1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG

107 2,8K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG. Tháng 7 năm 2011. Nghiên Cứu Hiệu QuảKinh Tế Của Việc Sản Xuất Rau An Toàn Theo Hướng Công Nghệ Cao Tại HTXXuân Hương.BUI THI PHUONG TRANG. July 2010. Reseach on Economic Efficiency ofThe Safe Vegetable Production According to High Technology in CooperativeXuan Huong.Việt Nam đang hướng đến một ngành nông nghiệp bền vững và bảo vệ đượcmôi trường sinh thái. Chính vì vậy, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đưara các tiêu chuẩn khắc khe trong việc kiểm soát những quy trình sản xuất nông nghiệpvà khuyến khích người nông dân tham gia các chương trình sản xuất an toànsạch,cũng như tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến áp dụng của nôngnghiệp. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn của Quốc Gia hay Quốc tế giúp cho nông nghiệpViệt Nam xây dựng được thương hiệu, uy tín, từ đó có thể mở rộng thị trường trêntoàn thế giới.Thông qua việc điều tra, nghiên cứu mô hình sản xuất rau an toàn theo hướngcông nghệ cao tại HTX Xuân Hương và việc sản xuất tự phát của những nông dân tạiphường 11; khoá luận đã so sánh những thuận lợi, khó khăn của việc sản xuất theo 2mô hình, từ đó đưa ra một mô hình phù hợp để người nông dân tham gia. Bên cạnh đó,khoá luận cũng muốn đề cập đến việc thay đổi tập quán canh tác, áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật, hay thực hiện các quy trình sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn củaQuốc Gia và Quốc Tế sẽ giúp cho người nông dân giảm bớt những rủi ro khi tham giasản xuất nông nghiệp. Khoá luận đưa ra một số giải pháp, hướng đi mới để có thể hoànthiện và phát triển mô hình sản xuất rau an toàn công nghệ cao tập trung, hướng đếntiêu chuẩn GAP của các nước trên thế giới.viiMỤC LỤCMỤC LỤC .................................................................................................................... viiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. xDANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ xiDANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xiiDANH MỤC CÁC PHỤ LỤC .................................................................................... xivCHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 11.1Đặt vấn đề. .............................................................................................................. 11.2 Mục tiêu nghiên cứu. .............................................................................................. 21.2.1 Mục tiêu chung. ........................................................................................... 21.2.2 Mục tiêu cụ thể. ........................................................................................... 21.3Đối tượng nghiện cứu. ............................................................................................ 31.3.1 Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................. 31.3.2 Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................... 31.4 Cấu trúc luận văn. ................................................................................................... 3CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 52.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. ......................................... 52.2 Tổng quan về TP. Đà Lạt. ...................................................................................... 72.2.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 72.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội. ......................................................... 82.3 Tổng quan về việc sản xuất rau và rau an toàn công nghệ cao trong 7 năm (20042010) của TP. Đà Lạt. ................................................................................................ 102.4 Tổng quan về tiêu thụ rau và rau an toàn. ............................................................ 132.5 Tổng quan về HTX Xuân Hương. ........................................................................ 152.6 Tổng quan về phường 11 TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ....................................... 17CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 203.1 Nội dung nghiên cứu. ........................................................................................... 20viii3.2 Một số khái niệm. ................................................................................................. 203.2.1 Rau thông thường. ......................................................................................... 203.2.2 Rau an toàn (RAT). ........................................................................................ 203.2.3 Tiêu chuẩn VietGAP. ..................................................................................... 213.2.4 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. .................................................................... 213.2.5 Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). ........................................................ 223.2.6 Kênh phân phối. ............................................................................................. 223.2.7 Chuỗi cung ứng. ............................................................................................. 223.2.8 Khái quát về cây rau. ..................................................................................... 233.3 Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 263.3.1 Phương pháp nghiên cứu. .............................................................................. 263.3.2 Phương pháp xử lý số liệu. ............................................................................ 293.3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu. ................................................................................ 29CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 314.1 Cơ sở hình thành HTX sản xuất rau sạch công nghệ cao tại thành phố. ............. 314.2 Điều tra khảo sát chung về mô hình sản xuất rau tại HTX Xuân Hương. ........... 324.2.1 Một số loại rau được trồng trong HTX Xuân Hương. ................................... 324.2.2 Các công nghệ được áp dụng trong HTX Xuân Hương. ............................... 334.3 Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra. .............................. 354.3.1 Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn công nghệ cao tập trungcủa 15 hộ trong HTX Xuân Hương. ....................................................................... 354.3.2 Phân tích kết quả hiệu quả sản xuất rau thông thường không tập trung của 15hộ điều tra tại phường 11. ....................................................................................... 394.3.3 Thu nhập trung bình hang tháng của các hộ điều tra. .................................... 434.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu qua kinh tế. .................... 464.4.1 Các loại cây trồng được chọn trong điều tra. ................................................. 464.4.2 Trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất. ................................................... 474.4.3 Quy mô và tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. .............................. 494.4.4 Tình hình tham gia khuyến nông của các hộ điều tra. ................................... 524.4.5 Công nghệ được sử dụng trong các hộ điều tra. ............................................ 544.5 Tình hình thu hạch và tiêu thụ sản phẩm. ............................................................ 554.5.1 Tình hình thu hoạch. ...................................................................................... 554.5.2 Tình hình tiêu thụ. .......................................................................................... 554.5.3 Kênh phân phố rau của các hộ điều tra. ......................................................... 56ix4.5.4 Chuỗi cung ứng RAT CNC tập trung tại HTX Xuân Hương. ...................... 604.6 Một số rủi ro khi sản xuất rau. ............................................................................. 614.6.1 Đánh giá rủi ro của các hộ điều tra. ............................................................... 624.6.2 Triển vọng ngành rau an toàn công nghệ cao tập trung. ................................ 664.7 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra. ................................... 684.7.1 Thuậ lợi, khó khăn và nguyện vọng của 15 hộ tại HTX Xuân Hương. ......... 684.7.2 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của hộ sản xuất rau tại phường 11. .... 714.8 Giải pháp phát triển rau sạch CNC tập trung theo hướng VietGAP.................... 73CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 765.1 Kết luận. ............................................................................................................... 765.2 Kiến nghị. ............................................................................................................. 775.2.1 Đối với hộ nông dân. ..................................................................................... 775.2.2 Đối với chính quyền địa phương. .................................................................. 77TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 78PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 7

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH



BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO

TẠI HTX XUÂN HƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH



BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO

TẠI HTX XUÂN HƯƠNG

Ngành: Kinh tế nông lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS LÊ QUANG THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2011

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ tên khóa luận XXX ”

do tên SV, sinh viên khóa XXX, ngành XXX,chuyên ngành XXX (nếu có), đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

Lê Quang Thông

Người hướng dẫn, (Chữ ký)

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, tôi xin được gởi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và những người thân đã hết lòng nuôi dạy và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi có được ngày hôm nay

Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại đây

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế cùng toàn thể các thầy cô khác đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học tại trường

Xin cảm ơn Tiến Sĩ Phạm S (Giám đốc sở khoa học và công nghệ Lâm Đồng), chủ nhiệm HTX Xuân Hương bác Trần Đức Quang cũng như toàn thể bà con nông dân

đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian cho phép

Cuối cùng, xin gửi đến tập thể lớp Kinh tế nông lâm KT33 cùng những người bạn đã cùng tôi học tập, chia sẻ những buồn vui trong những năm tháng học tại trường một tình cảm chân thành nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên: Bùi Thị Phương Trang Khoa Kinh Tế - Lớp DH07KT – Khoá 33 Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG Tháng 7 năm 2011 "Nghiên Cứu Hiệu Quả Kinh Tế Của Việc Sản Xuất Rau An Toàn Theo Hướng Công Nghệ Cao Tại HTX Xuân Hương"

BUI THI PHUONG TRANG July 2010 "Reseach on Economic Efficiency of The Safe Vegetable Production According to High Technology in Cooperative Xuan Huong"

Việt Nam đang hướng đến một ngành nông nghiệp bền vững và bảo vệ được môi trường sinh thái Chính vì vậy, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đưa

ra các tiêu chuẩn khắc khe trong việc kiểm soát những quy trình sản xuất nông nghiệp

và khuyến khích người nông dân tham gia các chương trình sản xuất an toàn-sạch, cũng như tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến áp dụng của nông nghiệp Việc sản xuất theo tiêu chuẩn của Quốc Gia hay Quốc tế giúp cho nông nghiệp Việt Nam xây dựng được thương hiệu, uy tín, từ đó có thể mở rộng thị trường trên toàn thế giới

Thông qua việc điều tra, nghiên cứu mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao tại HTX Xuân Hương và việc sản xuất tự phát của những nông dân tại phường 11; khoá luận đã so sánh những thuận lợi, khó khăn của việc sản xuất theo 2

mô hình, từ đó đưa ra một mô hình phù hợp để người nông dân tham gia Bên cạnh đó, khoá luận cũng muốn đề cập đến việc thay đổi tập quán canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay thực hiện các quy trình sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn của Quốc Gia và Quốc Tế sẽ giúp cho người nông dân giảm bớt những rủi ro khi tham gia sản xuất nông nghiệp Khoá luận đưa ra một số giải pháp, hướng đi mới để có thể hoàn thiện và phát triển mô hình sản xuất rau an toàn công nghệ cao tập trung, hướng đến

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC CÁC BẢNG xi

DANH MỤC CÁC HÌNH xii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xiv

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng nghiện cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5

2.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng 5

2.2 Tổng quan về TP Đà Lạt 7

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 7

2.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội 8

2.3 Tổng quan về việc sản xuất rau và rau an toàn công nghệ cao trong 7 năm (2004-2010) của TP Đà Lạt 10

2.4 Tổng quan về tiêu thụ rau và rau an toàn 13

2.5 Tổng quan về HTX Xuân Hương 15

2.6 Tổng quan về phường 11 TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng 17

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Nội dung nghiên cứu 20

Trang 7

3.2 Một số khái niệm 20

3.2.1 Rau thông thường 20

3.2.2 Rau an toàn (RAT) 20

3.2.3 Tiêu chuẩn VietGAP 21

3.2.4 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp 21

3.2.5 Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) 22

3.2.6 Kênh phân phối 22

3.2.7 Chuỗi cung ứng 22

3.2.8 Khái quát về cây rau 23

3.3 Phương pháp nghiên cứu 26

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu 26

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 29

3.3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 29

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Cơ sở hình thành HTX sản xuất rau sạch công nghệ cao tại thành phố 31

4.2 Điều tra khảo sát chung về mô hình sản xuất rau tại HTX Xuân Hương 32

4.2.1 Một số loại rau được trồng trong HTX Xuân Hương 32

4.2.2 Các công nghệ được áp dụng trong HTX Xuân Hương 33

4.3 Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra 35

4.3.1 Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn công nghệ cao tập trung của 15 hộ trong HTX Xuân Hương 35

4.3.2 Phân tích kết quả hiệu quả sản xuất rau thông thường không tập trung của 15 hộ điều tra tại phường 11 39

4.3.3 Thu nhập trung bình hang tháng của các hộ điều tra 43

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu qua kinh tế 46

4.4.1 Các loại cây trồng được chọn trong điều tra 46

4.4.2 Trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất 47

4.4.3 Quy mô và tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra 49

4.4.4 Tình hình tham gia khuyến nông của các hộ điều tra 52

4.4.5 Công nghệ được sử dụng trong các hộ điều tra 54

4.5 Tình hình thu hạch và tiêu thụ sản phẩm 55

4.5.1 Tình hình thu hoạch 55

4.5.2 Tình hình tiêu thụ 55

4.5.3 Kênh phân phố rau của các hộ điều tra 56

Trang 8

4.5.4 Chuỗi cung ứng RAT CNC tập trung tại HTX Xuân Hương 60

4.6 Một số rủi ro khi sản xuất rau 61

4.6.1 Đánh giá rủi ro của các hộ điều tra 62

4.6.2 Triển vọng ngành rau an toàn công nghệ cao tập trung 66

4.7 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra 68

4.7.1 Thuậ lợi, khó khăn và nguyện vọng của 15 hộ tại HTX Xuân Hương 68

4.7.2 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của hộ sản xuất rau tại phường 11 71

4.8 Giải pháp phát triển rau sạch CNC tập trung theo hướng VietGAP 73

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

5.1 Kết luận 76

5.2 Kiến nghị 77

5.2.1 Đối với hộ nông dân 77

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 79

Trang 9

NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

VietGap Việt Nam Good Argicultral Practice

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau giai đoạn 2006-2010 6

Bảng 2.2: Diện tích sản xuất rau, hoa, quả năm 2007 và năm 2010 tại phường 11 19

Bảng 4.1 Một số loại rau được trồng trong HTX Xuân Hương 32

Bảng 4.2 Bảng CPSX trên 1000m2 trong 1 năm của 15 hộ tại HTX Xuân Hương 36

Bảng 4.3 Kết quả-Hiệu quả sản xuất trên 1000m2 trong 1 năm của 15 hộ điều tra tại HTX Xuân Hương 37

Bảng 4.3 Bảng chi phí sản xuất trên 1000m2 trong 1 năm của 15 h tại phường 11 39

Bảng 4.5 Kết quả - Hiệu quả sản xuất rau trên 1000m2 trong 1 năm của 15 hộ điều tra tại phường 11 42

Bảng 4.6: So sánh giá trị sản phẩm RAT CNC tại HTX Xuân Hương và rau thông thường tại phường 11 trên 1000m2 trong 1 vụ 45

Bảng 4.7 So sánh đặ điể của 15 hộ tại HTX Xuân Hương và 15 hộ tại phường 11 46

Bảng 4.8 Các loại rau được chọn trong điều tra 47

Bảng 4.9 Trình độ học vấn của các chủ hộ 48

Bảng 4.10 Kinh nghiệm trồng rau của các chủ hộ 48

Bảng 4.11 Quy mô canh tác sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra 50

Bảng 4.12 Phân loại đất sử dụng trong nông nghiệp 50

Bảng 4.13 Điểm mạng và điểm yếu của các quy mô canh tác nhỏ 52

Bảng 4.14 Tình hình tham gia khuyến nông của các hộ điều tra 52

Bảng 4.15 Đánh giá ủi ro trong sản xuất RAT CNC tại HTX Xuân Hương 63

Bảng 4.16 Đánh giá rủi ro trong sản xuất rau thông thường tại phường 11 63

Bảng 4.17 Vấn đề khó khăn của các hộ điều tra 69

Bảng 4.18 Nguyện vọng của hộ điều tra 71

Bảng 4.19 Vấn đề khó khăn của các hộ điều tra tại phường 11 72

Bảng 4.20 Nguyện vọng của các hộ điều tra để chuyển đổi canh tác 73

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Biểu đồ về cơ cấu các nhóm cây trồng của TP Đà Lạt năm 2010 10

Hình 2.2 Biểu đồ các vùng sản xuất rau tập trung tại TP Đà Lạt năm 2010 13

Hình 2.3: Biểu đồ thị trường tiêu thụ nông sản của TP Đà Lạt năm 2010 14

Hình 2.4: Cơ cấu số hộ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp 17

tại phường 11 năm 2010 17

Hình 2.5 Biểu đồ diện tích sử dụng đất tự nhiên tại phường 11 năm 2010 18

Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất tự nhiên phường 11 năm 2010 18

Hình 2.7 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại phường 11 năm 2010 19

Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ chi phí sản xuất trên 1000m2 của 15 hộ sản xuất RAT CNC tại HTX Xuân Hương 35

Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ các đầu vào biến đổi trong quá trình sản xuất RAT CNC trên 1000m2 của 15 hộ trong HTX Xuân Hương 36

Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ sử dụng CPSX 15 hộ tại phường 11 trên 1000m2 40

Hình 4.4 Biểu đồ tỷ lệ dầu vào biến đổi trong sản xuất của 15 hộ tại phường 11 trên 1000m2 trong 1 năm 40

Hình 4.5 Biểu đò tỷ lệ thu nhập trên 1000m2 trong 1 tháng của 15 hộ điều tra tại HTX Xuuan Hương (ĐVT: đồng) 43

Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ thu nhập trên 1000m2 trong 1 tháng của 15 hộ điều tra tại phường 11 (ĐVT: đồng) 43

Hình 4.7 Kinh nghiệm trồng RAT CNC của 15 hộ tại HTX Xuân Hương 49

Hình 4.8 Quy mô canh tác của 15 hộ điều tra tại phường 11 51

Hình 4.9 Quy mô canh tác của 15 hộ điều tra tại HTX Xuân Hương 51

Hình 4.10 Sự chênh lẹch về giá bán cải thảo từ nơi sản xuất đến người tiêu dung 56

Hình 4.11 Kênh phân phối RAT CNC của 15 hộ tại HTX Xuân Hương 58

Hình 4.12 Kênh phân phối rau của 15 hộ điều tra tại phường 11 59

Trang 12

Hình 4.13 Chuỗi cung ứng rau của 15 hộ tại HTX Xuân Hương 61 Hình 4.14 Biểu độ ý kiến đánh giá của 15 hộ sau khi tham gia mô hình sản xuất tại HTX Xuân Hương 68 Hình 4.15 Biểu độ ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất rau tại phường 11 71 

Trang 13

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra khảo sát 15 hộ xã viên tại HTX Xuân Hương Phụ lục 2: Phiếu điều tra 15 hộ sản xuất rau tại phường 11

Phụ lục 3: Một số hình ảnh về sản xuất rau tại HTX Xuân Hương

Phụ lục 4 Một số hình ảnh sản xuất rau thông thường tại Phường 11 TP Đà Lạt Phụ lục 5: Bảng so sánh các mô hình trồng rau

Phục lục 6: So sánh HTX kiểu cũ và các mô hình HTX hiện nay

Trang 14

vệ sinh an toàn thực phẩm bên cạnh sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, nên

Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ở các tỉnh thành trên cả nước khuyến khích người nông dân sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao tập trung để có thể tiến lên sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

đã đề ra trên cơ sở kế thừa các tiêu chuẩn GAP ra đời trước đó (GLOBALGAP, ASEAN GAP, Freshcare) Với một số mô hình sản xuất nông sản an toàn và nông sản theo tiêu chuẩn VietGap trong những năm vừa qua bước đầu đã được thị trường trong

và ngoài nước chấp nhận, góp phần quảng bá và nâng cao uy tín cho nông sản Việt Nam Dựa vào những mô hình này, các hộ nông dân có thể tập hợp lại với nhau và lập nên các Hợp Tác Xã (HTX) sản xuất an toàn – sạch; để có thể bán nông sản của mình với giá cả hợp lý, bảo vệ được sức khoẻ và thu nhập cho cả người sản xuất và người tiêu dùng

Ở thành phố Đà Lạt thuộc Lâm Đồng có nhiều vùng chuyên canh sản xuất rau phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu Đà Lạt hiện có 2 HTX lớn nhất là HTX Xuân Hương và HTX Anh Đào Trong đó, HTX Anh Đào là HTX đã được chứng

Trang 15

nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap, còn HTX Xuân Hương đang tiến hành những bước đi riêng trong việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao, để giúp người dân quen thuộc với các trình tự sản xuất nghiêm ngặt trong VietGap HTX Xuân Hương đã giúp rất nhiều nông dân nâng cao thu nhập và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cho cây rau mình Để tìm hiểu những lợi ích của việc sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao, cũng như các vấn đề trong xây dựng và phát triển các mô hình HTX trong việc sản xuất công nghệ cao để tiến lên tiêu chuẩn VietGap trong tương lai gần và

GLOBALGAP về sau này, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao tại HTX Xuân Hương”

 Phản ánh thực trạng sản xuất rau tại tỉnh Lâm Đồng

 Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao của HTX Xuân Hương

 Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao của

mô hình HTX Xuân Hương

 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất rau an toàn công nghệ cao để có thể tiến đến sản xuất rau theo hướng VietGap

Trang 16

1.3 Đối tượng nghiện cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân sản xuất rau công nghệ cao tại HTX Xuân Hương, và các hộ sản xuất rau thông thường tại phường 11 TP Đà Lạt

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu gồm 2 khu vực: Khu vực sản xuất rau công nghệ cao trên địa bàn phường 9, TP Đà Lạt, thuộc HTX Xuân Hương, và khu vực sản xuất rau thông thường tại phường 11, TP Đà Lạt

b) Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu số liệu trong năm 2010

1.4 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 5 chương

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trang 17

Nội dung nghiên cứu: Tiến hành các nội dung nghiên cứu như điều tra tình hình sản xuất rau, phân tích hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế; đề xuất sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào các nội dung nghiên cứu có phương pháp nghiên cứu tương ứng và các phương pháp thu thập xử lý số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết quả về thực trạng sản xuất rau an toàn công nghệ cao tại HTX Xuân Hương

và sản xuất rau thông thường tại phường 11, xác định kênh phân phối rau của hai nơi nghiên cứu và chuỗi cung ứng rau an toàn của HTX Xuân Hương Đánh giá hiệu quả kinh tế của của việc sản xuất rau an toàn và rau thông thường Bên canh đó, xác định những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất rau an toàn (RAT) có tập trung và rau thông thường tự phát từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển ngành sản xuất rau trong tương lai

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đề xuất một số kiến nghị cho quá trình sản xuất tiêu thụ tau an toàn theo hướng công nghệ cao, cũng như hướng đi cho các hộ sản xuất rau thông thường tự phát

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc sản xuất nông sản phát triển Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp; các loại cây được trồng chủ yếu như: chè, cà phê, hồng, rau, hoa,… Trong năm

2010, sản phẩm ngành nông, lâm, thuỷ sản đạt 11.302,8 tỷ đồng tăng 16,6% so với năm 2009;

cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, thuỷ sản là 45,8% Sản lượng rau, hoa ngày càng tăng nhờ việc hình thành những vùng chuyên canh và sản xuất tập trung ở TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương và huyện Lạc Dương (TS.Phạm S, 2010)

Qua 7 năm thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), kết quả đạt được đã có những tác động lớn đến kinh kế - xã hội của Lâm Đồng Các chương trình nâng cao trình sản xuất, đầu tư khoa học kĩ thuật (KHKT) trên quy mô tập trung giúp cho năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao; thu hút được một số lượng lớn vốn FDI cho nông nghiệp; doanh thu trên đơn vị diện tích tăng từ 27 triệu đồng/ha năm 2004 lên đến 76 triệu đồng/ha năm 2010, gấp 2,3 lần bình quân cả nước; tốc độ tăng trưởng 9,4%, gấp 3 lần bình quân cả nước Giá trị nông sản năm

2004 khoảng 90 triệu USD đến năm 2010 đạt 241 triệu USD, chiếm 84% giá trị xuất khẩu của tỉnh (TS.Phạm S, 2010)

Trong quá trình phát triển NNCNC; lĩnh vực chọn, tạo, nhân giống và ứng dụng giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao chất lượng tốt luôn được chú trọng Hiện nay, trong sản xuất có trên 100 loại rau, 60 loại hoa, 2 giống chè cao sản, 4 giống chè chất lượng cao, 3 giống dâu tằm mới, 6 dòng cà phê vối cao sản; tỷ trọng giống mới đối với rau, hoa chiếm 80%, cây lương thực (lúa, bắp) chiếm 90%, cây công

Trang 19

nghiệp dài ngày: chè 46%, dâu tằm 30%, cà phê 20% Trên toàn tỉnh có 40 cơ sở ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô (34 cơ sở thuộc TP.Đà Lạt), hàng năm cung cấp cho thị trường 12-14 triệu cây giống cấy mô thực vật chủ yếu là rau hoa cao cấp, cây dược liệu (Báo cáo tổng kết, 4/2011)

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau giai đoạn 2006-2010

121 giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế: 2 chứng nhận sản xuất cà phê vối đạt tiêu chuẩn 4C và Utz Kapeh, 2 chứng nhận Orgarnik trên chè và rau, 7 chứng nhận GlobalGAP trên chè và rau (địa phương đầu tiên trong cả nước có chứng

Trang 20

nhận GlobalGAP trên chè), 2 tiêu chuẩn HACCP trên rau, 55 chứng nhận RAT, 53 chứng nhận VietGap trên rau, 1 chứng nhận VietGap trên chè, và 3 chứng nhận chè an toàn thông qua những giấy chứng nhận quốc gia và quốc tế; tổng diện tích rau có giấy chứng nhận khoảng 600ha (Sở khoa học và công nghệ, 2010)

Lâm Đồng luôn là địa phương đi đầu trên toàn quốc về chủng loại nông sản được cấp giấy chứng nhận ở tiêu chuẩn Quốc Gia và Quốc Tế, đó được coi là yếu tố quan trọng giúp nông sản Lâm Đồng trong việc nâng cao thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước

2.2 Tổng quan về TP Đà Lạt

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông

và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà

Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1.520m so với mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng Nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh.Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh

Nhiệt độ trung bình từ 18-21oC, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30oC và thấp nhất không dưới 5oC Khí hậu Đà Lạt chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt từ 1.562-1.800 mm và độ ẩm 82% Cường độ mưa tập trung vào các tháng 8, 9 hàng năm Mùa khô kiệt nuớc là tháng 12,

1 và 2 Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hoà dịu mát quanh năm, mùa mưa nhiều – mùa hè thường mưa vào buổi chiều tối và đôi khi có mưa đá, mùa khô ngắn, không có bão chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn Đông không có núi che chắn

Trang 21

Toàn thành phố Đà Lạt được xác định có 5 nhóm đất chính với 12 đơn vị phân loại đất sau:

+ Đất phù sa gồm có đất phù sa chua, đất phù sa gley (diện tích 423,64 ha) + Đất gley gồm đất gley chua (diện tích 353,45 ha)

+ Đất đỏ gồm đất đỏ chua tầng mặt nhiều mùn, đất đỏ chua giàu mùn, đất đỏ chua nghèo bazơ (diện tích 1.358,75 ha)

+ Đất xám gồm đất xám rất chua sỏi sạn, đất xám đỏ vàng, đất xám giàu mùn tích nhôm, đất xám tầng mặt giàu mùn rất chua và đất xám (diện tích 35.213,08 ha) + Nhóm đất đen gồm đất đen giàu mùn (diện tích 557,94 ha)

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn Mật độ sông suối trên địa bàn phân bố khá đồng đều, trung bình 0,6km/km2 với độ dốc nhỏ hơn 1% Ngoài ra, các vùng ven sản xuất nông nghiệp của thành phố có rất nhiều mạch nước ngầm do mùa mưa kéo dài, bên cạnh đó thành phố Đà Lạt không có khu công nghiệp nào lớn nên nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp khá an toàn

Việc thừa hưởng các điều kiện về khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi mà ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của địa phương, và được hình thành ngay

từ những năm đầu tiên thành lập Sản lượng sản xuất rau, hoa của thành phố ngày càng tăng cao, giúp cho thu nhập của người nông dân ổn định

2.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Đà Lạt có 12 phường và 4 xã Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành Dân số 210.652 người (Cục thống kê Lâm Đồng - 31/12/2010), mật độ

469 người/km²

Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau Tổng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 10.499,41 ha Sản lượng rau hằng năm vào khoảng 200.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc

Trang 22

Châu Á và ASEAN; và trên 250 triệu cành hoa Ngành nông nghiệp chiếm 10,5% trong cơ cấu kinh tế của thành phố Lĩnh vực chăn nuôi phát triển chậm

Lao động xã hội tăng nhanh, nhất là lao động nông nghiệp phổ thông (chiếm 38,5% - khoảng 26.000 người) Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Lạt đã được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông tại các khu dân cư nông thôn, khu sản xuất nông nghiệp, các khu vực tham quan du lịch và các khu vực dự kiến phát triển đô thị, trạm y tế, trường học, Chính quyền địa phương đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại các địa phương vùng ven đô thị và vùng nông thôn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng du lịch, dịch vụ – công nghiệp, xây dựng – Nông, lâm nghiệp Hiện nay, Làng hoa Thái Phiên (phường 12) đã được UBND tỉnh công nhận; hoàn thành chợ Rau (phường 11) đưa vào sử dụng; đang triển khai quy hoạch khu chăn nuôi tập trung tại xã Tà Nung (17,2 ha), Cup Berger tại

xã Xuân Thọ (16 ha) và quy hoạch Trung tâm giao dịch hoa (10,5 ha) tại phường 11

Các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, giữ gìn môi trường xung quanh vùng sản xuất, và đứng vững trước những biến đổi của khí hậu từng bước được triển khai Kinh tế xã hội tại một số khu vực nông nghiệp trọng điểm của thành phố được nâng lên đáng kể, công tác ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất được triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả kinh tế thích đáng trên từng đơn vị diện tích Đời sống đại bộ phận dân cư được nâng lên, phúc lợi

xã hội được quan tâm chăm sóc, đời sống văn hoá phát triển

Sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vực trồng trọt đang phát triển về diện số vụ, năng suất và chất lượng nông sản Thành phố đang thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng cường tính đa dạng của sản phẩm nông

nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trừơng tiêu dùng trong nước theo hướng chất lượng cao, và từng bước tạo lập mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản với chất lượng

vệ sinh an toàn cho sức khoẻ của cả người trồng và người sử dụng Đà Lạt đang nhắm đến mục tiêu nâng cao giá trị thương hiệu cây rau của địa phương tạo vị trí đứng vững

Trang 23

chắc trên thị trường trong và ngoài nước, để không ngừng mở rộng sang các trị trường mới khó tính nhất

2.3 Tổng quan về việc sản xuất rau và rau an toàn công nghệ cao trong 7 năm (2004-2010) của TP Đà Lạt

TP.Đà Lạt hiện có 10.449 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 4.6267 ha đất canh tác các loại rau hoa Cơ cấu các nhóm cây trồng được phân bổ với 44,3% rau, hoa ôn đới; 48,9% cây công nghiệp; 3,9% cây ăn quả và 2,9% các loại cây trồng khác Ngành nông nghiệp chiếm 10,5% trong cơ cấu kinh tế của thành phố Sản xuất nông nghiệp của thành phố chủ yếu là trồng trọt chiếm trên 75% tỷ trọng nông nghiệp; trồng trọt được phát triển theo hướng công nghệ cao với mục đích, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và luôn đi đầu trong cả nước về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao-sạch; để Đà Lạt có thể trở thành trung tâm sản xuất các loại rau, hoa, quả ôn đới đặc thù trên toàn quốc Sản lượng rau của Đà Lạt năm 2010 đạt trên 250.000 tấn (xuất khẩu đạt gần 30%) (Báo cảo tổng kết, 2011)

Hình 2.1 Biểu đồ về cơ cấu các nhóm cây trồng của TP Đà Lạt năm 2010

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng

Qua 7 năm triển khai và thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao địa phương đã phát triển được các thế mạnh của mình, năng suất và sản lượng cây trồng tăng bình quân hàng 9-11% với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh

tế cao; góp phần phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh và cả nước phát triển bền vững thức đẩy kinh tế xã hội thành phố phát triển Năm 2010, diện tích gieo trồng cây hàng

Trang 24

năm đạt 11.259 ha trong đó diện tích cây rau đạt 8.622 ha và sản lượng gần 240 ngàn tấn các loại Tính riêng về việc sản xuất rau cao cấp có 150 ha canh tác cung cấp nguyên liệu sạch cho các đơn vị kinh doanh sản xuất rau cao cấp trên địa bàn Hàng năm, doanh thu từ cây rau an toàn công nghệ cao bình quân từ 200 triệu đồng/ha/năm, tăng 50-70 triệu đồng so với trước đây; riêng cây rau cao cấp đạt từ 400-450 triệu đồng/ha/năm, tăng 50-100 triệu đồng Thu nhập bình quân 1ha đất nông nghiệp sản xuất công nghệ cao đạt từ 120-150 triệu đồng/năm

Hiện tại trong địa phương có 34 cơ sở tư nhân ứng dụng công nghệ nhân cấy

mô thực vật và cung cấp cho các cơ sở gieo ươm gần 15 triệu cây giống cấy mô đầu dòng sạch bệnh Với nguồn giống này, các cơ sở gieo ươm đã nhân giống ra trên 1 tỷ cây giống rau, hoa các loại, tạo sự đa dạng cho các giống rau hoa để có thể sản xuất và đưa ra thị trường, điều này đã góp một phần lớn trong sự cạnh tranh rau, hoa trên cả nước tạo thương hiệu chỗ đứng cho rau hoa Đà Lạt cũng như nâng cao thu nhập cho những nông dân sản xuất Sự đa dạng hoá sản phẩm là sự cần thiết trong giai đoàn hội nhập và phát triển hiện nay, giúp cho nông dân của địa phương nói riêng và cả nước nói chung có thể nâng cao năng lực cạnh trên của mình trên thị trương nông sản trong

và ngoài nước Như một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhân giống cấy mô thực vật đã xuất khẩu cây giống hoa sau ống nghiệm cho thị trường Châu Âu với sản lượng 7 triệu cây giống sạch sâu bệnh

Với 22 HTX - Tổ hợp tác, 30 doanh nghiệp và hơn 60% hộ sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất với 900 ha nhà kính, hơn 50 ha nhà lưới (trong đó có hơn 40% diện tích nhà kính đã được chuyển đổi kết cấu bền vững) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về độ thông thoáng, bảo đảm cách ly phòng chống sâu bệnh trong mùa mưa ẩm, sự thất thường của thời tiết Bên cạnh đó, có hơn

200 ha trồng rau, quả áp dụng biện pháp phủ luống (màng phủ PE) để ngăn ngừa cỏ dại, chống thất thoát phân bón và nước tưới, tăng khả năng giữa ẩm của đất canh tác

và nâng cao chất lượng sản phẩm Áp dụng kỹ thuật tưới mới nhằm tiết kiệm nước, tránh xói mòn, giảm sức lao động; với hơn 1.000 ha tưới phun, 200 ha tưới nhỏ giọt, hơn 400 ha tưới thấm,…

Trang 25

Công nghệ sau thu hoạch là bước cuối cùng được quan tâm nhất trước khi mà sản phẩm nông nghiệp được đưa ra thị trường vì nó nâng cao chất lượng và giá thành của nông sản Vì thế, trong những năm qua, cùng với việc đầu tư phát triển công nghệ cao sản xuất sạch tại vườn thì các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư khá nhiều vào việc xây dựng các kho lạnh đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ các sản phẩm rau, hoa được sử dụng các hình thức chế biến bảo quản tăng đều, hiện tại chiếm 30% Những kỹ thuật thu hoạch, bảo quản chế biến cho các sản phẩm sau thu hoạch như: thu hoạch đúng chín có thời gian cách ly thuốc theo quy định, áp dụng nghiêm ngặt thời gian, kỹ thuật thu hoạch nông sản, kỹ thuật sơ chế để loại trừ phụ phẩm ngay tại vườn, phân loại, sơ chế, sử dụng hoá chất bảo quản, lưu trữ trong kho lạnh, sử dụng bao bì theo đúng tiêu chuẩn mà nhà nước hay các cơ quan an toàn thực phẩm đã đề ra

Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại TP Đà Lạt riêng 2 năm

2009-2010 đã đạt được những kết quả lớn, khoảng 10% diện tích nhà kính và nhà lưới được chuyển đổi kết cấu bền vững, diện tích áp dụng phương pháp tưới tự động là 1.600 ha tăng 33%, với hơn 120 ha đất canh tác được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel tăng 1,5 lần so với năm 2008; tổng giá trị đầu tư ứng dụng hệ thống tưới của nông hộ trong 2 năm qua ước tính 80 tỷ đồng 200 lớp tập huấn cho hơn 10.000 nông dân tiếp cận quy trình sản xuất rau an toàn và chương trình thực hành nông nghiệp tốt GAP Doanh thu trên cây rau tăng 17%, rau cao cấp tăng 37,5% so với năm 2008; năng suât cây trồng được nâng lên bình quân 10%/vụ; hiệu quả sử dụng đất tăng từ 2,5 lên 2,7 vụ/năm, có một số sản phẩm rau có mật độ quay vòng 7-8 vụ/năm Thu nhập bình quân 1ha đất nông nghiệp tăng 1,5 - 1,9 lần so với năm 2008

Vấn đề rau quả an toàn được Nhà nước ta từ Trung ương xuống địa phương quan tâm trong nhiều năm qua Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa đi vào ổn định và có kết quả tốt như mong đợi Hiện tượng nhiều địa bàn sản xuất rau quả ô nhiễm độc hại; lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại; sơ chế rau quả tươi còn mất

vệ sinh và sử dụng hoá chất độc hại để xử lý bảo quản sản phẩm được lâu vẫn xảy ra khắp nơi; rất khó kiểm soát và xử phạt Người sản xuất và bán rau quả tươi thiếu trách nhiệm về mức độ an toàn của sản phẩm mình khi bán ra thị trường, họ chỉ luôn muốn

Trang 26

bán được sản phẩm co mức lời cao Người tiêu dùng thì không thể nào phân biệt được rau an toàn hay độc hại, nên họ chỉ có thể mua một cách ngẫu nhiên để sử dụng Một

số cơ sở rau an toàn phải đóng cửa vì liên tục lỗ vì không được người tiêu dùng quan tâm, và chưa có một chương trình kiểm tra rõ ràng để xác nhận, chứng minh được các sản phẩm của họ là an toàn

2.4 Tổng quan về tiêu thụ rau và rau an toàn

Hầu hết các phường, xã của thành phố đều sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu tại các phường 4, 5, 7, 8, 9, 11, 12 và 4 xã (Xuân Trường, Xuân Thọ, Tàn Nung, Trạm Hành) Hàng năm, TP Đà Lạt cung cấp cho thị trường tiêu dùng khoảng 260 ngàn tấn rau các loại Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Đà Lạt chủ yếu là các tỉnh miền Nam với trên 65% sản lượng, các tỉnh miền Trung khoảng 15% và chế biến xuất khẩu 20%; với các sản phẩm chính như cải bắp, cải thảo, lơ xanh, bó xôi,…

Hình 2.2 Biểu đồ các vùng sản xuất rau tập trung tại TP Đà Lạt năm 2010

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng

Trang 27

Hình 2.3: Biểu đồ thị trường tiêu thụ nông sản của TP Đà Lạt năm 2010

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng Trong 5 năm gần đây, thị trường tiêu thụ rau xanh, nhất là rau an toàn trong nước và thế giới ổn định và ngày càng tăng Trong điều kiện khi Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để giảm thuế xuất khẩu các mặt hàng nông sản, tăng khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, nhất là một số loại rau cao cấp có nguồn gốc nhiệt đới Nhận thức được những cơ hội phát triển; các cấp chính quyền, đoàn thể

và quần chúng nhân dân đã tập trung hướng đến sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng một số loại rau, và cũng để đảm bảo cho các loại nông sản này tiến xa hơn trên thị trường quốc tế khi có các giấy phép chứng nhận của

cả Quốc Gia và Quốc Tế

Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã có tác động tích cực tới việc thúc đẩy phát triển các công nghệ được sử dụng trong việc sản xuất rau Các địa phương sản xuất nông nghiệp cũng đưa ra một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển vùng RAT như: hỗ trợ vật tư cần thiết bao gồm giống mới năng suất – chất lượng cao, chuyển giao kỹ thuật sản xuất RAT công nghệ cao thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, tham quan; hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực hoạt động các HTX nông nghiệp sản xuất và tiêu thụ RAT

Trang 28

Thị trường chính của các sản phẩm rau Đà Lạt là TP Hồ Chí Minh, với hơn 8 triệu dân và gần 2 triệu hộ sinh sống trên thành phố thì đây luôn là một thị trường lý tưởng cho rất nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp Theo ước tính, lượng rau tiêu thụ hàng ngày của một hộ gia đình ở Việt Nam từ 0,5kg đến 3kg Như vậy, một ngày trung bình riêng TPHCM cần khoảng 1.000 tấn – 6.000 tấn rau xanh Bên cạnh đó, ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO tạo cơ hội lớn về thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nhưng các sản phẩm nông sản phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về chất lượng thuốc BVTV để

có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới

2.5 Tổng quan về HTX Xuân Hương

HTX sản xuất rau an toàn Xuân Hương, phường 9, Đà Lạt là đơn vị chuyên sản xuất và phân phối những loại rau sạch cao cấp tại Việt Nam hiện nay Trong những năm gần đây, HTX đã phối hợp với các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp để đưa ra thị trường những loại rau an toàn nhất theo tiêu chuẩn VietGAP (Trần Đức Quang, 2010)

HTX có 21 hộ xã viên và 34 lao động chính, canh tác 5 ha, trung bình mỗi hộ

xã viên canh tác 3-5 sào HTX chủ yếu sản xuất các loại rau an toàn với nhiều chủng loại cao cấp như xà lách ngoại, củ hồi, ớt ngọt, lơ xanh, rau gia vị,… HTX đã ký hợp đồng với một số doanh nghiệp và siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, trung bình một ngày cung ứng trên 2 tấn rau xanh, giá bình quân 6.000-8.000 đồng/kg, có sản phẩm 10.000 đồng/kg, mỗi năm đạt 400-500 tấn, thu nhập bình quân 1.5-2 tỷ đồng

Hầu hết các xã viên trong HTX đều xây dựng nhà lồng dạng vòm bằng nylon chống tia cực tím hạn sử dụng trên 4 năm tuỳ thuộc vào dạng nhà được đầu tư xây dựng như: nhà lồng có các cột trục bằng sắt giá thành hiện tại là 100 triệu VNĐ/1000m2, nhà lồng với các cột trụ bằng tre giá thành 65 triệu VNĐ/1000m2, nhà lồng dạng vòm sắt 85 triệu/1000m2, và nhà lồng mái bằng sắt từ 100-110 triệu/1000m2

Các xã viên chính trong HTX thường xuyên mở các buổi trao đổi với các xã viên mới gia nhập hoặc tổ chức các cuộc họp định kỳ để hướng dẫn và chuyển giao

Trang 29

công nghệ mới cho các hộ trong HTX về các cách thức cách tác, phun thuốc,… theo đúng tiêu chuẩn của bên đối tác yêu cầu và các tiêu chuẩn của vệ sinh an toàn thực phẩm Ban chủ nhiệm HTX là những người có kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, luôn chủ động tham gia các lớp tập huấn khuyến nông tại thành phố, tỉnh, và một số một số vùng lân cận

Hàng năm HTX tiếp đóng khoảng 60 đoàn đến tham quan học tập từ các tỉnh trong nước bao gồm sinh viên các trường đại học nông nghiệp, kinh tế, quản trị kinh doanh, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng các đơn vị đoàn thể

Phương pháp canh tác xà lách trên 1 sào đất của các hộ sản xuất trong HTX Xuân Hương:

+ Một luống có 5 hàng, khoảng cách giữa các cây là 30cm (400 cây)

+ Bón phân: Đất phèn cao nên bón 2 tạ vôi để tăng pH, 3m3 phân chuồng, 2 tạ phân hữu cơ vi sinh (dinamic), 50kg NPK

+ Cày xới đều

+ Đất ráo, tiến hành tưới bằng hệ thống tưới phun tự động, phun thuốc trừ sâu + Trải bạt: giúp đất không văng lên cây khi phun tưới; trải mặt đen úp xuống đất, mặt bạc hướng lên nhằm tránh hấp nhiệt trực tiếp từ mặt trời làm chết cây đồng thời dẫn nhiệt mầm bệnh; tránh hiện tượng cỏ dại mọc trràn lan; không rửa trôi đất khi tưới tiêu; rẻ, bền, có thể sử dụng được 5 vụ

+ Gieo hạt giống

+ 2-15 ngày phun thuốc sâu 1 lần

+ Có thể tiến hành xen canh tiết kiệm đất: xen canh ớt và xà lách

+ Luôn bảo tồn duy trì giống cho vụ sau, thu hoạch giống khi bong trắng, chà sàn để thu hoạch

Trang 30

Việc hình thành và phát triển của HTX Xuân Hương đã mang đến những đóng góp quan trọng trong thị trường sản xuất rau của Đà Lạt như tăng diện tích sản xuất rau an toàn (RAT) công nghệ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu rau

Đà Lạt, giúp cho 21 hộ sản xuất rau trong HTX tăng thu nhập và có một thị trường đầu

ra ổn định hơn trước

2.6 Tổng quan về phường 11 TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Tổng hộ dân ở phường 11 là 1.790 hộ trong đó có 980 hộ làm nông nghiệp chiếm 53,07%, và số nhân khẩu làm nông nghiệp là 2.449 người chiếm trên 70% dân

số toàn phường

Hình 2.4: Cơ cấu số hộ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

tại phường 11 năm 2010

Nguồn: UBND phường 11 Loại đất chủ yếu là đỏ vàng trên phiến sa, vàng đỏ trên granit và đất phù sa sông suối, có tầng dầy 70-100cm, độ dốc 3-200, cây trồng chính là rau, cây dược liệu, hoa cắt cành

Tổng diện tích đất tự nhiên : 1.643,89 ha Trong đó, diện tích đất sản xuất Nông nghiệp: 278,66 ha; diện tích đất Lâm nghiệp: 985,47 ha; diện tích đất Phi nông nghiệp: 379,76 ha

Trang 31

Hình 2.5 Biểu đồ diện tích sử dụng đất tự nhiên tại phường 11 năm 2010

Nguồn: UBND phường 11

Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất tự nhiên phường 11 năm 2010

Nguồn: UBND phường 11 Phường 11 nằm ở ngoại ô thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km đường bộ Hiện tại, phường đã được thành phố đầu tư xây dựng chợ Rau với diện tích gần 5ha; và đề án quy hoạch trung tâm giao dịch hoa rộng 10,5 ha

Diện tích cây rau năm 2010 giảm do giá cả và thị trường tiêu thụ của rau không được ổn định Bên cạnh đó, giá hoa, cà phê tăng trong 2 năm 2009-2010, và được dự báo tiếp tục tăng Chính vì vậy, người nông dân chuyển diện tích đất canh tác rau sang hai mặt hàng nông sản này để tăng thu nhập, và tìm kiếm thị trường ổn định hơn

Trang 32

Bảng 2.2: Diện tích sản xuất rau, hoa, quả năm 2007 và năm 2010 tại phường 11

6 Cây ăn trái (chủ yếu cây hồng) 25 20

Nguồn: UBND phường 11

Hình 2.7 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại phường 11 năm 2010

Nguồn: UBND Phường 11

Trang 33

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Điều tra khảo sát tình hình sản xuất rau ở HTX Xuân Hương và phường 11

Phân tích hiệu quả sản xuất – kinh tế

Xác định nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và kinh tế

Đề xuất giải pháp sản xuất rau theo tiêu chuẩnVietGap

3.2 Một số khái niệm

3.2.1 Rau thông thường

Rau thông thường là những loại rau ít được quan tâm đến xuất xứ sản xuất, môi trường hay người sản xuất chế biến miễn sao đạt được tiêu chuẩn về ngoại hình, nội chất đạt yêu cầu của khách hàng Việc kiểm tra chỉ được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu lô hàng thành phẩm, và ít được thực hiện

3.2.2 Rau an toàn (RAT)

Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả)

có chất lượng đúng như đặc tính của nó Hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt

là “rau an toàn” (Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn)

Trang 34

3.2.3 Tiêu chuẩn VietGAP

VietGap (Vietnamese Good Agricultural Practices) – thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo

vệ mội trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm

VietGap cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARRE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững

Bảng so sánh các mô hình sản xuất rau xem ở phụ lục 5

Như vậy, tiêu chuẩn GAP không chỉ quan tâm đến sản phẩm đầu ra mà việc quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt khép kín ngay từ lúc sản xuất giống, gieo trồng đến cả khi thu hoạch GAP không chỉ quản lý chất lượng thành phẩm của rau quả mà còn buộc nhà cung ứng phải quản lý được quy trình, con người sản xuất, môi trường mang tính bền vững và truy nguyên nguồn gốc sản xuất khi cần thiết Quy trình sản xuất rau, quả tươi theo tiêu chuẩn GAP là lý tưởng nhất cho nông sản sạch - an toàn tại Việt Nam, ngoài ra nó còn mang tính nhân bản đối với cộng đồng và thân thiện với môi trường đảm bảo nền nông nghiệp sinh thái bền vững Bên cạnh đó, GAP đòi hỏi mỗi một cá nhân và tổ chức tham gia phải có những điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn và trình độ quản lý thật sự chặt chẽ có khoa học, để có thể kiểm tra

và tự kiểm tra các thành viên tham gia vào hoạt động sản xuất theo hướng GAP vào định kỳ trong một vụ mùa

3.2.4 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ do người nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo

Trang 35

quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên

và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn phục vụ cho nông dân

Bảng so sánh các mô hình hợp tác xã tồn tại ở Việt Nam xem phụ lục 6

3.2.5 Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)

NNCNC là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghệ hoá nông nghiệp (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ (Theo

Vụ Khoa Học Công Nghệ - Bộ NN&PPNT)

3.2.6 Kênh phân phối

Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân hay công ty tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay một dịch vụ trên đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dung (Phillip Kotler)

Kênh phân phối là một phần nổ lực quang trọng trong những nổ lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp

3.2.7 Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng bao gồm mội công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hang Chuỗi cung ứng không chỉ nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản than khách hàng (“Supplychain management: strategy, planning and operation” của Chopra Sunsil và Pter Meindl, 2001, Upper Saddle Riverm NI Prentice: Hall cl)

Trang 36

Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống hay một cái máng dung cho dòng chảy của sản phẩm/vật, dịch vụ, thong tin và tài chính từ nhà cung ứng qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận người tiêu dung

3.2.8 Khái quát về cây rau

Rau là loại cây thân thảo, chứa nhiều nước, dễ sinh trưởng thích hợp với nhiều loại đất và vùng khí hậu khác nhau tuỳ từng loại rau khác nhau Rau thường dễ trồng, sinh trưởng tốt hơn ở những vùng khí hậu ôn hoà và á nhiệt đới Thời tiết thất thường, mưa nhiều hay nắng gắt đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây rau

Rau là mặt hàng thực phẩm tươi sống, rất nhanh hư hỏng, được kinh doanh với khối lượng lớn và trên địa bàn trải rộng với nhiều người tham gia kinh doanh

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày Cùng với thức ăn động vật, rau cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người Rau cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất khoáng,… Theo tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong

đó phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi)

Đặc điểm về sản xuất rau an toàn công nghệ cao

Quy trình sản xuất chung của rau an toàn (Sở Khoa học và Công Nghệ, 2008):

Yêu cầu về đất trồng

Đất phải không chịu ảnh hưởng xấu của các chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa trang, có nghĩa là các chất độc hại cho người và cho môi trường

Sau một vụ sản xuất, đất phải được phơi 2-3 ngày sau đó phải được xới tơi để trồng tiếp

Trang 37

Yêu cầu về phân bón

Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoại mục, tuyệt đối không được dùng các loại phân hữu cơ còn tươi Số lượng phân phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của Bộ NN & PTNT cho từng loại rau, đặc biệt với rau ăn lá kết thúc bón phân trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày

Nước tưới

Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông hồ lớn không bị ô nhiễm các chất độc hại Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ các khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao

Dùng thuốc:

Dùng thuốc khi thực sự cần thiết Phải có sự điều tra phát hiện sâu bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn trên nhãn của từng loại thuốc

Trang 38

Ứng dụng công nghệ KHKT

Nhà kính Nhà kính nay được gọi là nhà màng do việc thay thế kính (Green house) bằng màng polyethylene hay nhà lưới (Net house)

Hệ thống tưới Công nghệ tưới hiện nay có 2 loại chính là tưới phun và tưới

nhỏ giọt (tưới thấm) Ưu điểm của 2 hệ thống tưới này là tết kiệm được nước và sức

lao động

Tưới phun: Nước phun ra từ các vời có kích thước nhỏ, áp lực phun nước

trong các vòi phun lại rất lớn, tạo ra các hạt nước nhỏ như giọt sương gọi là vòi tưới phun sương Hiện tại, công nghệ tưới phun sương rất phổ biến tại Việt Nam vì giá thành phù hợp khoảng 5-10triệu/1000m2

Tưới nhỏ giọt hay tưới thấm: Nước được đưa vào đất dưới dạng nhỏ giọt từ

các thiết bị được đặt sát mặt đất gần vùng rễ của cây, các lỗ đưa nước xuống đất được chắn bở những tấm lưới nhỏ để lọc nước Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón cho từng cây trồng, nhờ đó tiết kiệm được nước và phân bón

Công nghệ tưới nhỏ giọt (tưới thấm) được dùng phổ biến ở các nước phát triển

và các nước mà nguồn nước tưới tự nhiên đang trở nên khan hiếm, và đặc biệt là Israel – đất nước ứng dụng rất thành công và hiệu quả công nghệ tưới này phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp trong nhà kính, nhà lưới Riêng Việt Nam hiện nay công nghệ tưới nhỏ giọt ít được phổ biến vì lí do giá thành khá cao so với mức thu nhập của nông dân khoảng trên 60triệu/1000m2

Màng phủ PE: Là một loại nhựa dẻo, mỏng, chuyên dùng để phủ luống trồng,

mặt trên có màu xám bạc, mặt dưới có màu đen Nếu sử dụng cẩn thận thì dụng được 4-5 vụ Giá khoảng 1,5 triệu/1000m2 loại 1,2m

Trang 39

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu

a) Điều tra khảo sát tình hình sản xuất rau ở Đà Lạt

Điều tra thu thập thông tin thứ cấp: Là phương pháp thu thập gián tiếp các

thông tin về diện tích, sản xuất và tiêu thụ rau công nghệ cao; tiêu chuẩn của VietGap; các ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất rau (nhà kính, nhà lưới, công nghệ tưới tự động,…) tại sở Khoa Học và Phát Triển Nông Nghiệp Lâm Đồng, hay qua các website của tỉnh thành phố, sách, báo,… Thông qua cách thu thập thông tin này có thể biết được các nhận định của các chuyên gia đi đầu trong việc nghiên cứu, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất rau nói riêng và nông nghiệp nói chung trên thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, cũng như trên toàn quốc

Điều tra thu thập thông tin sơ cấp: Tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn

trực tiếp 15 nông hộ sản xuất rau công nghệ cao trong HTX Xuân Hương tại Phường 9 TP.Đà Lạt; 15 hộ sản xuất rau thông thường tại Phường 11 TP.Đà Lạt Các hộ được chọn điều tra với những cây có số thời gian trồng và thu hoạch tương đương nhau để

dễ tính toán và so sánh

Trong 30 hộ điều tra, các thông tin được thu thập gồm 3 phần chính là thông tin

về nông hộ, thông tin sản xuất, đánh giá về việc trồng rau thông thường đối với các hộ nông dân phường 11 hay rau an toàn đối với các hộ trong HTX Xuân Hương

Trong các câu hỏi điều tra của phần thông tin sản xuất của phường 11 với HTX Xuân Hương là giống nhau; vì ở đây cần nắm thông tin như doanh thu, định phí, biến phí (giống, phân bón, thuốc BVTV,…), thu hoạch, tiêu thụ của 2 địa điểm này dùng để

so sánh Còn lại, các thông tin khác phải khác nhau ở điểm: tại phường 11 các hộ nông dân sản xuất rau thông thường, tự phát; còn tại HTX Xuân Hương trồng rau an toàn CNC, tập trung, có kí kết hợp đồng trước Việc phân chia các câu hỏi khác nhau giúp nắm vững tình hình sản xuất của các mô hình sản xuất rau khác nhau, người điều tra

dễ tiếp xúc và hỏi người nông dân tại từng khu vực canh tác riêng biệt

Trang 40

b) Phân tích hiệu quả sản xuất – hiệu quả kinh tế

Hiệu quả sản xuất là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất - mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

Hiệu quả sản xuất thường được tính dựa vào sản lượng trong một năm trên 1000m2, số vụ có thể canh tác trong vòng một năm, và các loại chi phí đã bỏ ra trong một năm như định phí (đã khấu hao), giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động, Khi đánh giá hiệu quả sản xuất sẽ nhìn thấy được sự khác biệt khi thay đổi mô hình sản xuất từ rau thông thường sang rau an toàn; từ đó có thể đánh giá được hướng đi trong tương lai của ngành sản xuất rau

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và phần chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất Và lúc đó người ta quan tâm đến kết quả sản xuất với mong muốn với những đầu ra vào hữu hạn mà vẫn thu được kết quả hay năng suất cao

Từ kết quả thu thập thông qua điều tra khảo sát tiến hành phân tích so sánh hiệu quả sản xuất rau sản xuất CNC và rau thông thường

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau, qua việc so sánh mô hình sản xuất rau tại HTX Xuân Hương và phường 11

c) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế

Thay đổi giống cây trồng giúp tăng năng suất sản lượng trong một vụ sản xuất Các yếu tố đầu vào: điều chỉnh các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất Việc xác định các yếu tố đầu vào trong một năm của nông dân thường gặp nhiều khó khăn vì họ không chỉ trồng 1 loại cây mà trồng nhiều loại cây khác nhau Sự thay đổi về giá trong những năm vừa qua cũng làm cho người nông dân thay đổi cách sự dụng đầu vào của mình

Ngày đăng: 28/02/2015, 12:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w