Thực trạng về phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 95 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3Thực trạng về phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp

Trong Luật Hải quan quy định: Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và các chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, có thể xem hoạt động của Hải quan là tổng hợp của nhiều ngành kinh tế - kỹ thuật, ngoại

thương, tài chính, thuế quan, thương phẩm, luật pháp ...Do đó, đội ngũ công chức Hải quan để thực thi các nhiệm vụ trên cần có tri thức am hiểu rộng nhiều lĩnh vực đồng thời phải hiểu biết sâu nghiệp vụ, chuyên môn đảm nhận. Ví dụ như công chức Hải quan đảm nhận việc thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trước hết phải nắm vững pháp luật về các loại thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế, nguồn phải nộp thuế, xác định đúng mã hàng, trị giá hàng hóa ....Do tính chất đặc thù hoạt động của Hải quan, đòi hỏi công chức cần có năng lực và kỹ năng chuyên môn. Nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền hải quan thế giới, yêu cầu bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ và tin học nhất định. Năng lực chung thể hiện ở trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học văn phòng và kinh nghiệm làm việc. Năng lực chuyên môn theo lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo, kiến thức chuyên môn và tin học nghiệp vụ . Tùy thuộc vào vị trí công tác, công chức Hải quan cần có những kỹ năng riêng như kỹ năng lãnh đạo hoặc kỹ năng chuyên môn.

Phẩm chất chuyên môn của công chức Hải quan được xác định bởi hệ thống các tiêu chí, trong đó trình độ đào tại là tiểu chí tổng hợp phản ánh năng lực chuyên môn của cá nhân mỗi cán bộ công chức. Trong thời gian gần đây, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Hải quan Cao Bằng được nâng cao đáng kể, trong đó cơ cấu trình độ chuyên môn có sự thay đổi tích cực. Số công chức có trình độ đại học tăng cả về lượng tuyệt đối và tỷ trọng so với công chức tốt nghiệp ở các trường cao đẳng và trung cấp. Từ năm 2009 đến năm 2013, cán bộ công chức của Cục có trình độ đại học tăng từ 96 người lên đến 132 người, ngược lại trình độ cao đẳng, trung cấp giảm từ 40 người còn 27 người và số chưa có bằng cấp giảm từ 5 người xuống 2 người. Đến năm 2013, công chức tốt nghiệp các trường đại học chiếm 81,98%, tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp là 16,77%, chưa có bằng cấp chuyên môn là 1,24%. Cơ cấu trình độ chuyên môn của công chức Hải quan Cao Bằng được phản ánh trên bảng (2.6)

So với Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan (gồm 33 Cục Hải quan theo Quyết định 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ), Cục Hải quan Cao Bằng tuy quy mô nhỏ, số lượng cán bộ công

chức ít hơn các Cục Hải quan khác nhưng tỷ trọng công chức có trình độ đại học trong tổng số cán bộ công chức là khá cao.

Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn của công chức Hải quan Cao Bằng

Đơn vị: Người

Trình độ Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Đại học Người 96 110 131 133 132 % 68,08 72,84 78,44 80,60 81,98 Cao đẳng và trung cấp Người 40 36 34 31 27 % 28,36 23,84 20,35 18,78 16,77 Chưa có bằng cấp chuyên môn Người 5 5 2 2 2 % 3,54 3,31 1,19 1,21 1,24 Tổng số Người 141 151 167 165 161 % 100 100 100 100 100

Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Cao Bằng từ năm 2009 đến năm 2013 [1,2013]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 95 - 97)