Các giai đoạn xây dựng và phát triển của Hải quan Cao Bằng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 76 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1 Các giai đoạn xây dựng và phát triển của Hải quan Cao Bằng

Hải quan Cao Bằng tiền thân là Chi sở thuế xuất nhập khẩu tỉnh Cao Bằng là một trong những đơn vị Hải quan Việt Nam được thành lập sớm nhất từ những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ XX. Trải qua hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành cùng với 2 cuộc chiến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới, nhất là từ khi công cuộc đổi mới, mở cửa được thực hiện, Hải quan Cao Bằng ngày càng trưởng thành, lớn mạnh góp phần quan trọng vào tăng thu cho NSNN, chống buôn lậu, gian lận thương mại, quản lý, giám sát các hoạt động xuất nhập cảnh .... Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa, Hải quan Cao Bằng từng bước được hiện đại hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào Hải quan khu vực và thế giới. Quá trình phát triển của Hải quan Cao Bằng về đại thể trải qua những giai đoạn sau đây:

Giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1974:

Hải quan Cao Bằng là một trong nhưng đơn vị sớm được thành lập. Sau chiến thắng Biên giới năm 1950, Cao Bằng được hoàn toàn giải phóng. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được thiết lập, thúc đẩy sự giao lưu qua lại biên giới giữa nhân dân hai nước ngày càng tăng. Năm 1952, Chính phủ ta và Chính phủ Trung Quốc đã thỏa thuận mở một số cửa khẩu ở biên giới Việt – Trung để cho nhân dân vùng biên giới giữa hai nước được đi lại thăm thân, trao đổi hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng này.

Khi cửa khẩu được mở ra, tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa, người và phương tiện xuất nhập cảnh cũng được hình thành gồm: Công an (Biên phòng sau này), Thuế xuất nhập khẩu (Hải quan sau này), Ngân hàng (bộ phận đổi tiền).

Tháng 6/1952, Chi sở thuế xuất nhập khẩu tỉnh Cao Bằng được thành lập và đến cuối năm đã triển khai hoạt động ra biên giới.

Ngày đầu mới thành lập, Trung ương cử 4 đồng chí lên thành lập Chi sở thuế xuất nhập khẩu Cao Bằng. Sau khi ổn định xong bộ máy, Chi sở bắt đầu triển khai các mặt công tác ra cửa khẩu vào cuối năm 1952. Đồn thuế xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu đầu tiên được thành lập tại cửa khẩu Tà Lùng thuộc huyện Phục Hòa. Tiếp sau đó, phát triển thêm một số Đồn thuế xuất nhập khẩu khác tại cửa khẩu Pò Peo, xã Ngọc Khuê, Huyện Trùng Khánh; cửa khẩu Trà Lĩnh, xã Quốc Hùng, huyện Trà Lĩnh; cửa khẩu Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An; cửa khẩu Nặm Nhũng, xã Lũng Nặm, huyện Hà Quảng; cửa khẩu Bí Hà, xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang. Toàn bộ biên chế cán bộ của Chi sở thuế xuất nhập khẩu lúc bấy giờ có 44 người. Nhiệm vụ chủ yếu của các đồn thuế xuất nhập là thu thuế buôn chuyến hàng hóa xuất nhập khẩu và ngăn ngừa đấu tranh các hoạt động buôn lậu qua biên giới.

Cơ sở pháp lý để quản lý đối với hàng hóa của nhân dân biên giới mang trao đổi lúc đầu là Điều lệ tạm thời về quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu (năm 1953, 1954); Điều lệ quản lý mậu dịch tiểu ngạch nhân dân biên giới Việt – Trung (năm 1955, 1958); Điều lệ Hải quan (từ năm 1960 trở đi).

Do nhu cầu mở rộng địa bàn, đến năm 1953 cơ quan Phân khu quản lý xuất nhập khẩu liên tỉnh Cao - Hải - Lạng (Cao Bằng, Hải Ninh (Quảng Ninh), Lạng Sơn) ra đời nhằm thống nhất quản lý hàng hóa xuất nhập. Tuy nhiên, tổ chức Phân khu chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, đến cuối năm 1954 giải thể nên các Chi sở thuế xuất nhập khẩu trở lại hoạt động như trước.

Cho đến trước chiến tranh tháng 2/1979, Hải quan vẫn có bộ máy tại 6 cửa khẩu biên giới (Tà Nùng, Bí Hà, Lý Vạn, Pò Peo, Trà Lĩnh và Sóc Giang).

Giai đoạn từ năm 1979 đến 1990:

Từ sau ngày chiến tranh biên giới 17/2/1979, các cửa khẩu dọc theo biên giới Việt _ Trung bị đóng cửa. Hải quan hoạt động ở các cửa khẩu rút về tuyến sau để làm nhiệm vụ chống buôn lậu và tham gia quản lý thị trường. Đến năm 1985, Chi cục Hải quan cao bằng đổi tên thành Hải quan Cao Bằng gồm các đơn vị trực thuộc Hải quan cửa khẩu và đội kiểm soát.

Giai đoạn từ năm 1990 đến nay:

Năm 1988-1989, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được bình thường hóa, Hải quan Cao Bằng triển khai các đơn vị cửa khẩu thực hiện chức năng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và đấu tranh phòng chống buôn lậu. Tháng 3/1994, Hải quan Cao Bằng được đổi tên thành Cục hải quan tỉnh Cao Bằng, tổ chức bộ máy gồm 7 phòng, 4 đơn vị Hải quan cửa khẩu và 2 đội kiểm soát Hải quan (sau sát nhập 1 đội kiểm soát). Tháng 11/1996, lập thành đơn vị Hải quan cửa khẩu Bí Hà. Tháng 8/1997 thành lập đơn vị Hải quan thành phố Thái Nguyên (nay là chi cụ Hải quan Thái Nguyên). Tháng 12/2002, thành lập đội nghiệp vụ số 2 tại Nà Lạn, Đức Long, Thạch An thuộc Chi cục Hải quan của khẩu Tà Lùng. Tháng 4/2003, thành lập Phòng kiểm tra sau thông quan (6/2006 đổi thành Chi cục kiểm tra sau thông quan). Tháng 12/2004, thành lập Hải quan Bắc Kạn. Tháng 11/2008, triển khai đội nghiệp vụ Lý Vạn thuộc Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bí Hà.

Đến nay, Cục Hải quan Cao Bằng có 5 phòng chức năng, 1 đội kiểm soát, 8 chi cục. Trong đó, có 5 chi cục hải quan cửa khẩu, 2 chi cục ngoài cửa khẩu (Thái Nguyên và Bắc Cạn) và chi cục kiểm tra sau thông quan [15,43].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w