qua việc khảo sát cho thấy nhiều tin bài đƣợc đăng vẫn chƣa thực sự hấp dẫn, thu hút ngƣời đọc. Đôi khi cách thức đƣa tin vẫn đi vào lối mòn, rập khuôn khiến độc giả nhàm chán về một vấn đề vốn đã khô khan. Việc sử dụng các thể loại báo chí vẫn chƣa linh hoạt và đa dạng, kể cả cách đặt tít và viết sa-pô cho bài. Trong thời gian tới TTĐN cần có những định hƣớng cụ thể hơn để thay đổi những cách thức làm việc chƣa hiệu quả của các cơ quan báo chí tiếng nƣớc ngoài mới có thể nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thông tin.
3.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo biển đảo
Năm 2013 là năm đầu tiên triển khai Chƣơng trình công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao tới năm 2020. Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động thông tin, quảng bá về đất nƣớc nhân các chuyến thăm cấp cao, các sự kiện lớn của đất nƣớc; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phát ngôn và đấu tranh dƣ luận; chủ động và phối hợp hiệu quả hơn với báo chí Việt Nam trong việc thông tin về chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc, vấn đề biên giới, lãnh thổ, tình hình khu vực và quốc tế nhằm tạo đồng thuận xã hội, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bà con Việt kiều và bạn bè quốc tế, góp phần giữ vững môi trƣờng hòa bình, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác thông tin đối ngoại đƣợc mọi quốc gia rất chú trọng để quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của quốc gia và tranh thủ sự đồng thuận quốc tế. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm quảng bá văn hóa, lịch sử của nhiều nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Các cơ quan đại diện ngoại giao của các nƣớc cũng rất tích cực trong lĩnh vực này thông qua nhiều hình thức hoạt động nhƣ: tiếp xúc với báo chí sở tại, dựng các trang web, ra thông cáo báo
cao và quan điểm đối với một số vấn đề quốc tế đƣợc dƣ luận quan tâm, mở các chiến dịch truyền thông khi có sự kiện quan trọng, xuất bản các ấn phẩm văn hóa.
Từ những khó khăn, thách thức và những hạn chế của TTĐN Việt Nam, việc tìm cách khắc phục và sớm áp dụng vào thực tiễn là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đầu tiên, việc chuẩn hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên cho lĩnh vực TTĐN phải đƣợc ƣu tiên. Một ngƣời làm công tác TTĐN giỏi trƣớc hết phải là ngƣời vững vàng về chính trị, nắm vững đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc. Họ không chỉ có trình độ ngoại ngữ, vốn từ phong phú và khả năng giao tiếp, dịch thuật tốt mà còn phải có năng lực nghiệp vụ cao, nắm vững tình hình trong nƣớc và quốc tế, hiểu rõ đối tƣợng thông tin, thành thạo nghiệp vụ, nắm vững khoa học – công nghệ mới. Bên cạnh đó, họ còn phải có đạo đức và phẩm chất tốt. Tuy nhiên, hơn hết, ngoại ngữ và nghiệp vụ báo chí là hai yêu cầu cơ bản, có ý nghĩa tiên quyết. Đáng tiếc là chính hai yêu cầu đó vẫn đang hiện hữu nhƣ hai hạn chế phổ biến ở đội ngũ phóng viên, biên tập viên TTĐN Việt Nam. Để khắc phục đƣợc điều đó, ngoài việc tự rèn luyện, học tập và trau dồi của cá nhân, các cơ quan báo chí đối ngoại cũng phải thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng, cử các đối tƣợng phù hợp đi học thêm những khóa học về nghiệp vụ ở trong và ngoài nƣớc.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 4 triệu đồng bào ở nƣớc ngoài. Đây vừa là một phần đối tƣợng hƣớng đến của công tác tuyên truyền biển đảo lại vừa có thể trở thành lực lƣợng tuyên truyền tiếp sức tốt cho nội dung đó. Nếu biết cách tận dụng và bồi dƣỡng nguồn lực này, chúng ta sẽ có một đội ngũ phóng viên TTĐN vừa giỏi tiếng Việt, vừa giỏi tiếng Anh ở nƣớc ngoài rất đắc lực. Đồng thời, những ngƣời nƣớc ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng là đội ngũ cộng tác viên tiềm năng chƣa đƣợc khai thác ở mảng TTĐN bởi họ là ngƣời hiểu rõ hơn hết văn hóa, tình hình đất nƣớc cũng nhƣ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Đây cũng là cách
Để thu hút độc giả và nâng cao hiệu quả TTĐN, đặc biệt với nội dung tuyên truyền biển đảo, các cơ quan báo chí cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đƣa tin cho phù hợp với tình hình mới. Tiếp tục bám sát các nhiệm vụ chính trị trong các nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc để cụ thể hóa bằng các chủ đề TTĐN thiết thực, hiệu quả. Cần tăng cƣờng tổ chức các sự kiện TTĐN để quảng bá về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, về những trang TTĐN và các chủ trƣơng đối ngoại theo chƣơng trình hành động của Đảng và Nhà nƣớc đề ra. Ngoài ra, cần có những biện pháp khuyến khích phản hồi của độc giả hơn nữa, bởi đó cũng là tấm gƣơng phản chiếu hiệu quả của thông tin báo chí chẳng hạn nhƣ liên kết thông tin với các mạng xã hội để thu hút ý kiến độc giả quốc tế, lập các diễn đàn liên quan đến các vấn đề CQBĐ…
Đối với nội dung tuyên truyền biển đảo, các tòa soạn báo chí đối ngoại cần có những phóng viên thƣờng trú tại các vùng biển đảo đang xảy ra tranh chấp để có những thông tin cập nhật và chính xác nhất. Tổ báo chí phụ trách nội dung này trong tòa soạn cũng cần họp thƣờng kì hàng tháng để đánh giá thành công và hạn chế, trao đổi nghiệp vụ, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin.
Hiện nay Trung Quốc có tới 4.000 nhà nghiên cứu biển Đông, hàng năm nƣớc này cũng có khoảng 300 luận án tiến sĩ, cùng 20.000 bài báo bằng nhiều thứ tiếng viết về vùng biển này. Trong khi đó số lƣợng ngƣời thật sự nghiên cứu về biển Đông ở nƣớc ta còn rất ít. Đây cũng là nguồn tƣ liệu dồi dào cung cấp cho báo chí và TTĐN để làm phong phú thêm trữ lƣợng thông tin trên các trang này. Bởi vậy, phải tăng cƣờng khuyến khích những công trình nghiên cứu, học thuật liên quan đến biển Đông, đặc biệt là nghiên cứu về TTĐN với nội dung tuyên truyền biển đảo để cung cấp thêm cho TTĐN những cơ sở pháp lý và dữ liệu cần thiết, rút ra những bài học kinh nghiệm để đề xuất phƣơng hƣớng hợp lý trong quá trình đấu tranh thời kì tiếp theo. Phía các cơ quan báo chí đối ngoại cũng phải cập nhật
Về công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, các cấp ủy Đảng, chính quyền các ban ngành đoàn thể phải có tổng kết, nhận xét đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền biển đảo; thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên truyền biển đảo trong tình hình mới. Cuối năm có sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả cụ thể. Những đơn vị, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này cần đƣợc biểu dƣơng, khen thƣởng xứng đáng nhằm khích lệ, động viên kịp thời.
Bên cạnh đó, cần kết hợp hài hòa giữa TTĐN về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và tinh thần yêu nƣớc của nhân dân, giữ gìn mối quan hệ láng giềng Việt Nam – Trung Quốc. Nhân dân ta có tinh thần yêu nƣớc mạnh mẽ, trƣớc những hành vi xâm chiếm lãnh hải của nƣớc ngoài, cá nhân nào cũng sẽ bất bình, phẫn nộ. Tuy nhiên, từ ý thức đến hành động sẽ thể hiện tầm nhận thức, tinh thần chính trị của mỗi ngƣời. Các phần tử phản động cũng luôn tìm cách lợi dụng lòng yêu nƣớc, kích động quần chúng nhân dân nhằm mƣu đồ bất chính. TTĐN phải có những cách thức khôn khéo nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xẩy ra.
Các cơ quan chức năng có liên quan cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò tổ chức, quản lý nhà nƣớc trong công tác TTĐN. Nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả thực hiện các chƣơng trình TTĐN. Tổ chức các đoàn khảo sát, mở rộng địa bàn khảo sát trong và ngoài nƣớc.
Trên đây chỉ là một số kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lƣợng TTĐN, đặc biệt về vấn đề nội dung CQBĐ trong tình hình hiện nay. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí đối ngoại và các ban ngành có liên quan đều phải áp dụng những biện pháp cụ thể và phù hợp với tình hình mới có thể nhanh chóng nâng cao chất lƣợng TTĐN trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 3:
trò quan trọng trong chiến lƣợc đấu tranh hòa bình của Việt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức phải đƣơng đầu và vƣợt qua, TTĐN bằng báo điện tử Anh ngữ cũng đã bƣớc đầu đạt đƣợc những thành công nhất định đáng ghi nhận trên mặt trận truyền thông và ngoại giao. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình hiện tại để nâng cao chất lƣợng TTĐN. Tuy nhiên, cũng cần không ít thời gian để TTĐN phát huy đƣợc hết vai trò của mình trong việc tuyên truyền và đấu tranh bảo vệ CQBĐ quốc gia.
KẾT LUẬN
Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những tranh chấp về mặt CQBĐ tại châu Á hiện nay đã qua giai đoạn chiến tranh lạnh nhƣng chƣa dẫn đến “chiến tranh nóng”. Bởi vậy đây chính là thời kì của những cuộc chiến truyền thông giữa các nƣớc, việc đẩy mạnh hoạt động TTĐN trở nên cấp thiết và có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Nội dung tuyên truyền về CQBĐ luôn là một trong những nội dung trọng tâm của báo chí đối ngoại trong những năm gần đây. Luận văn “Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” trong một phạm vi nhất định đã góp phần đƣa ra những định hƣớng để nâng cao chất lƣợng báo chí đối ngoại trên các chuyên trang ngoại ngữ hiện nay. Qua nghiên cứu, phân tích tài liệu, luận văn đã tổng hợp đƣợc những vấn đề về lý luận và thực tiễn về TTĐN nói chung, báo chí đối ngoại bằng Anh ngữ nói riêng. Đồng thời luận văn cũng đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình TTĐN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để báo chí đối ngoại Việt Nam có một diện mạo nhƣ ngày hôm nay, các cơ quan báo chí đã không ngừng nỗ lực thay đổi và nâng cao chất lƣợng thông tin để ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu của độc giả hƣớng đến, đồng thời đạt đƣợc những mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc đề ra về công tác tuyên truyền CQBĐ Việt Nam trong thời kì mới. Thanh Nien News và Nhan Dan Newspaper đã góp phần thể hiện vai trò của mình trong đó. Tuy nhiên, do còn chịu sự chi phối khá nhiều của bản tiếng Việt nên báo Nhân Dân bản tiếng Anh về nội dung CQBĐ còn chƣa đa dạng về hình thức thể hiện, chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu và thu hút độc giả nƣớc ngoài. Với Thanh Nien News, sự đầu tƣ và cách sản xuất tin bài chuyên nghiệp hơn đƣợc thể hiện ở các tác phẩm báo chí đã lên trang, điều này đã mở rộng tầm ảnh hƣởng của việc tuyên truyền về CQBĐ của báo và gây đƣợc sự chú ý đối với đối tƣợng độc giả hƣớng đến.
Mặc dù phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn, thách thức và cần nỗ lực lớn để vƣợt qua, báo chí đối ngoại đã đạt đƣợc những thành công và tạo ra hiệu quả nhất định đối với nội dung CQBĐ Việt Nam trong giai đoạn diễn biến phức tạp hiện nay. Nếu những tác động của báo điện tử Anh ngữ đƣợc thể hiện rõ nét hơn và phản hồi từ độc giả nhanh chóng và trực tiếp hơn thì việc định hƣớng phát triển TTĐN sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bởi vậy, để có những thay đổi tích cực cho TTĐN trong thời gian tới để làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ cho công cuộc đấu tranh giành lại CQBĐ Việt Nam cần phải có thời gian cùng những nỗ lực và thay đổi đồng bộ trong hệ thống TTĐN.
Nhƣ vậy, luận văn “Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” đã đóng góp những kiến thức nhất định về cả lý luận và thực tiễn về báo chí Anh ngữ nội dung tuyên truyền biển đảo nói riêng, TTĐN Việt Nam nói chung trong thời kì vấn đề biển Đông không chỉ là điểm nóng mới của châu Á mà còn là sự quan tâm của toàn thế giới.
Tuy nhiên, do những hạn chế về điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan của ngƣời viết mà luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp cũng nhƣ các bạn đọc để có cơ sở hoàn thiện luận văn này. Tôi cũng hi vọng rằng, trong tƣơng lai tôi sẽ có điều kiện phát triển luận văn thành đề tài lớn hơn, có ý nghĩa thực tiễn sâu rộng hơn để làm phong phú, sâu sắc thêm những công trình nghiên cứu về báo chí đối ngoại và chủ quyền biển đảo Việt Nam, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng TTĐN nƣớc ta trong thời kì mới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Chỉ thị số 45-CT/TW về công tác tuyên truyền
đối ngoại, ngày 10/5/1962.
2. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Chỉ thị số 128-CT/TW về tăng cường công tác
tuyên truyền đối ngoại, ngày 6/6/1966.
3. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Chỉ thị 67-CT/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, ngày 04/12/1990.
4. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/6/1992 về Đổi mới
và tăng cường công tác TTĐN.
5. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, khóa X, Chỉ thị 26-CT/TW về tiếp tục đổi mới
và tăng cường công tác TTĐN, ngày 10/9/2008.
6. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, khóa IX, Nghị quyết 23 NQ/TW , về phát
huy sức mạnh đại đàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngày 12/3/2003.
7. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Chỉ thị 09-CT/TW về công tác vận động
người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 04/10/1982.
8. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2010), Chiến lược biển của Việt Nam từ quan
điểm đến thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng (2009, 2010, 2011), Hướng dẫn công tác tuyên
truyền biển đảo.
10. Bộ Ngoại giao (1979), Vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc, NXB Sự Thật, Hà Nội.
11. Doris A.Graber (2006), Sức mạnh truyền thông trong chính trị, Bản dịch
12. Dƣơng Văn Quảng (2002), Báo chí và ngoại giao, NXB Thế giới.
13. Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Đào Vân Anh (8/2006), Sử dụng Internet trong công tác thông tin đối ngoại
ở Trung Quốc, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 26.
15. Đặng Thị Thu Hƣơng (2001), Luận văn thạc sĩ Đặc điểm báo chí đối ngoại
Việt Nam thời kì 1995-2000, Hà Nội.
16. Điều ƣớc Quốc tế (2002), Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông.
17. Đỗ Xuân Hà (1997), Báo chí với thông tin quốc tế, NXB Đại học Quốc gia. 18. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2006), Những vấn đề về lý luận chính trị
và truyền thông – nhận thức và vận dụng.
19. Lê Thanh Bình (2012), Báo chí và Thông tin đối ngoại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.