Nghèo đói trong khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 28)

Vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và sinh kế ngư nghiệp được Béné (2003) lập luận trong bài viết của mình về khai thác thủy sản quy mô nhỏ. Ông đã đưa ra kết luận rằng: “khai thác thủy sản quy mô nhỏ = nghèo đói” và “ngư dân là những thành viên

có thực trạng thấp kém, những hộ gia đình nghèo khổ, “cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội”.

Nguồn: Béné, 2003

Hình 1.2. Vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và sinh kế ngƣ nghiệp

Tìm hiểu về nguồn gốc hay căn nguyên của nghèo đói trong đánh bắt thủy sản quy mô nhỏ là rất cần thiết cho việc quản lý ngành thủy sản và làm tăng sinh kế cho người dân. Bởi vì nghèo đói trong thủy sản có liên quan trực tiếp đến những yếu tố tự nhiên, đó là tài nguyên thủy sản và mức độ khai thác của nó, ví dụ như khan hiếm các nguồn tài nguyên hoặc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên do việc tăng trưởng của dân số đến nghèo đói [1].

Mối quan hệ đầu tiên giữa ngành đánh bắt và nghèo đói là “họ nghèo bởi vì họ là những người ngư dân”. Ngư dân được xem như là những người nghèo nhất bởi những nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh của nghèo đói trong ngành đánh bắt [21].

Nghèo đói có liên quan đến mức độ thấp của các nguồn tài nguyên và tình trạng thông thường của quyền tài sản tự nhiên trong các ngành đánh bắt quy mô nhỏ. Càng nhiều người tham gia vào đánh bắt trong điều kiện tự do tiếp cận của ngành thủy sản

Sự tự do tiếp cận của tài nguyên

thủy sản Khai thác quá mức Nhận thức về phương kế cuối cùng “Họ là ngư dân bởi vì họ là những người nghèo”

Các chi phí cơ hội thấp Thu nhập thấp “Họ là người nghèo bởi vì họ là những ngư dân”

Khai thác thủy sản = Nghèo đói

(Yếu tố bên trong)

(Yếu tố bên ngoài)

Mô hình hội thấp

sẽ dẫn đến khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, vì vậy thặng dư kinh tế sẽ không còn và thu nhập có được của ngư dân sẽ rất thấp (Gordon, 1954). Đó được xem là nguyên nhân bên trong [21].

Ngành đánh bắt quy mô nhỏ thường diễn ra ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, nơi mà người dân có rất ít các cơ hội nghề nghiệp thay thế. Có nghĩa là các nguồn thu nhập khác ngoài ngành đánh bắt thường là rất thấp vì vậy dẫn đến thu nhập của dân cư rất thấp. Do đó để nói về nguyên nhân bên ngoài, Béné (2003) chỉ ra vấn đề nghèo đói trong thủy sản dựa trên các khái niệm của kinh tế về cơ hội thu nhập thấp.

Đánh bắt quy mô nhỏ là nguyên nhân của thu nhập thấp của ngư dân, mặc dù họ rất cố gắng lao động, nhưng vẫn tồn tại tình trạng nghèo. Để diễn đạt mối liên hệ giữa nghèo đói và ngành đánh bắt thủy sản, ông cũng chỉ ra rằng tài nguyên tự do tiếp cận trong thủy sản cung cấp cho những người nghèo nhất sinh kế thông qua những hoạt động khai thác. Khai thác thủy sản quy mô nhỏ được xem như là phương kế cuối cùng cho những người nghèo, đó là nó cho phép họ tham gia vào ngành đánh bắt, mặc dù họ không có bất kỳ một kỹ năng hay tài sản nào.

Nhận thức của ngành đánh bắt quy mô nhỏ như là phương kế cuối cùng của người nghèo, Béné (2003) đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa đánh bắt thủy sản và nghèo đói là “họ là ngư dân bởi vì họ là những người nghèo” [21].

1.5. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1.5.1. Các nghiên cứu trong nƣớc

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về giảm nghèo cho ngư dân như:

Nghiên cứu của Đào Công Thiên (2008) với công trình “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa”, nghiên cứu sử dụng lý thuyết nghèo đói được xem xét từ quan điểm khả năng phát triển con người và sử dụng chi tiêu bình quân làm tiêu chí phân tích nghèo. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố tác động đến chi tiêu bình quân đầu người và mô hình Binary Logistic để xác định các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo. Các biến độc lập tác giả

đưa vào nghiên cứu gồm: dân tộc, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ, số con trong hộ, số người không có việc làm tạo thu nhập, số năm đi học của chủ hộ, số năm đi học của những người trưởng thành, tình trạng việc làm của hộ, làm nông, có đất, diện tích đất, có vay. Kết quả nghiên cứu đã phân tích nghèo theo khu vực địa lý, thống kê mô tả những đặc điểm nghèo của hộ. Kết quả mô hình kinh tế lượng như sau: đối với mô hình hồi quy đa biến, có 5 biến có ý nghĩa thống kê gồm: quy mô hộ, số năm đi học của người trưởng thành, việc làm của hộ, diện tích đất canh tác, có vay hơn 5 triệu đồng; đối với mô hình logit, có 5 biến có ý nghĩa thống kê gồm: quy mô hộ, số người phụ thuộc, việc làm của hộ, diện tích đất, có vay; trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là biến việc làm của hộ. Từ mô hình kinh tế lượng, tác giả đưa ra 5 nhóm giải pháp để giảm nghèo liên quan đến vấn đề việc làm, đất đai, vay vốn, quy mô hộ, giới tính và giáo dục. Nghiên cứu có hạn chế đó là nghiên cứu đưa vào mô hình hồi quy biến làm nông và diện tích đất, kết quả cho thấy diện tích đất có ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân và xác suất giảm nghèo. Tuy nhiên, đặc điểm nghề cá và các hộ ngư dân thì đặc điểm dân tộc và diện tích đất đai là những biến không mang tính đặc trưng rõ ràng. Bên cạnh đó, theo phân tích của tác giả về giải thích các biến trong mô hình hồi quy và phân tích kết quả mô hình hồi quy đa biến: các biến độc lập tác động đến tình trạng nghèo. Đây chính là sự nhầm lẫn của tác giả vì mô hình hồi quy đa biến mà tác giả xây dựng chỉ cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân đầu người [19].

Nguyễn Thị Bích Hảo (2009) đã nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận của Ngân hàng Thế giới trong việc đo lường và đánh giá nghèo đói. Bằng mô hình hồi quy đa biến, tác giả xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu bình quân đầu người với 6 biến độc lập là: tuổi chủ hộ, số nhân khẩu của hộ, số người sống phụ thuộc, trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ, công suất máy của tàu ghe, giới tính của chủ hộ. Qua phân tích thống kê mô tả, tác giả đã phân tích những đặc điểm chung của cộng đồng dân cư, về đặc điểm hộ gia đình, về tình trạng giáo dục, y tế, sức khỏe, phân hạng giàu nghèo, việc làm, thu nhập, chi tiêu. Kết quả mô hình hồi quy có 2 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là số nhân khẩu của hộ và công suất máy. Từ đó, tác giả đưa ra 4 nhóm giải

pháp: giảm quy mô của hộ, tăng công suất máy, phát triển loại hình du lịch homestay, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghiên cứu. Hạn chế của luận văn là số mẫu ít nên đã làm cho hạn chế trong phân tích dữ liệu; giải pháp giảm nghèo đề xuất từ kết quả phân tích thống kê và định lượng, trong khi đó chỉ có 2 biến có ý nghĩa thống kê nên giải pháp mà luận văn đưa ra tương đối đơn giản và không có mức độ chi tiết cần thiết [11].

Phạm Hồng Mạnh (2010) trong công trình nghiên cứu: “nguyên nhân và các giải pháp giảm đói nghèo trong cộng đồng ngư dân ven biển Khánh Hòa” đã sử dụng phương pháp tiếp cận của Ngân hàng Thế giới để ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng nghèo trong cộng đồng ngư dân ven biển tại Khánh Hòa. Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân đầu người với biến phụ thuộc là logarit của chi tiêu bình quân đầu người và 10 biến độc lập là giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ, số người phụ thuộc trong hộ, số năm đi học của những người trưởng thành trong một hộ, số người trưởng thành có việc làm ổn định trong một hộ, sự phân bố đất sản xuất của hộ, tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức, hộ gia đình hoạt động trong nghề cá. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng mô hình hồi quy logit để định lượng mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội đối với việc hộ ngư dân nghèo được đánh giá nghèo hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng thực sự đến chi tiêu bình quân đầu người gồm: tuổi của chủ hộ, thời gian đi học của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, trình độ học vấn của những người trưởng thành, tình trạng việc làm, nghề cá, tiếp cận tín dụng và khả năng tiếp cận đất đai, trong đó biến tình trạng việc làm ảnh hưởng mạnh nhất. Ngoài ra, có 7 biến tác động đến khả năng rơi vào tình trạng nghèo của hộ là: tuổi chủ hộ, thời gian đi học của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, tỷ lệ sống phụ thuộc, trình độ học vấn của những người trưởng thành, tình trạng việc làm và tiếp cận tín dụng, trong đó tình trạng việc làm của những người trưởng thành trong hộ là có xác suất làm giảm tình trạng nghèo của hộ nhiều nhất [18]. Phan Đình Hùng (2011) đã nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu đã sử dụng quan điểm về nghèo đói của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc về phát triển con người,

sử dụng phương pháp đo lường dựa vào chi tiêu bình quân, phân loại hộ nghèo dựa vào phương pháp của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tức là xác định hộ nghèo bằng chi tiêu bình quân đầu người nằm trong 20% thấp nhất của chi tiêu (chia đoạn chi tiêu thành 5 khoảng bằng nhau và những hộ có chi tiêu nằm trong khoảng thấp nhất được xem là hộ nghèo tương đối). Tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy đa biến và mô hình logit với biến phụ thuộc là logarit chi tiêu bình quân đầu người và 11 biến độc lập là tôn giáo, tuổi của chủ hộ, giới tính chủ hộ, số người sống trong hộ, số người sống phụ thuộc, số năm đi học của chủ hộ, tình trạng việc làm của chủ hộ, làm nông, có đất, diện tích đất, tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy có 5 biến có ý nghĩa thống kê là có việc làm ổn định, làm nông, có đất sản xuất, tình trạng tiếp cận nguồn vốn chính thức, quy mô của hộ, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là biến việc làm. Kết quả mô hình logit cho biết có 5 yếu tố ảnh hưởng đến xác suất nghèo, trong đó biến có hệ số hồi quy mang dấu âm là biến có việc làm, có đất và có vay, biến có hệ số hồi quy mang dấu dương là biến quy mô hộ, làm nông. Ảnh hưởng mạnh nhất đến tình trạng nghèo của hộ là biến làm nông. Hạn chế của nghiên cứu này là đưa vào mô hình kinh tế lượng các biến tôn giáo, làm nông, diện tích đất, có đất, tuy nhiên đây không phải là đặc trưng của cộng đồng ngư dân khai thác ven biển. Ngoài ra, tương tự như hạn chế trong nghiên cứu của Đào Công Thiên, nghiên cứu của Phan Đình Hùng cũng có sự nhầm lẫn khi phân tích rằng các biến độc lập có tác động đến xác suất nghèo [13].

1.5.2 Các nghiên cứu ngoài nƣớc

Đã có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài về nghèo cho ngư dân. Những nghiên cứu điển hình như nghiên cứu của Gordon (1954) và Béné (2003) cho thấy ngư dân là đối tượng có thu nhập thấp nhất trong các ngành nghề, tình trạng sở hữu chung trong khai thác thủy sản quy mô nhỏ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo. Ngày càng nhiều người có thể tham gia khai thác hải sản trong điều kiện tự do tiếp cận nên dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên và có những trở ngại trong hoạt động sinh kế trên biển. Nghề cá quy mô nhỏ cho phép mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động khai thác cho dù họ không có kỹ năng hoặc tài sản gì [28], [25].

Các nghiên cứu Gordon (1954) và Christopher (2003) cho thấy tình trạng nghèo trong khai thác thủy sản là do cơ hội thu nhập thấp. Khai thác thủy sản quy mô nhỏ thường ở những khu vực xa xôi, ít có cơ hội có những việc làm khác, làm cho thu nhập của ngư dân ở mức thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, làm cho thu nhập lại thấp. Do ngư dân có ít kiến thức, ít có cơ hội giáo dục, thiếu các khoản tích lũy để đầu tư [28], [26].

Theo Báo cáo phát triển thế giới (2013), nghề nghiệp là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến mức sống. Đối với đại đa số mọi người, công việc của họ tạo ra nguồn thu nhập chính, đặc biệt là ở những người nghèo. Thu nhập từ công việc là yếu tố quyết định hộ gia đình thoát nghèo hoặc rơi vào tình trạng nghèo. Gia đình có phần lớn số người trong độ tuổi lao động thì ít có khả năng rơi vào tình trạng nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp cao trong hộ gia đình làm tăng xác suất nghèo của hộ. Tuy nhiên, những người có việc làm thường xuyên cũng bị rơi vào tình trạng nghèo do công việc của họ được trả công thấp. Ngoài ra, giáo dục, kinh nghiệm làm việc, khu vực sinh sống của gia đình, thiên tai, bệnh tật hoặc sức khỏe kém của chủ hộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ [29]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu có liên quan

Trong các nghiên cứu trên đã xem xét nghèo theo quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người, sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo, đó là tình trạng: “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. Về đo lường và đánh giá nghèo đói, sử dụng mức chuẩn nghèo theo Quyết định của Chính phủ đối với khu vực nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 làm tiêu chí đánh giá nghèo đói.

Để nhận diện các nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo của các hộ ngư dân, các nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ gia đình, với các biến độc lập là những đặc điểm kinh tế xã hội của hộ ngư dân khai thác thủy sản ven bờ gồm: giới tính, tuổi, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, tình trạng việc làm, tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn, loại nghề khai thác, khả năng tiếp cận tín dụng, khả năng tiếp cận đất đai. Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nguyên nhân cơ bản với việc hộ gia đình được đánh giá

nghèo hay không nghèo, các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy lôgit mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 (nếu là hộ nghèo) và bằng không (cho tất cả các hộ gia đình khác).

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, một số yếu tố ảnh hưởng thực sự đến nghèo bao gồm: tuổi của chủ hộ, thời gian đi học của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ thuộc, trình độ học vấn của những người trưởng thành, tình trạng việc làm, nghề khai thác cố định, sử dụng công cụ thô sơ, khả năng tiếp cận đất đai. Qua đó, các nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp giảm nghèo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 28)