báo điện tử Anh ngữ đặt ra
Trong những năm vừa qua, tình hình trong nƣớc và quốc tế đã có nhiều biến chuyển to lớn, đặt ra thêm những nhiệm vụ cho TTĐN. Đặc biệt, vấn đề an ninh quốc phòng ngày càng trở nên phức tạp nhƣng chƣa ở mức độ xung đột về vũ lực cũng là thách thức mới với TTĐN, bởi đây có thể coi là thời kì của những cuộc chiến truyền thông. Mặc dù còn nhiều khó khăn phải khắc phục trong thời gian tới, nhƣng những thuận lợi nhất định cũng hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng của nhánh truyền thông chuyên biệt này.
Thời đại bùng nổ internet và công nghệ thông tin chính là điều kiện tuyệt vời để TTĐN thay đổi diện mạo của mình. Chỉ cần kết nối mạng, bất cứ ai ở bất kì nơi đâu trên thế giới này đều có thể là độc giả của tờ báo điện tử mà họ lựa chọn. Điều đó có nghĩa là biên tập viên ngồi tại tòa soạn cũng có thể ngay lập tức truyền thông tin đến cho ngƣời đọc ở bên kia bán cầu. Công nghệ liên tục đƣợc cải tiến cũng cho phép đội ngũ những ngƣời làm báo có thể đƣa tin theo những cách khác nhau, bằng nhiều phƣơng tiện khác nhau. Trong thời kì diễn biến về vấn đề chủ quyền biển đảo phức tạp nhƣ hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc lại càng chú trọng và đầu tƣ về lĩnh vực TTĐN hơn, cho phép những ngƣời làm công tác này có đầy đủ điều kiện để làm việc tốt hơn. Nhu cầu thông tin của bạn đọc ngày càng đƣợc đáp ứng triệt để hơn.
Hơn thế nữa, lực lƣợng nòng cốt của mảng TTĐN trong bất kì cơ quan báo chí nào cũng là những ấn phẩm và phiên bản bằng tiếng nƣớc ngoài. So với các tờ
độc giả ngƣời Việt trong nƣớc, lƣợng phản hồi cũng ít hơn nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh, ganh đua giữa những tờ TTĐN thấp hơn, việc đòi hỏi độ cập nhật thông tin từng giờ từng phút cũng hạn chế hơn, và hẳn là những ngƣời làm công tác TTĐN cũng chịu ít áp lực về phƣơng diện này hơn. Bên cạnh đó, mặc dù vẫn bị quản lý chặt chẽ bởi những đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động thông tin với những quy định của Luật báo chí nhƣng khi hƣớng tới các đối tƣợng bạn đọc ở nƣớc ngoài, ngòi bút của phóng viên cũng sẽ tự do hơn. Đây là một điều mà những ngƣời làm công tác TTĐN chia sẻ và nó giúp họ giải phóng về mặt tƣ tƣởng hơn, dù vẫn trong khuôn khổ nhất định.
Tuy có những thuận lợi dễ nhận thấy nhƣng những khó khăn, thách thức mà các tờ báo TTĐN phải vƣợt qua còn lớn hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Báo điện tử cập nhật tin tức hằng ngày, hằng giờ nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của công chúng. Tuy nhiên với TTĐN bằng ngoại ngữ thì đó lại chƣa phải là vấn đề. Lƣợng truy cập vào các trang này so với báo tiếng Việt thấp hơn rất nhiều, trong khi yêu cầu đối với đội ngũ phóng viên lại cao hơn: vừa có ngoại ngữ lại vừa phải có nghiệp vụ báo chí. Nghĩa là đầu vào của các tờ báo này cao hơn nhƣng đầu ra lại ngƣợc lại: phải đầu tƣ nhiều hơn và thu lại lợi nhuận ít hơn, đặc biệt từ quảng cáo. Bởi vậy rất nhiều báo trực tuyến không có chuyên trang tiếng nƣớc ngoài bởi họ ý thức đƣợc điều này. Những tờ báo lớn nhƣ Vnexpress, Tuổi Trẻ online hay Tiền Phong online đều không có chuyên trang ngoại ngữ cũng bởi những lí do này. Bởi thế mà cơ hội phát triển của báo chí đối ngoại cũng thấp hơn báo đối nội nhiều.
Hiện nay có khá nhiều giải báo chí hằng năm từ cấp Trung Ƣơng đến địa phƣơng. Đây chính là niềm tự hào và là động lực to lớn để những ngƣời làm báo cống hiến hết mình cho sự nghiệp “bút sắc, lòng trong, mắt sáng”. Tuy nhiên, hiện vẫn chƣa có giải báo chí nào dành cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm công
bộ mặt truyền thông cho đất nƣớc trong mắt bạn bè quốc tế. Điều này cũng chứng tỏ phần nào mức độ phát triển của báo chí đối ngoại Việt Nam hiện nay.
Trƣớc đây chỉ có Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và Khoa báo chí trƣờng Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn – cả cơ sở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) là nơi đào tạo báo chí chính quy của nƣớc ta. Nhƣng hiện nay khắp cả nƣớc đã có thêm nhiều trƣờng đại học mở khoa Báo chí nhƣ: Đại học Khoa học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên… và sắp tới là cả Đại học Vinh. Tuy nhiên, trong số đó chuyên ngành TTĐN vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Bởi vậy, việc tuyển dụng nhân lực cho mảng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khi mà những cử nhân có nghiệp vụ báo chí thì ngoại ngữ chƣa tốt và ngƣợc lại. Nếu đƣợc tuyển dụng, cơ quan báo chí cũng phải đào tạo khá lâu mới có đƣợc những phóng viên, biên tập viên lành nghề. Còn những ngƣời thực sự xuất sắc về tiếng Anh hoặc về nghiệp vụ báo chí lại ít “đầu quân” vào cơ quan TTĐN đối ngoại. Hầu hết những phóng viên của chuyên trang ngoại ngữ của các báo đều tốt nghiệp các trƣờng về ngoại ngữ, trong đó phần lớn chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ báo chí. Các cử nhân báo chí đƣợc đào tạo bài bản, dù có thông thạo ngoại ngữ cũng ít cơ hội tới nhận việc.
Ngày nay, việc học ngoại ngữ trở nên thiết yếu đối với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Điều này trở thành thách thức với nhiều ngƣời bởi không phải ai cũng có năng lực ngôn ngữ tốt nhƣ nhau. Ngay cả đối với những phóng viên, biên tập viên TTĐN, những ngƣời đƣợc tuyển chọn về khả năng sử dụng ngoại ngữ, thì việc chuyển ngữ và viết báo bằng tiếng Anh vẫn gặp nhiều khó khăn. Không phải là tiếng mẹ đẻ nên cách dùng từ, đặt câu và cả văn phong của báo chí đối ngoại vẫn còn hạn chế.
Theo nhận xét của các phóng viên, biên tập viên, nội dung chủ quyền biển đảo là mảng đề tài khá khô khan và khó viết. Với một vấn đề mang đậm tính chính
lãnh hải giữa Nhật và Trung quốc đƣợc bạn bè quốc tế và độc giả trên thế giới quan tâm hơn nhiều, nên việc thu hút sự quan tâm của họ đến vấn đề biển Đông của Việt Nam cũng là một thách thức đối với những ngƣời làm nghề.
Một trong những trở ngại của TTĐN hiện nay là một bộ phận ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài vẫn còn nuôi dƣỡng tƣ tƣởng thù địch, chống phá nhà nƣớc, đi ngƣợc lại với lợi ích dân tộc. Một số ngƣời thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên ở nƣớc ngoài đang mất dần bản sắc dân tộc, mối quan hệ, mức độ quan tâm đến quê hƣơng đất nƣớc ngày càng giảm.
Độc giả phƣơng Tây là một trong những đối tƣợng chính mà báo chí đối ngoại bằng tiếng Anh hƣớng đến, trong đó bao gồm cả những kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nƣớc ngoài. Do sự chi phối của văn hóa và chính trị mà nền báo chí phƣơng Tây cũng có những đặc thù riêng. Những độc giả đã quen với báo chí tiếng Anh khi đón nhận những trang báo đối ngoại của ta với “đặc sản truyền thông Việt Nam” tráng men Anh ngữ, dễ trở thành món ăn bắt buộc bất chấp thị hiếu công chúng và tập quán báo chí phƣơng Tây.
Để vƣợt qua đƣợc những khó khăn, chƣớng ngại trong thời kì này, chính lòng yêu nghề và tâm huyết với công việc của đội ngũ phóng viên, biên tập viên là những động lực quan trọng tạo thành sức mạnh để TTĐN có thể góp những tiếng nói có sức nặng trong việc giành lại chủ quyền biển đảo Việt Nam.