So sánh thông tin đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc về

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử từ năm 2011 đến nay (Trang 87)

quyền biển đảo

CRI online (China Radio International online) là tờ báo điện tử về TTĐN của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Tôn chỉ của Đài đƣợc nói đến trên website báo điện tử là tăng thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc với nhân dân các nƣớc trên thế giới . Năm 2000, Chính phủ Trung Quốc công nhận đây là một trong năm mạng thời sự quan trọng của quốc gia. Hiện tại báo sử dụng 38 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt và tiếng Anh. Xét về mặt ngôn ngữ thì đây là điểm vƣợt trội so với các tờ báo TTĐN Việt Nam, khi mà các tờ báo của ta chỉ giới hạn cho những đối tƣợng biết nói tiếng Anh, một số ít tờ có thêm tiếng Trung. Báo có riêng chuyên mục học tiếng Trung, hoặc tiếng Anh trên các chuyên trang của mình, là điểm rất thuận lợi cho việc làm TTĐN.

Về giao diện, các chuyên trang ngoại ngữ khác nhau của báo nhìn chung có giao diện khá giống nhau. Đối với bản tiếng Việt và tiếng Anh thì báo đƣa quá nhiều tít bài lên trang chủ nên ngƣời đọc phải mất thời lựa chọn để đọc tin nổi bật mà mình quan tâm. Nhƣng điều này cũng cho thấy việc cập nhật tin tức nhanh chóng của báo.

Có một đặc điểm chung cho tất cả các bài viết của CRI online bằng tiếng Việt và tiếng Anh là bài đƣợc trình bày đơn giản, thậm chí không có sa-pô, chỉ có tít bài và phần text. Điều này cũng làm giảm tính hấp dẫn của bản tin và ngƣời đọc phải mất thời gian để tìm ý chính của bài viết hơn.

Trong tin “Vietnam Exploration in China's Sea Opposed” đăng ngày 28/5/2011, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc khai

China Sea). Cấu trúc tin này cũng khá giống cách viết của hai tờ báo đối ngoại của

Việt Nam nêu trên. Cuối tin, họ cũng thể hiện thiện chí muốn hợp tác giải quyết vấn đề và cho rằng mình đã thực hiện đúng theo quy ƣớc DOC: “"China has been

committed to safeguarding the peace and stability in the South China Sea. We are willing to work together with relevant parties to seek a solution to related disputes and implement the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea," Jiang said”. Trên CRI online bản tiếng Việt cũng có bài “Trung Quốc phản đối Viê ̣t Nam triển k hai tác nghiê ̣p dầu khí trên vùng biển thuộc phạm vi quản lý của Trung Quốc” đƣa tin cùng nội dung.

Với bài viết “China Warns Vietnam over Sea Dispute” lên trang ngày 1/6/2011, ngay tựa đề bài viết đã dùng một động từ mạnh nhƣ là “warn” – nghĩa là cảnh báo, cảnh cáo. Đây là động từ chƣa từng xuất hiện trong những bài viết về tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các nƣớc khác trên hai báo Thanh Niên và Nhân Dân, bởi nó thể hiện tính hăm dạo và thị uy trong đó. Điều này cũng dễ nhận thấy ở tít bài “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Biển Nam Hải-các nước chớ có diễu võ dương oai ” ngày 27/6/2011 trên báo tiếng Việt của CRI. Đây là những động thái cứng rắn về mặt truyền thông từ phía Trung Quốc. Trong đó, họ cũng đƣa ra những bằng chứng pháp lý và lịch sử để chứng minh cho chủ quyền của mình: “Biển Nam Trung Quốc có hơn 3 triê ̣u ki-lô-mét vuông vùng biển mênh mông, trong đó có hàng nghìn hòn đảo, đá ngầm, bãi ngập, bãi cát v,v. Trung Quốc có quyền cai quản 2,1 triê ̣u ki-lô-mét vuông vùng biển, trong đó có 53 hòn đảo. Kể từ thời Tây Hán thế kỷ II trước công nguyên , Biển Nam đã là lãnh hải của Trung Quốc. Thiếu tướng La Viê ̣n phân tích rằng, trước thập niên 70 thế kỷ 20, chủ quyền của Biển Nam không tồn tại tranh chấp , "Bản đồ Thế giới " do Viê ̣t Nam lần lượt xuất bản vào năm 1960 và năm 1972 đã chứng minh điều này . Song hiê ̣n nay, Trung Quốc đã trở thành nước bi ̣ hại lớn nhất về quyền lợi Bi ển Nam, Trung

Quốc chỉ có 9 trong số 53 hòn đảo. Bất cứ về li ̣ch sử hay là căn cứ pháp lý đều có bằng chứng đầy đủ chứng minh 53 hòn đảo đó từ xưa đã thuộc về Trung Quốc”.

Tuy nhiên, ngay sau đó, luận điểm “Trước tình hình cuộc tranh chấp Biển Nam ngày một leo thang , Trung Quốc luôn luôn chủ trương giải quyết vấn đề qua hiê ̣p thương và đàm phán ” của bài viết lại có vẻ mâu thuẫn với lời cảnh báo: “nhưng trên vấn đề Biển Nam, các nước chớ có d iễu võ dương oai, áp dụng "hành động thô bạo " sẽ không có kết cục tốt ” hoặc nội dung của bài viết nhƣ “China

Reiterates Peace, Stability in South China Sea”. Điều này đã làm mất đi tính logic

trong bài viết.

Ngoài tin, những thể loại báo chí thƣờng đƣợc CRI online sử dụng là phản ánh, ghi nhanh và một số bài bình luận. Những bài bình luận nhƣ “Increasing

Tension in the South China Sea”, “Experts: China has Indisputable Sovereign Rights over South China Sea and Diaoyu Island” cũng trích dẫn ý kiến của những

chuyên gia nƣớc ngoài. Đặc điểm này cũng đƣợc bắt gặp ở một số bài bình luận trên Thanh Nien News.

Trên báo CRI online tiếng Anh, báo cũng có những bài viết thể hiện quan hệ ngoại giao hay kinh tế với các nƣớc khác có liên quan đến vấn đề biển Đông nhƣ:

“China, U.S. Hold Talks amid Tensions over South China Sea”, “China, Vietnam Agree to Maintain Maritime Dialogues”, “Vietnam, China Pledge to Expand Economic Cooperation”…Nhƣng trong khi Việt Nam luôn thể hiện mong muốn

nhận đƣợc sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ từ bạn bè quốc tế trên báo chí đối ngoại thì Trung Quốc lại không muốn có sự can dự của bên thứ ba. Các bài viết

“Relevant Parties Urged Not to Involve in S.China Sea Row”, “China: Accord with Vietnam Nothing to Do with Third Party”, “Dispute in S.China Sea Should be Solved between China, Concerned Countries”…đã thể hiện điều đó.

Nam phản đối Trung Q uốc triển khai hành động bảo vê ̣ chủ quyền tại quần đảo Tây Sa và Nam Sa ” ngày 21/3/2013. Đây là nội dung không xuất hiện trên các trang TTĐN của các báo điện tử Việt Nam mặc dù mục đích của bài viết cũng là để khẳng định chủ quyền biển Nam Hải của Trung Quốc.

Nhƣ vậy, TTĐN về nội dung chủ quyền biển đảo quốc gia của báo điện tử Trung Quốc và Việt Nam có một số điểm chung:

- Các nội dung nhƣ: các hoạt động ngoại giao với các nƣớc có liên quan đến vấn đề biển đảo, các bằng chứng pháp lý và lịch sử về vấn đề này, các chủ trƣơng của Nhà nƣớc, thực trạng xâm phạm lãnh hải của nƣớc ngoài và tình hình đấu tranh trong nƣớc, quan điểm quốc tế…đều đƣợc đề cập.

- Cách cấu trúc tin bài, sử dụng các thể loại báo chí tƣơng ứng với nội dung khá tƣơng đồng.

- Thông tin đối ngoại về chủ quyền biển đảo chủ yếu là dịch thuật từ những ngôn ngữ khác nhau.

Tuy nhiên, TTĐN về nội dung chủ quyền biển đảo quốc gia của báo điện tử Trung Quốc và Việt Nam cũng có những khác biệt rõ nét:

- Số lƣợng tin bài về vấn đề chủ quyền biển đảo trên CRI từ 1/2011 đến 7/2013 ít hơn nhiều so với báo Thanh Niên hoặc Nhân Dân.

- Báo Trung Quốc tận dụng đƣợc thế mạnh về việc đƣa tin đa ngôn ngữ, điều mà Việt Nam phải hƣớng đến trong tƣơng lai.

- Bố cục tin bài trên báo Trung Quốc thƣờng đơn giản hơn về mặt hình thức, điều này có thể do việc chuyển từ tin phát thanh sang.

- Đôi khi xuất hiện những tít bài và những lời khẳng định có tính khiêu khích trong bài viết của báo Trung Quốc, điều này không có trên báo Việt Nam.

- Trung Quốc thể hiện quan điểm chỉ muốn giải quyết tranh chấp với các bên liên quan, không muốn có sự tham gia của bên thứ ba trên TTĐN. Còn Việt Nam

- Những phản hồi trực tiếp của độc giả đối với những bài viết về chủ quyền biển đảo trên CRI có số lƣợng lớn hơn so với hai tờ báo đối ngoại của Việt Nam.

Từ những nét tƣơng đồng và khác biệt đó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình để khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao chất lƣợng TTĐN trên báo Anh ngữ về nội dung chủ quyền biển đảo trong tƣơng lai.

Tiểu kết chƣơng 2:

Việc khảo sát nội dung thông tin về chủ quyền biển đảo Việt Nam trên hai tờ báo điện tử Anh ngữ cho thấy TTĐN Việt Nam đã và đang tuyên truyền theo đƣờng lối Đảng và Nhà nƣớc ta đề ra với những hình thức chuyển tải đa dạng và phong phú. Mặc dù mỗi tờ báo đều có những đặc thù riêng cũng nhƣ những hạn chế trong việc đƣa tin bằng tiếng Anh về vấn đề chủ quyền lãnh hải nhƣng tựu trung cả hai báo đều hƣớng đến những mục tiêu cụ thể mà TTĐN trong thời kì hiện nay đặt ra.

Bên cạnh đó, việc so sánh hai mảng TTĐN và thông tin đối nội nƣớc ta cùng với những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa TTĐN về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và Trung Quốc đã phác thảo về những nỗ lực đáng đƣợc ghi nhận cũng nhƣ những điểm cần hoàn thiện của báo chí đối ngoại bằng Anh ngữ của Việt Nam. Từ đó, chƣơng tiếp theo của luận văn sẽ phân tích và tổng hợp, đánh giá về những thành công và hạn chế của TTĐN về chủ quyền biển đảo Việt Nam để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng truyền thông đối ngoại bằng báo điện tử Anh ngữ.

CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ VÀ HƢỚNG GIẢI PHÁP VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TỪ GÓC NHÌN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Một phần của tài liệu Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát Thanh Niên online và Nhân Dân điện tử từ năm 2011 đến nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)