7. Kết cấu của luận văn
2.2.4 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Hải quan Cao Bằng
Chất lượng của đội ngũ công chức hiện tại của Cục Hải quan Cao Bằng phục thuộc vào việc tuyển dụng và quá trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
Những năm gần đây, quy trình tuyển dụng công chức dần từng bước được hoàn thiện và thống nhất. Trước hết căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng, cơ cấu ngạch bậc, trình độ chuyên môn đã được xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực, Cục thực hiện các bước tuyển dụng theo quy định của Tổng cục Hải quan. Trên cơ sở quyết định tuyển dụng được Tổng cục Hải quan phê duyệt, bộ phận TCCB của Cục Hải quan thẩm tra, xác minh lý lịch, xác minh bằng cấp đã được cá nhân cam kết đảm bảo tính pháp lý của các bằng cấp. Khi đã đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, Cục ra quyết định tiếp nhận, phân công công tác và cử cán bộ công chức hướng dẫn thực hiện chế độ công chức dự bị, tập sự đối với công chức mới được tuyển dụng. Thực hiện chế độ tuyển dụng công chức dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể về năng lực phẩm chất, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc phù hợp với công việc đảm nhận. Nhờ vậy phát huy được năng lực các nhân của mỗi công chức trong sự phối hợp hoạt động chung của đội ngũ công chức, tức là nâng cao chất lượng công chức của toàn Cục Hải quan. Rõ ràng chất lượng công chức
phụ thuộc vào khâu tuyển dụng, nhưng để đảm bảo chất lượng trước hết cần có các trường đào tạo chuyên ngành, chính quy gắn với nhu cầu thực tế của Hải quan đồng thời phải có quy trình tuyển dụng chặt chẽ và hệ thống các tiêu chuẩn đối với từng ngạch công chức được công khai, minh bạch.
Như chúng ta đã biết, Hải quan Việt Nam đang trong quá trình cải cách, hiện đại hóa và mở cửa hội nhập với nền hải quan thế giới. Song hầu như, đại bộ phận cán bộ hải quan nói chung và của Hải quan Cao Bằng nói riêng được đào tạo trong thời kỳ bao cấp và chưa có chuyên ngành hải quan, hạn chế về trình độ ngoại ngữ và tin học. Họ thực thi công cụ Hải quan chủ yếu bằng kinh nghiệm và sự nhiệt tình công tác thiếu tính chuyên nghiệp, chính quy. Hơn nữa, trong giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế, môi trường pháp lý cho hoạt động hải quan chưa được hoàn thiện đầy đủ. Chính đó là những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng đội ngũ công chức Hải quan chính quy, hiện đại. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đào tạo và đào tạo lại và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ tin học như là nhu cầu tự thân để nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng.
Trong năm năm trở lại đây, từ năm 2009 đến năm 2013, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của Tổng cục hải quan đã phê duyệt, căn cứ vào nhu cầu khả năng đào tạo bồi dưỡng của các đơn vị, Cục Hải quan Cao Bằng đã liên hệ với với các Cục, Vụ thuộc Tổng cục tổ chức một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại Cục. Cục Hải quan Cao Bằng cũng chọn cử một số cán bộ công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tài chính và Tổng cục Hải aun tổ chức, đảm bảo đúng đối tượng, chỉ tiêu được phân bổ. Việc đào tạo, đào tạo lại được thực hiện chủ yếu dưới hình thức vừa học vừa làm với nhiều ngành học, nhiều bậc đào tạo đa dạng: Hệ đại học, cao đẳng, lý luận chính chính cao cấp, nghiệp vụ Hải quan tổng hợp; bồi dưỡng kiến thức.
Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan Cao Bằng được thể hiện ở bảng sau:
Đơn vị tính: Người Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Hệ đại học (vừa học vừa làm) 11 2 1 - -
Bồi dưỡng kiến thức QLNN 7 3 8 4 1
Nghiệp vụ Hải quan tổng hợp 11 8 3 - 3
Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo - - 2 2 2
Lý luận CTCC - - - 1 -
Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ (lượt người) 204 194 207 170 207
Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan Cao Bằng từ năm 2009 đến năm 2013 [1,2013]
Số liệu thống kê về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong những năm quan cho thấy, trong các hình thức đào đạo, đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức QLNN, kỹ năng lãnh đạo, nghiệp vụ Hải quan, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ có số lượng cán bộ công chức chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình hơn 1,25 lượt/người trong một năm, tức là khoảng 200 lượt người so với tổng số công chức của toàn cục là 160 người. Điều đó có nghĩa là không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ cấp nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn là xu hướng tất yếu nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức hải quan Cao Bằng hiện nay.
Các số liệu thống kê trong bảng 2.7 về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Cục hải quan Cao Bằng cho thấy: đào tạo ở bậc đại học chuyên ngành (vừa học vừa làm) và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành khác ngày cảng giảm, ngược lại hình thức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ giữ mức ổn định, tăng đều các năm. Cụ thể đào tạo hệ đạo học năm 2009 có 11 người đến năm 2011 có 01 người và trong 2 năm 2012, 2013 không có người nào được cử đi đào tạo ở bậc đại học. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đội ngũ công chức của Cục, số người có trình độ bậc đại học giảm và do đó chất lượng có công chức giảm. Thực tế cơ cấu và sự biến đổi trình độ chuyên môn công chức của Cục, số người có trình độ đại học vẫn chiểm tỷ trọng khoảng trên 80% và tăng đều qua các năm, ngược lại số công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp và chưa có bằng cấp chuyên môn chiếm tỷ trọng không quá 20% và ngày càng giảm qua các năm. Tình hình thay đổi về cơ cấu trình độ chuyên môn của công chức tại Cục Hải quan Cao Bằng được thể hiện ở Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Nâng cao trình độ chuyên môn của công chức cục Hải quan Cao Bằng từ năm 2009 đến 2013
Tình hình thực tế trên hình như có gì đó mâu thuẫn, một mặt trong công tác đào tạo, số người được cử đi tham gia các khóa đào tại chuyên môn ở trình độ đại học ngày càng giảm nhưng mặt khác số lượng công chức có trình độ đại học trong cục ngày càng tăng cả về lượng tuyệt đối và tương đối. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, do hệ thống giáo dục đào tạo của nước ta đang diễn ra quá trình đổi mới, chuyển từ đào tạo kế hoạch sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Nhiều trường đại học lớn có uy tín như Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính đã mở chuyên ngành Hải quan và dần hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình cập nhật kiến thức chuyên ngành Hải quan trên thế giới. Vì vậy, việc tuyển dụng mới công chức để thay thế những công chức đến tuối nghỉ hưu và thuyên chuyển công tác (khoảng hơn 10 người/ năm). Những ứng viên là cử nhân được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, đủ tiêu chuẩn tuyển dụng để bố trí vào các vị trí phù hợp. Vì vậy, đã làm giảm đáng kể số công chức đào tạo bậc đại học theo hình thức vừa học vừa làm.
Thứ hai, do Tổng cục Hải quan quy định biên chế trong tổ chức bộ máy của Cục Hải quan các tỉnh thành. Việc phân công, bố trí công việc cho mỗi công chức phải phù hợp với chuyên ngành đào tạo và đủ các tiêu chuẩn cần thiết. Trước năm
2010, để nâng cao trình độ nghiệp vụ Cục cử nhiều cán bộ công chức đi đào tạo bậc đại học (vừa học vừa làm), những năm gần đây đối tượng đào tạo này giảm. Hơn nữa có nhiều vị trí công việc theo quy định không nhất thiết phải có trình độ đại học.
Tóm lại, khi xem xét chất lượng công chức tại Cục Hải quan Cao Bằng phải xét đến yếu tố lịch sử của quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ công chức và các yếu tố thời đại của xu hướng hội nhập Hải quan thế giới. Nâng cao chất lượng công chức Hải quan, đặt nó trong mối liên hệ với công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Trên cơ sở đó mới có đánh giá khách quan, toàn diện về chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng.