Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
831,52 KB
Nội dung
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của luận văn Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế xã hội nóng bỏng và bức xúc của mọi quốc gia và ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp xóa đói, giảm nghèo. Việt Nam luôn coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như Việt Nam đã công bố cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia năm 2000. Công cuộc phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và được quốc tế đánh giá cao. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 19,5% năm 2004, tương đương 24 triệu người đã thoát nghèo sau 11 năm. Nếu so với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc là giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn một nửa trong giai đoạn dài hơn là 1990-2015 thì quả là một thành tích đặc biệt. Tuy vậy, Việt Nam đang là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp và thoát khỏi nghèo đói vẫn còn là giấc mơ của hàng triệu người dân. Đại bộ phận dân cư có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế từ bên ngoài. Theo GSO (2004), hơn 90% người nghèo sống và làm việc ở nông thôn và 45% dân nông thôn sống dưới mức nghèo. Họ là những người sản xuất nhỏ, là nông dân hoặc là ngư dân ven biển. Tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo rằng người nghèo cũng được tiếp cận với các c ơ h ội mới và được hưởng lợi từ quá trình gia nhập WTO cũng như chống tái nghèo, xuất hiện hình thái nghèo mới là một thách thức lớn lao cho Việt Nam Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Do đó, xoá đói giảm nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và các địa phương. Các xã ven đầm Nha Phu bao gồm: Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Lộc, Ninh Ích thuộc huyện Ninh Hoà và xã Vĩnh Lương thuộc thành phố Nha Trang Phân 2 bố dân cư ở các xã ven đầm Nha Phu như sau: Xã Ninh Ích – 8.877 người (1.863 hộ); xã Ninh Lộc – 8.528 người (1.609 hộ); xã Ninh Hà – 7.831 người (1.539 hộ) ; xã Ninh Giang 8.399 người (1.623 hộ); Ninh Phú 6.506 người (1.315 hộ) và xã Ninh Vân 1616 người (317 hộ). Như vậy, dân số của các xã ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hoà là: 41.757 người (8.266 hộ). Tỷ lệ các hộ nghèo theo chuNn của tỉnh Khánh Hoà là 19,52% và theo chuNn Quốc gia là 16,54% 1 . Các hộ ngư dân chủ yếu tiến hành hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản nhưng vấn đề đặt ra là trong điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nằm dọc theo trục quốc lộ 1, gần thành phố Nha Trang và thị trấn Ninh Hoà nhưng vì sao tỷ lệ các hộ nghèo vẫn còn cao. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,4% theo chuNn Quốc gia và 4% theo chuNn mới của tỉnh là một vấn đề rất khó khăn đòi hỏi các ngành, các cấp và tự mỗi hộ gia đình phải vươn lên thoát nghèo trên cơ sở khoa học và mang tính bền vững cao. Xuất phát từ những lý do trên là cơ sở để tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà” làm Luận văn tốt nghiệp của mình. 2- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xoá đói giảm nghèo cho vùng. Với mục tiêu đã đề ra, luận văn cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ khái niệm, bản chất của nghèo đói. - Xác định các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu. - Gợi ý chính sách và đề xuất một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho vùng. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1 Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Khánh Hoà, giai đoạn 2006-2010, số liệu đến ngày 01.01.2006, trang 137. 3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề nghèo đói, nguyên nhân của nghèo đói cũng như tác nhân tố tác động đến nghèo đói. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu gồm các xã: Ninh ích; Ninh Lộc; Ninh Hà; Ninh Giang; Ninh Phú và Ninh Vân thuộc huyện Ninh Hoà trong thời gian từ 2005-2006. 4- Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp chung nghiên cứu khoa học đã được áp dụng như: phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp thống kê, các phần mềm thống kê chuyên dụng: Excel, SPSS…, và các phương pháp khác. 5- Những đóng góp của luận văn Về ý nghĩa lý thuyết, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghèo đói, đồng thời làm rõ bản chất của nghèo đói. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn làm phong phú thêm thực tế và kinh nghiệm nghiên cứu vấn đề nghèo đói, đặc biệt là vấn đề nghèo đói của các hộ dân làm nghề thủy sản. Luận văn cũng có thể làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học. 6- Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành bốn chương như sau: Chương 1. Tổng quan lý thuyết về nghèo đói Chương 2. Thiết kế nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Chương 4. Gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo cho các xã ven đầm Nha Phu. 4 Chương 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐÓI 1.1 Khái niệm về nghèo đói Không tồn tại một khái niệm thống nhất về nghèo đói. Nghèo đói đó là một hiện tượng nhiều mặt. Nó có nghĩa là không có được sự lựa chọn và khả năng có được cuộc sống bình thường. Trong báo cáo của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về phát triển con người năm 1997 có ba quan điểm khác nhau về nghèo đói: • Quan điểm thu nhập (hoặc tiêu dùng). • Quan điểm nhu cầu cơ bản. • Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người. Theo quan điểm thu nhập thì đây là một cách hiểu vấn đề hẹp nhất. Một người được cho là vô sản nếu như mức thu nhập của anh ta dưới một ngưỡng xác định. Tiếp cận vấn đề nghèo đói theo quan điểm nhu cầu cơ bản của người dân có cách hiểu rộng hơn. Quan điểm này không xuất phát từ mức thu nhập, mà xuất phát từ khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho người dân để họ ngăn ngừa nghèo đói. Nghĩa là với thu nhập không nhiều, người dân có thể tự mình sản xuất một phần sản phNm nào đấy, còn những nhu cầu khác sẽ được thoả mãn nhờ các dịch vụ miễn phí của Nhà nước trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục… Quan điểm thứ ba xem xét vấn đề nghèo đói từ quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người. Người dân không thể có được khả năng thoả mãn một cách đầy đủ mọi nhu cầu căn bản của mình như: ăn, mặt, ở Ngoài ra, họ còn bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, tham gia vào các hoạt động đoàn thể và không được thoả mãn cả nhu cầu về văn hoá xã hội… Nói tóm lại, sự lựa chọn của người dân bị hạn chế. Áp dụng quan điểm tiếp cận này cho phép định nghĩa nghèo đói như là một sự thiếu vắng hàng loạt nhu cần cơ bản và hạn chế sự lựa chọn của con người. Quan điểm này không loại trừ hai quan điểm trên, mà bao trùm lên cả hai quan điểm ấy. Nghĩa là bao gồm cả mức thu nhập thấp và hạn chế khả năng con người thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mình. Cách nhìn vấn đề từ quan điểm phát triển con 5 người cho phép khảo sát nghèo đói như là một hiện tượng đa chiều, có nguồn gốc sâu xa. Một khái niệm về nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (tổ chức ở Thái Lan năm 1993) đưa ra tại Hội nghị về chống nghèo đói và thường được sử dụng ở Việt Nam là: “nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.” Theo nhà kinh tế học người Mỹ, Galbraith: “Con người bị coi là nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ tồn tại, rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số trong cộng đồng coi như là cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức.” (Bộ LĐTBXH, 2003). Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phNm thiết yếu để tồn tại”. Theo Ngân hàng thế giới, WB (1990), định nghĩa nghèo là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. Chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phNm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Nghèo còn là tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình dễ bị tổn thương: “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ Quan đi ểm nhu c ầu c ơ b ản Quan đi ểm thu nhập Quan đi ểm khả năng phát triển tiềm năng con người Hình 1.1. Các quan điểm về nghèo đói. 6 bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của Nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã h ộ i nên không có tiếng nói và quyền l ự c trong các thể chế đó” (WB 2001). Tóm lại, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. - Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo, đó là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. 1.2 Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói Theo Sarah Bales (2001), tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói là mức chi tiêu (hay thu nhập) để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất thường là ở chỗ thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Theo WB (2007), có 3 bước để xác định nghèo đói: (i) định nghĩa phúc lợi của hộ gia đình / cá nhân, (ii) xác định một giá trị chuNn (tối thiểu) để tách biệt 2 nhóm nghèo và không nghèo (gọi là ngưỡng nghèo) và (iii) tính toán các chỉ số thống kê tổng hợp dựa trên mối quan hệ giữa phúc lợi kinh tế và ngưỡng nghèo. Đo lường phúc lợi nói chung thì phức tạp hơn nhiều, nó rộng hơn chỉ số phúc lợi kinh tế. Bỡi lẽ phúc lợi còn bao gồm tuổi thọ, chế độ dinh dưỡng, điều kiện nhà ở, tỷ lệ trẻ em đến trường, tỷ suất tử của trẻ em (WB, 2007). Cách tiếp cận phổ biến nhất trong đo lường phúc lợi (kinh tế) là dựa vào chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập của hộ gia đình. Nếu chúng ta chia đều cho tất cả các thành viên trong hộ thì được chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập bình quân đầu người (chỉ số phúc lợi kinh tế của cá nhân). Hầu hết các nước phát triển sử dụng thu nhập (income) để xác định nghèo đói, trong khi các nước đang phát triển sử dụng chi tiêu (expenditure). Đối với các nước 7 phát triển, thu nhập phần lớn là từ tiền lương nên dễ xác định, trong khi chi tiêu dùng thì phức tạp và khó xác định. Ngược lại, ở các nước đang phát triển thu nhập khó tính toán hết bỡi phần lớn thu nhập đến từ công việc tự làm nhưng rất khó tách biệt, trong khi chi tiêu thì dễ thấy hơn, rõ ràng hơn (WB, 2005 – trang 36). Theo Glewwe và Twum-Baah (1991), chi tiêu không những ít bị khai thấp hơn thu nhập mà nó còn ổn định hơn từ năm này qua năm khác. Do đó, có đủ căn cứ lý thuyết để dùng các thước đo chi tiêu nhằm phản ánh mức sống. Theo Alderman và Paxson (1994) và Paxson (1993), ở các nước kém phát triển, thu nhập của hộ thường biến động theo mùa vụ trong khi chi tiêu dùng tương đối ổn định giữa các tháng trong năm. Vì thế, chi tiêu tiêu dùng phản ánh mức sống của hộ tốt hơn con số thu nhập. Nguồn: WB (2007) Hình 1. 2. Đường thu nhập và chi tiêu trong năm c ủa hộ gia đình. Phương pháp xác định ngưỡng nghèo theo chuNn quốc tế. Theo WB (1990), ngưỡng nghèo đói ở mức thấp gọi là ngưỡng nghèo đói lương thực-thực phNm (LT-TP). Ngưỡng nghèo đói ở mức cao hơn gọi là ngưỡng nghèo đói chung (bao gồm cả mặt hàng LT-TP và phi LT-TP). Ngưỡng nghèo đói LT-TP đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một hộ gia đình có thể đủ mua được một lượng LT-TP để cung cấp cho mỗi thành viên 8 trong hộ một lượng calo là 2100 calo 1 ngày. Ví dụ, nếu sử dụng chuNn nghèo này thì Việt Nam có 10,9% người nghèo năm 2002. Nhưng phương pháp này có hạn chế là nó không tính đến các khoản chi tiêu cho việc tiêu dùng các hàng hóa phi LT-TP, mặc dù các hàng hóa này cũng cần thiết cho các nhu cầu cơ bản của con người. Ngưỡng nghèo chung đo lường chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa LT-TP cung cấp lượng calo là 2100 calo và một số mặt hàng phi LT-TP. Trở ngại ở đây là việc xác định một cách phù hợp lượng hàng hóa LT-TP. Ví dụ, theo ngưỡng này Việt Nam có 28,9% người nghèo, cao hơn so với ngưỡng nghèo LT-TP. Ở Việt Nam, Bộ LĐTBXH dựa trên điều tra gồm những câu hỏi về tài sản và về thu nhập từ các nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng lại, chia cho số người trong hộ, và so sánh với một trong ba chuNn nghèo tùy theo xã đó thuộc vùng nào. Năm 2005, chuNn nghèo ở thành thị 260.000 VNĐ/tháng/người; nông thôn là 200.000 VNĐ. Tỷ lệ nghèo có thể được tính bằng tỷ lệ dân số sống dưới chuNn nghèo trong xã, huyện, hoặc tỉnh. (Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, chuNn nghèo áp dụng ở Việt Nam cho giai đoạn 2006 – 2010). Phương pháp này bị phê phán vì hai lý do: Thứ nhất, về mặt lý luận, các mốc thu nhập dùng để phân loại hộ nghèo ở những loại xã khác nhau có tính chủ quan, và chưa chắc đã so sánh được. Một hộ thành thị có thu nhập đầu người 260.000 VNĐ/tháng có thể nghèo hơn hoặc giàu hơn một hộ có thu nhập là 200.000 đồng/tháng ở vùng nông thôn. Sau khi xác định được ngưỡng nghèo, chúng ta tính toán một số chỉ tiêu thống kê tóm tắt để mô tả quy mô, mức độ và tính nghiêm trọng của đói nghèo. Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm đầu người (xác định tỷ lệ đói nghèo), khoảng cách đói nghèo (xác định mức độ sâu của đói nghèo), bình phương khoảng cách đói nghèo (xác định tính nghiêm trọng của đói nghèo). Theo Foster, Greer và Thorbecke (1984) thì có 3 thước đo xác định mức độ nghèo đói này có thể tính bằng công thức sau: α α ∑ = − = P i i z yz N P 1 )(1 Trong đó, y i là đại lượng xác định phúc lợi (thường là chi tiêu bình quân đầu người) cho người thứ i , z là ngưỡng nghèo, N là số người có trong mẫu dân cư, P là 9 số người nghèo và α có thể diễn giải như là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo. Khi α = 0, đẳng thức trên tương đương P/N, tức là bằng số người nghèo chia cho tổng số người ở trong mẫu. Thước đo xác định quy mô đói nghèo được sử dụng rất phổ biến này được gọi là tỷ số đếm đầu người hay chỉ số đếm đầu người khi chuyển sang tính dưới dạng %. Mặc dù chỉ số đếm đầu người dễ được diễn giải song nó không nhạy cảm với khoảng cách của những người nghèo so với ngưỡng nghèo. Khi α = 1, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói. Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo và nó được biểu hiện như mức trung bình của tất cả mọi người trong tổng thể. Khoảng cách nghèo đói được tính đơn giản như là tổng của tất cả các khoảng cách nghèo đói ở trong tổng thể, có thể được sử dụng để xác định chi phí tối thiểu để xoá bỏ nghèo đói trong điều kiện mọi khoản chuyển nhượng được chuyển đến đúng đối tượng. Khi α = 2, ta có chỉ số bình phương khoảng cách nghèo đói. Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo (Nghèo, 2000). 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói Theo WB (2007), các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói được tóm tắt ở bảng 1.1 như sau: Bảng 1 .1. Các nhân tố gây ra tình t r ạng nghèo đói. Phân theo đặc tính Các nhân tố Cấp độ vùng (Regional-level characteristics) - Sự cách biệt về địa lý/xã hội do thiếu hạ tầng cơ sở; h ạn chế trong việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ x ã hội - Nguồn lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai - Điều kiện tự nhiên (thời tiết…) - Q u ản lý Nh à nư ớ c 10 Cấp độ cộng đồng (Community - Hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường giao thông…) - Phân bổ đất đai - Khả năng tiếp cận các hàng hóa và d ịch vụ công (y tế, giáo Cấp độ hộ gia đình (Household characteristics) - Quy mô hộ - Tỷ lệ phụ thuộc (phần trăm số người trưởng thành không có hoạt động tạo thu nhập) - Giới tính của chủ hộ - Tài sản của hộ gia đình: đất đai, phương tiện sản xuất, nh à cửa… Đặc điểm cá nhân (Individual characteristics) - Tuổi - Giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao nhất) - Việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc) - Dân tộc (có hay không có thuộc nhóm dân tộc thiểu số). Nguồn: WB (2007) 1.3.1 Nghề nghiệp và tình trạng việc làm Theo BCPTVN (2000), nghèo đói là một hiện tượng mang tính đặc thù của nông thôn, các tính toán về tỷ lệ nghèo theo nghề nghiệp và theo loại chủ lao động cũng chỉ ra rằng những người sống ở dưới ngưỡng nghèo thường là thành viên của những hộ có chủ hộ là nông dân tự do. Trong năm 1998, gần 80% người nghèo làm việc trong nông nghiệp và là những người lao động tự do. Theo Sarah Bales (2001), tỷ lệ người nghèo năm 1998 trong ngành nông nghiệp ở mức cao, 47% đối với lao động tự làm trong nông nghiệp và 55,4% đối với lao động làm thuê trong nông nghiệp. Các ngành có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất là dịch vụ, đặc biệt là ngành thương mại, khách sạn – nhà hàng và công việc nhà nước. Các chỉ số về khoảng cách nghèo đói P 1 (biều hiện mức độ thiếu hụt) và chỉ số bình phương khoảng cách nghèo P 2 (mức độ nghiêm trọng của vấn đề nghèo đói) cho thấy nghèo đói của những người làm thuê trong nông nghiệp là lớn nhất, kế đến là những người tự làm nông nghiệp (bảng 1.2). Như vậy, với tỷ trọng lao động trong [...]... các xã ven đầm Nha Phu như sau: Xã Ninh Ích – 8.877 ngư i (1.863 hộ) ; xã Ninh Lộc – 8.528 ngư i (1.609 hộ) ; xã Ninh Hà – 7.831 ngư i (1.539 hộ) ; xã Ninh Giang 8.399 ngư i (1.623 hộ) ; Ninh Phú 6.506 ngư i (1.315 hộ) và xã Ninh Vân 1616 ngư i (317 hộ) Như vậy, dân số của các xã ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hồ là: 41.757 ngư i (8.266 hộ) , khơng kể xã Vĩnh Lương thuộc thành phố Nha Trang Tỷ lệ các hộ nghèo. .. thốt nghèo của hộ gia đình 1.4 Đề xuất mơ hình nghiên cứu Qua phân tích các ngun nhân gây ra tình trạng nghèo đói của những lý thuyết và các nghiên cứu trước, chúng tơi đề nghị mơ hình nghiên cứu nghèo đói cho các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu với các nhân tố cơ bản sau: Nhóm các nhân tố thuộc hộ gia đình: 1 Giới tính của chủ hộ Hộ có chủ hộ là nữ sẽ có xác suất nghèo cao hơn Cũng theo ĐTMSDC và các nghiên. .. khoảng cách về nguồn nhân lực với những vùng giàu có hơn Hậu 35 quả của những điều này sẽ làm giảm sự hấp dẫn của đầu tư tư nhân, và kết cục là những vùng nghèo sẽ tạo được thêm ít việc làm hơn 36 Chương 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Sơ lược vùng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu gồm các xã: Ninh Phú, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Lộc, Ninh Ích thuộc huyện Ninh Hồ Phân bố dân. .. số và dẫn đến các hộ dân tộc thiểu số nằm trong diện XĐGN nhiều hơn là dân tộc Kinh- Hoa, điều này xuất phát từ sự khác biệt các điều kiện tự nhiên, xã hội dẫn đến sự khác biệt thấp về kinh tế của các hộ gia đình dân tộc Do vậy chúng tơi giả định là hộ dân tộc thiểu số có nguy cơ nghèo nhiều hơn các hộ khác 4 Tình trạng việc làm (có hay khơng có làm việc) và loại ngành nghề của chủ hộ Hộ có việc làm... Và nếu căn cứ vào chuNn nghèo tuyệt đối của năm 1988 được áp dụng cho các hộ nơng dân là 5525 USD/năm /hộ thì tỷ lệ số hộ nghèo đói năm đó đã giảm xuống còn 6,5% so với 33,7% năm 1967 Thế nhưng do phát triển kinh tế q nhanh nên bức tranh nghèo đói tương đối lại hồn tồn khác ChuNn nghèo đói tương đối áp dụng cho các hộ nơng dân năm 1988 ở Hàn Quốc là 7324 USD/năm /hộ Tỷ lệ nghèo đói tương đối trong nơng... lưu, nghĩa là nghèo tương đối Tại Liên minh châu Âu (EU), có 57 triệu ngư i (chiếm 17% dân số) phải sống trong cảnh nghèo khổ, cứ 6 ngư i dân thì có 1 ngư i sống trong một gia đình nghèo khó Châu Mỹ cũng có 364 triệu ngư i nghèo (chiếm 13,3% dân số châu lục này)… Trên thực tế, nghèo đói và q trình giảm nghèo đói ở những phần khác nhau của thế giới thì khác nhau rất xa (Bảng 1.5) Ở Đơng Á, số dân sống dưới... lưu ý rằng phần lớn các hộ nghèo sống ở nơng thơn và chỉ trồng lúa Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ nghèo đói cấp tỉnh thường có tương quan tỷ lệ thuận với số dân hoạt động nơng nghiệp của tỉnh đó 1.3.2 Trình độ học vấn Ngư i nghèo thường có học vấn tương đối thấp, gần 90% ngư i nghèo chỉ có trình độ phổ thơng cơ sở hoặc thấp hơn (BCPTVN, 2000) Trong số ngư i nghèo, tỷ lệ ngư i chưa bao giờ... cảnh nghèo Nghiên cứu này giả định tỉ lệ phụ thuộc của hộ sẽ có mối quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào ngư ng nghèo 3 Dân tộc Cộng đồng ngư i dân tộc thiểu số, ngồi những biệt về tập qn văn hóa thì hầu hết các chỉ số kinh tế, xã hội của họ đều thua kém hơn so với ngư i Kinh-Hoa Trong ĐTMSDC của GSO phối hợp với UNDP có một sự chênh lệch về thu nhập giữa dân tộc Kinh-Hoa và dân tộc thiểu số và dẫn đến. .. học vấn của ngư i nghèo ở Việt Nam 1998 Trình độ học vấn cao nhất Khơng được đi học Tỷ lệ tính trong Tỷ lệ nghèo, tổng số ngư i nghèo, (%) (%) 57 12 Tỷ lệ trong tổng dân số, (%) 8 Tiểu học 42 39 35 Phổ thơng cơ sở 38 37 36 Phổ thơng trung học 25 8 12 Dạy nghề Tổng cộng 19 37 3 100 6 100 Nguồn: BCPTVN (2000) Các nghiên cứu đói nghèo có sự tham gia của ngư i dân (PPA) cho thấy bản thân các hộ nghèo cũng... cơ sở thiết yếu bao gồm đường giao thơng, điện, trạm y tế, trường học… PPA cũng cho thấy việc đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng đã góp phần tăng phúc lợi của ngư i dân và giảm nghèo Nghiên cứu giả định hộ gia đình tiếp cận dễ dàng các hạ tầng cơ sở thiết yếu trên sẽ có xác xuất rơi vào nghèo đói thấp hơn so với các hộ khác Mơ hình nghiên cứu đề nghị được trình bày trong hình 1.3 19 Nghèo đói Chính phủ . trên là cơ sở để tác giả chọn đề tài Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà” làm Luận văn tốt nghiệp của mình. 2-. tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề nghèo đói, nguyên nhân của nghèo đói cũng như tác nhân tố tác động đến nghèo đói. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ ngư dân ven đầm Nha. và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp xoá đói giảm nghèo cho vùng.