Khái niệm, nội hàm khái niệm chất lượng công chức Hả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.1.Khái niệm, nội hàm khái niệm chất lượng công chức Hả

Như chúng ta đã biết, công chức là những người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước do các cơ quan nhà nước tuyển dụng, đảm nhận chức năng nhất định trong hệ thống quản lý của nhà nước và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Công chức. Công chức không phải là cá nhân một người, khái niệm công chức dùng để chỉ tập hợp những người làm việc trong bộ máy nhà nước. Công chức hàm chứa là “đội ngũ công chức” làm việc trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, trong các lĩnh vực và các ngành khác nhau. Quá trình hình thành, phát triển của đội ngũ công chức gắn liền với sự củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước. Chất lượng của đội ngũ công chức là nhân tố quyết định năng lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

Chất lượng đội ngũ công chức là chất lượng của tập hợp công chức trong một tổ chức, địa phương mà trước hết cần được hiểu đó chính là chất lượng lao động và tinh thần phục vụ nhân dân vô điều kiện của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Đây là một loại lao động có tính chất đặc thù riêng, xuất phát từ vị trí, vai trò của chính đội ngũ này.

công chức, thể hiện mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các yếu tố, các thành viên cấu thành nên bản chất bên trong của đội ngũ công chức. Chất lượng của đội ngũ công chức phụ thuộc vào chất lượng của từng công chức trong đội ngũ đó, mà chất lượng này thể hiện ở trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị - xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế mới... Chất lượng của công chức được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý của đội ngũ công chức. Chất lượng còn bao hàm tình trạng sức khoẻ của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Như vậy, có thể hiểu chất lượng công chức được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng như các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức... của người công chức. Chất lượng của công chức còn bao hàm tình trạng sức khoẻ của người công chức, có đủ điều kiện sức khoẻ sẽ cho phép công chức thực thi tốt công vụ được giao.

Chất lượng công chức là khái niệm chung phản ánh phẩm chất, trình độ năng lực của những người làm việc trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước hoạt động dựa trên cơ sở phân công theo chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực. Trên thực tế, chất lượng công chức bao giờ cũng gắn với một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định. Bởi vì, khi nói đến chất lượng công chức trước tiên là đề cập đến phẩm chất về chuyên môn, một chuyên ngành nào đó. Rõ ràng chất lượng công chức ngành hải quan khác với chất lượng công chức ngành thanh tra, ngành thuế, ngành quản lý thị trường.

Vậy chất lượng công chức hải quan là gì?

Theo quy định của Luật Hải quan năm 2001: “Công chức hải quan phải có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành điều động và phân công công tác” [18,24]. Quy định trên vừa là điều kiện tuyển dụng công chức hải quan đồng thời vừa khái quát những phẩm chất cơ bản thuộc chất lượng của công chức hải quan. Trên ý nghĩa đó mà xét, thì quan niệm của tác giả về

đức, trình độ năng lực chuyên môn, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi công chức trong tổng thể cơ cấu số lượng hợp lý về các loại công chức, trình độ chuyên môn, tuổi tác, giới tính được sử dụng nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, giám sát của ngành hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 52 - 54)