1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng

128 911 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 917 KB

Nội dung

Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra nhanh chóng dựa trên cơ sở phân công và hợp tác lao động quốc tế. Mỗi quốc gia trở thành những khâu, những bộ phận của nền kinh tế thế giới và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ giữa các nền kinh tế các nước không phân biệt thể chế chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra theo xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trong khuôn khổ hiệp định của các tổ chức quốc tế.Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chúng ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thế giới, tham gia ký kết và thực hiện cam kết quốc tế về mở cửa thị trường, thuế quan, Hải quan, hàng hoá xuất nhập khẩu v.v...Hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt tạo ra cơ hội thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại về thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn v.v... mặt khác hội nhập cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức do trình độ phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh hạn chế, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, trình độ, kinh nghiệm quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của quá trình hội nhập kinh tế. Đó là những hạn chế, yếu kém ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, làm phát sinh nhiều tiêu cực như: buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại v.v... làm phương hại lợi ích quốc gia. Hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu, thực thi pháp luật về Hải quan, về thuế quan và tham mưu, xây dựng chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.Sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo đó Hải quan nước ta cũng diễn ra quá trình hội nhập với Hải quan thế giới, tuân theo Công ước, quy định của luật pháp quốc tế về Hải quan. Như vậy, quá trình hiện đại hoá Hải quan, xây dựng nền Hải quan điện tử chẳng những do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là do nhu cầu tất yếu phát triển của ngành Hải quan nước ta hiện nay. Hiện đại hoá Hải quan xây dựng Hải quan điện tử là quá trình phát triển dựa trên 3 trụ cột: Xây dựng bộ máy quản lý Hải quan hiện đại phát triển nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin. Trong 3 trụ cột đó, nhân lực tức là yếu tố con người luôn quyết định trong mọi quá trình. Vì con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng quản lý. Song những người làm việc trong ngành Hải quan hay là công chức Hải quan đòi hỏi phải có những năng lực, phẩm chất riêng, đặc thù. Cần được đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng, sử dụng đãi ngộ theo những chuẩn mực đạt trình độ của Hải quan khu vực và thế giới.

Trang 1

NÔNG PHI QUẢNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

CỦA CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN THẮNG

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan bản Luận văn “ Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên

cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Các số liệu được sử dụng,kết quả nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào./

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NÔNG PHI QUẢNG

Trang 3

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 6

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC HẢI QUAN 5

1.1 Những vấn đề lý luận về công chức Hải quan 5

1.1.1 Công chức và và phân loại công chức 5

1.1.2 Công chức hải quan, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan .11

1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của công chức hải quan 13

1.2 Chất lượng công chức hải quan: Khái niệm, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức Hải quan 17

1.2.1 Khái niệm và những tiêu chí đánh giá chất lượng công chức Hải quan .17

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức hải quan 23

1.2.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức Hải quan 28

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao chất lượng công chức hải quan 33

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng công chức hải quan 33

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức hải quan 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CỦA CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG 40

2.1 Khái quát quá trình xây dựng, phát triển và hoạt động của Cục Hải quan Cao Bằng 40

2.1.1 Các giai đoạn xây dựng và phát triển của Hải quan Cao Bằng 40

2.1.2 Cơ cấu bộ máy của Cục Hải quan Cao Bằng 42

2.1.3 Tình hình hoạt động của Cục Hải quan Cao Bằng 49

2.2 Thực trạng chất lượng công chức của Hải quan Cao Bằng từ năm 2009 đến năm 2013 54

Trang 4

2.2.2 Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ

công chức Hải quan Cao Bằng 56 2.2.3 Thực trạng về phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp 59 2.2.4 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Hải quan Cao Bằng

Bằng 76 3.1.1 Bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước liên quan đến hoạt

động của Hải quan và chất lượng công chức của ngành Hải quan 76 3.1.2 Chiến lược phát triển của ngành Hải quan Việt Nam và mục tiêu xây

dựng đội ngũ công chức của Cục Hải quan Cao Bằng 82 3.1.3 Định hướng nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao

Bằng 86 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công chức của Hải quan Cao Bằng 88 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với cán

bộ công chức gắn liên với quá trình, cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan 89 3.2.2 Nhóm giải pháp xây dựng, kiện toàn tổ chưc bộ máy Hải quan nhằm

nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Hải quan 90 3.2.3 Nhóm giải pháp về quản lý đối với công chức nhằm nâng cao chất

lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng 92 3.2.4 Nhóm giải pháp về tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đối

với công chức của Cục Hải quan Cao Bằng 95

Trang 5

Bằng 98 3.3 Kiến nghị với Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan và Uỷ ban nhân dân

tỉnh Cao Bằng 102 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ASEAN : Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á

AFTA : Khu vực mậu dịch tự do

CBCC : Cán bộ công chức

CNTT : Công nghệ thông tin

GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

NĐ-CP : Nghị định Chính phủ

NSNN : Ngân sách Nhà nước

JICA : Hiệp hội hợp tác hỗ trợ quốc tế Nhật Bản

KYOTO : Công ước Quốc tế về hài hóa thủ tục Hải quan

TCCB : Tổ chức cán bộ

TCHQ : Tổng cục Hải quan

WCO : Tổ chức Hải quan quốc tế

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua Hải quan Cao Bằng từ năm

2009-2013 52 Bảng 2.2: Thu NSNN qua Hải quan Cao Bằng từ năm 2009 – 2013 53 Bảng 2.3: Công tác chống buôn lậu của Hải quan Cao bằng từ năm 2009-

2013 54 Bảng 2.4: Cơ cấu ngạch công chức Hải quan Cao Bằng 56 Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ chính trị của công chức Cục Hải quan Cao

Bằng 59 Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn của công chức Hải quan Cao Bằng

Trang 7

NÔNG PHI QUẢNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

CỦA CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển sang phát triển kinh tế thị trường, hộinhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới

HQ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động XNK, bảo vệ lợi íchquốc gia, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện cam kết WTO và luật pháp quốc tế Đòi hỏi HQVN hội nhập quốc

tế và hiện đại hóa

Quá trình cải cách và hiện đại hoá HQ dựa trên trụ cột cơ bản: xây dựng bộmáy quản lý HQ, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HQ và ứng dụng CNTTvào quản lý – HQ điện tử

Trong đó nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HQ là nội dung trọng tâmgiữ vai trò quyết định

Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công chức của cục hải quan Cao Bằng” làm luận văn Thạc sỹ kinh tế.

Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công chức Hải quan Cao Bằng

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương hướng và phát triển nhằm nângcao chất lượng công chức Hải quan Cao Bằng

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng công chức Hải quan

- Phạm vi nghiên cứu là chất lượng của đội ngũ công chức thuộc Cục Hải quanCao Bằng trong thời gian từ 2008 - 2013

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC HẢI QUAN

1.1 Những vấn đề lý luận về công chức Hải quan

1.1.1 Công chức và phân loại công chức:

- Quan niệm về công chức: Theo Luật Cán bộ, công chức “Công chức là côngdân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, giữ chức vụ, chức danh trong

cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệpcông lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [19,6]

- Có nhiều cách phân loại công chức tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu

1.1.2 Công chức HQ: nhiệm vụ và quyền hạn của CCHQ

- Quan niệm về CCHQ: là người được cơ quan HQ tuyển dụng, đào tạo và sửdụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức Đó là những người có phẩmchất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của luật pháp, trung thực, liêmkhiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự và nghiêm chỉnh chấp hành quyếtđịnh điều động và phân công công tác

- Nhiệm vụ và quyền hạn: Quy định cụ thể trong các điều của Luật Hải quan

về thủ tục HQ, chế độ kiểm tra, giám sát HQ

1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của CCHQ

CCHQ là đối tượng trực tiếp điều chỉnh của Luật HQ

CCHQ thực thi công vụ trên địa bàn rộng lớn, phân tán tại các cửa khẩu biên giới.Quan hệ công tác của CCHQ với nhiều ngành và địa phương trên địa bànhoạt động

Do tính chất công việc của CCHQ yêu cầu phải để cao trách nhiệm, đạo đứcnghề nghiệp

Trang 11

Chức năng HQ đòi hỏi CCHQ phải có phẩm chất chuyên môn, kỹ năngchuyên biệt.

1.2 Chất lượng công chức hải quan

Khái niệm, những tiêu chí đánh giá chất lượng CCHQ, các nhân tố ảnh hưởng

và sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức Hải quan

1.2.1 Khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng công chức Hải quan.

- Khái niệm chất lượng CCHQ: là tổng hợp các yếu tố về phẩm chất chính trị,đạo đức, trình độ năng lực chuyên môn, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗicông chức trong tổng thể cơ cấu số lượng hợp lý về các loại công chức, trình độchuyên môn, tuổi tác, giới tính được sử dụng nhằm thực hiện chức năng kiểm tra,kiểm soát, giám sát của ngành hải quan

+ Hiệu quả, hiệu suất công tác

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CCHQ

Chính sách, pháp luật đối với công chức và nâng cao chất lượng CCHQ

Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn

Tuyển dụng, sử dụng CCHQ

Chế độ tiền lương, đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật

Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực HQ

1.2.3 Sự cần thiết nâng cao chất lượng CCHQ

Đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giámsát hoạt động XNK

Do đòi hỏi hiện đại hoá HQ, xây dựng HQ văn minh, hiện đại và hiệu quả

Do yêu cầu hội nhập HQ trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá

Do những tồn tại, hạn chế của đội ngũ CCHQ hiện tại

Trang 12

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao chất lượng CCHQ

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia.

Kinh nghiệm của Singapore về tuyển dụng, đào tạo và phát triển CCHQ.Kinh nghiệm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của CCHQ Malaysia

Kinh nghiệm của Nhật Bản về tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình

độ cho CCHQ

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho HQVN

Nhà nước ban hành đầy đủ, hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy về quytrình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo CCHQ

Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cho từng loại CCHQ làm cơ sở cho tuyểnchọn, sử dụng

Thực hiện tuyển chọn CCHQ qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằngminh bạch

Bố trí, phân công công việc, phát huy năng lực của mỗi công chức

Quan tâm đến đời sống, đãi ngộ, khuyến khích CCHQ

Quy hoạch, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

CỦA CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG2.1 Khái quát quá trình xây dựng, phát triển và cơ cấu bộ máy tổ chức của cục HQCB

2.1.1 Các giai đoạn xây dựng và Phát triển của Cục Hải quan Cao Bằng

+ Giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1979

+ Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1990

+ Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

Trang 13

2.1.2 Cơ cấu bộm áy của Cục Hải quan Cao Bằng

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục HQCB

2.1.3 Tình hình hoạt động của Cục Hải quan Cao Bằng

Thực hiện thu NSNN từ năm 2009 đến 2013, đối với các sắc thuế: Xuất khẩu,nhập khẩu, VAT và thu khác thì NSNN của Cục Hải Quan Cao Bằng có sự biếnđộng lớn qua các năm cả về cơ cấu và các loại thuế và cả về tổng mức là do nhiềunguyên nhân khác nhau Trong đó chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tếthế giới và do thayddooir cơ cấu hàng hóa XNK Năm 2010 thu NSNN đạt mức caonhất là 535,386.523.000VNĐ tăng 247% so với năm 2009 thì đến năm 2011 bắt đầugiảm và giảm sâu vào năm 2012 còn 155.217.018.000 VNĐ chỉ đạt 29% Đến năm

2013 đã tăng trở lại đạt mức 203.847.432.000VNĐ so với năm 2012 tăng 131%nhưng chưa đạt mức thu năm 2010

2.2 Thực trạng chất lượng CCHQCB

- Thực hiện chính sách, pháp luật về công tác tổ chức cán bộ

Cục trưởng

Đội kiểm soát

Cục

Chi cục KTSTQ

Phòng Nghiệp vụ

CCHQ CK

Tà Lùng

CCHQ CK Sóc Giang

CCHQ CK Bắc Kạn

Trang 14

Trong công tác cán bộ Cục Hải quan Cao Bằng thực hiện nghiêm chính sáchpháp luật của nhà nước và các quy định của Tổng cục Hải Quan Trước tình hình tổchức bộ máy, biên chế ngạch bậc công chức theo quy định của Bộ Tài chính, Tổngcục Hải quan căn cứ vào vị trí công tác đảm nhiệm để phân công bốt rí từng cán bộcông chức phù hợp.

- Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Tăng cường côngtác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và Chínhphủ Cục thường xuyên tổ chức các đợt học tập chỉ thị quán triệt kỉ cương kỉ luậthành chính, phòng chống các biểu hiện tiêu cực tham nhũng của cán bộ công chứcHải quan

- Thực trạng về trình độ chuyên môn, nghề nghiệp:Trình độ chuyên môn củacông chức cục Hải quan Cao Bằng trong những năm gần đây được nâng cao đáng

kể Cơ cấu trình độ thay đổi tích cực Số công chức có trình độ đại học, cao đẳngtăng cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng Từ năm 2009 đến năm 2013 cán bộ côngchức có trình độ đại học tăng từ 96 người lên 132 người chiếm 81,98% toàn bộ cán

bộ công chức

- Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cchqcb từ 2009 – 2013: Căn cứ vào quy hoạchcán bộ công chức hàng năm Cục cử cán bộ học các lớp đào tạo, đào tạo lại và bồidưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ tin học Từ năm

2009 – 2013, hàng năm trung bình có khoảng 200 lượt người được đi tập huấn hoặc

đi bồi dưỡng nghiệp vụ

Bảng 2.7: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của Cục Hải

quan Cao Bằng

Đơn vị tính: Người ị tính: Người ười

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

-Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ (lượt người) 204 194 207 170 207

Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Cao Bằng từ năm 2009 đến năm 2013

Trang 15

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng CCHQCB

2.3.1 Kết quả, thành tựu đạt được về nâng cao chất lượng CBCC

Bộ máy tổ chức được kiểm toán và hoàn thiện, hiệu quả hoạt động này cầnnâng cao

Chất lượng công tác quy hoạch CBCC nâng cao

Mở rộng hình thức đào tạo, nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ chuyênmôn…

Đời sống CBCC được quan tâm và cải thiện

2.3.2 Hạn chế, tồn tại

Kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước của CCHQ chưa đáp ứng đượcyêu cầu nhiệm vụ HQ

Chất lượng đào tạo chưa cao, cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp

Chiến lược đào tạo chưa phù hợp với xu thế phát triển HQ

Hệ thống chương trình, giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ thiếu chuyên nghiệp,chuyên sâu thống nhất trong cả nước

2.3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng CCHQCB

- Do hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, chồng chéo, chậm đổi mới

- Do tổ chức quản lý chưa phát huy nguồn nhân lực của HQ, chưa duy trìthường xuyên kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra đôn đốc thực hiện quy định

- Do đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công chứctrong tình hình mới

- Những tồn tại yếu kém do lịch sử để lại

Trang 16

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CỦA HẢI QUAN CAO BẰNG

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng CCHQCB

3.1.1 Khái quát bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới liên quan đến hoạt động của HQ.

3.1.2 Chiến lược phát triển của HQVN và mục tiêu xây dựng đội ngũ CCHQCN.

3.1.3 Phương hướng nâng cao chất lượng CCHQCB

- Lộ trình xây dựng năm 2015 và từ 2015 đến 2020

- Mục tiêu cụ thể xây dựng đội ngủ CCHQCB

- Tiếp tục đẩy nhanh hiện đại hoá HQ theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu

và hiệu quả

- Kiện toàn, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy hiện đại

- Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chấtđạo đức

- Duy trì giữ vững kỷ luật, kỷ cương, phòng chống tiêu cực

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năngnghề nghiệp

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng CCHQCB

Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với CCHQ gắn với quátrình cải cách hiện đại hoá ngành HQ

Nhóm giải pháp xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy HQ nhằm nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước trong ngành HQ

Nhóm giải pháp về quản lý đối với CCHQ nhằm nâng cao chất lượng công chức.Nhóm giải pháp về tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với CCHQCB.Nhóm giải pháp đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụchuyên môn cho đội ngũ CCHQCB

Trang 17

3.3 Kiến nghị

- Đối với Bộ tài chính:

+Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy

+ Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách chiến lược phát triển nhánh liên ngành.+ Phân cấp mạnh tổ chức, quản lý cho ngành hải quan

- Đối với tổng cục hải quan

+ Hoàn thiện quy trình tuyển dụng công chức: kế hoạch, điều kiện, tiêu chuẩn.+ Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng

+ Rà soát ban hành quy định, quy chế, đào tạo bồi dưỡng

+ Thực hiện đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngành công chức

- Đối với UBND tỉnh Cao Bằng

+ Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng:

+ Thường xuyên tổ chưc đối thoại với cơ quan hữu quan phía Trung Quốc đểtháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu

Để hoàn thành khóa học và luận văn Thạc sỹ, tôi xin trân trọng cảm ơn lãnhđạo Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan Cao Bằng, các phòng ban chức năng tạo điềukiện bố trí thời gian, cung cấp số liệu, tư liệu để học tập, nâng cao trình độ và thựchiện đề tài nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của trường Đại họckinh tế quốc dân và thầy giáo PGS.TS Đặng Văn Thắng – giáo viên hướng dẫn luậnvăn Thạc sỹ đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn để tôi hoàn thành chương trình đàotạo Thạc sỹ tại trường Đại học kinh tế quốc dân

Trang 18

NÔNG PHI QUẢNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

CỦA CỤC HẢI QUAN CAO BẰNG

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN THẮNG

HÀ NỘI – 2014

Trang 19

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá diễn ra nhanhchóng dựa trên cơ sở phân công và hợp tác lao động quốc tế Mỗi quốc gia trở thànhnhững khâu, những bộ phận của nền kinh tế thế giới và ngày càng phụ thuộc lẫnnhau Quan hệ giữa các nền kinh tế các nước không phân biệt thể chế chính trị, tôngiáo, tín ngưỡng diễn ra theo xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trongkhuôn khổ hiệp định của các tổ chức quốc tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Chúng ta đã trởthành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thế giới, tham gia ký kết và thực hiệncam kết quốc tế về mở cửa thị trường, thuế quan, Hải quan, hàng hoá xuất nhậpkhẩu v.v

Hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt tạo ra cơ hội thuận lợi thu hút vốn đầu tưnước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiệnđại về thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn v.v mặt khác hội nhập cũng đặt rakhông ít những khó khăn thách thức do trình độ phát triển kinh tế, năng lực cạnhtranh hạn chế, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, trình độ, kinh nghiệm quản lýchưa đáp ứng yêu cầu phát triển của quá trình hội nhập kinh tế Đó là những hạnchế, yếu kém ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, làm phát sinhnhiều tiêu cực như: buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại v.v làm phương hạilợi ích quốc gia Hải quan là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhậpkhẩu nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát cáchoạt động xuất - nhập khẩu, thực thi pháp luật về Hải quan, về thuế quan và thammưu, xây dựng chính sách, pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới Theo đó Hải quan nước ta cũng diễn ra quá trình hội nhập với Hảiquan thế giới, tuân theo Công ước, quy định của luật pháp quốc tế về Hải quan Nhưvậy, quá trình hiện đại hoá Hải quan, xây dựng nền Hải quan điện tử chẳng những

do yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là do nhu cầu tất yếu phát triển củangành Hải quan nước ta hiện nay Hiện đại hoá Hải quan - xây dựng Hải quan điện

Trang 20

tử là quá trình phát triển dựa trên 3 trụ cột: Xây dựng bộ máy quản lý Hải quan hiệnđại - phát triển nguồn nhân lực - ứng dụng công nghệ thông tin Trong 3 trụ cột đó,nhân lực tức là yếu tố con người luôn quyết định trong mọi quá trình Vì con ngườivừa là chủ thể vừa là đối tượng quản lý Song những người làm việc trong ngànhHải quan hay là công chức Hải quan đòi hỏi phải có những năng lực, phẩm chấtriêng, đặc thù Cần được đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng, sử dụng đãi ngộ theonhững chuẩn mực đạt trình độ của Hải quan khu vực và thế giới.

Trong quá trình hiện đại hoá Hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam nóichung và Cục Hải quan Cao Bằng nói riêng đang triển khai thực hiện xây dựng "Đề

án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức ngành Hải quan" theo quyết định2863/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Hải quan ngày 16 tháng 9 năm 2013 [27,1]

Để xây dựng Hải quan hiện đại - Hải quan điện tử, một trong nội dung quyết định lànâng cao chất lượng công chức ngành Hải quan Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề

tài: "Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng" làm luận văn

thạc sỹ kinh tế

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Đã có một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước nghiên cứu

về chất lượng nguồn nhân lực, dưới dạng các đề tài nghiên cứu của các ngành vàcác luận văn, luận án của một số tác giả đã được công bố Mỗi công trình nghiêncứu nhằm mục tiêu nhất định do đó có cách tiếp cận giải quyết vấn đề riêng:

+ Nguyễn Đức Cảnh (2010), "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyênmôn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở ViệtNam", luận án tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Nguyễn Đức Chiến (2007), "Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hànhchính tỉnh Quảng trị đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhậpquốc tế"

+ Đoàn Thị Dung (2013), "Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tạitrường Cao đẳng Du lịch Hà Nội theo hướng trở thành trường đại học", luận vănthạc sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Nguyễn Thị Thuý Hiền (2013), "Phát triển nguồn nhân lực kho bạc Nhànước ở Việt Nam", luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 21

+ Lê Thị Mỹ Linh (2010), "Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệpnhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế", luận án tiến sỹ, trườngĐại học Kinh tế Quốc dân.

+ Somphone Naohuevang (2013), "Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứccủa tỉnh Oudomxay nước CHDCND Lào", luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại họcKinh tế Quốc dân

- Các đề tài nghiên cứu chất lượng nhân lực đều gắn liền với một ngành mộtlĩnh vực hoạt động cụ thể Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu một cách hệ thống

và toàn diện về chất lượng công chức Hải quan của Cục Hải quan Cao Bằng

- Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công chức Hải quan Cao Bằng

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất phương hướng và phát triển nhằmnâng cao chất lượng công chức Hải quan Cao Bằng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng công chức Hải quan

- Phạm vi nghiên cứu là chất lượng của đội ngũ công chức thuộc Cục Hảiquan Cao Bằng trong thời gian từ 2008 - 2013

5 Phương pháp nghiên cứu.

Căn cứ vào mục đích và đối tượng nghiên cứu, tác giả vận dụng phươngpháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và sử dụng tổng hợp tác phương phápnghiên cứu kinh tế:

- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp lịch sử và lôgich

- Phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp phân tích định tính và định lượng

- Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích thống kê so sánh, đối chiếu bằngcác bảng biểu, mô hình

Trang 22

6 Dự kiến những đóng góp của luận văn.

- Khái quát, tổng hợp làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về công chứcHải quan và chất lượng công chức Hải quan, tiêu chí đánh giá chất lượng công chứcHải quan

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức Hải quan

- Phân tích thực trạng chất lượng của đội ngũ công chức thuộc Cục Hải quanCao Bằng, dựa vào các tiêu chí để có đánh giá khách quan về thực trạng chất lượngcông chức của Hải quan Cao Bằng

- Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm nâng caochất lượng công chức của Hải quan Cao Bằng

7 Kết cấu của luận văn.

Luận văn được bố cục thành 3 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận và cácdanh mục

Chương 1 Lý luận chung và kinh nghiệm thực tiễn nâng cao chất lượng công

chức Hải quan

Chương 2 Thực trạng chất lượng của đội ngũ công chức thuộc Cục Hải quan.

Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức

của Hải quan Cao Bằng

Trang 23

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC HẢI QUAN

1.1 Những vấn đề lý luận về công chức Hải quan

1.1.1 Công chức và và phân loại công chức

1.1.1.1 Quan niệm về công chức

Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều hànhthống nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định và pháttriển kinh tế - xã hội theo định hướng chung của Nhà nước Trong quá trình đó, cácchủ thể hành chính cần thực hiện sự phân công, phân cấp cho các cơ quan trong hệthống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng của từng ngành, địaphương vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền hành chính

Cán bộ, công chức là những người làm việc trong bộ máy hành chính Nhànước, trực tiếp tổ chức và vận hành đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả bộ máy đó.Trong các cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức là nguồn lực chủ yếu,trong đó, đội ngũ công chức giữ các chức vụ khác nhau

Các quốc gia quan niệm về công chức không giống nhau, tùy thuộc vào thểchế chính trị của mỗi nước Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi các cơquan hành pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, thi hành pháp luật Cũng cónước quan niệm công chức bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan sựnghiệp thực hiện dịch vụ công Song nhìn chung các nước đều có quan niệm côngchức là người làm việc trong phạm vi bộ máy hành chính Nhà nước, còn những nhàhoạt động chính trị do bầu cử hay hoạt động kinh doanh thì không phải là công chức

Theo Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN ViệtNam khóa XII, thông qua tại kỳ họp thứ IV ngày 13 tháng 11 năm 2008, thì: “Côngchức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, giữ chức vụ,chức danh trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã

Trang 24

hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sựnghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [19, 6] Theo quyđịnh này thì tiêu chí để xác định công chức là những người được tuyển dụng lâu dài,hoạt động gắn với quyền lực công được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu tráchnhiệm trước cơ quan đó về việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.

Như vậy, công chức là bộ phận quan trọng của nền hành chính, là nhân tốcon người trong bộ máy Nhà nước Trên thế giới, chế độ công chức ra đời hàngtrăm năm nay đã và đang được tiếp tục bổ sung, đổi mới để hoàn chỉnh theo hướngxây dựng nền hành chính hiện đại

1.1.1.2 Phân loại công chức.

Do đặc thù của quản lý Nhà nước là đa ngành, đa lĩnh vực, nên công chứccấp tỉnh ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực có đặc thù quản lý khác nhau Điều đó được thểhiện qua một số đặc điểm của lao động công chức như sau:

- Trên góc độ nhìn nhận chức năng nhiệm vụ và vị trí của công chức, người

ta phân công chức thành bốn loại:

Thứ nhất: Công chức là lãnh đạo: là những công chức giữ cương vị chỉ huytrong điều hành công việc Tùy theo tính chất công việc ở những vị trí khác nhau

mà phân ra công chức lãnh đạo ở các cấp độ cao thấp khác nhau Là những ngườiđứng đầu của một tổ chức được quyền ra các quyết định quản lý, tổ chức và điềuhành những người dưới quyền thực hiện công việc, họ được giao những thẩm quyềnnhất định và thẩm quyền đó gắn với chức vụ mà người lãnh đạo đảm nhiệm

Thứ hai: Công chức chuyên gia: là những người có trình độ chuyên môn, kỹthuật, có khả năng nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thicông việc chuyên môn phức tạp Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo, đồng thờicũng là những nhà chuyên môn tác nghiệp những công việc đòi hỏi phải có trình độchuyên môn nhất định Đội ngũ công chức này tuy không giữ cương vị lãnh đạo

Trang 25

nhưng là đội ngũ chủ chốt rất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.Nói chung, loại công chức này phải được đào tạo theo những ngạch bậc chuyênmôn nhất định.

Thứ ba: Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực Nhà nước: lànhững người mà bản thân họ không có thẩm quyền ra quyết định như các công chứclãnh đạo Họ là những người thừa hành công việc, thực thi công việc Họ được traonhững thẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác của mình khi làm phận sự Ví

dụ, các công chức làm nhiệm vụ cảnh sát, thuế vụ, hải quan, thanh tra khi thựchiện công vụ, họ có quyền bắt buộc người khác phải thực hiện luật pháp

Thứ tư: Các nhân viên hành chính: là những người thừa hành nhiệm vụ docác công chức lãnh đạo giao phó Họ là những người làm công tác phục vụ trong bộmáy Nhà nước Bản thân họ có những trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức thấp nênchỉ tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên

- Phân loại công chức theo hạng: Hạng công chức là một tiêu thức chỉ trình

độ tổng quát của công chức Nó chỉ rõ công chức có khả năng đảm đương nhữngnhiệm vụ công tác gì trong bộ máy hành chính Nhà nước Cơ sở để phân hạng côngchức là trình độ, năng lực chuyên môn thể hiện qua các văn bằng, chứng chỉ màngười công chức được cấp sau một quá trình đào tạo Theo đó, công chức được chiathành bốn hạng sau:

Công chức hạng A: là những công chức có trình độ chuyên môn cao, thườnggiữ các cương vị lãnh đạo, chỉ huy hoặc là các chuyên gia có khả năng nghiên cứu,phân tích và đưa ra các quan điểm, chiến lược và các kế hoạch quan trọng Côngchức hạng A có thể phân ra thành hạng A1 gồm những công chức có trình độ caonhư Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, vụ trưởng, cục trưởngcác Bộ, hoặc các chuyên viên cố vấn cấp cao Hạng A2 gồm những công chức cótrình độ thấp hơn hạng A1 và giữ những cương vị ở cấp độ thấp hơn như Chủ tịch

ủy ban nhân dân các huyện; cục phó, vụ phó ở các Bộ, giám đốc các sở , ban, ngành

ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các chuyên viên cao cấp có trình độdưới hạng A1

Trang 26

Công chức hạng B: là loại công chức có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấphơn hạng A, có khả năng giữ những cương vị lãnh đạo, chỉ huy ở cấp thấp hơn nhưPhó chủ tịch ủy ban nhân dân huyên, quận; phó giám đốc các sở, ban, ngành củatỉnh và những chuyên viên chính có khả năng nghiên cứu, tham mưu và thực thinhững vấn đề có mức độ phức tạp ít hơn hạng A.

Công chức hạng C: là loại công chức thừa hành công việc dưới sự chỉ huycủa các công chức lãnh đạo Công chức hạng C có trình độ chuyên môn kỹ thuật,nhưng được đào tạo ở mức thấp hơn như trung học, được tuyển thẳng vào bộ máyNhà nước để làm việc

Công chức hạng D: là các nhân viên phục vụ trong bộ máy hành chính nhưtạp vụ, lao động hoặc những người làm các công việc không đòi hỏi trình độ chuyênmôn nghiệp vụ cao nhưng các hạng trên

Người ta cũng có thể đòi hỏi các hạng công chức có quá trình đào tạo hoặctrình độ văn hóa tương đương như sau:

Hạng A có trình độ trên đại học hoặc đại học, có kinh nghiệm công tác lâunăm và làm việc có hiệu quả cao

Hạng B có trình độ đại học

Hạng C có trình độ trung học

Hạng D có trình độ tiểu học

- Theo tính chất ngạch công chức bao gồm:

Chuyên viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống QLNN, tổchức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ được phân công

Chuyên viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thốngQLNN giúp lãnh đạo chỉ đạo quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ

Chuyên viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngạchtrong hệ thống QLNN, giúp lãnh đạo ngành (ở cấp vụ đối với lĩnh vực có nghiệp vụ

và có độ phức tạp cao), giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh (trong các lĩnh vực tổnghợp) về chỉ đạo và quản lý lĩnh vực công tác đó

Trang 27

Các yêu cầu về kỹ năng như kỹ thuật xử lý công việc, khả năng giao tiếp vàquan hệ phối hợp trong công tác Tóm lại, lao động của công chức HCNN là loại laođộng trí tuệ phức tạp trong hệ thống QLNN Vì trong QLNN, tổ chức thực hiện quản

lý đa ngành, đa lĩnh vực và mỗi một ngành, một lĩnh vực có đặc thù riêng nên đòi hỏiđội ngũ công chức ở ngành, lĩnh vực đó phải có trình độ chuyên môn về ngành, lĩnhvực đó thì mới thực thi tốt nhiệm vụ được giao Vì vậy, công chức HCNN khác vớingười lao động trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh

1.1.1.3 Vị trí, vai trò công chức nhà nước trong nền hành chính quốc gia

Nền hành chính nhà nước của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là hànhchính của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành các lĩnhvực của đời sống xã hội theo luật pháp, bao gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang

Bộ và chính quyền địa phương các cấp Các cơ quan quyền lực nhà nước trong lĩnhvực lập pháp, tư pháp không thuộc hệ thống hành chính, nhưng trong cơ chế vậnhành bộ máy của các cơ quan này cũng có công tác hành chính như chế độ công vụ,quy chế công chức, công tác tổ chức cán bộ , phần công tác hành chính của các cơquan này cũng có những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước Trongthuật ngữ quốc tế, nền hành chính nhà nước còn được gọi là hành chính công hoặchành chính công quyền, còn trong Hiến pháp nước ta dùng thuật ngữ hành chínhnhà nước

Để điều hành, nền hành chính căn cứ vào hệ thống thể chế, đó là khuôn khổpháp lý để thực thi quyền hành pháp trong việc quản lý xã hội, đưa đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật vào cuộc sống Mặt khác, hệ thống thể chế lại là môitrường cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật

- Vị trí công chức trong nền hành chính

Đội ngũ công chức là một trong những yếu tố cấu thành nền hành chính nhànước Đó chính là những người vận hành mọi hoạt động của bộ máy quản lý hànhchính nhà nước, nhờ đó mà hiệu lực của thể chế được đảm bảo và hệ thống tổ chức

bộ máy hành chính mới hoạt động được Nếu nền hành chính nhà nước thiếu độingũ công chức thì toàn bộ hệ thống thể chế bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và

Trang 28

các văn bản pháp quy không thể đi vào cuộc sống và tất cả các lĩnh vực hoạt độngcủa đời sống xã hội không có cơ sở để hoạt động.

Trong quá trình hoạt động theo thể chế đã được ban hành, đội ngũ công chứcmột mặt làm cho bộ máy quảnlý hành chính nhà nước phát huy vai trò của nó trongviệc quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - văn hoá – chính trị - xã hội Mặt khác, luônphát hiện các khuyết điểm và các cơ sở của hệ thống thể chế và cơ cấu tổ chức ngàycàng phù hợp với thực tế, tạo điều kiện và môi trường để quản lý đất nước ngày mộttốt hơn

Đội ngũ công chức giữ một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chức năngquản lý nhà nước, đứng trên góc độ hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội Hiệu quảhoạt động của đội ngũ này là kết quả của việc thực thi các quy định mang tính nhànước trên tất cả mọi lĩnh vực Trên cơ sở không ngừng nghiên cứu hoàn thiện hệthống văn bản pháp quy đầy đủ và sát đối tượng, công chức còn tham gia công tác

tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra uốn nắn, tập hợp đánh giá hiệu quả và xử lý,ngăn chặn các vi phạm để điều chỉnh mọi hành vi của xã hội

- Vai trò công chức trong nền hành chính

Đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước được giaotrách nhiệm thực thi quyền hành pháp, thi hành pháp luật Qua từng giai đoạn cáchmạng của đất nước, người công chức đã góp phần to lớn trong việc hoàn thành tốtnhiệm vụ của bộ máy quản lý hành chính Chính sách và luật pháp là điều kiện tiênquyết, tuy nhiên, phải có đội ngũ công chức thực hiện thì chính sách và luật phápmới được thực thi trong cuộc sống

Người công chức trực tiếp xử lý công việc hàng ngày của Nhà nước thườngxuyên tiếp xúc với người dân, giải quyết các yêu cầu của dân và là cầu nối quantrọng giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Nhân dân đánh giá Đảng, đánh giá chế độthông qua hoạt động của đội ngũ công chức

Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại đaphương, đa dạng, do đó vai trò của đội ngũ công chức lại càng thể hiện rõ sự quan

Trang 29

trọng trong việc đưa nước ta từng bước thích ứng với luật pháp, tập quán và trình độquốc tế mà vẫn giữ vững độc lập, tự chủ và lợi ích quốc gia.

Đội ngũ công chức hoạt động trong bộ máy quản lý hành chính nhà nướcthực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tư pháp Tuy nhiên, công chứclại là những người góp phần quan trọng vào quy trình lập pháp và tư pháp Về mặtlập pháp, cơ quan hành chính trực tiếp là Chính phủ đảm nhận phần lớn việc xâydựng dự án luật trình Quốc hội, dự thảo pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hộithảo luận và thông qua Khi luật và pháp lệnh được ban hành, Chính phủ chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện, trong đó có việc ban hành văn bản pháp quy để cụ thể hoá

và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh Trong điều kiện nước ta hiện nay thì Chínhphủ ban hành văn bản pháp quy để tạo khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý, điều hànhcông việc của đất nước Về mặt tư pháp, các cơ quan hành chính không có chức năngxét xử, nhưng đảm nhiệm các khâu điều tra, khởi tố các trường hợp vi phạm phápluật, tạo cơ sở cho việc xét xử và đảm bảo việc thi hành án sau xét xử

1.1.2 Công chức hải quan, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan

1.1.2.1 Quan niệm về công chức hải quan.

Công chức hải quan trước hết là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam,làm việc trong bộ máy Hải quan Việt Nam “Cơ quan hải quan có nhiệm vụ thựchiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuếđối với hàng hoá xuất nhậu khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước

về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vàchính sách thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu” [18,23]

Công chức hải quan được ngành hải quan tuyển dụng, sử dụng, phân công bốtrí vào các vị trí có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc đặt ranhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên của ngành hải quan Việc tuyển dụngcông chức vào cơ quan hải quan từ Tổng cục đến Cục hải quan các tỉnh, thành phố

và các chi cục hải quan tuân theo quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,

Trang 30

chức vụ, chức danh của Luật Công chức hiện hành

Công chức hải quan là những người thực thi công vụ nhà nước, bảo vệ phápluật về xuất nhập khẩu hàng hoá, về thuế hàng hoá xuất nhập khẩu , do vậy, côngchức hải quan là những người được hưởng lương và các chế độ khác từ ngân sáchnhà nước Do tính chất công việc đặc thù của hải quan yêu cầu công chức hải quanphải có phẩm chất chính trị cao, có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh

Như vậy, công chức hải quan được quan niệm là người được cơ quan hảiquan tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quyđịnh của luật pháp, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự

và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác

1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan.

Khi thực thi công vụ, công chức hải quan trực tiếp làm các thủ tục xuất nhậpkhẩu có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về xuất nhậu khẩu, về thuế hàng hoáxuất nhập khẩu quy định trong Luật Hải quan Thực hiện đầy đủ các quy trìnhnghiệp vụ hải quan và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyềnhạn của mình

- Thực hiện kiểm tra giám sát hải quan, trong trường hợp phát hiện có dấuhiệu vi phạm pháp luật hải quan thì yêu cầu chủ hàng hoá, người chỉ huy phươngtiện vận tải hoặc người được uỷ quyền để thực hiện các yêu cầu để kiểm tra khámxét hàng hoá, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật

- Lấy mẫu hàng hoá với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quanchức năng phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hoá, sửdụng kết quả phân tích, kết quả giám định đó để xác định đúng mã số và chấtlượng hàng hoá

- Hướng dẫn người khai hải quan khi có yêu cầu Đồng thời, yêu cầu ngườikhai hải quan phải cung cấp thông tin, chứng từ có liên quan đến hàng hoá, phươngtiện vận tải để xác định đúng mã số, trị giá của hàng hoá nhằm phục vụ việc thu

Trang 31

thuế và các khoản thu khác theo yêu cầu của pháp luật.

- Giám sát việc mở, đóng, chuyền tải, xếp dỡ hàng hoá tại địa điểm làm thủtục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

- Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyếnđường và đúng nơi quy định

- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức hải quan được quy định đầy đủ và cụthể trong các điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sáthải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảothuế; phương tiện vận tải Các quy định của Luật Hải quan về tổ chức thu thuế vàcác khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Căn cứ vào các quy định của Luật Hải quan, công chức hải quan thực hiệnnhiệm vụ theo quyền hạn của mình và phải chịu trách nhiệm về công vụ đảm nhận

1.1.3 Những đặc điểm cơ bản của công chức hải quan

Công chức hải quan làm việc trong bộ máy công quyền nhà nước thực thipháp luật giám sát đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, cácphương tiện vận tải nhập cảnh, quá cảnh Theo đó, do tính chất đặc thù của côngviệc, công chức hải quan có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Công chức hải quan là đối tượng trực tiếp điều chỉnh của Luật Hải

quan nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước vàphải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước: Luật Dân sự, Luật Côngchức, Luật Hải quan Trong đó, công chức hải quan không những là người chấphành mà còn là người thực thi và bảo vệ pháp luật hải quan Họ là những ngườithuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của Luật Hải quan Luật Hải quan được Quốc hộinước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001 (Luật số29/2001/QH10)

Tại điều 2 quy định về phạm vi điều chỉnh: “Luật này quy định quản lý nhànước về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vậntải xuất cảnh, nhập cảnh của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; về tổ

Trang 32

chức và hoạt động của hải quan” [18,18]

Tại điều 3 quy định đối tượng áp dụng: “Luật này áp dụng đối với:

1 Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải;

2 Cơ quan hải quan, công chức hải quan;

3 Cơ quan của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan [18,18]

Công chức hải quan là người thực hiện quyền lực của nhà nước giám sát,kiểm tra đối với xuất, nhập khẩu hàng hoá, phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quácảnh nhằm chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, bảo vệ các lợi ích củaquốc gia Do đó, việc thực thi công vụ của công chức hải quan có tính pháp lý cao,tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật

Thứ hai: Địa bàn hoạt động của công chức hải quan

Địa điểm làm việc của các tổ chức hải quan: Cục hải quan, chi cục hải quan,đội kiểm soát hải quan, trải rộng khắp toàn quốc, phân tán chủ yếu là ở các cửakhẩu biên giới, cảng hàng không, cảng biển quốc tế Trên địa bàn hoạt động của hảiquan, công chức hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối vớihàng hoá, phương tiện vận tải, thực hiện nhiệm vụ trên không gian rộng phủ kíntoàn quốc, tập trung ở các cửa khẩu biên giới đường bộ, vùng sâu vùng xa Do trình

độ phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các tỉnh, thành về kinh tế - xãhội, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường xá giao thông, hệ thống bưu chínhviễn thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng và cơ sở hạ tầng xã hội nhưnhà ở, trường học, bệnh viện, các trung tâm thương mại, vui chơi giải trí , nên đãlàm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất công tác của công chức hải quan

Thứ ba: Những quan hệ trong công tác của công chức hải quan

Công chức hải quan làm việc trong bộ máy hải quan là cơ quan chuyênngành quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan Trong quá trình thực thi công vụ,một mặt công chức hải quan chịu sự quản lý của ngành (theo chiều dọc) từ Tổngcục Hải quan, Cục hải quan các tỉnh, thành phố đến các chi cục hải quan và các đội

Trang 33

kiểm tra hải quan tại các điểm, kho, cửa khẩu, mặt khác, cơ quan hải quan trên địabàn thuộc quản lý của các địa phương, các tỉnh, thành phố khác nhau về cơ sở hạtầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường Đồng thời, trên địa bàn hoạt động củahải quan, công chức hải quan quan hệ nghiệp vụ với cơ quan thuế, quản lý thịtrường Như vậy, khi thực thi công vụ công chức hải quan phải đồng thời giải quyếtnhiều mối quan hệ khác nhau Trong mối quan hệ quản lý ngành, công chức hảiquan được phân công nhiệm vụ theo chức năng Do yêu cầu của công việc đòi hỏi

để phân công công chức có trình độ, được đào tạo đúng chuyên ngành vào vị tríđảm nhận công việc đó Trên cơ sở phân công, phân cấp, phân quyền một cách cụthể và tỉ mỉ, công chức hải quan phải các trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụtrong quyền hạn của mình, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quanchức năng hải quan và thanh tra Chính phủ Mặt khác, trong khi thi hành nhiệm vụ,công chức hải quan có quan hệ chặt chẽ với công chức quản lý thuế và quản lý thịtrường Đây là những lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhưng không tách rời nhautrong việc kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu và các phương tiện vận tảixuất nhập cảnh Sự phối hợp, hợp tác giữa các bộ phận hải quan, thuế vụ, quản lýthị trường dựa trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận mộtcách đầy đủ và cụ thể tránh chồng chéo, chồng lấn lên nhau, chỗ thì thừa nơi lạithiếu tạo ra những lỗ hổng trong quản lý dễ bị lợi dụng để trống thuế, buôn lậu, gianlận thương mại

Thứ tư: Về tính chất công việc của công chức hải quan, đòi hỏi phải đề cao

đạo đức nghề nghiệp

Không giống với các lĩnh vực quản lý khác, hoạt động quản lý của hải quannói chung và công vụ của công chức hải quan nói riêng hàng ngày luôn tiếp xúc vớihàng, với tiền, với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá Vì mục đích lợinhuận mù quáng, họ có thể tìm cách lách luật, móc nối mua chuộc hối lộ cán bộ hảiquan để trốn thuế, buôn lậu, gian lận thương mại Những công chức hải quan khi thihành công vụ nếu không cảnh giác, cương quyết rất có thể bị sa ngã, không cưỡnglại được sức mạnh của đồng tiền và những cám dỗ của đời thường xung quanh trong

Trang 34

cuộc sống Vì vậy, công chức hải quan luôn phải đề cao phẩm chất đạo đức nghềnghiệp, kiên định, vững vàng trong mọi tình huống, giữ vững uy tín của nhữngngười đại diện bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại Do yêu cầuđặc thù của công việc, công chức hải quan phải là người trung thực, liêm chính, chícông vô tư.

Thứ năm: Về phẩm chất chuyên môn và kỹ năng làm việc của công chức hải quan.

Hải quan là cơ quan quản lý nhà nước về xuất, nhập khẩu hàng hoá, cácphương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh và tổ chức, cá nhân nhập cảnh, xuấtcảnh Căn cứ vào chức năng quản lý ngành, công chức hải quan thực hiện nhiệm vụkiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, các phươngtiện vận tải xuất, nhập cảnh Hàng hoá, phương tiện vận tải rất đa dạng, phong phú,nhiều chủng loại khác nhau, có xuất xứ từ rất nhiều quốc gia, ngay hàng hoá xuấtkhẩu cũng được sản xuất ở nhiều cơ sở khác nhau trong nước Do vậy, công chứchải quan ngoài việc nắm vững luật pháp của nước mình phải hiểu biết pháp luật vàthông lệ quốc tế về hải quan, đồng thời phải có sự am hiểu sâu sắc về thương phẩmhọc, định danh được mã hàng, giá cả hàng hoá, ngoại tệ và tỷ giá hối đoái đối vớitừng đồng ngoại tệ, thuế suất đối với mỗi loại hàng hoá, có nắm chắc như vậy mới

có thể tính được mức thuế xuất, nhập hàng hoá hạn chế thất thu, tăng thu cho ngânsách nhà nước

Hoạt động hải quan, bản thân nó mang tính quốc tế hoá cao, cùng với quátrình toàn cầu hoá, khu vực hoá, theo đó hải quan nước ta hội nhập ngày càng sâu,rộng vào tổ chức hải quan thế giới, thực hiện những quy định của luật pháp, thông

lệ và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực hải quan Điều đó đòi hỏi công chức hảiquan cần có vốn ngoại ngữ nhất định, sử dụng thành thạo một số ngoại ngữ phổbiến và các thiết bị thông tin hiện đại Đó là những phẩm chất chuyên môn cần thiếtcủa công chức hải quan (kỹ năng cứng), tuy nhiên những kiến thức chuyên môn,những hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn mới là điều kiện cần, quan trọng hơn là sựvận dụng kiến thức, hiểu biết đó vào công việc cụ thể để đạt được hiệu quả, hiệusuất công tác (kỹ năng mềm) tức là kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ

Trang 35

khi thực thi công vụ, hay là kỹ năng làm việc tập thể Tóm lại, do yêu cầu đặc thùcông việc, công chức hải quan cần có phẩm chất, kỹ năng riêng đáp ứng với thựctiễn hoạt động của ngành hải quan Vì vậy, công chức hải quan phải được đào tạochuyên nghiệp, chính quy và không ngừng được bồi dưỡng nâng cao trình độ vềmọi mặt nhằm hướng đến xây dựng một nền hải quan chính quy hiện đại và hộinhập quốc tế.

Trên đây là những đặc điểm, những phẩm chất, kỹ năng của công chức hảiquan được xem xét từ tính chất đặc thù của công việc theo chức năng hoạt động củahải quan Đó là những tiền đề lý luận để phân tích chất lượng công chức hải quan

1.2 Chất lượng công chức hải quan: Khái niệm, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức Hải quan

1.2.1 Khái niệm và những tiêu chí đánh giá chất lượng công chức Hải quan

1.2.1.1 Khái niệm, nội hàm khái niệm chất lượng công chức Hải quan

Như chúng ta đã biết, công chức là những người làm việc trong bộ máy hànhchính nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước do các cơ quan nhà nước tuyểndụng, đảm nhận chức năng nhất định trong hệ thống quản lý của nhà nước và chịu

sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Công chức Công chức không phải là cá nhân mộtngười, khái niệm công chức dùng để chỉ tập hợp những người làm việc trong bộmáy nhà nước Công chức hàm chứa là “đội ngũ công chức” làm việc trong bộ máychính quyền từ trung ương đến địa phương, trong các lĩnh vực và các ngành khácnhau Quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ công chức gắn liền với sự củng

cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước Chất lượng của đội ngũ công chức là nhân tố quyếtđịnh năng lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước

Chất lượng đội ngũ công chức là chất lượng của tập hợp công chức trongmột tổ chức, địa phương mà trước hết cần được hiểu đó chính là chất lượng laođộng và tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện của đội ngũ công chức trong thựcthi công vụ Đây là một loại lao động có tính chất đặc thù riêng, xuất phát từ vị trí,vai trò của chính đội ngũ này

Trang 36

Chất lượng của đội ngũ công chức là một trạng thái nhất định của đội ngũcông chức, thể hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các yếu tố, các thành viêncấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ công chức Chất lượng của đội ngũcông chức phụ thuộc vào chất lượng của từng công chức trong đội ngũ đó, mà chấtlượng này thể hiện ở trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị - xã hội, phẩmchất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế mới Chấtlượng của công chức được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩnphản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học và các kỹnăng, kinh nghiệm trong quản lý của đội ngũ công chức Chất lượng còn bao hàmtình trạng sức khoẻ của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ Như vậy, có thểhiểu chất lượng công chức được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn về trình độchuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng như các kỹ năng, kinhnghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức của người công chức Chất lượngcủa công chức còn bao hàm tình trạng sức khoẻ của người công chức, có đủ điềukiện sức khoẻ sẽ cho phép công chức thực thi tốt công vụ được giao.

Chất lượng công chức là khái niệm chung phản ánh phẩm chất, trình độ nănglực của những người làm việc trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước Hệ thống

bộ máy quản lý nhà nước hoạt động dựa trên cơ sở phân công theo chức năng quản

lý theo ngành, lĩnh vực Trên thực tế, chất lượng công chức bao giờ cũng gắn vớimột lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định Bởi vì, khi nói đến chất lượng côngchức trước tiên là đề cập đến phẩm chất về chuyên môn, một chuyên ngành nào đó

Rõ ràng chất lượng công chức ngành hải quan khác với chất lượng công chức ngànhthanh tra, ngành thuế, ngành quản lý thị trường

Vậy chất lượng công chức hải quan là gì?

Theo quy định của Luật Hải quan năm 2001: “Công chức hải quan phải cóphẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực,liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành điềuđộng và phân công công tác” [18,24] Quy định trên vừa là điều kiện tuyển dụngcông chức hải quan đồng thời vừa khái quát những phẩm chất cơ bản thuộc chấtlượng của công chức hải quan Trên ý nghĩa đó mà xét, thì quan niệm của tác giả về

Trang 37

chất lượng công chức hải quan là tổng hợp các yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực chuyên môn, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi công chức trong tổng thể cơ cấu số lượng hợp lý về các loại công chức, trình độ chuyên môn, tuổi tác, giới tính được sử dụng nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát của ngành hải quan.

1.2.1.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức hải quan.

Chất lượng công chức là khái niệm trừu tượng Để xác định chất lượng côngchức hải quan phải thông qua một hệ thống các tiêu chí định tính, định lượng: phẩmchất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn; kỹ năng nghề nghiệp; trình độ ngoạingữ, tin học; trình độ sức khoẻ; kết quả, hiệu quả công tác

Thứ nhất: Phẩm chất chính trị, đạo đức

Về phẩm chất chính trị của công chức hải quan được biểu hiển trước hết là

sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dântộc và CNXH, đó là con đường mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn, kiên quyếtđấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước,không dao động trước những khó khăn thử thách Đồng thời phải có biện pháp đểđường lối đó đi vào thực tiễn cuộc sống

Phẩm chất chính trị của công chức hải quan còn biểu hiện thông qua thái độphục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đốivới nhiệm vụ được giao, bảo vệ lợi ích quốc gia, tăng cường hợp tác quốc tế dựatrên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau

Về phẩm chất đạo đức, cán bộ công chức nói chung trước hết phải sống và làmviệc theo tiêu chuẩn đạo đức một công dân Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, phảilấy việc gương mẫu sống và làm việc theo pháp luật là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản

Công chức hải quan luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cầnkiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bêtha, có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, quan hệ mật thiết với quần chúngnhân dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hà cho dân,

Trang 38

tác phong làm việc khoa học, dân chủ, nói đi đôi với làm, làm nhiều hơn nói – đó lànhững tiêu chí đánh giá đạo đức của người cán bộ, công chức.

Là công chức hải quan, phải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tậpthể, khiêm tôn, giản dị, trung thực, không cơ hội, có nếp sống văn minh, nêu gươngcho quần chúng Như vậy mới tạo được lòng tin từ phía nhân dân, thuyết phục đượcnhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với sự nghiệp cách mạng, vớilợi ích của quốc gia Phải luôn cảnh giác, kiên định vững vàng trong mọi tình huốngđặc biệt là sự cám dỗ vật chất bằng nhiều hình thức hết sức tinh vi

Thứ hai: Trình độ, năng lực chuyên môn

Về trình độ học vấn: trình độ học vấn là mức độ học vấn giáo dục mà côngchức đạt được Hiện nay, trình độ học vấn của công chức nước ta được phân thànhmức độ khác nhau từ thấp đến cao gồm bậc phổ thông và bậc đại học, trong bậc phổthông chia thành các cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông

Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ củacông chức là trình độ được đào tạo qua các trường lớp có văn bằng chuyên môn phùhợp với yêu cầu công việc Trình độ chuyên môn đào tạo ứng với hệ thống văn bằnghiện nay và được chia thành các trình độ như: sơ cấp; trung cấp; đại học và trên đạihọc Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn của công chức cần phải lưu ýđến sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc

Thứ ba: Kỹ năng nghề nghiệp

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của côngchức, phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ Côngchức cần có những kỹ năng quản lý tương ứng với nhiệm vụ được giao để thể hiệnvai trò, nhiệm vụ của công chức Có thể chia thành ba nhóm kỹ năng chính:

Nhóm 1: Kỹ năng kỹ thuật, liên quan đến khả năng nắm vững các phươngpháp sử dụng các phương tiện, công cụ cũng như kiến thức về một lĩnh vực cụ thểnào đó

Nhóm 2: Các kỹ năng quan hệ, liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp,chia sẻ và động viên, thu hút người khác với tư cách cá nhân hoặc nhóm

Trang 39

Nhóm 3: Kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược Công chức có khả năng tổnghợp và tư duy trong công việc một cách linh hoạt để vận dụng vào thực tiễn Điềunày liên quan đến khả năng nhìn nhận tổ chức như một thể thống nhất và sự pháttriển của các lĩnh vực, hiểu được mối liên hệ phụ thuộc giữa các bộ phận bên trongcủa tổ chức, lĩnh vực, dự đoán được những thay đổi trong bộ phận này sẽ ảnh hưởngtới bộ phận, lĩnh vực khác ra sao.

Với các nhóm kỹ năng trên đều cần tới các khả năng cá nhân tương ứng vớitừng vị trí công tác như: khả năng tự nhìn nhận đánh giá, khả năng quản lý, kiềm chếmọi sự căng thẳng (mà chủ yếu là khả năng tổ chức công việc một cách có kế hoạch),khả năng giải quyết vấn đề một cách tự tin và sáng tạo Yêu cầu thực tiễn hoạt độnghải quan đòi hỏi tất cả đội ngũ công chức đều cần phải có đủ những kỹ năng trên, trongkhi đó số công chức có được các kỹ năng này hiện nay không phải là nhiều

Thứ tư: Kinh nghiệm công tác

Kinh nghiệm công tác là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng côngchức Kinh nghiệm là những vốn kiến thức thực tế mà công chức tích luỹ đượctrong thực tiễn công tác Kinh nghiệm là kết quả được hình thành trong hoạt độngthực tiễn Chính kinh nghiệm đã góp phần vào việc hình thành năng lực thực tiễn củacông chức và làm tăng hiệu quả công vụ mà công chức đảm nhận Kinh nghiệm phụthuộc vào thời gian công tác của công chức nói chung và thời gian công tác ở mộtcông việc cụ thể nào đó nói riêng của công chức Tuy nhiên, giữa kinh nghiệm côngtác và thâm niên công tác không phải hoàn toàn tuân theo quan hệ tỷ lệ thuận Thờigian công tác chỉ là điều kiện cần cho tích luỹ kinh nghiệm nhưng chưa phải là điềukiện đủ Điều kiện đủ để hình thành kinh nghiệm công tác của công chức phụ thuộcvào chính khả năng, nhận thức, phân tích, tích luỹ và tổng hợp của từng công chức

Thứ năm: Trạng thái sức khoẻ, thể chất

Sức khoẻ của công chức được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá chấtlượng công chức Vì sức khoẻ được hiểu là trạng thái thoải mái về thể chất, tinhthần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật Sức khoẻ là tổng hoànhiều yếu tố được tạo bởi bên trong và bên ngoài, thể chất và tinh thần Bộ Y tế

Trang 40

nước ta quy định 03 trạng thái là: Loại A: Thể lực tốt, không có bệnh tật; Loại B:trung bình; Loại C: Yếu, không có khả năng lao động.

Tiêu chi sức khoẻ đối với công chức không những là một tiêu chí chung, cầnthiết cho tất cả cán bộ, công chức nhà nước mà còn tuỳ thuộc vào những hoạt độngđặc thù của từng loại công chức để có thêm những yêu cầu tiêu chuẩn riêng về sứckhoẻ Vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phản ánh về sức khoẻ của công chức cần xuấtphát từ yêu cầu cụ thể đối với hoạt động có tính đặc thù của từng loại công chức

Do điều kiện công tác, công chức hải quan thường làm việc ở các cửa khẩubiên giới, bến cảng, nhà ga, kho hàng ở nhiều địa điểm khác nhau xa cách trung tâmthành phố, phải đi lại, di chuyển nhiều trên không gian rộng Hơn nữa, do tính chấtcông việc không trải đều về thời gian mà tập trung theo đợt, theo chuyến, cường độlàm việc cao, áp lực lớn Vì vậy, đòi hỏi công chức hải quan phải có sức khoẻ, nềntảng thể chất và tinh thần tốt

Yêu cầu sức khoẻ không chỉ là một quy định bắt buộc khi tuyển chọn côngchức hải quan mà còn phải là yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình công tác củacông chức cho đến khi về hưu

Thứ sáu: Hiệu quả, hiệu suất công tác

Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ của công chức,phản ánh mức độ và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của công chức, thể hiện mức độđảm nhận chức trách, nhiệm vụ của công chức Để đánh giá công chức hải quan theotiêu chí này cần dựa vào kết quả thực hiện công việc qua từng quý, từng năm Đánhgiá thực hiện công việc là phương pháp, nội dung của quản trị nguồn nhân lực trongcác tổ chức, cơ quan Đánh giá thực hiện công việc, thực chất là xem xét, so sánhgiữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của công chức với những tiêu chuẩn đã được xácđịnh trong bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc

Kết quả đánh giá thực hiện công việc cho phép phân tích và đánh giá về chấtlượng công chức thực tế Nếu như công chức liên tục không hoàn thành nhiệm vụđược giao, hiệu quả, hiệu suất công tác thấp, thì có nghĩa là công chức không đápứng được yêu cầu công việc Trong trường hợp này, có thể kết luận chất lượng công

Ngày đăng: 04/03/2015, 20:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ tài chính (2004), quyết định 810/QĐ –BTC ngày 16/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004-2006, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: quyết định 810/QĐ –BTC ngày 16/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan giai đoạn 2004-2006
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2004
3. Bộ Tài chính (2005), Quyết định 50/2005/QĐ – BTC ngày 19/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa Xuất khẩu, Nhập xuất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 50/2005/QĐ – BTC ngày 19/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa Xuất khẩu, Nhập xuất
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
4. Bộ Tài chính (2005), Quyết định 2747/QĐ – BTC ngày 16/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 -2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 2747/QĐ – BTC ngày 16/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006 -2010
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
5. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 52/2007/QĐ – BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 52/2007/QĐ – BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2007
6. Bộ Tài chính (2008), Quyết định 456/QĐ – BTC ngày 14/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2008 – 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 456/QĐ – BTC ngày 14/3 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2008 – 2010
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2008
7. Bộ tài chính (2010) “Quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh trực thuộc Trung ương”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh trực thuộc Trung ương
8. Chính phủ (1996) Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 về “Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức hiện nay”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức hiện nay
9. Chính phủ (2002), Nghị định số 96/2006/NĐ – CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 96/2006/NĐ – CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
10. Chính phủ (2005), Nghị định số 154/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 154/2005/NĐ – CP ngày 15/12/2005 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2005
11. Chính phủ (2006), Nghị định 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 9/6 về thương mại điện tử, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 9/6 về thương mại điện tử
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
12. Dự thảo Báo cáo Chẩn đoán (2005), Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án hiện đại hóa Hải quan Việt Nam
Tác giả: Dự thảo Báo cáo Chẩn đoán
Năm: 2005
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) “Văn kiện Đại hội lần thứ XI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XXI”
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
15. Hải quan Cao Bằng 60 năm xây dựng và phát triển (2012), “Sở thông tin và tuyên truyền Cao Bằng – GPXB”: 14/GP-XBP ngày 25/4/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở thông tin và tuyên truyền Cao Bằng "– "GPXB
Tác giả: Hải quan Cao Bằng 60 năm xây dựng và phát triển
Năm: 2012
16. Ngân hàng Thế giới (2004), “Sổ tay về phát triển thương mại và WTO, NXB Chính trị quốc gia”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay về phát triển thương mại và WTO, NXB Chính trị quốc gia”
Tác giả: Ngân hàng Thế giới
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia”"
Năm: 2004
17. Ngân hàng thế giới (2004), “Kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan một số nước”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm hiện đại hóa hải quan một số nước”
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2004
21. Tổng Cục Hải quan (2003), Tài liệu tập huấn, các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới liên quan đến công tác quản lý hải quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn, các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới liên quan đến công tác quản lý hải quan
Tác giả: Tổng Cục Hải quan
Năm: 2003
22. Tổng Cục Hải quan (2005), 60 năm Hải quan Việt Nam (1954-2005) Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 năm Hải quan Việt Nam (1954-2005)
Tác giả: Tổng Cục Hải quan
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2005
23. Tổng Cục Hải quan (2005), tài liệu hội thảo, Việt Nam tham gia công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan Kyoto, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tài liệu hội thảo, Việt Nam tham gia công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan Kyoto
Tác giả: Tổng Cục Hải quan
Năm: 2005
25. Tổng cục Hải quan (2006), danh mục các văn bản Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: danh mục các văn bản Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w