Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường cần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 63 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.1.Đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường cần

cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động kinh tế đối ngoại

Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế hoạt động chịu sự chi phối từ các quy luật của thị trường: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển của các nền kinh tế chỉ

ra rằng: kinh tế thị trường có ưu điểm hơn so với kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Kinh tế thị trường tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế, cạnh tranh làm cho kinh tế phát triển năng động, thích ứng. Kinh tế thị trường mang lại hiệu quả vì nó luôn đòi hỏi các chủ thể tham gia thị trường phải chủ động tìm cách giải quyết tốt nhất những vấn đề cơ bản là: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Tuy nhiên, kinh tế thị trường không phải là hoàn hảo, những khuyết tật của nó được xem là căn bệnh nan y không thể tránh khỏi như là khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, lạm dụng tài nguyên, huỷ hoại môi trường, vi phạm pháp luật... Nếu lợi nhuận là động lực thúc đẩy hoạt động của các chủ thể kinh tế thì việc theo đuổi lợi nhuận bằng mọi cách mù quáng để đạt được mục đích dẫn tới những hành vi trốn thuế, buôn lậu... Để sửa chữa, khắc phục những khuyết tật đó đòi hỏi cần có sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước bằng định hướng phát triển kinh tế, bằng pháp luật và các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô.

Tăng cường quản lý nhà nước về kinh tế không có nghĩa là nhà nước trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà là nhà nước tạo môi trường, điều kiện về pháp lý, kinh tế và thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. Sự phát triển kinh tế thị trường dần được định hình về mô hình và tăng nhiều về quy mô, dung lượng. Thị trường dân tộc hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới. Lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh với tốc độ cao liên tục qua nhiều năm. Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và quá cảnh... đặt ra càng nặng nề và hệ trọng đối với ngành hải quan. Những cán bộ, công chức hải quan sẽ không phải là đội ngũ những người lính gác, bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích quốc gia nếu không có phẩm chất chính trị tốt, tinh thông nghề nghiệp và kỹ năng làm việc hiệu quả. Vì vậy, quá trình phát triển của kinh tế thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tất yếu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công chức hải quan trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 63 - 64)