Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 73 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng công chức hải quan

Trên thế giới, mỗi quốc gia đều chọn đường đi riêng cho mình trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế đã chứng minh, không một quốc gia nào phát triển mạnh mẽ mà lại có đội ngũ công chức yếu kém. Biết tận dụng những bài học làm nên sự thành công của các nước trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước nói chung và ngành hải quan nói riêng là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hải quan nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, kinh nghiệm nào cũng là sản phẩm của lịch sử và việc vận dụng nó không thể là sự dập khuôn, máy móc mà đòi hỏi phải sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của nước mình thì mới đem lại hiệu quả thiết thực.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn nâng cao chất lượng công chức của ngành hải quan một số quốc gia có nền hải quan tiên tiến, có thể rút ra một số bài học bổ ích sau:

Một là, Nhà nước phải ban hành đầy đủ và thống nhất các văn bản pháp quy trong vấn đề tuyển chọn, sử dụng và đào tạo đội ngũ công chức. Các nước đều có

chung nhận thức là hiệu suất hoạt động của các cơ quan trong bộ máy quản lý thuộc Chính phủ đều do năng lực và tư chất của công chức nhà nước quyết định. Năng lực và tư chất của con người là do giáo dục đào tạo quyết định. Do vậy, Chính phủ các nước luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hải quan về phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ.

Hai là, Nhà nước xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cụ thể cho từng loại công việc của công chức trong ngành hải quan. Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức và là chuẩn mực để công chức hải quan phấn đấu, rèn luyện.

Ba là, thực hiện tốt việc tuyển chọn công chức thông qua thi tuyển công khai, nghiêm túc, công bằng, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội cạnh tranh. Có như vậy mới tuyển chọn được người thực sự tài giỏi vào làm việc trong tổ chức hải quan và kích thích mọi người không ngừng học tập vươn lên. Đó là một trong những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ công chức có chất lượng.

Bốn là, cần bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức hải quan. Phải biết “tuỳ tài mà dùng người”, bố trí đúng người, đúng việc nhằm phát huy hết khả năng làm việc, tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trường của mình. Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức, đảm bảo đời sống của đội ngũ công chức ngày càng được cải thiện, đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, chế độ hưu trí và các loại bảo hiểm xã hội khác.

Năm là, cần đặc biệt lưu ý đến nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo bài bản, có chuyên môn sâu. Được đảm bảo việc làm với những ưu đãi cũng như thu nhập tương xứng, yên tâm trong công việc. Giáo dục cho mọi công chức trong ngành nêu cao ý thức tự giác học tập suốt đời. Các nước coi việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung là công việc bắt buộc, là phần thưởng đối với công chức khi được đề bạt chức vụ cao hơn.

Sáu là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức; kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt

khác, đây là dịp làm cho công chức tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm...

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Nâng cao chất lượng công chức của Cục Hải quan Cao Bằng (Trang 73 - 76)