7. Kết cấu của luận văn
1.1.2.1. Quan niệm về công chức hải quan
Công chức hải quan trước hết là công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, làm việc trong bộ máy Hải quan Việt Nam. “Cơ quan hải quan có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất nhậu khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu” [18,23].
Công chức hải quan được ngành hải quan tuyển dụng, sử dụng, phân công bố trí vào các vị trí có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc đặt ra nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trên của ngành hải quan. Việc tuyển dụng công chức vào cơ quan hải quan từ Tổng cục đến Cục hải quan các tỉnh, thành phố và các chi cục hải quan tuân theo quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh của Luật Công chức hiện hành.
Công chức hải quan là những người thực thi công vụ nhà nước, bảo vệ pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hoá, về thuế hàng hoá xuất nhập khẩu..., do vậy, công chức hải quan là những người được hưởng lương và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước. Do tính chất công việc đặc thù của hải quan yêu cầu công chức hải quan phải có phẩm chất chính trị cao, có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh.
Như vậy, công chức hải quan được quan niệm là người được cơ quan hải quan tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Đó là những người có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của luật pháp, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự và nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác.