Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ gia đình

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 69)

Qua điều tra, nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều, như không có việc làm dẫn đến không có thu nhập, thiếu vốn sản xuất, nghề khai thác thủy sản trong đầm cho thu nhập thấp, không ổn định, gia đình có đông người ăn theo… Trong đó, có 26,7% số hộ được phỏng vấn trả lời nguyên nhân nghèo là do không có việc làm, 24,3% số hộ cho rằng nguyên nhân

nghèo là do thiếu vốn sản xuất, 13% số hộ cho rằng nguyên nhân nghèo là do thu nhập từ nghề khai thác ven đầm ngày càng thấp và bấp bênh.

Bảng 3.17. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ gia đình Nguyên nhân Số hộ trả lời

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn sản xuất 51 24,3

Thiếu đất canh tác 7 3,3

Thiếu phương tiện sản xuất 11 5,2

Thiếu lao động 9 4,3

Gia đình có người bệnh nặng 8 3,8

Gia đình có đông người ăn theo 20 9,5

Có lao động nhưng không có việc làm 56 26,7

Không có tay nghề, không biết cách làm ăn 12 5,7

Nợ nần kéo dài 4 1,9

Bị dịch bệnh trong sản xuất 4 1,9

Thu nhập từ nghề khai thác ven đầm ngày càng giảm 28 13,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Ngoài ra, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ý kiến của các hộ dân về đánh giá nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều. Kết quả cho thấy, 100% các ý kiến đều cho rằng môi trường đầm Thủy Triều ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản trong đầm ngày càng cạn kiệt, làm cho sản lượng khai thác trong đầm Thủy Triều ngày càng ít đi, thu nhập ngày càng giảm, là nguyên nhân làm cho đời sống của hộ gặp khó khăn.

3.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƢỜI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢ DÂN VEN ĐẦM THỦY TRIỀU 3.4.1. Ảnh hƣởng của các nguyên nhân đối với khả năng rơi vào tình trạng nghèo

Để xác định khả năng một hộ rơi vào diện nghèo, nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy logit để ước lượng. Trong các biến đưa vào mô hình phân tích có hai yếu tố không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% là biến nghề làm thêm và biến tỷ lệ có việc. Sau khi loại hai biến này và thực hiện phân tích lại, kết quả thể hiện ở bảng 3.18.

Kết quả phân tích cho thấy, hầu hết các biến số đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%. Hệ số của các biến mang dấu âm có nghĩa nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị biến này sẽ làm giảm xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ. Hệ số của các biến mang dấu dương là những yếu tố làm tăng xác suất rơi vào nghèo đói nếu tăng thêm một đơn vị biến này trong điều kiện tất cả biến còn lại không đổi.

Bảng 3.18. Kết quả mô hình hồi quy Binary logistic về tình trạng nghèo của hộ Biến phụ thuộc: hộ

gia đình nghèo (Hộ nghèo=1)

Ký hiệu Hệ số

(Bk) S.E Wald Df Sig.

Exp (B) Học vấn của các thành viên trưởng thành trong hộ HOCVAN -0,160 0,059 7,245 1 0,007 0,852 Tỷ lệ người phụ

thuộc trong hộ TLPHTHUOC 0,040 0,011 12,795 1 0,000 1,041

Có tàu, ghe TAUGHE -1,148 0,383 9,010 1 0,003 0,317

Thời gian khai thác

trong năm TL_THGIAN -0,041 0,011 14,366 1 0,000 0,960

Hằng số Β0 2,092 1,221 2,937 1 0,087 8,100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số quan sát 210

-2Log likelihood 174.126

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Trong mô hình hồi quy này, biến học vấn của các thành viên trưởng thành trong gia đình mang dấu âm, có nghĩa là nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị của học vấn những người trưởng thành trong gia đình sẽ làm giảm xác suất nghèo đói của hộ ở mức ý nghĩa 10%. Cũng có nghĩa nếu trình độ học vấn của các thành viên trưởng thành tăng 1 năm thì xác suất nghèo giảm còn 22,77% so với tỷ lệ 25,71% theo giả định ban đầu.

Tỷ lệ phụ thuộc của những người trong gia đình có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến mang dấu dương, có nghĩa là nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm một đơn vị của tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình sẽ làm tăng xác suất nghèo

đói của hộ, hay nói cách khác nếu hộ gia đình ngư dân tăng thêm 1% người phụ thuộc thì xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ ở mức 26,48% so với xác suất nghèo ban đầu là 25,71%

Biến có tàu, ghe có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Biến mang dấu âm có nghĩa là nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, việc chuyển từ không có tàu ghe sang có tàu, ghe thì xác suất nghèo giảm còn 9,89% so với xác suất nghèo ban đầu là 25,71%.

Biến thời gian khai thác trong năm có tác động tích cực tới khả năng thoát nghèo của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Biến mang dấu âm có nghĩa nếu các yếu tố khác không đổi, việc tăng thêm thời gian khai thác sẽ làm giảm xác suất nghèo của hộ, hay nói cách khác nếu thời gian khai thác tăng 1% thì xác suất nghèo còn 24,94% so với xác suất nghèo ban đầu là 25,71%.

Bảng 3.19. Kết quả mô phỏng về tình trạng nghèo của hộ

Biến phụ thuộc: Có phải hộ gia đình nghèo (nhóm thu nhập thứ nhất)?(có=1) Hệ số tác động biên (ebk)

Xác suất nghèo đói đƣợc ƣớc tính khi biến số độc lập thay đổi một đơn vị và xác

suất ban đầu là: (%)

Các biến số độc lập: 10 20 25,71 30 40 50

Học vấn các thành viên

trưởng thành 0,852 8,65 17,56 22,77 26,75 36,22 46,00

Số người phụ thuộc trong

hộ 1,041 10,37 20,65 26,48 30,85 40,97 51,00

Có tàu ghe 0,317 3,40 7,34 9,89 11,96 17,45 24,07

Thời gian khai thác trong

năm 0,960 9,64 19,35 24,94 29,15 39,02 48,98

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra của tác giả.

Lập luận một cách tương tự cho các trường hợp khác với giả định ban đầu tỷ lệ hộ nghèo ở mức 10%, 20%, 30%, 40%, 50% cũng cho thấy những yếu tố trên có thể

làm giảm hoặc gia tăng tình trạng nghèo của hộ ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều.

3.4.2. Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập bình quân đầu người trong cộng đồng ngư dân ven đầm Thủy Triều, tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng với biến phụ thuộc là thu nhập bình quân để ước lượng.

Kết quả ước lượng mô hình ban đầu cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được sự biến thiên của mô hình ở mức 37%. Trong đó, các biến giải thích đều có dấu như mong đợi. Trong 7 biến đưa vào mô hình, chỉ có 1 biến không có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% là biến giới tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ngư dân khai thác thủy sản ven đầm bao gồm: học vấn của các thành viên trưởng thành trong gia đình, tỷ lệ người sống phụ thuộc trong gia đình, tỷ lệ người có việc làm trong gia đình, có tàu hoặc ghe hay không, tỷ lệ thời gian khai thác trong năm, có làm thêm nghề khác hay không. Trong đó, ảnh hưởng mạnh là có tàu ghe hay không và có nghề làm thêm, ảnh hưởng yếu nhất là tỷ lệ có việc làm.

Sau khi loại bỏ biến giới tính không có ý nghĩa thống kê và thực hiện phân tích lại, kết quả được thể hiện trong bảng 3.20.

Bảng 3.20. Kết quả mô hình hồi quy

Biến Ký hiệu Hệ số hồi quy

Giá trị thống kê T Sig. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến phụ thuộc Ln(I)

(Constant) Β 0,553 2,021 0,045

Học vấn người trưởng thành HOCVAN 0,052 4,113 0,000

Tỷ lệ người phụ thuộc TLPTHUOC -0,006 -3,359 0,001

Số người có việc làm TLCOVIEC 0,004 2,238 0,026

Có tàu, ghe TAUGHE 0,318 4,065 0,000

Có nghề làm thêm NGHETHEM 0,285 3,500 0,001

Số quan sát 210

R2 hiệu chỉnh 0,370

Chỉ số F 21,213 (Sig.f=0,000)

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra của tác giả

Kết quả hồi quy và kiểm định cho thấy phương trình hồi quy khá thích hợp, hệ số hồi quy đúng với dấu kỳ vọng.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy bội: thông qua kiểm định F, cho thấy rằng với mức ý nghĩa 5% thì mức ý nghĩa của thống kê F là SigF = 0,000, điều này cho thấy độ phù hợp của mô hình hồi quy bội.

Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính: Từ phần dư chuẩn hóa và giá trị phần dư tiên đoán cho thấy, phần dư phân tán theo 1 đường thẳng, như vậy mô hình hồi quy liên hệ phi tuyến tính.

Kiểm định phƣơng sai thay đổi: Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman cho thấy giả thuyết về hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng không bị bác bỏ, điều này cho phép kết luận rằng phương sai của sai số không thay đổi.

Correlations

TNBQ GTTTPHANDU

Spearman's rho TNBQ Correlation Coefficient 1.000 -.056

Sig. (2-tailed) . .418

N 210 210

GTTTPHANDU Correlation Coefficient -.056 1.000

Sig. (2-tailed) .418 .

N 210 210

Kiểm tra về phân phối chuẩn của phần dƣ

Từ biểu đồ phân phối của phần dư cho thấy giá trị trung bình của phần dư bằng không và biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa tuân theo phân phối chuẩn. Điều này

cho phép kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn của mô hình hồi quy không bị vi phạm.

Kiểm định về tính độc lập của sai số trong mô hình: Giá trị Durbin – Watson cho thấy D = 1,511. Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc thì hệ số giá trị D Durbin – Watson nằm trong miền chấp nhận: 1 < D < 3, cho thấy mô hình không có tự tương quan giữa các phần dư.

Kiểm định sự đa cộng tuyến: Từ chỉ số VIF cho thấy, các chỉ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Bảng kết quả phân tích hồi quy cho thấy:

Trình độ học vấn của những người trưởng thành: từ hệ số hồi quy và chỉ số thống kê t cho thấy trình độ học vấn của những người trưởng thành trong hộ có tác động tích cực tới thu nhập và từ đó có thể tác động tới việc cải thiện tình trạng nghèo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy hệ số hồi quy là 0,052, có nghĩa là nếu những người trưởng thành trong hộ tăng 1 năm đi học sẽ làm tăng thu nhập lên 5,2%, từ đó tăng khả năng thoát nghèo của hộ trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tỷ lệ người phụ thuộc: Hệ số ước lượng của biến số tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình có dấu âm như dự đoán và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy là 0,006 có nghĩa là khi tỷ lệ người sống phụ thuộc tăng lên 1%, mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ sẽ giảm xuống 0,6%. Kết quả này cũng phù hợp với thực tiễn và kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây.

Số người có việc làm: số người có việc làm trong hộ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, có dấu như dự đoán (+). Với hệ số hồi quy là 0,004, có nghĩa là khi số người có việc làm trong hộ tăng 1% thì thu nhập bình quân đầu người trong hộ sẽ tăng 0,4%. Theo kết quả điều tra tỷ lệ người có việc làm ảnh hưởng yếu đến thu nhập là do trong thực tế các nghề khai thác ven đầm đơn giản nên có thể tận dụng lao động của tất cả các thành viên trong gia đình, kể cả người già, trẻ em, cũng vì vậy nên người dân khi được phỏng vấn chưa phân biệt rõ người có việc làm thường xuyên với người phụ thuộc.

Có tàu, ghe: hộ có tàu ghe có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, có dấu như dự đoán (+). Hệ số hồi quy bằng 0,318 có nghĩa là thu nhập trung bình của hộ có tàu ghe sẽ lớn hơn thu nhập trung bình của hộ không có tàu ghe là e0,318 – 1 tức là bằng 37,44%, vì hộ có tàu ghe sẽ có thuận lợi hơn trong trong sản xuất, sẽ cho thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Trong tình trạng hiện nay, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, nhất là nguồn lợi thủy sản ven đầm và các vùng nước nông, do đó ngư dân muốn khai thác đạt sản lượng cao cần phải đầu tư phương tiện khai thác thủy sản, trong đó cần thiết phải mua sắm tàu, ghe. Tuy nhiên nếu số lượng tàu ghe càng phát triển thì nguồn lợi thủy sản càng cạn kiệt. Mặt khác hiện nay ngư dân chỉ được đóng mới tàu ghe có công suất từ 50 CV trở lên (Theo Quyết định 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa v/v “Ban hành quy định Quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh

Hòa”), nên không thể tăng tàu ghe có công suất nhỏ. Do đó cần chuyển đổi nghề cho ngư dân, nhất là chuyển đổi sang đánh bắt xa bờ.

Thời gian khai thác trong năm: ảnh hưởng đến thu nhập bình quân và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, có dấu như dự đoán (+), như vậy trong năm, thời gian khai thác càng nhiều thì thu nhập bình quân đầu người càng cao. Hệ số hồi quy là 0,01 có nghĩa là nếu thời gian khai thác trong năm tăng 1% thì thu nhập bình quân đầu người tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt mà ngư dân lại tăng nỗ lực đánh bắt bằng cách tăng thời gian khai thác trong năm thì nguồn lợi sẽ càng cạn kiệt. Do đó về lâu dài vấn đề chuyển đổi nghề, nhất là chuyển đổi sang nghề đánh bắt xa bờ cũng là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm.

Nghề làm thêm của hộ: ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người trong hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, có dấu như dự đoán (+). Như vậy, ngoài nghề khai thác ven đầm, hộ gia đình nếu có thêm nghề khác thì sẽ tăng thêm thu nhập. Hệ số hồi quy là 0,285 có nghĩa là nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thu nhập của ngư dân có nghề làm thêm ngoài nghề khai thác thủy sản ven đầm lớn hơn thu nhập của ngư dân không có nghề làm thêm ngoài nghề khai thác thủy sản ven đầm là: e0,285 – 1 tức bằng 32,58%.

3.5. KẾT LUẬN RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích thực trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân ven đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa cho thấy: trong mẫu điều tra hầu hết chủ hộ ngư dân là nam giới (chiếm 85,2%), tập trung ở độ tuổi từ 35 đến 55 (chiếm 65,7%) và có trình độ văn hóa thấp; Chủ hộ có trình độ học vấn từ mù chữ đến học hết cấp hai chiếm 91,5% số hộ điều tra; Số hộ có bằng cấp chuyên môn trung học chuyên nghiệp, học nghề, cao đẳng, đại học chỉ chiếm 2,4%; Hầu hết các hộ gia đình ngư dân ven đầm Thủy Triều có quy mô hộ gia đình lớn, có 97,1% hộ gia đình có số người trong gia đình từ 3 thành viên trở lên, chỉ có 2,9% hộ gia đình có số người từ hai trở xuống.

Bên cạnh đó, trong số mẫu nghiên cứu có 25,71% hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc diện hộ nghèo (có thu nhập từ 400.000 đồng trở xuống), 0,95%

hộ cận nghèo (có thu nhập từ trên 400.000 đồng đến 520.000 đồng) và 1,4% hộ khó khăn (có thu nhập từ trên 520.000 đồng đến 600.000 đồng).

Nghề khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều khá phong phú, nhưng chủ yếu là các nghề đơn giản như: bắt bộ (bắt ốc, sò, hàu, đào sá sùng, dời…), đi lưới (lưới ghẹ, lưới 1, lưới 2, trủ…), đánh bắt cố định (lờ, đáy) và nghề khác (như lặn, vớt rong, vớt sứa…). Các hộ có thể tham gia đánh bắt một nghề, nhưng cũng có thể đánh bắt

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 69)