phương pháp xếp hạng nghèo 12
1.2.2 Các chỉ số đo lường và đánh giá nghèo 12
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình 14
1.4 Nghèo đói trong khai thác thủy sản 17
1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây 19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
Trang 62.1 Quy trình nghiên cứu 27
2.2 Nghiên cứu sơ bộ 28
2.3 Nghiên cứu chính thức 30
2.3.1 Xây dựng bảng câu hỏi 30
2.3.2 Chọn mẫu điều tra 31
2.3.3 Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu 32
2.3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 32
2.3.4.1 Mô hình hồi quy đa biến xác định những nhân tố tác động đến thu nhập đầu người 33
2.3.4.2 Mô hình Binary Logistic 33
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯ DÂN VEN ĐẦM THỦY TRIỀU HUYỆN CAM LÂM……… 40
3.1 Sơ lược về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cam Lâm 40
3.1.1 Vị trí địa lý 40
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 41
3.1.3 Đất đai 41
3.1.4 Khí hậu và thủy văn 42
3.1.5 Nguồn lợi thủy sản 43
3.2 Sơ lược về kinh tế - xã hội huyện Cam Lâm 43
3.2.1 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế 43
3.2.2 Giáo dục 44
3.2.3 Y tế 45
3.2.4 Tình hình đời sống dân cư 45
3.3 Phân tích thực trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân ven đầm thủy triều huyện Cam Lâm 47
Trang 73.3.1 Khái quát về mẫu nghiên cứu 47
3.3.2 Đo lường mức độ nghèo 49
3.3.3 Đặc điểm tình trạng nghèo của hộ gia đình ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều 50
3.3.3.1 Đặc điểm nghèo và nghề khai thác 50
3.3.3.2 Nghèo và trình độ học vấn 52
3.3.3.3 Quy mô hộ gia đình và số người sống phụ thuộc 53
3.3.3.4 Giới tính của chủ hộ 55
3.3.3.5 Tình trạng việc làm 55
3.3.3.6 Khả năng tiếp cận các nguồn lực 56
3.3.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ gia đình 58
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo trong cộng đồng ngư dân ven đầm Thủy Triều 59
3.4.1 Nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân tới tình trạng nghèo đói của hộ 59
3.4.2 Ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với khả năng rơi vào tình trạng nghèo 59
3.5 Kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu……… 67
CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM GIẢM NGHÈO CHO HỘ GIA ĐÌNH NGƯ DÂN VEN ĐẦM THỦY TRIỀU 711 4.1 Những gợi ý và giải pháp giảm nghèo trong cộng đồng ngư dân ven đầm thủy triều 71
4.1.1 Giáo dục và đào tạo 71
4.1.2.Việc làm 71
4.1.3 Quy mô hộ gia đình và số người sống phụ thuộc 73
4.1.4 Chuyển đổi nghề 74
4.2 Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 67
Trang 8KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 82
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo 15
Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ……… 27
Bảng 2.2 Số lượng mẫu điều tra tại các địa phương……… 29
Bảng 3.1 Số liệu về nhà kiên cố, điện, nước máy và nhà vệ sinh tự hoại từ 2008 đến 2012 46
Bảng 3.2 Thông tin cá nhân của hộ gia đình ngư dân 48
Bảng 3.3 Thu nhập bình quân đầu người và quy mô hộ gia đình 49
Bảng 3.4 Chỉ số đánh giá tình trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều 49
Bảng 3.5 Số nghề khai thác thủy sản và phương tiện khai thác 51
Bảng 3.6 Số hộ nghèo với số nghề tham gia khai thác 52
Bảng 3.7 Số hộ có bằng cấp chuyên môn 52
Bảng 3.8 Số người mù chữ 53
Bảng 3.9 Trình độ học vấn và tình trạng nghèo của chủ hộ 53
Bảng 3.10 Quy mô hộ gia đình và số người sống phụ thuộc 54
Bảng 3.11 Số người sống phụ thuộc và tình trạng nghèo của hộ 54
Bảng 3.12 Giới tính của chủ hộ và tình trạng nghèo 55
Bảng 3.13 Tình trạng nghèo và việc làm thêm 56
Bảng 3.14 So sánh thu nhập từ nghề làm thêm với nghề khai thác thủy sản 56
Bảng 3.15 Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình 57
Bảng 3.16 Khoản tiền vay và tình trạng nghèo cuả hộ 58
Bảng 3.17 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ gia đình 59
Bảng 3.18 Kết quả mô hình hồi quy 62
Trang 10Bảng 3.19 Kết quả mô hình hồi quy Binary logistic về tình trạng nghèo của hộ 60 Bảng 3.20 Kết quả mô phỏng về tình trạng nghèo của hộ 61
Trang 11DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Sự biến động giữa thu nhập và chi tiêu theo thời gian 11
Hình 1.2 Vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và sinh kế ngư nghiệp 18
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu………23
Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu 27
Hình 3.1 Bản đồ khu vực đầm Thủy Triều 40
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất, mức độ nghèo đói của từng quốc gia có khác nhau [20]
Việt Nam luôn coi vấn đề xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước1
, cũng như Việt Nam đã công bố cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển của Liên hiệp quốc (UN) tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia năm 2000 Nhìn lại hai thập kỷ qua cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao Theo tính toán của Tổng cục Thống kê tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm liên tục trong vòng hai thập kỷ, từ 58% năm 1993 xuống còn 37,4% năm 1998; 28,9% năm 2002; 16% năm 2006;14,5% năm 2008; 11,76% năm 2011; 9,6% năm
2012, nhờ đó mà gần 30 triệu người đã thoát nghèo [23], [14]
Mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo, song một bộ phận dân cư vẫn chưa thoát hẳn khỏi bẫy nghèo đói và không có nghĩa là công cuộc giảm nghèo đã được hoàn tất Do đó, trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI đã xác định trong phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước 2011 – 2020 như sau: “…Tạo ra bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo…Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm…” [1]
_
1 Ngay từ khi Việt Nam giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một thứ
“giặc” cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để đưa nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi ngưòi có công ăn việc làm, có đời sống ấm no, hạnh phúc Các văn kiện Đại hội Đảng qua các kỳ Đại hội đều xác định mục tiêu xóa đói giảm nghèo là mục tiêu trọng tâm
Trang 13Theo báo cáo giảm nghèo ở Việt Nam của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam: tỷ
lệ hộ nghèo ở nông thôn vẫn cao (66,4% năm 1993 và 18,3% năm 2008 ) [23] Họ là những người sản xuất nhỏ, là nông dân hoặc ngư dân Tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng ngư dân nghề khai thác ven bờ tại các địa phương Nam Trung Bộ giai đoạn 2011 –
2015 như sau: Quảng Nam: 19,4%; Quảng Ngãi: 20,1%; Bình Định: 22,7%; Phú Yên: 25,3%; Khánh Hòa: 12,5% [17]
Cam Lâm là một huyện của tỉnh Khánh Hòa, với 13 xã và 01 thị trấn, là huyện mới thành lập từ tháng 4/2007 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia toàn huyện năm
2013 là 8% (2.164 hộ) Cam Lâm có đầm Thủy Triều và 5% người dân sinh sống trong nghề thủy sản Các xã ven đầm Thủy Triều gồm: xã Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức Tổng dân số của 5 xã, thị trấn là 50.032 người, 12.671 hộ Tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 của các xã ven đầm Thủy Triều: Cam Hòa: 6,65%; Cam Hải Tây: 7,3%; Cam Hải Đông: 5%; Cam Thành Bắc: 5% và thị trấn Cam Đức: 0,42% Các hộ ngư dân chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản ven đầm, khai thác hải sản trong đầm Thủy Triều và khai thác ven bờ ở biển Đông Vấn đề đặt ra là trong điều kiện thiên nhiên thuận lợi, có đường sá nằm dọc trục Quốc
lộ 1, gần thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh nhưng vì sao tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao vẫn là sự trăn trở của các cấp, các ngành
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm 3%/năm, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay 95% theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện Cam Lâm [10] là một vấn đề khó khăn đòi hỏi các ngành, các cấp,
và tự mỗi gia đình phải vươn lên thoát nghèo bền vững Do đó tác giả đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa” làm luận văn tốt nghiệp của mình Đây là đề tài mới, chưa từng được triển khai nghiên cứu tại huyện Cam Lâm, do đó đề tài sẽ chắc chắn góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho các ngư dân khai thác ven bờ tại các xã trong vùng nghiên cứu thuộc địa bàn huyện Cam Lâm
2.Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trang 14Nghiên cứu các yếu tố tác động đến nghèo của các hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều, nhằm cải thiện các điều kiện sống cho người dân tại khu vực này
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng nghèo tại khu vực ven đầm Thủy Triều huyện Cam Lâm
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tại khu vực này
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới xác suất gây ra đói nghèo đồng thời xây dựng các kịch bản nhằm nhận diện các yếu tố ảnh hưởng lớn tới tình trạng nghèo
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề nghèo đói của ngư dân khai thác trong đầm Thủy Triều
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều, gồm các xã, thị trấn: Cam Hòa, Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Thành Bắc, thị trấn Cam Đức Ngư dân tại các xã ven đầm Thủy Triều chủ yếu khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều bằng công cụ thô sơ, năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi thủy sản trong đầm và phụ thuộc vào thời tiết, mùa biển động đời sống ngư dân gặp nhiều khó khăn, do đó tỷ lệ nghèo cao
+ Thời gian: Số liệu về thông tin chung của hộ gia đình, tình hình sản xuất, thu nhập, chi tiêu và tình trạng nghèo của các hộ ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều được thu thập vào cuối năm 2013
4 Những đóng góp của luận văn
4.1 Về mặt khoa học
Thứ nhất, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về nghèo đói, đồng thời làm rõ bản chất nghèo đói
Thứ hai, luận văn góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân gây nghèo đói, xây dựng
và đề xuất mô hình nghiên cứu về các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới nghèo đối với ngư dân khai thác trong vùng nước nội thủy tại huyện Cam Lâm
Trang 15Thứ ba, trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo, đưa ra những giải pháp tập trung vào những yếu tố này nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xóa đói giảm nghèo cho vùng
4.2 Về ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, luận văn làm phong phú thêm thực tế và kinh nghiệm nghiên cứu vấn
đề nghèo đói, đặc biệt là vấn đề nghèo đói của các hộ dân làm nghề thủy sản
Thứ hai, luận văn có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương
có những giải pháp khoa học trong công tác xóa đói giảm nghèo của ngư dân làm nghề khai thác trong vùng nước nội thủy và khai thác ven bờ
Thứ ba, với góc độ cá nhân, với nhiệm vụ công tác hiện nay, bản thân tác giả có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào công tác thực tế, góp phần giảm nghèo cho ngư dân xã Cam Hải Đông
Thứ tư, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu, sinh viên và học viên trong các cơ quan nghiên cứu, trường đại học
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1, luận văn nêu cơ sở lý thuyết về nghèo bao gồm các quan điểm, khái niệm, các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo và các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình
Chương 2, luận văn đề cập tới phương pháp nghiên cứu bao gồm đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn, nguồn số liệu, mẫu nghiên cứu
Chương 3, trình bày về phân tích thực trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân ven đầm Thủy Triều huyện Cam Lâm, bao gồm: khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cam Lâm, phân tích các yếu tố tác động đến nghèo của các
hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa, các yếu tố tác động đến thu nhập trong cộng đồng ngư dân ven đầm Thủy Triều
Trang 16Cuối cùng, trong chương 4 đề cập tới những giải pháp nhằm gợi ý chính sách giảm nghèo cho các xã ven đầm Thủy Triều
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO
1.1.1 Quan điểm về nghèo
Theo Ngân hàng thế giới (WB) nghèo là tình trạng không có khả năng có mức sống tối thiểu Với cách đánh giá này thì điểm khởi đầu để xác định ranh giới đói nghèo là nhu cầu kcalo (năng lượng) tối thiểu được dùng cho mỗi người mỗi ngày Mức tối thiểu mà WB sử dụng là 2100 kcalo/người/ngày với rổ lương thực thực phẩm gồm 40 sản phẩm WB gọi đây là chỉ số phúc lợi – thước đo chất lượng cuộc sống và được biển hiện ở mức thu nhập hay mức chi tiêu của hộ gia đình Trong nghiên cứu và thu thập thông tin, WB dựa trên số liệu về chi tiêu là chính vì cho rằng thu nhập, ban đầu bản thân nó không phản ánh trực tiếp chất lượng cuộc sống như là chi tiêu, và hơn nữa các hộ gia đình do nhiều lý do thường kê khai không đầy đủ thu nhập Bên cạnh
đó, chuẩn nghèo mà WB đưa ra cho các nước đang phát triển là 1.25$/ngày và các nước có thu nhập ở mức trung bình là 2$/ngày theo sức mua tương đương [18]
Trong khi đó Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra 3 tiêu chí cần phải có để ước tính các chuẩn đói nghèo là: (i) dựa trên mức tối thiểu về vật chất, lương thực, thực phẩmvà các nhu cầu cần thiết khác;(ii) lương thực, thực phẩm phải chiếm đa số trong chuẩn đói nghèo vì đây là nhu cầu thiết yếu nhất;(iii) nhu cầu tối thiểu về kcalo đối với một người/một ngày phải đảm bảo 2100 kcalo, nhưng rổ lương thực thực phẩm đó phải gồm các loại lương thực thực phẩm rẻ nhất, thông dụng nhất và với một lượng tối thiểu các thực phẩm khác để làm phong phú cho đời sống của họ [18]
Có 3 quan điểm về nghèo đói theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về phát triển con người năm 1997:
- Quan điểm thu nhập (hoặc tiêu dùng)
- Quan điểm nhu cầu cơ bản
- Quan điểm khả năng phát triển con người
Trang 18Theo quan điểm thu nhập thì đây là một cách hiểu vấn đề hẹp nhất Một người được cho là vô sản nếu như mức thu nhập của anh ta dưới một ngưỡng xác định
Tiếp cận vấn đề nghèo đói theo quan điểm nhu cầu cơ bản của người dân có thể hiểu rộng hơn Quan điểm này không xuất phát từ mức thu nhập, mà xuất phát từ khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho người dân để họ ngăn ngừa nghèo đói Nghĩa là với thu nhập không nhiều, người dân có thể tự mình sản xuất một phần sản phẩm nào
đó, còn những nhu cầu khác sẽ được thỏa mãn nhờ các dịch vụ miễn phí của Nhà nước trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục…
Quan điểm thứ ba xem xét vấn đề nghèo đói từ quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người Người dân không thể có được khả năng thỏa mãn một cách đầy
đủ mọi nhu cầu căn bản của mình như: ăn mặc, ở… Ngoài ra, họ còn bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, tham gia vào các hoạt động đoàn thể và không được thỏa mãn cả nhu cầu về văn hóa xã hội… Nói tóm lại, sự lựa chọn của người dân bị hạn chế Áp dụng quan điểm tiếp cận này cho phép định nghĩa nghèo đói như là sự thiếu vắng hàng loạt nhu cầu cơ bản và hạn chế sự lựa chọn của con người Quan điểm này không loại trừ hai quan điểm nêu trên, mà bao trùm lên cả hai quan điểm ấy Nghĩa là bao gồm cả mức thu nhập thấp và hạn chế khả năng con người thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của mình Cách nhìn cấn đề từ quan điểm phát triển con người cho phép khảo sát nghèo đói như là một hiện tượng đa chiều, có nguồn gốc sâu xa Nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu đã xác định “nghèo” là phần dân số mà không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản Các tác giả khác xem nghèo đói là một hàm của các biến số nhu giáo dục hoặc sức khỏe, bao gồm các biến số như tuổi thọ hoặc tử vong ở trẻ em, và quy mô hộ gia đình Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, đòi nghèo được hiểu trong phạm vi rất rộng như: không thể đáp ứng “nhu cầu cơ bản” Nhu cầu cơ bản được đề cập bao gồm nhu cầu vật chất (thực phẩm, sự chăm sóc
về y tế, giáo dục, chỗ ở…) và phi vật chất (sự tham gia, danh dự) và đòi hỏi một cuộc sống có ý nghĩa” Trong khi đó Ngân hàng thế giới lại xem nghèo là một vấn đề đa chiều nên rất khó để đưa ra một định nghĩa và tổ chức này trong thời gian qua cũng có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình Trong năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và
Trang 19dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng Đến năm 2001 báo cáo đã thêm vào khái niệm những nét mới như tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tính dễ bị tổn thương
Hầu hết các nước phát triển sử dụng thu nhập (income) để xác định nghèo đói, trong khi các nước đang phát triển sử dụng chi tiêu (expenditure) Đối với các nước phát triển, thu nhập phần lớn là từ lương nên dễ xác định, trong khi chi tiêu dùng thì phức tạp và khó xác định Ngược lại, ở các nước đang phát triển thu nhập khó tính toán bởi lẽ phần lớn thu nhập đến từ công việc tự làm nhưng rất khó tách biệt, trong khi chi tiêu thì dễ thấy hơn, rõ ràng hơn (WB, 2005, tr 36)
1.1.2 Khái niệm nghèo đói
Là người đầu tiên đi tìm thước đo nghèo đói và trong những hoàn cảnh cụ thể ở thành phố York nước Anh vào đầu thế kỷ 20, Benjamin Seebohn Rowntree cho rằng nghèo đói là tình trạng thiếu một số lượng tiền cần để “có được những thứ tối thiểu cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần túy” (Rowntree, 1910) [32]
Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhaghen, Đan Mạch, 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” [32]
Ở Việt Nam, khái niệm nghèo đói được sử dụng là khái niệm đã được đưa ra tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993 và được các quốc gia trong khu vực thống nhất Khái niệm này cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [32]
Như vậy, có ba điểm cần lưu ý về nghèo, đó là:
Thứ nhất, nhu cầu thiết yếu: ăn, ở, mặc, đi lại, y tế, giáo dục và giao tiếp xã hội
Trang 20Thứ hai, nghèo thay đổi theo thời gian, khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu cơ bản của con người cũng thay đổi theo và có xu hướng ngày một cao hơn
Thứ ba, nghèo thay đổi theo không gian, thông qua định nghĩa này cũng chỉ cho thấy sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ thuộc vào sự thay đổi kinh tế xã hội của các quốc gia, từng vùng Xu hướng chung là các nước phát triển, ngưỡng nghèo đói càng cao [15]
1.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO
1.2.1 Cơ sở xác định nghèo
1.2.1.1 Phương pháp dựa vào thu nhập
Thu nhập là chỉ báo kinh tế đánh giá phúc lợi của con người đạt được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã áp dụng phương pháp này để xác định ngưỡng nghèo Việc áp dụng nghiêm ngặt phương pháp tính theo thu nhập do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra để đo lường mức nghèo có thể xếp vào loại này Phương pháp của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dựa trên điều tra gồm những câu hỏi về tài sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng lại, chia cho số người trong hộ, và so sánh với chuẩn nghèo được quy định
Để phục vụ cho các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã xây dựng chuẩn nghèo tuyệt đối cho từng giai đoạn Kể từ 1993 đến nay Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh mức chuẩn nghèo Chuẩn nghèo đã được điều chỉnh năm lần vào các năm 1993,
1997, 1998, 2001, 2005 Chuẩn nghèo được áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 đối với khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, còn ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo [9]
Tuy nhiên, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2006 – 2010, sự tăng trưởng kinh tế nhanh đã làm cho các biến số vĩ mô của nền kinh tế có những thay đổi lớn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã làm cho chuẩn nghèo tuyệt đối không còn phù hợp trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình Do đó, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh chuẩn nghèo mới để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay bằng
Trang 21Quyết định số 09/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 như sau: ở khu vực nông thôn những hộ có mức bình quân
từ 400.000 đ/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (từ 4.800.000 đồng/người/năm); ở khu vực thành thị thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (từ 6.000.000 đồng/người/năm)
1.2.1.2 Chi tiêu hộ gia đình
Theo Phạm Hồng Mạnh (2010), thì đo lường bằng giá trị tiền tệ dưới dạng thu nhập hay chi tiêu của hộ gia đình được sử dụng phổ biến để đo lường phúc lợi khi tính toán chỉ số về nghèo đói Những thông tin về chi tiêu có thể thu thập một cách dễ dàng
từ quá trình điều tra các hộ gia đình và phản ánh tốt hơn tiêu chí về thu nhập trong việc
đo lường nghèo đói, bởi các lý do sau:
Thứ nhất, chi tiêu là tiêu chí phản ánh tốt hơn thu nhập trong việc đo lường phúc lợi kinh tế hộ gia đình Chi tiêu phản ánh thực tế phúc lợi tốt hơn vì nó liên quan chặt chẽ tới mọi thành viên trong gia đình Điều này có nghĩa là nó sẽ phản ánh được các điều kiện sống cơ bản tốt hơn
Thứ hai, trong hoạt động khai thác hải sản, thu nhập phụ thuộc vào nghề khai thác, năng lực tàu thuyền và thời gian đánh bắt Trong khi đó một số hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp, thu nhập của các hộ gia đình này có thể dao động trong năm
do phụ thuộc vào mùa vụ thu hoạch Điều này cho thấy một tiềm năng khi các hộ gia đình nhớ lại thu nhập của họ, trong đó có thể những thông tin về thu nhập của hộ gia đình từ quá trình khảo sát này có thể dẫn tới chất lượng thấp
Thứ ba, chi tiêu có thể phản ánh tốt hơn tiêu chuẩn thực tế của một hộ gia đình sinh sống và khả năng để đáp ứng nhu cầu cơ bản Đối với các hộ gia đình ở Việt Nam nói chung, hộ gia đình ngư dân nói riêng thường có những đặc điểm rất đặc thù, như: vì tâm lý, người dân thường có xu hướng khai thấp thu nhập của mình, thu nhập càng cao khai càng thấp; các hộ gia đình thường không nhớ tất cả các khoản thu của mình; thu nhập từ các loại cây lâu năm là không thể tính được dù có chi phí chăm sóc Thu nhập từ các loại gia súc không thể tính được hàng năm vì có thể nhiều năm hộ gia đình mới bán và những loại chi tiêu tăng cao bất thường cũng có khi xảy ra, chẳng hạn
Trang 22như chi tiêu cho việc chữa bệnh, mua các vật dụng đắt tiền, sửa chữa hay xây nhà nhưng những loại chi tiêu này thường chỉ có ở những hộ không nghèo
Bên cạnh đó, thu nhập từ các hoạt động khai thác thủy sản có thể thay đổi bất thường hàng năm hoặc thậm chí hàng ngày trong khi mức tiêu dùng vẫn tương đối ổn định Nói cách khác, đặc điểm về chi tiêu ổn định hơn nhiều so với thu nhập, và được
sử dụng tốt hơn trong phân tích nghèo đói Những biến động của thu nhập và chi tiêu được minh họa trong hình 1.1
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2005
Hình 1.1 Sự biến động giữa thu nhập và chi tiêu theo thời gian
Phương pháp tiếp cận này đã được Ngân hàng Thế giới sử dụng trong các báo cáo phân tích của mình Rõ ràng, chi tiêu không những ít bị khai thấp hơn thu nhập mà
nó còn ổn định hơn từ năm này qua năm khác, do đó có đủ cơ sở và căn cứ lý thuyết
để sử dụng các thước đo chi tiêu nhằm phản ánh mức sống
1.2.1.3 Phương pháp phân loại của địa phương
Trong phương pháp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên thực tế tại các địa phương đã không tuân thủ một cách cứng nhắc phương pháp dựa vào thu nhập nêu trong tài liệu hướng dẫn Điểm căn bản trong việc xác định đối tượng nghèo để phân bổ các khoản trợ giúp ở địa phương là có sự chi phối của cộng đồng dân cư mà đại diện là thôn Mỗi thôn sẽ lên danh sách những hộ nghèo thông qua sự bàn bạc của người dân (Phạm Hồng Mạnh, 2010)
Trang 23Nhược điểm của phương pháp này là thiếu một tiêu chuẩn và quy tắc chặt chẽ
để xác định hộ nghèo Những hộ bị coi là không chịu chăm chỉ lao động hoặc không
có trách nhiệm xã hội hiếm khi nhận được sự trợ giúp, và thậm chí còn không được liệt vào danh sách các hộ nghèo Mặc dù, việc không trợ giúp cho những hộ này có thể gây thiệt thòi cho con cái của họ, những người hoàn toàn không có lỗi trong việc cha
mẹ có chịu làm việc hay không…
1.2.1.4 Phương pháp xếp hạng nghèo
Phương pháp xếp hạng nghèo được sử dụng trong các nghiên cứu về nghèo đó
là đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân (PPA), bao gồm một tập hợp những nhận xét về hiện trạng của tất cả các hộ trong một cộng đồng Ở Việt Nam, cộng đồng tiêu biểu nhất là thôn Một tỷ lệ đáng kể trong cộng đồng sẽ tập hợp nhau lại để xếp thứ tự, hoặc thường là phân loại các hộ trong số đó (Phạm Hồng Mạnh, 2010)
Trong những PPA được thực hiện, những người tham dự được chọn sao cho có
đủ nam, nữ, người già, trẻ em, người nghèo và không nghèo Đại diện của chính quyền địa phương là trưởng thôn cũng tham gia
1.2.2 Các chỉ số đo lường và đánh giá nghèo
Sau khi xác định được các nhóm chi tiêu của hộ gia đình, có thể tính toán một chỉ tiêu thống kê phản ánh quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của nghèo đói Những chỉ tiêu thống kê này bao gồm: (i) chỉ số đếm đầu người (headcount index - xác định tỷ lệ nghèo đói theo số lượng trong dân số; (ii) khoảng cách nghèo đói (poverty gap) – xác định độ sâu của nghèo đói và (iii) bình phương khoảng cách nghèo đói, phản ánh phân phối trong thu nhập giữa các nhóm nghèo – xác định tính nghiêm trọng của nghèo đói Trong đó:
- Chỉ số đếm đầu người (headcount index)
H = (1)
Trong đó: n là quy mô dân số (tổng số người trong dân số)
q là số người dưới chuẩn nghèo
Trang 24Chỉ số đếm đầu người là một chỉ số rất đơn giản và chỉ đếm được số người nghèo và tính tỷ lệ phần trăm của số người nghèo trong tổng dân số Các chỉ số có thể rất hữu ích trong trường hợp đo lường hiệu quả của các chính sách xóa đói giảm nghèo theo thời gian như giảm tỷ lệ phần trăm hoặc giảm số người nghèo Tuy nhiên, chỉ số đếm đầu người không thể phản ánh được sự khác biệt trong phân phối thu nhập và mức độ nghèo của người dân
- Khoảng cách nghèo đói (Poverty gap)
Nếu gọi là thu nhập trung bình của người nghèo và z là chuẩn nghèo thì
I = z - là khoản thu nhập thiếu hụt trung bình Chỉ tiêu này đo lường mức tiền thiếu hụt cần gia tăng từ mức nghèo đến mức chuẩn nghèo Hạn chế chủ yếu của chỉ số khoảng cách nghèo đói là thất bại trong việc phản ánh số lượng người nghèo trong tổng dân số
- Mức độ nghiêm trọng của nghèo đói (bình phương khoảng cách nghèo đói) Chỉ số này đo lường khoảng cách từ mức nghèo đến mức chuẩn nghèo cùng với
sự bất bình đẳng giữa các nhóm nghèo Công thức đo lường sự nghèo đói này bao gồm
sự thay đổi trong tổng số người nghèo, thay đổi trong tình trạng thiếu hụt thu nhập và
sự nhạy cảm của nghèo đói như sau:
Trong đó:
α >0
n: là tổng số hộ trong cộng đồng dân cư
q: là số hộ nghèo dưới mức chuẩn nghèo
gi: là khoảng cách nghèo đói của hộ gia đình thứ i
yi: là thu nhập của hộ nghèo thứ i
z: là chuẩn nghèo
Trang 25Khi α = 0 thì P0 chính là chỉ số đếm đầu người Chỉ số này phổ biến nhất và dễ tính nhưng không phản ánh mức độ nghiêm trọng từ thu nhập (chi tiêu) của người nghèo so với ngưỡng nghèo
Khi α = 2, P2 là chỉ số đo lường mức độ nghiêm trọng của nghèo đói Đây là chỉ
số khoảng cách đói nghèo bình phương hay chỉ số nhạy cảm nghèo Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo
α là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo [18]
1.3.YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ngân hàng Thế giới đã đưa ra 4 nhóm đặc điểm chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình:
Thứ nhất, các đặc điểm của cấp độ vùng: những đặc điểm này bao gồm các vấn
đề như: sự cách biệt, sự cách biệt về địa lý/xã hội do thiếu hạ tầng cơ sở; hạn chế trong
Trang 26việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ xã hội, nguồn lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai, điều kiện tự nhiên (thời tiết ), quản lý Nhà nước và bất bình đẳng
Thứ hai, các đặc điểm về cấp độ cộng đồng bao gồm: hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường giao thông ) phân bổ đất đai, khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công (y tế, giáo dục )
Thứ ba, những đặc điểm của hộ gia đình bao gồm: quy mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc (phần trăm số người trưởng thành không có hoạt động tạo thu nhập), giới tính của chủ hộ, tài sản của hộ gia đình (đất đai, phương tiện sản xuất, nhà cửa ), tỷ lệ
có việc làm của những thành viên trưởng thành trong hộ (loại việc làm chính, tự làm hay làm thuê) và theo nguồn thu nhập chính của hộ, trình độ học vấn trung bình của
hộ
Thứ tư, là những đặc điểm của các cá nhân như: tuổi, giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao nhất), việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc), dân tộc (có hay không có thuộc nhóm dân tộc thiểu số) [18]
Những yếu tố chính ảnh hưởng tới tình trạng nghèo của hộ gia đình được thể hiện quan bảng 1.1
Trang 27- Cấu trúc xã hội và tài sản xã hội
- Cấu trúc của thu nhập và công việc
- Tình trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của các thành viên trong gia đình (tính trung bình)
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2005
Đối với Việt Nam các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói như sau :
- Nghề nghiệp, tình trạng việc làm
Người nghèo thường không có việc làm, làm thuê hoặc làm việc trong nông nghiệp, người giàu thường có việc làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao và tương đối ổn định như buôn bán, dịch vụ, công chức
- Trình độ học vấn
Vì không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập nên con cái họ thường bỏ học rất sớm hay thậm chí không đi học Người nghèo thường thiếu hiểu biết, thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn cần thiết trong hoạt động kinh tế Hệ quả là rơi vào bẫy: ít học – nghèo
Trang 28- Giới tính của chủ hộ
Ở vùng nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ là nữ có nhiều khả năng nghèo hơn những hộ có chủ là nam Điều đó do nữ thường có ít cơ hội làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ người nam trong gia đình
- Quy mô diện tích đất của hộ gia đình
Ở nông thôn đất là tự liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, nguồn tạo ra thu nhập, không có đất hoặc quy mô đất ít thường đi đôi với nghèo
- Quy mô vốn vay từ định chế chính thức
Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp
Do đó vốn vay từ định chế chính thức là công cụ quan trọng giúp hộ ngư dân thoát nghèo
- Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đường giao thông, điện, chợ, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển, nhất là thông qua thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo ở vùng nông thôn [20]
1.4 NGHÈO ĐÓI TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN
Vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và sinh kế ngư nghiệp được Béné (2003) lập luận trong bài viết của mình về khai thác thủy sản quy mô nhỏ Ông đã đưa ra kết luận rằng: “khai thác thủy sản quy mô nhỏ = nghèo đói” và “ngư dân là những thành viên
Trang 29có thực trạng thấp kém, những hộ gia đình nghèo khổ, “cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội”
Nguồn: Béné, 2003
Hình 1.2 Vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và sinh kế ngƣ nghiệp
Tìm hiểu về nguồn gốc hay căn nguyên của nghèo đói trong đánh bắt thủy sản quy mô nhỏ là rất cần thiết cho việc quản lý ngành thủy sản và làm tăng sinh kế cho người dân Bởi vì nghèo đói trong thủy sản có liên quan trực tiếp đến những yếu tố tự nhiên, đó là tài nguyên thủy sản và mức độ khai thác của nó, ví dụ như khan hiếm các nguồn tài nguyên hoặc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên do việc tăng trưởng của dân số đến nghèo đói [1]
Mối quan hệ đầu tiên giữa ngành đánh bắt và nghèo đói là “họ nghèo bởi vì họ
là những người ngư dân” Ngư dân được xem như là những người nghèo nhất bởi những nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh của nghèo đói trong ngành đánh bắt [21]
Nghèo đói có liên quan đến mức độ thấp của các nguồn tài nguyên và tình trạng thông thường của quyền tài sản tự nhiên trong các ngành đánh bắt quy mô nhỏ Càng nhiều người tham gia vào đánh bắt trong điều kiện tự do tiếp cận của ngành thủy sản
Sự tự do tiếp cận của tài nguyên thủy sản
Khai thác quá mức
Nhận thức về phương kế cuối cùng
“Họ là người nghèo bởi vì
họ là những ngư dân”
Khai thác thủy sản = Nghèo đói
(Yếu tố bên trong)
(Yếu tố bên ngoài)
Mô hình
Cơ hội thấp
Trang 30sẽ dẫn đến khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, vì vậy thặng dư kinh tế sẽ không còn và thu nhập có được của ngư dân sẽ rất thấp (Gordon, 1954) Đó được xem là nguyên nhân bên trong [21]
Ngành đánh bắt quy mô nhỏ thường diễn ra ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, nơi mà người dân có rất ít các cơ hội nghề nghiệp thay thế Có nghĩa là các nguồn thu nhập khác ngoài ngành đánh bắt thường là rất thấp vì vậy dẫn đến thu nhập của dân cư rất thấp Do đó để nói về nguyên nhân bên ngoài, Béné (2003) chỉ ra vấn đề nghèo đói trong thủy sản dựa trên các khái niệm của kinh tế về cơ hội thu nhập thấp
Đánh bắt quy mô nhỏ là nguyên nhân của thu nhập thấp của ngư dân, mặc dù
họ rất cố gắng lao động, nhưng vẫn tồn tại tình trạng nghèo Để diễn đạt mối liên hệ giữa nghèo đói và ngành đánh bắt thủy sản, ông cũng chỉ ra rằng tài nguyên tự do tiếp cận trong thủy sản cung cấp cho những người nghèo nhất sinh kế thông qua những hoạt động khai thác Khai thác thủy sản quy mô nhỏ được xem như là phương kế cuối cùng cho những người nghèo, đó là nó cho phép họ tham gia vào ngành đánh bắt, mặc
dù họ không có bất kỳ một kỹ năng hay tài sản nào
Nhận thức của ngành đánh bắt quy mô nhỏ như là phương kế cuối cùng của người nghèo, Béné (2003) đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa đánh bắt thủy sản và nghèo đói là “họ là ngư dân bởi vì họ là những người nghèo” [21]
1.5 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.5.1 Các nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về giảm nghèo cho ngư dân như:
Nghiên cứu của Đào Công Thiên (2008) với công trình “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa”, nghiên cứu sử dụng lý thuyết nghèo đói được xem xét từ quan điểm khả năng phát triển con người và sử dụng chi tiêu bình quân làm tiêu chí phân tích nghèo Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố tác động đến chi tiêu bình quân đầu người và mô hình Binary Logistic để xác định các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo Các biến độc lập tác giả
Trang 31đưa vào nghiên cứu gồm: dân tộc, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ, số con trong hộ, số người không có việc làm tạo thu nhập, số năm đi học của chủ hộ, số năm đi học của những người trưởng thành, tình trạng việc làm của hộ, làm nông, có đất, diện tích đất, có vay Kết quả nghiên cứu đã phân tích nghèo theo khu vực địa lý, thống kê mô tả những đặc điểm nghèo của hộ Kết quả mô hình kinh tế lượng như sau: đối với mô hình hồi quy đa biến, có 5 biến có ý nghĩa thống kê gồm: quy mô hộ, số năm đi học của người trưởng thành, việc làm của hộ, diện tích đất canh tác, có vay hơn
5 triệu đồng; đối với mô hình logit, có 5 biến có ý nghĩa thống kê gồm: quy mô hộ, số người phụ thuộc, việc làm của hộ, diện tích đất, có vay; trong đó ảnh hưởng mạnh nhất
là biến việc làm của hộ Từ mô hình kinh tế lượng, tác giả đưa ra 5 nhóm giải pháp để giảm nghèo liên quan đến vấn đề việc làm, đất đai, vay vốn, quy mô hộ, giới tính và giáo dục Nghiên cứu có hạn chế đó là nghiên cứu đưa vào mô hình hồi quy biến làm nông và diện tích đất, kết quả cho thấy diện tích đất có ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân và xác suất giảm nghèo Tuy nhiên, đặc điểm nghề cá và các hộ ngư dân thì đặc điểm dân tộc và diện tích đất đai là những biến không mang tính đặc trưng rõ ràng Bên cạnh đó, theo phân tích của tác giả về giải thích các biến trong mô hình hồi quy và phân tích kết quả mô hình hồi quy đa biến: các biến độc lập tác động đến tình trạng nghèo Đây chính là sự nhầm lẫn của tác giả vì mô hình hồi quy đa biến mà tác giả xây dựng chỉ cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân đầu người [19]
Nguyễn Thị Bích Hảo (2009) đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nghèo
và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận của Ngân hàng Thế giới trong việc đo lường và đánh giá nghèo đói Bằng mô hình hồi quy đa biến, tác giả xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu bình quân đầu người với 6 biến độc lập là: tuổi chủ hộ, số nhân khẩu của hộ, số người sống phụ thuộc, trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ, công suất máy của tàu ghe, giới tính của chủ hộ Qua phân tích thống kê mô tả, tác giả đã phân tích những đặc điểm chung của cộng đồng dân cư, về đặc điểm hộ gia đình, về tình trạng giáo dục, y tế, sức khỏe, phân hạng giàu nghèo, việc làm, thu nhập, chi tiêu Kết quả mô hình hồi quy có 2 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là số nhân khẩu của hộ và công suất máy Từ đó, tác giả đưa ra 4 nhóm giải
Trang 32pháp: giảm quy mô của hộ, tăng công suất máy, phát triển loại hình du lịch homestay, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghiên cứu Hạn chế của luận văn là số mẫu ít nên đã làm cho hạn chế trong phân tích dữ liệu; giải pháp giảm nghèo đề xuất từ kết quả phân tích thống kê và định lượng, trong khi đó chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê nên giải pháp mà luận văn đưa ra tương đối đơn giản và không có mức độ chi tiết cần thiết [11].
Phạm Hồng Mạnh (2010) trong công trình nghiên cứu: “nguyên nhân và các giải pháp giảm đói nghèo trong cộng đồng ngư dân ven biển Khánh Hòa” đã sử dụng phương pháp tiếp cận của Ngân hàng Thế giới để ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân ven biển tại Khánh Hòa Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân đầu người với biến phụ thuộc là logarit của chi tiêu bình quân đầu người và 10 biến độc lập là giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ, số người phụ thuộc trong hộ, số năm đi học của những người trưởng thành trong một hộ,
số người trưởng thành có việc làm ổn định trong một hộ, sự phân bố đất sản xuất của
hộ, tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức, hộ gia đình hoạt động trong nghề cá Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng mô hình hồi quy logit để định lượng mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội đối với việc hộ ngư dân nghèo được đánh giá nghèo hay không Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng thực sự đến chi tiêu bình quân đầu người gồm: tuổi của chủ hộ, thời gian đi học của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, trình độ học vấn của những người trưởng thành, tình trạng việc làm, nghề cá, tiếp cận tín dụng và khả năng tiếp cận đất đai, trong đó biến tình trạng việc làm ảnh hưởng mạnh nhất Ngoài ra, có 7 biến tác động đến khả năng rơi vào tình trạng nghèo của hộ là: tuổi chủ hộ, thời gian đi học của chủ hộ, quy
mô hộ gia đình, tỷ lệ sống phụ thuộc, trình độ học vấn của những người trưởng thành, tình trạng việc làm và tiếp cận tín dụng, trong đó tình trạng việc làm của những người trưởng thành trong hộ là có xác suất làm giảm tình trạng nghèo của hộ nhiều nhất [18]
Phan Đình Hùng (2011) đã nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình Nghiên cứu đã sử dụng quan điểm về nghèo đói của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc về phát triển con người,
Trang 33sử dụng phương pháp đo lường dựa vào chi tiêu bình quân, phân loại hộ nghèo dựa vào phương pháp của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tức là xác định hộ nghèo bằng chi tiêu bình quân đầu người nằm trong 20% thấp nhất của chi tiêu (chia đoạn chi tiêu thành 5 khoảng bằng nhau và những hộ có chi tiêu nằm trong khoảng thấp nhất được xem là hộ nghèo tương đối) Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đa biến và
mô hình logit với biến phụ thuộc là logarit chi tiêu bình quân đầu người và 11 biến độc lập là tôn giáo, tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ, số người sống trong hộ, số người sống phụ thuộc, số năm đi học của chủ hộ, tình trạng việc làm của chủ hộ, làm nông,
có đất, diện tích đất, tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức Kết quả mô hình hồi quy cho thấy có 5 biến có ý nghĩa thống kê là có việc làm ổn định, làm nông, có đất sản xuất, tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức, quy mô của hộ, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là biến việc làm Kết quả mô hình logit cho biết có 5 yếu tố ảnh hưởng đến xác suất nghèo, trong đó biến có hệ số hồi quy mang dấu âm là biến có việc làm, có đất và có vay, biến có hệ số hồi quy mang dấu dương là biến quy mô hộ, làm nông Ảnh hưởng mạnh nhất đến tình trạng nghèo của hộ là biến làm nông Hạn chế của nghiên cứu này là đưa vào mô hình kinh tế lượng các biến tôn giáo, làm nông, diện tích đất, có đất, tuy nhiên đây không phải là đặc trưng của cộng đồng ngư dân khai thác ven biển Ngoài ra, tương tự như hạn chế trong nghiên cứu của Đào Công Thiên, nghiên cứu của Phan Đình Hùng cũng có sự nhầm lẫn khi phân tích rằng các biến độc lập có tác động đến xác suất nghèo [13]
1.5.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Đã có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài về nghèo cho ngư dân Những
nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Gordon (1954) và Béné (2003) cho thấy ngư dân là đối tượng có thu nhập thấp nhất trong các ngành nghề, tình trạng sở hữu chung trong khai thác thủy sản quy mô nhỏ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo Ngày càng nhiều người có thể tham gia khai thác hải sản trong điều kiện tự do tiếp cận nên dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên và có những trở ngại trong hoạt động sinh kế trên biển Nghề cá quy mô nhỏ cho phép mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động khai thác cho dù họ không có kỹ năng hoặc tài sản gì [28], [25]
Trang 34Các nghiên cứu Gordon (1954) và Christopher (2003) cho thấy tình trạng nghèo trong khai thác thủy sản là do cơ hội thu nhập thấp Khai thác thủy sản quy mô nhỏ thường ở những khu vực xa xôi, ít có cơ hội có những việc làm khác, làm cho thu nhập của ngư dân ở mức thấp Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp Tiết kiệm thấp lại
là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, làm cho thu nhập lại thấp Do ngư dân có
ít kiến thức, ít có cơ hội giáo dục, thiếu các khoản tích lũy để đầu tư [28], [26]
Theo Báo cáo phát triển thế giới (2013), nghề nghiệp là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến mức sống Đối với đại đa số mọi người, công việc của họ tạo ra nguồn thu nhập chính, đặc biệt là ở những người nghèo Thu nhập từ công việc là yếu tố quyết định hộ gia đình thoát nghèo hoặc rơi vào tình trạng nghèo Gia đình có phần lớn
số người trong độ tuổi lao động thì ít có khả năng rơi vào tình trạng nghèo Tỷ lệ thất nghiệp cao trong hộ gia đình làm tăng xác suất nghèo của hộ Tuy nhiên, những người
có việc làm thường xuyên cũng bị rơi vào tình trạng nghèo do công việc của họ được trả công thấp Ngoài ra, giáo dục, kinh nghiệm làm việc, khu vực sinh sống của gia đình, thiên tai, bệnh tật hoặc sức khỏe kém của chủ hộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ [29]
1.5.3 Đánh giá chung về các nghiên cứu có liên quan
Trong các nghiên cứu trên đã xem xét nghèo theo quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người, sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo, đó là tình trạng: “không có khả năng có mức sống tối thiểu” Về đo lường và đánh giá nghèo đói,
sử dụng mức chuẩn nghèo theo Quyết định của Chính phủ đối với khu vực nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 làm tiêu chí đánh giá nghèo đói
Để nhận diện các nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo của các hộ ngư dân, các nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu
hộ gia đình, với các biến độc lập là những đặc điểm kinh tế xã hội của hộ ngư dân khai thác thủy sản ven bờ gồm: giới tính, tuổi, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, tình trạng việc làm, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, loại nghề khai thác, khả năng tiếp cận tín dụng, khả năng tiếp cận đất đai Bên cạnh đó, để đánh giá mức
độ ảnh hưởng của những nguyên nhân cơ bản với việc hộ gia đình được đánh giá
Trang 35nghèo hay không nghèo, các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy lôgit mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 (nếu là hộ nghèo) và bằng không (cho tất cả các hộ gia đình khác)
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố ảnh hưởng thực sự đến nghèo bao gồm: tuổi của chủ hộ, thời gian đi học của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, trình độ học vấn của những người trưởng thành, tình trạng việc làm, nghề khai thác cố định, sử dụng công cụ thô sơ, khả năng tiếp cận đất đai Qua đó, các nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp giảm nghèo
Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trên một số biến phụ thuộc của mô hình kinh
tế lượng chưa phù hợp với đặc trưng của ngư dân khai thác thủy sản, ví dụ biến NONG, biến CO-DAT, biến DTDAT Nhưng liên quan đến đất đai và làm nông nghiệp chỉ phù hợp cho hộ gia đình nông dân, liệu hộ gia đình ngư dân có bị tác động bởi yếu tố đất đai hay không?
LAM-Ngoài ra một số nghiên cứu số mẫu ít, chưa đại diện cho tổng thể Mức độ giải thích của mô hình nhỏ (R2
nhỏ) Hạn chế về mặt lý thuyết kinh tế phát triển: chưa phân tích rõ cơ sở để xác định chuẩn nghèo hiện tại được áp dụng
1.6 Mô hình lý thuyết đề xuất
Từ lý thuyết đã được xem xét và các công trình nghiên cứu có liên quan trên
đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Trang 36Nguồn: Đề xuất của tác giả
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, nghiên cứu đã xem xét nghèo trên quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người, sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo; sử dụng phương pháp dựa vào thu nhập làm cơ sở để xác định nghèo, sử dụng các công thức xác định chỉ số đếm đầu người, khoảng cách nghèo đói và để đo lường và đánh giá nghèo đói Trong chương 1 đã đưa ra những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình Trên cơ sở lý thuyết và tổng quan những nghiên cứu
Nhân khẩu học
Các đặc điểm của hộ gia đình
Nghề làm thêm
Số năm
đi học trung bình của người trưởng thành
Giới tính
Thời gian
Khai thác
Số người có việc làm
Trang 37có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến nghèo của các hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa
Trang 38CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu của luận văn đề ra thì qui trình nghiên cứu được tổ
chức hai giai đoạn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Toàn bộ
qui trình nghiên cứu này được tóm tắt sơ đồ 2.1 như sau:
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của tác giả
Hình 2.1 Qui trình nghiên cứu
Thu thập, phân tích và tổng hợp
tài liệu
Cơ sở lý thuyết và mô hình
nghiên cứu Xây dựng phiếu điều tra
Đề xuất các giải pháp và những gợi ý chính sách giảm nghèo cho các xã ven đầm Thủy Triều
Dữ liệu
sơ cấp
Phân tích hồi quy Phân tích thống kê
Trang 39Nghiên cứu định tính bao gồm định hướng mô hình lý thuyết, từ đó thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu Trên cơ sở đó, nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về nghèo đói và tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây nhằm hình thành khung lý thuyết và xác định mô hình nghiên cứu của luận văn Từ đây có thể xây dựng sơ bộ bảng câu hỏi và tiến hành điều tra sơ bộ để tìm hiểu
sơ bộ về cuộc sống hiện tại và các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân ven đầm Thủy Triều
Nghiên cứu định lượng bao gồm hai nội dung cơ bản là xây dựng phiếu điều tra, hoàn thiện bảng câu hỏi và nghiên cứu chính thức bằng cách tiến hành điều tra theo phiếu điều tra
Sau khi có kết quả điều tra, tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến và hồi quy logit Trên cơ sở kết quả phân tích thống kê, gợi ý chính sách giảm nghèo cho ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều
2.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Nghiên cứu sơ bộ nhằm nhận dạng bước đầu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều huyện Cam Lâm Từ đó hình thành mô hình nghiên cứu sơ bộ Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo
Các câu hỏi đưa vào bảng câu hỏi được lựa chọn từ bảng câu hỏi tổng hợp của
ba nguồn: từ các nghiên cứu trước đây đã được công bố, từ ý kiến của các chuyên gia,
từ kết quả của thảo luận nhóm Các thông tin trong bảng câu hỏi gồm: thông tin về đặc tính cá nhân của chủ hộ và các thành viên trong gia đình (trình độ văn hóa, tuổi, giới tính, sức khỏe và các thông tin có liên quan về gia đình, việc làm) và thông tin về thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều và từ các hoạt động kinh
tế khác, thông tin về tình hình chi tiêu của hộ gia đình
Qua nghiên cứu sơ bộ, bước đầu đã nhận thấy được những đặc điểm nghèo của
hộ, đồng thời nhận diện những yếu tố chủ yếu tác động đến tình trạng nghèo của hộ ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều Kết quả nghiên cứu sơ bộ như sau:
Trang 40Bảng 2.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ Nội dung
nghiên cứu
sơ bộ
Kết quả nghiên cứu sơ bộ