Nghiên cứu sơ bộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 39)

Nghiên cứu sơ bộ nhằm nhận dạng bước đầu những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều huyện Cam Lâm. Từ đó hình thành mô hình nghiên cứu sơ bộ. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo. Các câu hỏi đưa vào bảng câu hỏi được lựa chọn từ bảng câu hỏi tổng hợp của ba nguồn: từ các nghiên cứu trước đây đã được công bố, từ ý kiến của các chuyên gia, từ kết quả của thảo luận nhóm. Các thông tin trong bảng câu hỏi gồm: thông tin về đặc tính cá nhân của chủ hộ và các thành viên trong gia đình (trình độ văn hóa, tuổi, giới tính, sức khỏe và các thông tin có liên quan về gia đình, việc làm) và thông tin về thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều và từ các hoạt động kinh tế khác, thông tin về tình hình chi tiêu của hộ gia đình.

Qua nghiên cứu sơ bộ, bước đầu đã nhận thấy được những đặc điểm nghèo của hộ, đồng thời nhận diện những yếu tố chủ yếu tác động đến tình trạng nghèo của hộ ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều. Kết quả nghiên cứu sơ bộ như sau:

Bảng 2.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ Nội dung

nghiên cứu sơ bộ

Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Về

điều kiện sống

Đa số các hộ ngư dân đều có nhà xây bán kiên cố, một số ít còn ở nhà tạm. Hầu hết các hộ được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Hiện nay các xã đều triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí. Do đó, về cơ sở hạ tầng từng bước được quan tâm đầu tư như: cứng hóa đường giao thông, xây dựng bưu điện, Trạm y tế, trường học đạt chuẩn quốc gia. Người dân thường xuyên tham gia khám chữa bệnh tại Trạm y tế xã. Trẻ em 5 tuổi ra lớp mẫu giáo đạt 100%.

Về

đời sống

tinh thần

Do những thay đổi trong đời sống tinh thần luôn gắn với đời sống sản xuất của người dân, vì vậy những chương trình văn hóa, văn nghệ, chương trình truyền hình, chương trình thông tin tuyên truyền… hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu cho ngư dân.

Về tình

trạng lao

động:

Hầu hết chủ hộ là người có việc làm thường xuyên tạo thu nhập, các thành viên khác trong gia đình thường có việc làm nhưng không ổn định, không thường xuyên tạo ra thu nhập, có thể phụ giúp những công việc như vá lưới, phụ giúp chèo thuyền, lái thuyền khi chủ hộ đi đánh bắt, hoặc làm thuê, lao động phổ thông…

Về

hoạt động sản xuất

Hầu hết các hộ ngư dân tham gia khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều với nhiều nghề, như vừa thả lờ vừa bắt bộ; hoặc vừa đánh lưới vừa vớt sứa vớt rong theo mùa…Ngoài ra các hộ ngư dân còn tham gia sản xuất nông nghiệp như: chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; tham gia buôn bán nhỏ; trong hộ có người tham gia lao động phổ thông (thợ hồ, làm thuê, làm bảo vệ, làm công nhân…).

tình trạng nguồn lợi

Triều có sự suy giảm nghiêm trọng trong những năm gần đây, làm cho sản lượng khai thác giảm rõ rệt, từ đó thu nhập giảm. Nguyên nhân làm giảm nguồn lợi trong đầm là do số lượng người khai thác ngày càng đông, nhất là nghề lờ dây phát triển mạnh và tuy là nghề cố định nhưng là nghề khai thác có tính chất hủy diệt vì thủy sản bị khai thác có cả những loài có kích thước rất nhỏ; chất thải xuống đầm ngày càng nhiều, ngoài chất thải sinh hoạt còn có chất thải công nghiệp của các nhà máy, khu công nghiệp, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp, dư lượng hóa chất từ nuôi trồng thủy sản; đáy đầm bị xáo trộn do những người khai thác dời, móng tay, đuôi heo… bằng cách đào bới…

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra sơ bộ của tác giả

Từ những nhìn nhận ban đầu, tác giả đã hình thành mô hình nghiên cứu sơ bộ. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và thiết kế bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)