● Báo Nhân Dân điện tử bản tiếng Anh
Rất sớm sau khi Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn cầu (ngày 19-11- 1997), ngày 19-5-1998, bản thử nghiệm của Nhân Dân điện tử đã đƣợc phát hành trên mạng Internet. Và ngày 21-6-1998, báo Nhân Dân điện tử trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam lên mạng.
Trải qua 15 năm, Báo Nhân Dân điện tử đã phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức, hình thức và nội dung. Từ chỗ chỉ có bản tiếng Việt (1998), rồi phát triển thêm bản tiếng Anh (1999), Video clip (2004), bản tiếng Trung (2012), Nhân Dân Mobile cho thiết bị cầm tay (2013), và đang tiếp tục chuẩn bị hạ tầng để phát hành các bản tiếng Pháp, tiếng Nga trong tƣơng lai.
Đến nay, Báo Nhân Dân điện tử đã hình thành bản sắc của một tờ báo điện tử lớn với số lƣợng tin bài phong phú, cập nhật kịp thời, toàn diện thông tin về các hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa – giáo dục; quốc phòng – an ninh - xã hội; khoa học - công nghệ trong nƣớc, trong khu vực và trên thế giới, tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam; phản ánh đời sống
dung, hạ tầng kỹ thuật của báo cũng đƣợc đầu tƣ, đổi mới cả về nguồn lực máy móc và con ngƣời, kiện toàn đội ngũ để bắt kịp xu thế phát triển với năng lực quản trị mạng và phát triển báo điện tử. Số lƣợng độc giả truy cập vào Báo Nhân Dân điện tử đang ngày một tăng lên, đặc biệt từ sau khi thay đổi giao diện mới vào đầu năm 2013.
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, Báo Nhân Dân điện tử vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng Ba, trở thành tờ báo điện tử đầu tiên đón nhận danh hiệu cao quý này.
Với số năm kinh nghiệm và những thách tích đã đạt đƣợc, Nhân Dân trở thành một trong những tờ báo điện tử kì cựu ở Việt Nam. Mảng thông tin đối ngoại cũng vô cùng đƣợc chú trọng khi không chỉ cho ra đời bản tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu mà trƣớc tình hình diễn biến phức tạp về chủ quyền biển đảo, báo đã có thêm bản tiếng Trung vào năm 2012. Báo đã trở thành cánh tay phải của Đảng trong việc tuyên truyền những đƣờng lối, chính sách cũng nhƣ hoạt động của Đảng và Nhà nƣớc đến nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Vì tính đặc thù của TTĐN nên việc sản xuất tin bài dành cho các chuyên trang tiếng nƣớc ngoài cũng có những điểm đặc biệt. Khi đƣợc hỏi về quy trình này, những ngƣời làm công tác biên tập tin tức hàng ngày của Nhan Dan Newspaper cho biết bài đƣợc đăng trên trang tiếng Anh của báo chủ yếu là những bài dịch từ các bài báo tiếng Việt. Từ 7 giờ, đội ngũ biên tập viên phải cập nhật những tin bài từ các ấn phẩm tiếng Việt của báo Nhân Dân nhƣ: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng, báo Thời nay và dịch sang tiếng Anh trƣớc 12 giờ trƣa. Báo chỉ lựa chọn những tin bài có nội dung về chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tình hình chính trị và an ninh quốc gia, hoạt động đối ngoại, du lịch, văn hóa quan trọng…để biên dịch. Buổi chiều, ban biên tập sẽ phải đọc những tờ báo khác và lựa chọn những tin bài nổi bật và phù hợp để đƣa lên
Thƣờng các nguồn đƣợc lựa chọn đó là: Cổng thông tin điện tử, Thông tấn xã Việt Nam, báo Thanh Niên, báo Tiền Phong, báo Lao Động…Buổi tối báo vẫn phải cập nhật tin tức, tin cuối cùng sẽ vào lúc 12 giờ đêm. Mỗi ngày Nhan Dan Newspaper trung bình có khoảng 22.000 lƣợt truy cập thì trong đó độc giả từ Mỹ đã chiếm đến 40%, tiếp theo là Sing-ga-po, sau đó mới đến những nƣớc khác. Múi giờ của Mỹ cách Việt Nam 12 tiếng nên tin tức buổi ngày thƣờng có lƣợng đọc không lớn mà phải sau buổi đêm số lƣợt truy cập mới tăng cao. Đó là lí do ban biên tập cũng phải làm việc vào buổi đêm.
Mỗi ngày báo Nhân Dân điện tử bản tiếng Anh cập nhật khoảng 30 đến 40 tin bài. Trong số đó chủ yếu là dịch thuật, hôm nào nhiều cũng chỉ có khoảng 10% là tin bài của phóng viên trang này tự viết. Gọi là “dịch thuật” nhƣng biên tập viên thƣờng không dịch nguyên một bài báo tiếng Việt sang tiếng Anh, mà phải rút ngắn hoặc triển khai mở rộng bài viết để tạo ra những nét khác biệt giữa hai phiên bản ngôn ngữ của báo. Với nội dung tuyên truyền biển đảo thì báo lấy tin từ các ấn phẩm của Nhân Dân 100%, không tự viết và cũng không dịch từ các báo khác bởi đây là nội dung đối ngoại vô cùng nhạy cảm. Tuy nhiên, số lƣợng tin bài về nội dung này đƣợc dẫn nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam rất lớn, chứng tỏ báo Nhân Dân bản tiếng Việt ít có tin mới về nội dung này mà chủ yếu dựa trên nguồn tin của cơ quan báo chí khác.
Quy trình sản xuất một bản tin cho trang tiếng Anh của Nhân Dân cũng gần giống với các báo đối ngoại khác hiện nay. Sau khi biên tập viên chọn bài và dịch xong thì sẽ chuyển cho những biên tập viên ngƣời nƣớc ngoài của báo chỉnh sửa lại lỗi chính tả, ngữ pháp và cách diễn đạt. Sau đó, bài sẽ đƣợc tải lên hệ thống và phó tổng biên tập báo điện tử Anh ngữ sẽ là ngƣời duyệt lại cuối cùng trƣớc khi bài lên trang. Chính quy trình này sẽ giúp bài viết tránh đƣợc nhiều sai sót nhất có thể nhƣng đồng thời cũng là một hạn chế so với các tờ báo tiếng Việt hiện nay.
10h15 ngày 15/7/2004, website tiếng Anh của Báo Thanh Niên chính thức ra mắt bạn đọc toàn thế giới. Cánh tay tuyên truyền của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam thêm dài, góp phần quan trọng cùng các kênh truyền thông sẵn có nhằm đẩy mạnh thông tin đối ngoại.
Mục đích của chuyên trang này là góp phần cùng các kênh thông tin đối ngoại khác giúp bè bạn và tuổi trẻ các nƣớc hiểu đủ, hiểu đúng về quá trình ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, về tiềm năng đầu tƣ, du lịch, về bản sắc văn hóa Việt và các hoạt động phong phú của tuổi trẻ Việt Nam. Trang web của Báo Thanh Niên điện tử tiếng Anh đƣợc thiết kế theo dạng cơ sở dữ liệu động, có thể cập nhật thông tin liên tục, có thể giao lƣu trực tuyến, việc phân chia lĩnh vực theo từng đề mục để bạn đọc tiện theo dõi. Dung lƣợng truyền của hai máy chủ đặt tại New York (Mỹ) có thể cho phép hơn 10 vạn bạn đọc truy cập nhanh cùng lúc. Về nội dung, website tiếng Anh của Thanh Niên cập nhật nhiều lần trong ngày những thông tin mới nhất về chính trị, kinh tế, xã hội, hoạt động thanh niên, tình hình thế giới, văn hóa nghệ thuật, thể thao, du lịch, giải trí, sức khỏe v.v... Đặc biệt là những bài bình luận có liên quan đến mục tiêu đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc ta và tƣ liệu về những nhân vật tiêu biểu trong quá trình giữ nƣớc...
Điều khiến chất lƣợng TTĐN của báo Thanh Niên đi vào chiều sâu và hấp dẫn bạn đọc hơn so với một số báo khác có lẽ là bởi báo đã có ấn phẩm báo giấy bằng tiếng nƣớc ngoài, có tên là Thanh Nien Weekly. Hầu hết những bài viết trên báo online tiếng Anh đều đƣợc lấy từ tờ báo này. Ngoài ra, cũng có những bài phóng viên phải tự tìm đề tài, trao đổi với ban biên tập nếu đƣợc duyệt thì mới bắt đầu triển khai viết. Sau khi phóng viên dịch hoặc viết xong sẽ chuyển bài cho biên tập viên ngƣời Việt sửa trƣớc khi bài sẽ đƣợc xem xét bởi biên tập viên ngƣời nƣớc ngoài. Công đoạn này mất khá nhiều thời gian bởi biên tập viên sẽ đặt nhiều câu
hỏi liên quan đến bài viết để chủ đề đƣợc khai thác tốt nhất. Tin bài càng đƣợc ngƣời viết gia công nhiều thì khâu kiểm duyệt càng mất nhiều thời gian.
Đối với TTĐN về nội dung chủ quyền biển đảo thì chủ trƣơng của báo Thanh Nien News cũng là không dịch bài từ các báo khác. Phóng viên có thể dịch những phát ngôn chính thức của Bộ ngoại giao về vấn đề trên rồi chuyển thành tin. Đối với những vi phạm về lãnh hải Việt Nam từ phía nƣớc ngoài thì báo cũng phải đợi xác nhận của Bộ ngoại giao mới đƣợc đăng lên website. Các phóng viên về mảng này cũng thƣờng xuyên trao đổi ý kiến với các chuyên gia ngƣời nƣớc ngoài để có những bài bình luận, đƣa ra những giải pháp về vấn đề biển Đông.
Số lƣợng độc giả của Thanh Nien News chủ yếu là ngƣời Việt kiều sống ở Mỹ, tức là những ngƣời sinh ra và lớn lên ở đó, họ không biết tiếng Việt. Tiếp theo là độc giả từ các nƣớc khác. Còn một lƣợng nhỏ những ngƣời theo dõi TTĐN trên báo, đặc biệt về nội dung tuyên truyền biển đảo đó là Đại sứ quán của nƣớc ngoài tại Việt Nam. Họ không phản hồi trực tiếp dƣới bài viết nhƣng họ thƣờng gửi thƣ điện tử đến tòa soạn để phản hồi về những vấn đề đƣợc quan tâm.
Một lƣợng độc giả rất lớn mà báo chí đối ngoại Anh ngữ của Việt Nam hƣớng đến là các nƣớc phƣơng Tây nói tiếng Anh. Đây hầu hết là những nƣớc tƣ bản phát triển với những khác biệt lớn về văn hóa và chính trị so với phƣơng Đông. Chính những đặc điểm văn hóa và chính trị này cũng chi phối văn hóa truyền thông của họ, dẫn đến những khác biệt so với báo chí Việt Nam. Theo nghiên cứu của học giả Thomas Hanitzsch về văn hóa báo chí trên 21 quốc gia từ năm 2007 đến năm 2011, nhóm các nƣớc phƣơng Đông nhƣ: Trung Quốc, Nga hay Việt Nam đƣợc xem là “ít dân chủ hơn” (less democractic) thì thƣờng có nền báo chí ủng hộ các chính sách nhà nƣớc, đƣa ra những cái nhìn tích cực về lực lƣợng lãnh đạo và chính trị quốc gia. Còn đối với các nƣớc tƣ bản nhƣ Mỹ, Đức hay Úc thì đội ngũ những ngƣời làm báo không đứng trên lập trƣờng của những ngƣời đứng đầu nhà
mới của quốc gia. Chính những khác biệt về văn hóa báo chí này cũng là một trở ngại của TTĐN Việt Nam khi sản xuất tin bài bằng tiếng Anh. Độc giả phƣơng Tây đã quen với phong cách báo chí phóng khoáng và tự do, họ không dễ gì hấp thụ những thông tin của một nền báo chí khá “khuôn mẫu” và ủng hộ tuyệt đối các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng nhƣ ta. Bởi vậy, nếu không khéo léo trong cách xử lý thông tin, TTĐN có thể trở thành “đặc sản truyền thông Việt Nam” tráng men Anh ngữ, là món ăn bắt buộc bất chấp thị hiếu công chúng và tập quán báo chí phƣơng Tây.
Hầu hết các tờ báo điện tử tiếng nƣớc ngoài của Việt Nam đều áp dụng cách làm tin là biên dịch từ báo in tiếng Việt. Điều này hạn chế đáng kể hiệu quả thông tin của báo internet và không tận dụng đƣợc những ƣu thế của loại hình báo chí này. Báo điện tử có thể tích hợp nhiều loại hình báo chí, mang đến cho độc giả cả những hình ảnh, âm thanh và thông tin về sự kiện. Một trong những yếu tố thiết yếu khi đọc những bài viết trên báo mạng là những bức ảnh mang tính thời sự thì báo chí đối ngoại Việt Nam về nội dung CQBĐ vẫn chƣa làm đƣợc mà thay vào đó vẫn là hầu hết những bức ảnh mang tính minh họa. Điều này có thể gây nên sự nhàm chán cho độc giả khi gặp những bài viết không có âm thanh, hình ảnh mà chỉ có chính văn dài lê thê. Để cải thiện tình trạng này cần có đội ngũ phóng viên thƣờng trú tại các vùng biển đảo để thƣờng xuyên cung cấp thông tin và hình ảnh cho cơ quan báo chí.
Nhƣ vậy, cả hai tờ báo điện tử đều có cách thức làm tin tƣơng đối giống nhau. Tuy nhiên, những bài viết về chủ quyền biển đảo trên báo Thanh Nien News có nội dung và hình thức phong phú và hấp dẫn hơn báo Nhan Dan Newspaper, bởi một phần trong số đó do phóng viên tự viết dành riêng cho chuyên mục TTĐN và đƣợc đầu tƣ công phu hơn. Đối tƣợng độc giả của cả hai báo chủ yếu đều đến từ Mỹ, nên muốn hoạt động TTĐN hiệu quả hơn nữa cần nghiên cứu tâm lý truyền
thông của nhóm đối tƣợng này cũng nhƣ cách đƣa tin, văn phong và cách tiếp cận vấn đề của nền báo chí Hoa Kỳ.