Nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 54)

Hệ động thực vật biển của Cam Lâm nói riêng và Khánh Hòa nói chung rất đa dạng, khoảng 600 loài cá trong đó có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế. Những loài cá nổi chiếm tỷ lệ trọng lượng cao gồm các loài cá lớn như nhám, thu, ngừ, bạc má…, cá nhỏ như cá cơm, trích, nục, chuồn, chỉ vàng… Những loài cá đáy chiếm tỷ trọng không lớn nhưng có giá trị kinh tế cao như cá mú, đổng, mối, đỏ da…Tuy nhiên hiện nay nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, nhiều loài thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng như: rùa biển, cầu gai, cá ngựa…Loài hải sâm trắng ở đầm Thủy Triều, trước năm 1987 có sản lượng hàng năm từ 150 – 200 tấn, nhưng hiện nay còn lại rất ít [18].

Đầm Thủy Triều có rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Hiện nay trong đầm Thủy Triều chỉ còn lại các dải cây ngập mặn nhỏ phân bố dọc theo bờ phía đông, dọc theo các lạch nước và rải rác trong vùng nuôi thủy sản. Thành phần cây ngập mặn khá nghèo nàn gồm 20 loài cây ngập mặn thuộc 16 chi, 15 họ. Các loài phổ biến là các loài thuộc chi mắm, đước, cóc vàng, giá. Về thảm cỏ biển: có 8 loài. Đặc biệt là các thảm cỏ biển E. acoroides tạo thành cánh đồng cỏ biển rộng lớn, có chức năng quan trọng đối với môi trường và nguồn lợi sinh vật trong đầm Thủy Triều [24].

3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CAM LÂM 3.2.1. Tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế

Từ năm 2008 đến 2013, kinh tế huyện Cam Lâm tiếp tục có bước phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch, từng bước chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế mà huyện Cam Lâm đã xác định là: dịch vụ - du lịch, công nghiệp, nông nghiệp. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân 14%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng 16%, giá trị sản

xuất thương mại, dịch vụ - du lịch tăng 16%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 13%. Năm 2008 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng: 75,25 %; dịch vụ - du lịch: 9,33%; nông – lâm – thủy sản: 15,42%. Đến năm 2013 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng: 78,64%; dịch vụ - du lịch: 10,17%; nông – lâm – thủy sản: 11,19%. Tổng thu ngân sách hàng năm tăng bình quân 37%. Thu ngân sách năm 2013 là 103.954 triệu đồng, tăng 2,64 lần so với năm 2008 [2], [6], [10], [22].

Toàn huyện có 65 công ty và doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ và 648 cơ sở hoạt động sản xuất trên lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Suối Dầu hoạt động với quy mô lớn: 41 doanh nghiệp, trong đó có 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút trên 9.500 lao động. Tổng số cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện là cơ sở với người tham gia kinh doanh. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 21,82%/năm và doanh thu dịch vụ bình quân hàng năm tăng 18%. Ngành du lịch tuy còn ở hình thức tự phát nhưng có nhiều tiềm năng. Đầu tư xây dựng tăng khá nhanh, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nhà. Nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định, kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực, các dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn tiếp tục phát triển [6], [10], [22].

3.2.2. Giáo dục

Giáo dục – đào tạo có bước phát triển đáng kể. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Ngành giáo dục tập trung thực hiện Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp, lớp học, Đề án kiên cố hóa trường học, do đó cơ sở vật chất từng bước được hoàn thiện. Học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt từ 90% trở lên. 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng và làm tốt công tác khuyến học khuyến tài. 100% trẻ em được học mẫu giáo trước khi vào lớp 1. Trong các năm qua, huyện Cam Lâm duy trì kết quả thực hiện các chỉ tiêu về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học [10].

Toàn huyện có 14 trường mầm non, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia. Có 18 trường tiểu học, trong đó có 11 trường đạt chuẩn quốc gia và 15 trường trung

học cơ sở, trong đó có 10 trường đạt chuẩn quốc gia. Nhìn chung mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phát triển theo hướng thuận lợi trong quản lý và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia [22].

3.2.3. Y tế

Trên địa bàn đã xây dựng mới Trung tâm y tế huyện và 2 phòng khám khu vực theo hướng đạt chuẩn. 100% xã, thị trấn có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có bác sĩ khám chữa bệnh. Số giường bệnh năm 2012 tăng 2,7 lần so với năm 2008. Hàng năm khám chữa bệnh cho trên 250.000 lượt người, công suất sử dụng giường bệnh đạt 151% tuyến huyện [10].

Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội nguy hiểm và HIV/AIDS triển khai tích cực và có hiệu quả. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 12,36%, tiêm chủng trẻ em đạt 98,8%, tiêm chủng phụ nữ có thai đạt 98,7%, tỷ suất sinh còn 13,1% [22].

Số người tham gia bảo hiểm y tế của huyện đạt tỷ lệ khá cao, bình quân 42,99%, nhờ công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ, cấp phát thẻ bảo hiểm cho trẻ em, người nghèo cận nghèo. Năm 2013 đã cấp phát 8.707 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, 15.426 thẻ cho người nghèo, 9.018 thẻ cho người cận nghèo [22].

3.2.4. Tình hình đời sống dân cƣ

Đời sống nhân dân có bước cải thiện đáng kể. Số hộ có nhà kiên cố, số hộ dùng điện, số hộ dùng nước máy và số hộ dùng hố xí tự hoại tăng đáng kể từ năm 2008 đến năm 2012, thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số liệu về nhà kiên cố, điện, nƣớc máy và nhà vệ sinh tự hoại từ 2008 đến 2012

Số liệu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số hộ có nhà kiên cố 1.009 1.025 4.457 4.570 4.613 Số hộ dùng điện 23.507 23.883 23.956 24.498 19.286 Số hộ dùng nước máy 509 517 535 1.027 1.382 Số hộ có nhà vệ sinh tự hoại 17.371 17.648 19.089 19.574 19.685

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niêm giám thống kê năm 2008 đến năm 2012 của Chi

cục Thống kê huyện Cam Lâm.

Cơ sở vật chất điện tại huyện Cam Lâm đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt cho người dân, số hộ sử dụng điện đạt 99,3%. Tuy nhiên có một số trạm điện xuống cấp không đảm bảo an toàn [22].

Mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn huyện phát triển khá tốt, hệ thống bưu điện phát triển đến các địa bàn dân cư và có internet đến thôn, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc trong nhân dân, nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống [22].

Toàn huyện có 494 căn nhà tạm, dột nát. Thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm triển khai công tác này góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát [22].

Hoạt động sản xuất của nhân dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, toàn huyện có 68,4% số người sản xuất trên lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, lao động làm việc trong ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng là 20% và thương mại – dịch vụ - du lịch là 11,6%. Mức sống của người dân còn thấp, chỉ mới đáp ứng nhu cầu hàng ngày, mức tích lũy thấp. Thu nhập bình quân đầu người/năm 9,4 triệu

đồng so với mức thu nhập bình quân chung của tỉnh Khánh Hòa là 11,496 triệu đồng [22].

Trình độ học vấn của người dân thấp là một cản trở lớn trong việc phát triển kinh tế của địa phương, do hạn chế trong tiếp thu kiến thức, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, ảnh hưởng đến cách tính toán trong làm ăn, tiếp cận dịch vụ việc làm, vay vốn sản xuất…[22].

Về môi trường: hiện nay các xã trong huyện chưa thực hiện được nhiều chương trình hướng đến cuộc sống trong sạch và môi trường bền vững. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hoạt động gây tác động xấu đến môi trường như: vứt rác thải, sử dụng hóa chất vật tư nông nghiệp bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, sinh hoạt [22].

Tỷ lệ hộ nghèo Cam Lâm năm 2008 là 9,2%, năm 2009 là 2,8%, nhưng khi áp dụng chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 8% [22].

3.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC HỘ NGƢ DÂN VEN ĐẦM THỦY TRIỀU HUYỆN CAM LÂM, TỈNH KHÁNH HÒA

3.3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu đã thu thập thông tin từ 250 hộ ngư dân. Sau khi loại các phiếu không đạt yêu cầu như không điền đầy đủ thông tin, sai đối tượng nghiên cứu (không phải là ngư dân khai thác ven đầm)… số phiếu đạt chất lượng sử dụng cho phân tích là 210 phiếu.

Kết quả điều tra cho thấy, trong mẫu điều tra hầu hết chủ hộ ngư dân là nam giới (chiếm 85,2%), tập trung ở độ tuổi từ 35 đến 55 (chiếm 65,7%) và có trình độ văn hóa thấp. Chủ hộ có trình độ học vấn từ mù chữ đến học hết cấp hai chiếm 91,5% số hộ điều tra. Số hộ có bằng cấp chuyên môn trung học chuyên nghiệp, học nghề, cao đẳng, đại học chỉ chiếm 2,4%.

Các đặc điểm về nhân khẩu học và đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình ngư dân thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thông tin cá nhân của hộ gia đình ngƣ dân Cơ cấu trình độ văn hóa và độ tuổi của chủ hộ Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ % Tình trạng sức

khỏe Số lƣợng Tỷ lệ %

Nam 179 85,2 Bình thường 184 87,6

Nữ 31 14,8 Già cả, bệnh tật 26 12,4

Tổng 210 100 Tổng 210 100

Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Độ tuổi Số lƣợng Tỷ lệ % Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ %

Dưới 35 tuổi 20 9,5 Không đi học 56 26,67

Từ 35 đến 44 74 35,2 Cấp 1 63 30 Từ 45 đến 54 64 30,5 Cấp 2 73 34,76 Trên 55 52 24,8 Cấp 3 18 8,57 Tổng 210 100 Tổng 210 100 Tình trạng việc làm Số lƣợng Tỷ lệ% Trình độ chuyên môn Số lƣợng Tỷ lệ % Có việc làm nhưng thu nhập không ổn định

136 74 Chưa qua đào tạo 205 97,62

Có việc làm thu

nhập ổn định 48 26

THCN học nghề, cao

đẳng, đại học 5 2,38

Tổng 184 100 Tổng 210 100

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra

Hầu hết các hộ gia đình ngư dân trong mẫu điều tra có quy mô hộ gia đình lớn. Theo kết quả điều tra, có 97,1% hộ gia đình có số người trong gia đình từ 3 thành viên trở lên, chỉ có 2,9% hộ gia đình có số người từ hai trở xuống.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra cho thấy trong mẫu điều tra có 25,71% hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thuộc diện hộ nghèo (có thu nhập từ 400.000 đồng trở xuống), 0,95% hộ cận nghèo (có thu nhập từ trên 400.000 đồng đến 520.000 đồng) và 1,43% hộ khó khăn (có thu nhập từ trên 520.000 đồng đến 600.000 đồng).

Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu ngƣời và quy mô hộ gia đình Thu nhập (nghìn đồng/ngƣời/tháng) Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

Quy mô hộ gia đình (ngƣời) Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

Từ 400 trở xuống 54 25,71 Từ 2 người trở xuống 6 2,9

Từ trên 400 đến 520 2 0,95 Từ 3 đến 4 người 125 59,5

Từ trên 520 đến 600 3 1,43 Từ 5 đến 6 người 61 29

Trên 600 151 71,91 Trên 6 người 18 8,6

Tổng 210 100 Tổng 210 100

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu điều tra

3.3.2. Đo lƣờng mức độ nghèo

Để đo lường tình trạng nghèo của hộ ngư dân nghề khai thác thủy sản ven đầm Thủy Triều, tác giả sử dụng chuẩn nghèo mà Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 là 400.000 đồng/người/tháng cho khu vực nông thôn (Z1=400.000 đồng) và chuẩn nghèo mà Ngân hàng Thế giới áp dụng đối với các quốc gia đang phát triển là 1,25$/người/ngày. Với tỷ giá quy đổi tại thời điểm điều tra là 20.000 đồng/USD, mức chuẩn nghèo quốc tế là 750.000 đồng/người/tháng (Z2=750.000 đồng).

Bảng 3.4. Chỉ số đánh giá tình trạng nghèo trong cộng đồng ngƣ dân khai thác ven đầm Thủy Triều

Các chỉ số nghèo ĐVT Z1=400.000 (VND) Z2=750.000 (VND) tƣơng đƣơng 1,25$/ngày

Hộ nghèo nằm dưới mức chuẩn nghèo Hộ 54 64

Hộ nghèo nằm trên mức chuẩn nghèo Hộ 156 137

Tổng số Hộ 210 210

Chỉ số đếm đầu người (P0) % 25,71 30,48

Khoảng cách nghèo (P1) Lần 0,0151 0,1488

Độ sâu của tình trạng nghèo (P2) Lần 0,0020 0,0726

Từ bảng 3.4. cho thấy, tỷ lệ nghèo của ngư dân khai thác ven đầm Thủy Triều trong mẫu điều tra là 25,71% với mức chuẩn nghèo là 400.000đ/người/tháng và 30,48% với mức chuẩn nghèo quốc tế là 1,25$/người/ngày tương đương 750.000đ/người/tháng. Như vậy, khi áp dụng chuẩn nghèo quốc tế, tỷ lệ hộ nghèo của ngư dân khai thác thủy sản ven đầm Thủy Triều tăng cao hơn so với áp dụng chuẩn nghèo do Chính phủ Việt Nam ban hành.

Bên cạnh đó, khoảng cách nghèo và độ sâu của tình trạng nghèo trong cộng đồng này cũng có thay đổi khi áp dụng các chuẩn nghèo khác nhau. Với mức chuẩn nghèo là 400.000đ/tháng, khoảng cách nghèo là 0,0151 lần, độ sâu của tình trạng nghèo là 0,0020 lần. Với mức chuẩn nghèo là 750.000đ/tháng (1,25$/ngày), khoảng cách nghèo là 0,1488 lần, độ sâu của tình trạng nghèo là 0,0726 lần.

Như vậy, tình trạng nghèo của các hộ dân khai thác ven đầm Thủy Triều vẫn còn ở mức khá cao khi áp dụng mức chuẩn nghèo của Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. Các chỉ số này lại cao hơn nhiều khi áp dụng các chuẩn nghèo quốc tế. Khoảng cách nghèo càng sâu và rộng khi áp dụng chuẩn nghèo quốc tế so với áp dụng chuẩn nghèo của Việt Nam.

3.3.3. Đặc điểm tình trạng nghèo của hộ gia đình ngƣ dân khai thác ven đầm Thủy Triều

3.3.3.1. Đặc điểm nghèo và nghề khai thác

Kết quả điều tra cho thấy, nghề khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều khá phong phú, nhưng chủ yếu là các nghề đơn giản như: bắt bộ (bắt ốc, sò, hàu, đào sá sùng, dời…), đi lưới (lưới ghẹ, lưới 1, lưới 2, trủ…), đánh bắt cố định (lờ, đáy) và nghề khác (như lặn, vớt rong, vớt sứa…). Các hộ có thể tham gia đánh bắt một nghề, nhưng cũng có thể đánh bắt bằng nhiều nghề để tăng thu nhập. Trong các nghề đánh bắt trong đầm, nghề lưới có nhiều hộ tham gia nhất (103 hộ). Hầu hết mỗi hộ đều có 1 thuyền chèo hoặc một ghe máy nhỏ có công suất từ 8 – 12 CV.

Bảng 3.5. Số nghề khai thác thủy sản và phƣơng tiện khai thác Số nghề khai thác của hộ Số hộ tham gia (hộ) Tỷ lệ (%)

1 nghề 134 63,8

2 nghề 49 23,3

3 nghề 26 12,4

4 nghề 1 0,5

Số hộ có ghe/xuồng chèo

Ghe/xuồng chèo Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Có 126 60

Không 84 40

Số hộ tham gia các nghề đánh bắt

Nghề khai thác cố định Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

- Có tham gia 45 21,4

- Không tham gia 165 78,6

Nghề lƣới Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

- Có tham gia 103 49

- Không tham gia 107 51

Nghề bắt bộ Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

- Có tham gia 94 44,8

- Không tham gia 116 55,2

Nghề khác Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

- Có tham gia 77 36,7

- Không tham gia 133 63,3

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Trong số hộ nghèo, số hộ khai thác 1 nghề có tỷ lệ nghèo cao hơn nếu tham gia khai thác nhiều nghề. Hộ gia đình càng tham gia nhiều nghề thì càng ít có khả năng rơi vào tình trạng nghèo.

Bảng 3.6. Số hộ nghèo với số nghề tham gia khai thác

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngƣ dân ven đầm thủy triều, huyện cam lâm, tỉnh khánh hòa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)