Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 52)

Cam Lâm là huyện có cả địa hình núi, đồng bằng và ven biển. Phần phía tây của huyện giáp với Khánh Sơn và Khánh Vĩnh có địa hình chủ yếu là núi thấp và đồi, thảm thực vật còn khá, song có độ dốc lớn và địa hình chia cắt mạnh, độ dốc 15 – 25 độ cao trung bình 700 m. Vùng đồi thoải là vùng đan xen, giao thoa giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng ven biển, có độ dốc 3 – 8 độ. Đây là vùng đất phì nhiêu, rộng lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng kế tiếp là vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình thấp dần từ tây sang đông, với các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng ven biển và biển khơi. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẻ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những đồng bằng nhỏ hẹp [21].

Huyện Cam Lâm có bờ biển dài 13 km, trong đó Bãi Dài chiếm 7 km là bãi cát mịn, giàu tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái với cảnh quan môi trường tốt, giao thông đường bộ và đường hàng không thuận tiện [21].

Đầm Thủy Triều nằm ở phía bắc của bán đảo Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang 30 km về phía Nam, tọa độ 120

6’7” vĩ bắc đến 1090 10’ 2” kinh đông.

Đầm Thủy Triều có diện tích mặt nước hơn 2.500 ha, trải dài hơn 20 km, ăn sâu vào đất liền, nơi rộng nhất khoảng 300m, độ sâu trung bình 4 m, có cửa thông với vịnh Cam Ranh có độ rộng 250 m [22].

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 52)