Chuyển đổi nghề

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 85)

Từ kết quả phân tích điều tra cho thấy, các hộ khai thác ven đầm là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Do đó, việc chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven đầm kém hiệu quả và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản sang những ngành nghề khác là rất cần thiết. Việc chuyển đổi này cũng phù hợp với chủ trương giảm tàu thuyền có công suất nhỏ và tạo điều kiện cho những hộ nghèo cải thiện đời sống. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, nghề cá nước ta đang vươn xa, làm giàu từ biển và đảm bảo chủ quyền lãnh hải của đất nước, do đó việc chuyển đổi là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên do nhiều trở ngại như thói quen, nguồn vốn không đáp ứng, không có kinh nghiệm quản lý… nên việc chuyển đổi nghề của ngư dân là một vấn đề hết sức khó khăn, cần có giải pháp và hướng đi

phù hợp, chú trọng nâng cao hiệu quả của những nghề cần chuyển đổi và sớm ổn định được đời sống của các hộ ngư dân này, bao gồm:

Thứ nhất, thường xuyên tuyên truyền về tình trạng suy giảm nguồn lợi, chủ trương cắt giảm tàu thuyền có công suất nhỏ dưới 90 CV, cấm hoạt động nghề lờ dây trong đầm Thủy Triều và đầm Nha Phu ở Khánh Hòa, để người dân nhận thức được sự cần thiết chuyển đổi và tự giác chuyển đổi. Hướng dẫn họ chuyển đổi sang những nghề tương tự như khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá vì những nghề này tương đối gần gũi với công việc cũ, có thể áp dụng những kinh nghiệm cũ nên họ dễ dàng chấp nhận, nhất là khuyến khích nuôi trồng những đối tượng vừa có lợi ích kinh tế cho cá nhân vừa có lợi ích cho cộng đồng trong việc phục hồi nguồn lợi hải sản như trồng rong, nuôi hàu, trồng đước trong đìa kết hợp với nuôi tôm quảng canh... Tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát của Thanh tra Nông nghiệp, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng Nông nghiệp và PTNT, Bộ đội Biên phòng để giảm thiểu khai thác hủy diệt bằng nghề cấm như xung điện, xiết điện, chất độc, giã cào, lờ dây…để tạo ra áp lực cần thiết để các hộ chuyển đổi nghề.

Thứ hai, chú trọng chuyển đổi nghề cho những hộ khai thác ven đầm Thủy Triều sang nghề khai thác xa bờ. Đây là việc làm khó khăn, vì tuy rằng về mặt tâm lý, ngư dân vẫn muốn giữ nghề khai thác, chỉ là vị trí khai thác khác nhau, nhưng để khai thác xa bờ phải cần trang bị tàu thuyền có công suất lớn, ngư cụ phù hợp, kinh nghiệm và thông tin về ngư trường khai thác, khả năng quản lý… Do đó trước mắt, các hộ không nghèo mới có khả năng có khả năng tài chính, kinh nghiệm ngư trường và năng lực quản lý để chuyển đổi sang đánh bắt xa bờ. Họ sẽ là chủ những con tàu có công suất lớn, đủ điều kiện để đánh bắt xa bờ. Để có đủ khả năng về tài chính, các hộ có thể góp vốn bằng các phần hùn hoặc hình thành tổ hợp tác mà các thành viên góp vốn sẽ phân chia lợi nhuận trên cơ sở số vốn đóng góp. Bên cạnh đó, các hộ ngư dân còn được nhà nước hỗ trợ bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Theo Quyết định 1690/QĐ- TTg ngày 16/9/2010 về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, hầu hết các tỉnh, thành phố đều ban hành quy định hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt xa bờ, theo đó hiện nay ngư dân có thể được hỗ trợ vay vốn tối đa bằng 10%/năm tính theo số tiền vay thực tế của chủ tàu cá nhưng không vượt hạn mức

tối đa là 700 triệu đồng. Ở Khánh Hòa, hiện nay địa phương đang tranh thủ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu cũ, đóng tàu mới công suất lớn, Khánh Hòa đang đề xuất cho vay để thực hiện các dự án đánh bắt xa bờ trên 1.342 tỷ đồng, mức vay 80%, nhân dân đối ứng 20%, thời hạn vay 10 năm, ân hạn 5 năm hoặc 3 năm đối với từng dự án, lãi suất cho vay ưu đãi 2,5%/năm, ngân sách nhà nước bù chệnh lệch lãi suất, tài sản thế chấp chính là con tàu hình thành. Các hộ khai thác ven đầm chuyển sang đi bạn (làm công nhân) cho những chủ tàu khai thác xa bờ, hoặc cung cấp dịch vụ, hậu cần nghề cá, về lâu dài sẽ tích lũy kinh nghiệm, vốn, khả năng quản lý… để chuyển đổi nghề với tư cách làm chủ.

Các hộ khai thác ven đầm chuyển sang đi bạn (làm công nhân) cho những chủ tàu khai thác xa bờ, hoặc cung cấp dịch vụ, hậu cần nghề cá, về lâu dài sẽ tích lũy kinh nghiệm, vốn, khả năng quản lý… để chuyển đổi nghề với tư cách làm chủ.

4.2. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu này còn có nhiều hạn chế vì số lượng mẫu điều tra còn nhỏ so với tổng thể nghiên cứu vì sự giới hạn nguồn lực tài chính. Từ kết quả điều tra được, tác giả chưa thực hiện kiểm định thống kê so sánh hoặc liên quan để phát hiện các quy luật làm cơ sở giải thích cho mô hình hồi quy. Mặt khác, các giải pháp mà tác giả gợi ý chủ yếu tiếp cận dưới góc độ thông qua phân tích định lượng. Do vậy, vẫn rất cần thiết cho những nghiên cứu khác về tình trạng nghèo trong cộng đồng dân cư nói chung và nghề khai thác ven đầm nói chung bằng các phương pháp và cách tiếp cận khác đáng thuyết phục hơn, chẳng hạn như đánh giá nghèo đa chiều… khi nghiên cứu về nghèo đói.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Giảm nghèo là vấn đề hết sức quan trọng, là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khai thác thủy sản là ngành sản xuất có tính chất đặc thù, hoạt động sản xuất thủy sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản. Ngư dân khai thác thủy sản ven đầm Thủy Triều còn gặp nhiều khó khăn do ngành nghề khai thác đơn giản, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Do đó vấn đề nghèo của ngư dân khai thác ven đầm nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều bao gồm: học vấn của các thành viên trưởng thành trong gia đình, tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình, có tàu ghe hay không và thời gian khai thác trong năm. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất là có tàu ghe hay không. Nếu trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, việc chuyển từ không có tàu ghe sang có tàu, ghe thì xác suất nghèo giảm còn 9,89% so với xác suất nghèo ban đầu là 25,71%, tức giảm rõ rệt; nếu hộ gia đình ngư dân có thêm 1 người phụ thuộc thì xác suất rơi vào tình trạng nghèo của hộ ở mức 26,48% so với xác suất nghèo ban đầu là 25,71%.

Bên cạnh đó, các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều bao gồm: học vấn của các thành viên trưởng thành, tỷ lệ người sống phụ thuộc trong gia đình, tỷ lệ người có việc làm trong gia đình, có tàu hoặc ghe hay không, tỷ lệ thời gian khai thác trong năm, có làm thêm nghề khác hay không. Trong đó, ảnh hưởng mạnh là yếu tố có tàu ghe hay không và có nghề làm thêm.

Như vậy để thoát khỏi tình trạng nghèo thì phải tăng thu nhập của hộ gia đình, muốn vậy cần tác động đến những yếu tố: học vấn của các thành viên trưởng thành, tỷ lệ người sống phụ thuộc trong gia đình, tỷ lệ người có việc làm trong gia đình, có tàu hoặc ghe hay không, tỷ lệ thời gian khai thác trong năm, có làm thêm nghề khác hay không, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc có phương tiện khai thác và có nghề làm thêm ngoài nghề khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều.

Tuy nhiên đối với yếu tố có tàu ghe và tỷ lệ thời gian khai thác, nếu ngư dân cứ tăng nỗ lực đánh bắt bằng cách tăng số lượng tàu ghe và thời gian khai thác trong năm thì nguồn lợi sẽ càng cạn kiệt. Do đó về lâu dài vấn đề chuyển đổi nghề, nhất là chuyển đổi sang đánh bắt xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá cũng là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm.

Nghiên cứu này còn có nhiều hạn chế vì số lượng mẫu điều tra còn nhỏ so với tổng thể nghiên cứu vì sự giới hạn nguồn lực tài chính. Từ kết quả điều tra được, tác giả chưa thực hiện kiểm định thống kê so sánh hoặc liên quan để phát hiện các quy luật làm cơ sở giải thích cho mô hình hồi quy. Mặt khác, các giải pháp mà tác giả gợi ý chủ yếu tiếp cận dưới góc độ thông qua phân tích định lượng. Do vậy, vẫn rất cần thiết cho những nghiên cứu khác về tình trạng nghèo trong cộng đồng dân cư nói chung và nghề khai thác ven đầm nói chung bằng các phương pháp và cách tiếp cận khác đáng thuyết phục hơn, chẳng hạn như đánh giá nghèo đa chiều… khi nghiên cứu về nghèo đói.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị: công tác phân loại hộ nghèo của các địa phương cần được quan tâm đúng mức, nhằm phân loại hộ nghèo đúng đối tượng, tránh tình trạng hộ không nghèo nhưng được phân loại hộ nghèo gây hiện tượng không công bằng trong xã hội. Mặt khác, đánh giá đúng đối tượng nghèo để có những giải pháp giảm nghèo sát đúng với thực tế và phù hợp cho từng đối tượng hộ gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Tìm hiểu Văn kiện đại hội XI và định hướng đường lối đổi mới phát triển của Đảng, NXB Lao Động.

2. Chi cục Thống kê huyện Cam Lâm (2008), Niên giám thống kê Cam Lâm 2008. 3. Chi cục Thống kê huyện Cam Lâm (2009), Niên giám thống kê Cam Lâm 2009. 4. Chi cục Thống kê huyện Cam Lâm (2010), Niên giám thống kê Cam Lâm 2010. 5. Chi cục Thống kê huyện Cam Lâm (2011), Niên giám thống kê Cam Lâm 2011. 6. Chi cục Thống kê huyện Cam Lâm (2012), Niên giám thống kê Cam Lâm 2012.

7. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội.

8. Chính phủ (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội.

9. Chính phủ (2007), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 20/2007/QĐ-TTg

về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Hà Nội.

10.Đảng bộ huyện Cam Lâm ( 2012), Nghị quyết Đảng bộ huyện Cam Lâm lần thứ II, nhiệm kỳ 2012 – 2015.

11.Nguyễn Thị Bích Hảo (2009) - Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển vịnh Nha Trang, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang.

12.Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong phát triển kinh tế - nông nghiệp, NXB Phương Đông.

13.Phan Đình Hùng (2011), Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch – tỉnh Quảng Bình, luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang.

14.Tăng Văn Linh (2010), Phân tích các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tình hình nghèo đói ngư dân khai thác hải sản ven bờ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, luận văn tốt nghiệp đại học Nha Trang.

15.Bùi Mỹ Kiều (2011), Giải pháp giảm nghèo bền vững cho ngư dân huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi, luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nha Trang. 16. Phạm Hồng Mạnh (2013), Bài giảng Kinh tế Phát triển (dành cho cao học),

trường Đại học Nha Trang.

17.Phạm Hồng Mạnh (2011), Những giải pháp giảm nghèo trong hộ gia đình ngư dân nghề khai thác ven bờ tại khu vực Nam Trung bộ,Tạp chí Kinh tế sinh thái, (số 4), tr. 117 – 127.

18.Phạm Hồng Mạnh (2010), Báo cáo tổng kết đề tài: “Nguyên nhân và các giải pháp giảm đói nghèo trong cộng đồng ngư dân ven biển Khánh Hòa”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Nha Trang.

19.Đào Công Thiên (2008), Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Nha Trang.

20.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Những quan niệm chung về đói nghèo, (Chương trình Tài nguyên Giáo dục Mở Việt Nam(Vietnam Open Educational Resources-VOER)).

21.UBND huyện Cam Lâm (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Cam Lâm.

22.UBND huyện Cam Lâm (2012), Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030, Cam Lâm.

23. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức, tháng 3/2011.

24.Viện Hải dương học (2007), Báo cáo tổng kết đề tài “ Điều tra chất lượng môi trường vịnh Cam Ranh phục vụ phát triển kinh tế xã hội thị xã Cam Ranh”.

Tài liệu tiếng Anh

25. Béné. C (2003), “When fishery rhymes with poverty: A first step beyond the old paradigm on poverty in small-sclale fisheries”, World Development.

26. Christopher B. Barrett (2003), The Economics of Poverty and the Poverty of Economics: A Christian Perspective (The report is prepared for the Upstate New York Inter Vasity Christian Fellowship Faculty Conference, April 5, 2003), Cornell University, NewYork.

27. Dtephen Cunningham (1994), Fisherm’men and fisheries management, Marine Resource Economics.

28. Gordon, S. H. (1954), “The economic theory of a commom property resources: the fisheries”, Journal of Political Economy.

29. Word development report 2013, Jobs and living standars, chapter 2, p.76 – 97.

Tài liệu tham khảo từ internet

30. Bản đồ huyện Cam Lâm

http://tainguyenmoitruong.com.vn/ban-do/ban-do-Huyen-Cam-Lam-Khanh- Hoa-q671-t38/ truy cập ngày 20/4/2014.

31.Chuyện tam nông và Nghị định 41

http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-chuyen-tam-nong-va-nghi-dinh-41- 16933.html truy cập ngày 15/2/2014.

32.Nghèo đói và bất bình đẳng trong quá trình phát triển

http://timtailieu.vn/tai-lieu/ngheo-doi-va-bat-binh-dang-trong-qua-trinh-phat- trien-5886/ truy cập ngày 20/6/2013

33.Vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

http://www.dankinhte.vn/vai-tro-cua-giao-duc-doi-voi-tang-truong-va-phat- trien-kinh-te/ truy cập ngày 10/12/2013.

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA

Huyện, thị xã, thành phố: Cam Lâm Xã, phường, thị trấn: ... Thôn, khóm, bản làng: ... Mã số hộ: ...

[[[ [[[

Phần I: THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH

1. Chủ hộ

Họ và tên chủ hộ:...Năm sinh: ...

Giới tính: (khoanh tròn vào số tương ứng) 1. Nam 2. Nữ

Địa chỉ thường trú: ... ... 2. Nhân khẩu, lao động ((tính đến thời điểm 01/10/2013)

TT Họ Và tên nhân khẩu Giới tính 1.Nam. 2.Nữ Năm sinh Trình độ học vấn/ chuyên môn 1.Mù chữ 2.Biếtđọc,viết 3.Cấp1 4.Cấp2 5.Cấp3 6.THCN/họcnghề 7.đại học/cao đẳng 8.Trên đại học 9.dưới tuổi đi học Tình trạngđihọc Trong độ tuổiđi học (6-18 tuổi) 1.Chưa từng đi học 2.Đang Đi học 3.Thôi học,bỏ học Tình trạng Lao động 1.CóVL thu nhập ổn đinh 2.Có VL nhưng Thu nhập không ổn định 3.Không làm việc do không Tìm đượcVL 4.Chỉ đi học 5.Vừa học,vừa lam 6.nội trợ 7.Khôngcó khả nănglaođộng Lĩnh vực hoạt động kinh tế của những người đang làm việc 1.Nông- lâm-thủy sản 2.Công nghiệp- xây dựng 3.Dịch vụ 4.Lĩnh lương Số năm hoạt động trong nghề Tình Trạng sức khỏe 1.Bình thường 2.Bệnh nan y/kinh niên 3.Tàntật Các loại 4.Mất sức lao động 5.Người Cao tuổi

Nhà nước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

2. Điều kiện sinh hoạt ( khoanh tròn vào mã số tương ứng)

Tình trạng nhà ở Điện sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)