Hạn chế, tồn tại của thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử từ năm 2011 đến nay (Trang 98)

Mặc dù có những thuận lợi và đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định nhƣng báo chí đối ngoại Việt Nam vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lƣợng TTĐN.

Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nghiên cứu về TTĐN còn nhiều bất cập. Trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ công tác của những ngƣời làm TTĐN còn nhiều hạn chế.Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kĩ thuật hiện đại cho hoạt động TTĐN còn ít ỏi, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của hoạt động TTĐN trong tình hình hiện nay. Bởi vậy, phƣơng thức TTĐN của nƣớc ta còn chƣa theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin.

Đội ngũ phóng viên của nhiều tờ báo chƣa đƣợc đào tạo bài bản về làm tin đối ngoại, dẫn tới những sai sót trong quá trình làm việc. Họ hầu hết đều tốt nghiệp từ các trƣờng ngoại ngữ nên khi mới vào nghề còn chƣa có nghiệp vụ báo chí. Bởi vậy hầu hết họ đều thiên về khả năng dịch thuật hơn kĩ năng viết lách, khi đứng trƣớc một vấn đề thời sự cần phải đƣa tin ngay những phóng viên này thƣờng tỏ ra lung túng trong khâu xử lý thông tin.

Cũng bởi lí do trên nên đối với nội dung TTĐN về tuyên truyền biển đảo, nhiều cơ quan báo chí chọn phƣơng án an toàn là dịch bài từ các ấn phẩm tiếng Việt của báo chứ không lấy bài từ báo khác cũng nhƣ tự sản xuất tin bài, trong đó có báo Nhân Dân. Đây là một vấn đề nhạy cảm, dễ xảy ra sai sót trong quá trình làm tin, và chỉ một lỗi nhỏ dễ gây ra hậu quả nặng nề nên khiến ban biên tập của các tòa soạn quan ngại. Nhƣng khi chuyển những tin tiếng Việt sang tiếng Anh đơn thuần thì cơ quan báo chí đã đồng nhất nội dung thông tin đối nội và đối ngoại, trong khi đây là hai hoạt động thông tin hƣớng đến những đối tƣợng khác nhau. Điều này cũng đặt cơ quan báo chí đối ngoại vào thế bị động, thiếu tính chuyên nghiệp và dễ dẫn đến tình trạng “đói thông tin” khi báo chí tiếng Việt không đƣa tin về các nội dung đối ngoại. Hơn thế nữa, đây cũng là mặt tồn tại khiến cho nội

dung thông tin trở nên nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn, mới mẻ để thu hút bạn đọc đồng thời hạn chế tốc độ đƣa tin đến với độc giả.

Về mặt kĩ thuật, do cơ sở hạ tầng trang thiết bị phục vụ truy cập Internet chƣa đồng bộ nên tốc độ truy cập vào trang chủ báo điện tử còn chậm, chất lƣợng đƣờng truyền chƣa cao nên vào giờ cao điểm thƣờng xảy ra nghẽn mạng, ngƣời đọc không thể truy cập đƣợc. Phƣơng tiện kĩ thuật yếu kém cũng cản trở tốc độ đƣa tin, do đó hầu hết các báo điện tử Việt Nam, mặc dù đã có khả năng cập nhật nhanh hơn các loại hình báo chí khác, song so với báo nƣớc ngoài vẫn bị coi là chậm trễ trong việc đƣa tin.

Điểm ƣu việt của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác chính là tốc độ phản hồi tức thì từ phía độc giả về mọi bài viết của báo sau khi lên trang. Nhƣng TTĐN chƣa tận dụng đƣợc ƣu thế này của báo mạng. Dƣới các bài viết thƣờng có rất ít ý kiến hay bình luận của độc giả, đối với nội dung tuyên truyền biển đảo thì hầu nhƣ không có. Bởi thế mà vẫn nhiều ngƣời cho rằng hoạt động báo chí đối ngoại của nƣớc ta vẫn còn mang tính một chiều, chƣa tạo ra đƣợc sự tƣơng tác giữa ngƣời viết và ngƣời đọc. Phản hồi chủ yếu qua phƣơng tiện thƣ điện tử, nhƣng con số đó cũng chƣa cao.

Những nƣớc có nền văn hóa và chế độ chính trị khác biệt so với Việt Nam cũng có những nét riêng về phong cách báo chí. Đây cũng là một thử thách đối với đội ngũ những ngƣời làm TTĐN, khi mà đối tƣợng hƣớng đến là những độc giả nƣớc này. Nếu vẫn giữ cách làm tin nhƣ báo chí đối nội thì khả năng đƣợc độc giả nƣớc ngoài đón nhận và tạo ra sức ảnh hƣởng không cao. Thêm vào đó, các tin bài TTĐN chủ yếu đƣợc dịch từ báo in, điều này hạn chế khá lớn sự thu hút độc giả khi bài viết chỉ toàn chữ mà thiếu đi những bức ảnh báo chí có tính thời sự với thông tin ngắn gọn, dễ nắm bắt. Nếu duy trì cách làm này thì những tin liên quan đến chính trị và CQBĐ dễ trở thành những bản báo cáo thƣờng nhật.

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử từ năm 2011 đến nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)