1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN CỦ CHI

114 900 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 831,73 KB

Nội dung

Khóa luận tìm hiểu tình hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng rau, trong đó có 28 hộ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ LY VI

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU

CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN CỦ CHI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ LY VI

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO TIÊU

CHUẨN VIETGAP TẠI HUYỆN CỦ CHI

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người dướng dẫn: Th.S Trang Thị Huy Nhất

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng sản xuất rau

an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Củ Chi ” do Phạm Thị Ly Vi, sinh viên

khóa K34, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

Trang Thị Huy Nhất Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Bốn năm gắn bó với giảng đường đại học đã qua đi, ngoài sự nỗ lực của bản thân, để có được luận văn tốt nghiệp “Thực trạng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Củ Chi”, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất từ rất nhiều người

Trước tiên, con luôn ghi sâu công ơn ba mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con nên người, tạo điều kiện cho con được học hành như chúng bạn để con có được ngày hôm nay

Em xin chân thành biết ơn các thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tụy truyền dạy cho chúng em những kiến thức quý báu

Em cũng không lúc nào quên sự định hướng, chỉ bảo hết lòng của Cô Trang Thị Huy Nhất và Thầy Võ Phước Hậu giúp em hoàn thành được khóa luận này Em chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô

Cháu xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến chú Nguyễn Văn Chệt, người đã tiếp nhận và hướng dẫn cháu trong quá trình thực tập, lấy số liệu tại phòng kinh tế huyện

Củ Chi, cùng các cô, chú, anh, chị công tác tại Trạm BVTV huyện Củ Chi, Sở NN&PTNT Thành Phố Hồ Chí Minh, Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp, lãnh đạo các xã Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Tân Thông Hội, những người đã nhiệt tình góp ý, chia sẻ những kiến thức giúp tôi hoàn thành tốt thời gian thực tế

Tôi xin cảm ơn tập thể lớp HD08KT và các bạn của tôi, những người luôn bên cạnh, cho tôi những lời khuyên bổ ích, ủng hộ và khích lệ để tôi hoàn thành được đề tài

Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh, cùng các cô chú đang công tác tại phòng kinh tế huyện Củ Chi, những người đã tận tình giúp đỡ tôi sức khỏe và thành đạt Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày tháng năm 2012

Sinh viên Phạm Thị Ly Vi

Trang 5

Khóa luận tìm hiểu tình hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên

cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ trồng rau, trong đó có 28 hộ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, và 32 hộ sản xuất rau an toàn không theo VietGAP (rau ngoài VietGAP) tại các xã Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Nhuận Đức huyện Củ Chi Tác giả dùng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thống kê mô tả, phương pháp so sánh để tìm hiểu thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại

Củ Chi, những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân trồng rau VietGAP gặp phải, phát hiện xu hướng sản xuất rau tại huyện Củ Chi, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần thúc đẩy sản xuất rau VietGAP phát triển Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng hàm tính toán excel để hạch toán đầy đủ các chi phí, tính giá thành, sử dụng các chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu hiệu quả để xác định hiệu quả sản xuất rau VietGAP, so sánh với hiệu quả sản xuất rau ngoài VietGAP, làm cơ sở cho những kiến nghị của mình

Kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất của rau VietGAP cao hơn so với rau không theo VietGAP, những hộ trồng rau VietGAP ở Củ Chi tuân thủ khá tốt các nguyên tắc của VietGAP Nghiên cứu phát hiện có tồn tại ý muốn ra khỏi VietGAP của một số ít nông dân Đề tài cũng xác định khó khăn lớn nhất của những hộ sản xuất rau VietGAP

là vấn đề tiêu thụ, biện pháp để cải thiện sự tin tưởng của NTD vào rau VietGAP là xây dựng thương hiệu cho rau VietGAP đồng thời trang bị những cửa hàng rau có biển hiệu có dấu xác nhận của CCBVTV

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

DANH MỤC PHỤ LỤC xii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Không gian 3

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.3 Thời gian nghiên cứu 3

1.3.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.3.5 Cấu trúc bài luận 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan 5

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 6

2.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội 8

2.3 Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP 2.3.1 Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam 13

2.3.2 Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP ở thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi 14

2.4 Tổng quan về tổ chức sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP tại Củ Chi 14

2.5 Công tác cấp giấy chứng nhận RAT theo tiêu chuẩn VietGAP 15

CHƯƠNG 3 16

Trang 7

vi

3.1 Cơ sở lý luận 16

3.1.1 Định nghĩa về rau an toàn 16

3.1.2 Vai trò của rau an toàn 17

3.1.3 Quy trình sản xuất RAT 18

3.1.4 Lý luận về GAP (EUREPGAP, ASIANGAP) 20

3.1.5 Tiêu chuẩn VietGAP 21

3.1.6 Một số vấn đề về sản xuất và tiêu thụ RAT theo tiêu chuẩn VietGAP 25

3.1.7 Khả năng sản xuất theo quy trình VietGAP 26

3.1.8 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 27

3.2 Phương pháp nghiên cứu 32

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra 32

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 32

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 33

3.2.4 Phương pháp phân tích thống kê mô tả 33

3.2.5.Phương pháp chuyên gia 33

CHƯƠNG 4 34

4.1 Đặc điểm mẫu điều tra 34

4.1.1 Số hộ tham gia sản xuất rau VietGAP và RAT 34

4.1.2 Độ tuổi chủ hộ 34

4.1.3 Kinh nghiệm sản xuất của hai nhóm hộ 35

4.1.4 Quy mô lao động trong sản xuất 35

4.1.5 Quy mô diện tích canh tác 37

4.1.6 Trình độ học vấn các chủ hộ 37

4.1.7 Tập huấn kỹ thuật của các hộ điều tra 39

4.2 Phản ánh ý kiến của nông hộ 39

4.2.1 Về công tác chỉ đạo sản xuất 39

4.2.2 Về công tác cấp giấy chứng nhận VietGAP 40

4.2.3 Tập huấn kỹ thuật cho hộ nông dân 42

4.2.4 Thực trạng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất 43

4.3 Tình hình sản xuất rau VietGAP ở các hộ điều tra 45

4.3.1 Thực trạng tuân thủ quy trình sản xuất theo VietGAP 45

Trang 8

4.3.2 Các kênh cung ứng RAT ở TP.HCM 50

4.4 Phân tích giá thành rau của hai nhóm hộ 51

4.4.1 So sánh các chi phí sản xuất bình quân 1000m2 rau ăn lá 51

4.4.2 Hạch toán chi phí sản xuát và phan tích giá thành rau ăn lá 53

4.4.3 So sánh các chi phí trong sản xuất bình quân rau ăn quả 54

4.4.4 Hạch toán chi phí trồng rau ăn quả và tính giá thành 57

4.5 Kết quả, hiệu quả sản xuất rau của hai nhóm hộ 58

4.5.1 Kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn lá 58

4.5.2 Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất rau ăn quả (khổ qua) 61

4.6 Những thuận lợi khó khăn của hộ trồng rau VietGAP 63

4.6.1 Thuận lợi 63

4.6.2 Khó khăn 64

4.7 Đánh giá xu hướng trồng rau 68

4.8 Giải pháp phát triển sản xuất rau VietGAP 70

4.8.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau 70

4.8.2 Giải pháp nhằm kích thích tiêu thụ 72

CHƯƠNG 5 75

5.1 Kết luận 75

5.2 Kiến nghị 76

5.2.1 Đối với Nhà nước 76

5.2.2 Đối với Sở NN&PTNT và CCBVTV Thành phố Hồ Chí Minh 76

5.2.3 Đối với chính quyền địa phương 76

5.2.4 Đối với người sản xuất 77

5.2.5 Đối với HTX, liên tổ hay người thu mua 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 9

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADDA Agricultural Development Denmark Asia

Tổ chức phát triển nông nghiệp châu á Đan Mạch

UBND Ủy ban nhân dân

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Trang

Bảng 2.1 Tình Hình Dân Số và Lao Động 8  

Bảng 2.2 Tình Hình Phát Triển Kinh Tế 9  

Bảng 2.3 Tình Hình Sử Dụng và Biến Động Đất Đai của Huyện Củ Chi 9  

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất rau VietGAP tại TP HCM 14  

Bảng 4.1 Độ Tuổi chủ hộ và Năng Suất Rau Trung Bình 35  

Bảng 4.2 Số năm kinh nghiệm của hai nhóm hộ 35  

Bảng 4.3 Tình Hình Lao Động Các Hộ Điều Tra 36  

Bảng 4.4 Số hộ và diện Tích Trồng Rau 37  

Bảng 4.5 Năng Suất Bình Quân của Hộ theo Trình Độ Học Vấn 38  

Bảng 4.6 Số Lần Tập Huấn Khuyến Nông và Năng Suất Rau 39  

Bảng 4.7 Tình Hình Nắm Bắt các Thông Tin về Chỉ Đạo Sản Xuất 40  

Bảng 4.8 Bảng Số Hộ Đã và Chưa Có Giấy Chứng Nhận VietGAP 41  

Bảng 4.9 Hình Thức Xử Lý Bao Bì, Chai Lọ Thuốc BVTV và Phân Bón 45  

Bảng 4.10 Hình Thức Xử Lý Tàn Dư Cây Trồng 46  

Bảng 4.11 Căn Cứ Để Cách Ly trước Thu Hoạch giữa Hai Nhóm 47  

Bảng 4.12 Tình hình thực hiện “Nhật ký đồng ruộng” 48  

Bảng 4.13 So Sánh Chi Phí Cố Định của Hai Nhóm Hộ 51  

Bảng 4.14 Bảng So Sánh Chi Phí Khả Biến của Hai Nhóm Hộ 52  

Bảng 4.15 Số Công và Giá CôngLao Động của Hai Nhóm Hộ 53  

Bảng 4.16 Hạch Toán Chi Phí và giá thành của Hai Nhóm Hộ 54  

Bảng 4.17 So Sánh Khấu Hao TSCĐ của Hai Nhóm Hộ 55  

Bảng 4.18 So Sánh Chi Phí Khả Biến Trong Sản Xuất Khổ Qua 55  

Bảng 4.19 Số Công và Giá Công Lao Động trong 1 Vụ Trồng Khổ Qua 56  

Bảng 4.20 Hạch toán Chi Phí và Giá Thành Khổ Qua của Hai Nhóm Hộ 57  

Bảng 4.21 Sản Lượng Rau Thực Bán Trên 1000 m2 của Hai Nhóm Hộ 58  

Bảng 4.22 Kết Quả Năng Suất Rau Sau Khi Điều Chỉnh Hao Hụt 58  

Bảng 4.23 Hiệu Quả Sản Xuất Rau Muống của các Hộ Điều Tra 60  

Trang 11

x

Bảng 4.24 Hiệu Quả Sản Xuất Mồng Tơi của các Hộ Điều Tra 61  

Bảng 4.25 Năng Suất Trung Bình của Khổ Qua Trên 1000 m2 62  

Bảng 4.26 Hiệu Quả Sản Xuất Rau Ăn Quả khi có hỗ trợ 62  

Bảng 4.27 Quyết Định Tham Gia Sản Xuất Rau Vietgap Trong Tương Lai 68  

Bảng 4.28 Lý Do Chọn Sản Xuất Theo Quy Trình VietGAP 69  

Bảng 4.29 Lý Do Chưa Tham Gia Sản Xuất Rau Vietgap 69  

Bảng 4.30 Dấu Hiệu Người Tiêu Dùng Tin Tưởng Cửa Hàng Rau VietGAP 74  

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang  

Hình 3.1 Quy trình Rau Hữu Cơ 19  

Hình 4.1 Biểu Đồ Tỷ Lệ Tham Gia Sản Xuất theo Vietgap của Các Hộ Điều Tra 34  

Hình 4.2 Trình Độ Học Vấn của Hai Nhóm Hộ 38  

Hình 4.3 Tình Hình Tập Huấn Khuyến Nông của Lao Động ở Hai Nhóm Hộ 42  

Hình 4.4 Sơ Đồ các Kênh Mua Giống của Các Hộ Điều Tra 43  

Hình 4.5 Sơ Đồ Kênh Cung Ứng Thuốc BVTV cho Các Hộ Điều Tra 45  

Hình 4.6 Tình Hình Sử Dụng Nước Tưới 49  

Hình 4.7 Các Kênh Cung ứng Sản Phẩm 50  

Hình 4.8 Khó Khăn của Những Hộ Sản Xuất Rau Theo Quy Trình Vietgap 64  

Hình 4.9 Nhu Cầu Vay Vốn của Nông Hộ Mùa Vụ Tới 65  

Trang 13

xii

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách hộ được chứng nhận VietGAP tại Củ Chi từ năm 2011- Tháng 5/2012

Phụ lục 2 Kết quả đo lường năng suất rau ăn lá

Phụ lục 3: Kiểm định sự khác biệt năng suất rau muống ở hai nhóm hộ

Phụ lục 4: Kiểm định sự khác biệt năng suất mồng tơi ở hai nhóm hộ

Phụ lục 5 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất

Phụ lục 6 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới Phụ lục 7 Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè

Phụ lục 8: Bảng câu hỏi điều tra hộ không làm theo VietGAP

Phụ lục 9: Bảng câu hỏi điều tra hộ sản xuất theo VietGAP

Phụ lục 10: Bảng câu hỏi điều tra người tiêu dùng

Trang 14

phải có 250-300 gam rau (tương đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm)(Mai Thị Phương Anh và Trần Khắc Thi, Rau và trồng rau, Giáo trình cao học NN- nxb Hà Nội, 19963)

Khi các ca ngộ độc thức ăn do ăn phải rau có dư lượng thuốc trừ sâu không ngừng tăng, mọi người mới chú ý hơn đến việc lựa chọn các loại rau an toàn cho sức khỏe Điều này làm nảy sinh các đơn vị, cá nhân thực hiện sản xuất rau an toàn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Nhưng sản xuất nông sản theo các tiêu chuẩn thông thường vẫn là chưa đủ để mặt hàng nông sản Việt Nam được lựa chọn trên thị trường thế giới Để có khả năng cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh

tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, thì một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định là chất lượng sản phẩm Chứng chỉ “thực hành nông nghiệp tốt – GAP” là giấy thông hành để hàng nông sản có thể xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới, vào siêu thị hay các nhà hàng cao cấp Hiện nay thực hành nông nghiệp tốt được thừa nhận và thực hiện ở cấp

độ toàn cầu (EUREPGAP/GlobalGAP), cấp độ khu vực (AseanGAP), và cấp độ quốc

gia (ThaiGAP, ChinaGAP, JGAP, )(Nangsuatchatluong.vn)

Trong bối cảnh toàn cầu đó, để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm

an toàn nói chung và rau, quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định số 379/QĐ-

Trang 15

đang làm GAP lại đòi trở về sản xuất theo lối bình thường te/479071/Nong-dan-xin-ra-khoi-GAP.html) Vậy hiện tượng đó có tồn tại ở các nông

(http://tuoitre.vn/Kinh-hộ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại một số vùng chuyên canh thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh không? Sản xuất rau an toàn theo VietGAP có đem lại hiệu quả cho người dân hay không? Tình hình sản xuất Rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hiện nay như thế nào tại huyện Củ Chi? Người nông dân trồng rau có gặp phải khó khăn gì không khi tham gia VietGAP; Đề tài “Thực trạng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên

Địa bàn được chọn là huyện Củ Chi vì đây là địa phương đi đầu trong sản xuất rau an toàn và rau an toàn theo VietGAP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có những thuận lợi nhất định cho tác giả trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình sản xuất, đánh giá thực trạng, xu hướng sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP và đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ cho địa phương trong việc phát triển sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap trong những năm tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất rau theo quy trình VietGap tại huyện

- Phân tích giá thành của RAT theo VietGAP và RAT không theo VietGAP

- So sánh hiệu quả sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với không theo VietGAP

Trang 16

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của người nông dân trong sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau VietGAP

- Đánh giá xu hướng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGap

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn các xã Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Tân Thông Hội, huyện Củ Chi

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ trồng rau tại các xã có vùng chuyên canh rau điển hình như Tân Phú Trung, Nhuận Đức, Tân Thông Hội (là những nơi có nhiều hộ dân được công nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP)

- Người tiêu dùng ở chợ, cửa hàng bán rau VietGAP, siêu thị, các đơn vị thu mua

và bán buôn rau

1.3.3 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012

1.3.4 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập số liệu sơ cấp từ bảng câu hỏi điều tra nông hộ trồng rau, sử dụng hàm tính toán excel, dùng lý luận để hoàn thành mục tiêu thứ 2 và 3

Người viết còn thu thập và tổng hợp số liệu thứ cấp, sơ cấp Sau đó tiến hành phân tích, thống kê và so sánh để hoàn thành các mục tiêu còn lại

1.3.5 Cấu trúc bài luận

Bài luận văn gồm có 5 chương Chương mở đầu đưa ra vấn đề cần nghiên cứu Xác định những mục tiêu cụ thể có liên quan đến vấn đề và trình bày ngắn gọn phương pháp thực hiện

Chương 2- Tổng quan, trình bày một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu là huyện

Củ Chi, tổng quan về tình hình chỉ đạo sản xuất cũng như tình hình sản xuất RAT tại huyện Củ Chi Ngoài ra, chương 2 còn giới thiệu một số đề tài có liên quan đã được nghiên cứu trước đó

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan

Đã có rất nhiều nghiên cứu về rau an toàn từ kỹ thuật trồng, hiệu quả kinh tế đến thực trạng sản xuất RAT nói chung nhưng nghiên cứu về RAT theo tiêu chuẩn VietGAP thì chưa nhiều lắm Các nghiên cứu trước đây cũng không đi vào phân tích giá thành của rau VietGAP và nghiên cứu xu hướng sản xuất rau VietGAP

Lâm Hải Sâm (2010) nghiên cứu về RAT sản xuất theo hướng VietGAP tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã so sánh hiệu quả kinh tế giữa hai nhóm nông dân trồng rau theo VietGAP và không theo VietGAP Đề tài kết luận sản xuất rau theo hướng VietGAP

có hiệu quả kinh tế cao hơn so với không theo VietGAP nhưng bỏ qua chi phí khấu hao TSCĐ, không xác định được giá thành sản phẩm Đề tài cũng đã dùng phương pháp bình phương OLS để xác định hàm năng suất cây cải xanh phụ thuộc vào các yếu

tố chi phí giống, chi phí nước tưới, chi phí phân bón và chi phí lao động Đề tài còn đề cập đến thực trạng vùng trồng rau ở Vũng Tàu nhưng chưa sâu sắc, chưa tạo được cái nhìn toàn cục cho người đọc

Hoàng Anh Tiến (2010) nghiên cứu về thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP Tác giả sử dụng thống kê mô tả nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau VietGAP và so sánh với các hộ ngoài VietGAP là chủ yếu Tuy nhiên, tác giả không hạch toán và so sánh chi phí sản xuất để thấy được mức

hỗ trợ của nhà nước, tác giả cũng không xác định mức giá thành của rau VietGAP Trong các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả, tác giả cũng chưa đề cập đến hiệu quả lao động Cao Thanh Nhàn (2011) nghiên cứu về năng suất và chi phí sản xuất RAT, tác giả đã hạch toán chi phí một cách cụ thể và đầy đủ, tuy nhiên chưa có sự so sánh cụ thể giữa hai mô hình rau thường và RAT Cách hạch toán chi phí của tác giả là tài liệu tham khảo để tôi thực hiện hạch toán chi phí và tính toán giá thành trong đề tài

Trang 19

6

2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Huyện Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ

106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của TP.Hồ Chí Minh Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền đông nam bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông , có đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Long An

Huyện Củ Chi gồm 20 xã và một thị trấn với 43.496,6 ha diện tích tự nhiên,

bằng 20,74% diện tích toàn TP.HCM (http://www.cuchi.hochiminhcity.gov.vn)

b Địa hình và điều kiện thổ nhưỡng

- Điều kiện thổ nhưỡng

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496,6 ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau:

Nhóm đất phù sa:

Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi haloxen muộn ven các sông, kênh, rạch Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng Đây là một loại đất rất quí hiếm, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái

Nhóm đất xám:

Đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu đất phù sa cổ (Pleistocen muộn) Tầng đất thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ

Trang 20

Loại đất này rất dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu … Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su, điều vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt Trong sử dụng phải chú ý biện pháp chống xói mòn và rửa trôi, tăng cường phân bón

bổ sung dinh dưỡng nhất là phân hữu cơ

Nhóm đất đỏ vàng:

Loại đất này hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau Đặc điểm của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp,khả năng hấp thụ không cao, chất hòa tan dễ bị rửa trôi

c Khí hậu

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:

Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,6oC Tuy nhiên biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%

d Đặc điểm thủy văn

Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính:

Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m

Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Cai Thầy chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông

Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bậc của dòng chảy là sự xâm nhập của thủy triều

Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào đang được khai thác ở tầng 60-90 m

Trang 21

8

có chất lượng tốt và giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và

sinh hoạt của người dân (www.Saigon24h.vn)

2.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội

a Tình hình lao động trong huyện

Tổng dân số trên địa bàn huyện tăng qua 3 năm, năm 2009 là 349772 người tăng lên 369963 người năm 2011 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cũng khá cao và tăng qua các năm Đây là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện những chủ trương, giúp hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Do vậy, có thể đánh giá rằng nguồn lao động dồi dào sẽ đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp Tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng lại phân bố trong nhiều lĩnh vực khác nhau Trong khi đó, thu hút lao động cho nông nghiệp có xu hướng giảm

Nguồn: Phòng thống kê huyện Củ Chi

b Cơ cấu kinh tế

Qua bảng 2.2 ta thấy giá trị sản xuất của huyện Củ Chi (tính theo giá cố định năm 1994) tăng nhanh, tốc độ tăng giá trị sản xuất của huyện là 29,2%

Trong cơ cấu giá trị sản xuất, lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, liên tục tăng qua 3 năm, tốc độ tăng bình quân là 23,2%

Giá trị nông nghiệp giảm dần, nhưng địa phương vẫn rất chú trọng đến ngành trồng trọt, giá trị thu về từ hoạt động trồng trọt vẫn tăng Đây là thế mạnh của vùng

Trang 22

Tóm lại, qua 3 năm (2009 – 2011), giá trị sản xuất của huyện Củ Chi tăng với tốc

độ khá cao, xu hướng chung là tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp Tuy vậy, công nghiệp, dịch vụ phát triển cũng sẽ tạo cơ hội cho hoạt động nông nghiệp phát triển

SL Tỷ lệ

(%)

10/9 (%)

11/10 (%)

BQ (%)

Giá trị sản xuất

(Giá 1994) 9620.1 100 13.599 100 15.929 100 141,4 117,1 129,2

CN - Tiểu thủ CN 2315.7 24,1 4360.7 32,1 5148.1 32,3 188,3 118,1 153,2 Thương mại DV 6423.3 66,8 8252.7 60,7 9734.1 61,1 128,5 118,0 123,2 Nông nghiệp 881,1 9,2 985,3 7,2 1047.2 6,6 111,8 106,3 109,1

Diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng đất trồng RAT lại tăng lên từ 3175 ha năm

2009 đến 4806,2 ha năm 2011 Theo quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của huyện đến năm 2020, thì diện tích đất sản xuất RAT sẽ còn tăng lên

Trang 23

CC (%)

10/9 (%)

11/10

%)

BQ (%)

Tổng diện tích

I Đất NN 32541,4 74,81 32489,2 74,7 32443,4 74,6 99,84 99,86 99,85 1.Đất SXNN 31800,4 97,7 31744,1 97,7 31697,9 97,7 99,82 99,85 99,84

(http://www.khuyennongtphcm.com/?mnu=4&s=600000&id=2607) Trong những năm gần đây, huyện Củ Chi đã xây dựng các kế hoạch phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ, tăng cường đổi mới trang thiết bị phục vụ tốt cho kinh tế sản xuất của vùng, tăng hàm lượng chất xám vào sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, trong đó có sản xuất RAT

Trang 24

Hướng dẫn đăng ký độc quyền mẫu mã, sản phẩm, nhãn hiệu cho các sản phẩm địa phương để bảo vệ uy tín và thương hiệu sản phẩm

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã được ghi nhận, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, máy móc thiết bị chủ yếu cần cho nông nghiệp ở huyện vẫn còn quá ít; phân bổ chưa đều trong các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, nhất là ở khâu chế biến lương thực thực phẩm, bảo quản nông sản phẩm (http:// www.khuyennongtphcm.com)

e Tín dụng

Huyện Củ Chi có nhiều đơn vị hỗ trợ nông dân vay vốn sản xuất trong nhiều năm qua như các ngân hàng, quỹ xóa đói giảm nghèo, hoặc quỹ của các Hội đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, hay HTX, liên tổ,

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất vay để nông dân có thêm điều kiện mua máy móc thiết bị vẫn gặp khó khăn do những quy định ràng buộc về điều kiện vay vốn như thế chấp hay hộ khẩu khiến nhiều hộ không được vay vốn

g Công tác khuyến nông

Công tác khuyến nông trên cây rau năm 2008- 2009 tập trung vào chuyển giao kỹ thuật, đưa giống mới, nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong năm 2010, TTKN thành phố Hồ Chí Minh đã mở những lớp huấn luyện nhân viên khuyến nông về “Sản xuất rau quả theo VietGAP và hướng hữu cơ” cho nhân viên khuyến nông các Trạm Khuyến nông Củ Chi

Cũng trong hai năm 2010 - 2011, trạm khuyến nông huyện Củ Chi đã phối hợp với các ban ngành triển khai xây dựng dự án trồng rau ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Nhuận Đức (Dự án Chinfon) và điểm trình diễn “Mô hình cơ giới hóa trên cây rau” tại xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi

Nhiều hoạt động khuyến nông đã được đầu tư giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như tập huấn, hội thảo, xây dựng các điểm trình diễn, cung cấp tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại giống mới; tham quan, học tập kinh nghiệp Tóm lại, thực hiện phương châm “ở đâu nông dân cần là ở đó có khuyến nông”; công tác khuyến nông tại huyện Củ Chi trong những năm qua đạt được nhiều thành

(http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?Source= /tintuc&Category=&ItemID=2153&Mode=1)

Trang 25

12

Về tổ chức tập huấn khuyến nông, có rất nhiều kênh để người dân tiếp cận được với kỹ thuật Hàng vụ Sở NN&PTNT giao cho phòng Nông nghiệp lập kế hoạch xây dựng nội dung và thời gian tập huấn cho nông dân chuyển về cho UBND các huyện trực tiếp phân công đơn vị tập huấn, phòng kinh tế tiếp nhận và chuyển về UBND các

xã, các HTX để cố kế hoạch phổ biến cho nông dân theo Trung tâm khuyến nông, Hội nông dân, Chi cục BVTV thành phố cũng có thể đứng ra xây dựng kế hoạch, chuyển

về cho các đơn vị cấp huyện, xã thực hiện theo các kênh như trạm BVTV, Trạm khuyến nông hoặc hội nông dân để các đơn vị này truyền đạt đến nông dân Ngoài ra,

ở huyện Củ Chi cũng có những mô hình, dự án trồng rau VietGAP do các tổ chức tài trợ Mỗi tổ chức đều có cơ quan đại diện đặt tại địa phương, các phòng đại diện phối hợpvới UBND xã hay các đơn vị tại cơ sở để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân

h Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông

Các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện hầu hết đã được rải nhựa và khá thuận tiện cho lưu thông Trong mạng lưới giao thông có tuyến Quốc lộ 22, tỉnh lộ 8 và nhiều tuyến giao thông quan trọng khác

- Hệ thống điện

Hệ thống điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu dựa trên đường dây 500

KV (48 km), đường dây 220 KV (10 km), và đường dây 110 KV (50 km) Có 3 trạm biến thế trung gian là Phú Hòa Đông, Củ Chi và Tân Hiệp với tổng công suất 161 MVA

Nguồn điện cung cấp tương đối ổn định, tình hình sử dụng điện an toàn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn Năm 2011, Công ty Điện lực Củ Chi phối hợp với UBND các xã, thị trấn khảo sát, lập kế hoạch hoàn thiện lưới điện

- Hệ thống thủy lợi

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, huyện đã xây dựng mạng lưới hệ thống kênh mương thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, nhiều xã lấy nước từ tuyến kênh N25 và hơn 100 tuyến kênh tưới khác Hệ thống kênh này phục vụ tương đối tốt cho sản xuất nông nghiệp và góp phần tạo những vùng tiểu khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi trồng trọt và sinh hoạt của nhân dân

Trang 26

- Hệ thống thông tin liên lạc

Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và rau an toàn nói riêng, đảm bảo thông tin kịp thời về mùa vụ và kinh tế cho người dân

Trong năm 2010, toàn huyện có 100% các xã có trạm truyền thanh và thu được tín hiệu phát thanh; 100% xã có thuê bao điện thoại cố định với 8841 hộ sử dụng; 100% xã đã xây dựng nhà văn hóa xã; 95% các xã có bưu điện xã; 100% xã có báo đọc hàng ngày, các loại bưu phẩm, công văn, thư tín đều được phục vụ kịp thời và chất lượng tốt

Một hình thức khác là tìm hiểu thông tin qua hệ thống internet cũng được phía huyện quan tâm trong thời gian qua Toàn huyện có 11317 hộ với 14897 máy tính; trong đó có 6426 hộ đã nối mạng và sử dụng internet để tìm hiểu thông tin

(Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin – Thể thao, UBND huyện Củ Chi)

Tóm lại, với quy mô và thực lực như trên, đến nay bưu chính viễn thông nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương

2.3 Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP

2.3.1 Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, GAP đang được khuyến khích cho tất cả các loại hình sản xuất nông nghiệp Trong đó, sản xuất rau theo quy trình này cũng đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước

Từ năm 2006, Cục BVTV phối hợp với Công ty Cổ Phần BVTV An Giang xây dựng và thực hiện dự án ”Huấn luyện nông dân sản xuất và xây dựng mô hình RAT theo hướng GAP”, cùng với đó diễn ra hội thi “Nông dân sản xuất RAT theo hướng GAP, thông qua đó giúp bà con nông dân nâng cao nhận thức cơ bản và trình độ khoa học kỹ thuật để có thể tự mình xây dựng và quản lý quy trình sản xuất RAT theo hướng GAP

Theo Bộ NN&PTNT, trong giai đoạn từ 2011- 2013, Bộ thực hiện dự án “Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap” tại 9 địa phương gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk Tổng kinh phí của dự án là 9 tỷ đồng với mục tiêu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng; góp phần hình thành vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn

Trang 27

14

VietGap; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất; nâng cao chất lượng

sản phẩm và sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu Đồng

thời từng bước hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất từ quản lý, sản xuất đến tiêu thụ

sản phẩm (www.kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/200/ /21349.ht)

2.3.2 Tình hình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP ở thành phố Hồ Chí

Minh và huyện Củ Chi

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất rau VietGAP tại TP HCM

Diện tích được công nhận VietGAP (Ha) 34,1 68,2 96,9

Nguồn: Phòng Nông nghiệp- Sở NN&PTNT TP.HCM

Từ dự án xây dựng mô hình 30 ha rau sản xuất theo GAP vào năm 2006, với 44

nông dân (ở Củ Chi) tham gia trong khuôn khổ liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT giữa

thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Nay, diện tích trồng rau đã được công

nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP của TP.HCM không ngừng tăng lên Đã hình thành được

một số vùng chuyên canh rau tập trung tại xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú

Trung huyện Củ Chi; xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Qui Đức huyện Bình

Chánh; xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn huyện Hốc Môn

Theo số liệu thu thập tại Sở NN&PTNT TP.HCM, tình hình sản xuất rau

VietGAP tại huyện Củ Chi trong những năm gần đây tương đối khả quan Từ năm

2011 đến tháng 5 năm 2012, toàn huyện Củ Chi đã có 58 tổ chức, cá nhân được công

nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP ( phụ lục)

2.4 Tổng quan về tổ chức sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại Củ Chi

Hàng vụ, Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch sản xuất và quy trình kỹ thuật

những cây chính, những giống mới giao xuống các quận, huyện Căn cứ kế hoạch của

Sở, UBND huyện xây dựng kế hoạch, quy trình kỹ thuật triển khai xuống các xã để

triển khai xuống các đội, nhóm, hộ nông dân Các cấp chính quyền chỉ đạo sản xuất

thông qua kế hoạch sản xuất, công văn, thông báo,

Trang 28

2.5 Công tác cấp giấy chứng nhận rau đạt tiêu chuẩn ViêtGAP

- Cấp thành phố

Hiện tại, Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND thành phố về việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, tham mưu cho UBND thành phố đưa ra chính sách để thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp nói chung và nghề trồng rau nói riêng Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp là đơn vị trực tiếp được sở NN&PTNT giao nhiệm

vụ kiểm soát quy trình và cấp giấy chứng nhận cho các hộ đạt yêu cầu

- Cấp huyện

Phòng kinh tế là phòng tham mưu cho UBND huyện về các chính sách Trạm BVTV huyện Củ Chi thường xuyên thực hiện kiểm tra, hướng dẫn hộ nông dân tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất chứ không trực tiếp cấp giấy chứng nhận Hiện tại, phòng kinh tế chỉ có 1 cán bộ phụ trách về RAT nói chung và 1 cán bộ bên trạm chuyên về rau VietGAP nên việc kiểm soát rau theo các quy trình gặp nhiều khó khăn

- Cấp xã

Không có một bộ phận chuyên trách về khoa học công nghệ có thẩm quyền cấp giấy đăng ký chất lượng Hiện tại, các xã chủ yếu phân công cho các HTX hoặc đội tổ, giám sát quy trình sản xuất rau của các hộ

Trang 29

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Định nghĩa về rau an toàn

Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên diện tích đất có thành phần hóa – thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, các chất bảo vệ thực vật), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định, và nhờ vậy đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước đặt ra

Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật nhưng liều lượng hạn chế, vào thời điểm phù hợp, đảm bảo thời gian cách ly và chỉ sử dụng các chất BVTV trong danh mục cho phép Trong RAT vẫn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không tới mức ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng

Trong đời sống, RAT thường được gọi là rau sạch Tuy vậy, nếu phân biệt một cách chính xác hơn, thì rau sạch thường được sản xuất theo quy trình canh tác sạch đặc biệt, như thủy canh Rau sạch là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh,

an toàn cho người và gia súc Như vậy, mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP của rau sạch cao hơn nhiều so với RAT Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta

hiện nay cũng không đáng kể.(Tổng quan phát triển rau quả Việt Nam 1999 -2000,

Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1999)

Như vậy, tóm lại, những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân,

lá, củ, hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hóa chất độc

và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là RAT (Theo Quyết định số 67/ 1998/ QĐ – BNN – KHCN ngày 28/04/1998)

Trang 30

3.1.2 Vai trò của rau an toàn

Xét đến giá trị dinh dưỡng, rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú như A, B,

C, E, K, các loại axit hữu cơ và khoáng chất cho cơ thể người mà nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được Không chỉ có vậy, chất xơ trong rau còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư

dạ dày, ( Nguyễn Lân Hùng, Nông dân cần thông tin khoa học kỹ thuật, 1997, Trang

50)

Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp

Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30-40 ngày đã cho thu hoạch, rau bắp cải 75-85 ngày, rau gia vị chỉ có 15-20 ngày một vụ cho nên một năm có thể trồng được nhiều vụ Vì vậy phát triển rau sẽ tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình (Viện Quy hoạch và thiết kế Nông

nghiệp – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Điều tra về mức độ tiêu thụ rau quả trên thị trường Hà Nội, 2000)

Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao động

và những tư liệu sản xuất khác Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa Vì vậy trồng rau tạo ra thu nhập lớn

cho nông dân (Vũ Ngọc Phụng và cộng sự, 1995, Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông

Nghiệp, Hà Nội)

Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến, góp phần phát triển các ngành kinh tế khác

Là nguồn thức ăn sử dụng trong ngành chăn nuôi

Nói tóm lại, cây rau không những mang lại giá trị cao về mặt dinh dưỡng, mà còn đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế nước ta Phát triển nguồn RAT theo đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn VietGAP là vấn đề cấp thiết Đây là giải pháp thực tế cho vấn đề vệ sinh ATTP

Trang 31

18

3.1.3 Quy trình sản xuất RAT

Từ trước đến nay, nước ta đã áp dụng nhiều quy trình sản xuất rau hướng đến mục tiêu an toàn cho người tiêu dùng và cả người sản xuất như quy trình canh tác rau

an toàn, quy trình IPM, quy trình rau hữu cơ, quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP,

b Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

IPM là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh ”Integrated Pests Management”, có nghĩa là quản lý tổng hợp dịch hại bảo vệ cây trồng Biện pháp IPM là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng tất cả những kỹ thuật thích hợp trên cơ sở sinh thái

Định nghĩa khoa học hơn của IPM là: sử dụng những nguyên tắc sinh thái hợp lý (mối quan hệ giữa các sinh vật trong hệ sinh thái, cân bằng sinh học trong tự nhiên,

quy luật tự điều chỉnh, quy luật hình tháp số lượng ) ( Theo Hà Quang Hùng, 1998)

Đối với mỗi loại rau có quy trình cụ thể tuy nhiên quy trình bao gồm những biện pháp phòng trừ sau:

- Biện pháp canh tác như các biện pháp làm đất (phơi ải nhằm diệt nhộng của sâu, mầm bệnh, mầm cỏ dại và tuyến trùng); Bón phân cân đối; sử dụng những kháng bệnh; xử lý hạt giống trước khi gieo trồng nhằm diệt một số mầm bệnh Ngoài ra còn các biện pháp canh tác khác như vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng

- Biện pháp cơ giới và vật lý như đặt bẫy đèn, đặt bẫy dính hay diệt sâu bằng tay, vặt bỏ những rau quả bị sâu, tuyệt đối không vứt bừa bãi trên ruộng

- Biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng thuốc hóa học làm ảnh hưởng đến thiên địch có mặt trên đồng ruộng như nhện linh miêu, nhện chân dài, ruồi xanh, bọ rùa ;

Trang 32

không giết những loài có ích như ếch nhái, cóc, chim bắt sâu trên mặt ruộng; Ưu tiên

sử dụng thuốc vi sinh như BT, Centary, Depel

- Biện pháp hóa học: Nên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các dịch hại Số quan sát từ 15 – 20 cây rải đều trên ruộng Mỗi loại cây đều có những loại sâu hại và bệnh hại khác nhau cần quan sát để phát hiện sớm kịp thời, dùng những loại thuốc phù hợp Quy trình IPM triển khai đã giúp người nông dân có kĩ thuật canh tác tổng hợp Nhưng quy trình này chưa đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu tố có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm sản phẩm từ trồng trọt về hóa chất, dư lượng thuốc BVTV…

c Rau hữu cơ

Dự án trồng ru hữu cơ do Hội nông dân Việt Nam kết hợp với tổ chức ADDA (Đan Mạch) triển khai tại Việt Nam từ 2005 đến nay Quy trình rau hữu cơ được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nhưng vẫn có thể sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, và phải đảm bảo đủ thời gian cách ly Thực ra rau hữu cơ về mẫu mã và chủng loại không có gì khác so với rau an toàn và rau thường

Có thể khái quát chung về rau hữu cơ qua sơ đồ hình 3.1( Theo Nguyễn Hùng Anh, 2003)

Hình 3.1 Quy trình Rau Hữu Cơ

- Không dùng thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học

Trang 33

20

d Quy trình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP

Thực hiện quyết định số 379/QĐ - BNN – KHCN ngày 28/01/2008, Bộ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP), quy định đầy đủ các khâu

từ sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng rau củ quả

Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP mới được ban hành nhưng lại có tính ưu việt hơn so với các quy trình sản xuất RAT khác bởi vì RAT sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ đảm bảo vệ sinh ATTP mà còn đảm bảo an sinh xã hội và môi trường Sản xuất rau VietGAP vẫn là mô hình mới mẻ đòi hỏi có sự tham gia của tất cả mọi người từ người sản xuất, người thu gom, người tiêu dùng, các cơ quan, tổ chức… mới có thể thành công

3.1.4 Lý luận về GAP (EUREPGAP, ASIANGAP)

Từ năm 1997, các nhà bán lẻ châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group) đưa ra khái niệm GAP nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng về trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp với khách hàng của họ

Theo GS.TS Ngô Thế Dân : “GAP là công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông Sản xuất phải theo quy trình kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm”

Như vậy, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Argricultural Practice – GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virut ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng Nitrat) đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu hại, thu hái, đóng gói, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo

an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy nguồn nguồn gốc sản phẩm

Trang 34

Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP cho mình theo tiêu chuẩn Quốc tế Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu), SALM của Malaysia, INDONGAP của Indonexia, VFGAP của Singapore,…

3.1.5 Tiêu chuẩn VietGAP

Trên cơ sở các GAP của thế giới và thực tiễn trong nước, Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành “VietGAP – Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam”

VietGAP cho rau quả tươi an toàn mang tính kế thừa của ASEANGAP, GLOBALGAP, FRESHCARE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả tươi của Việt Nam tham gia thị trường khu vực Đông Nam Á và thế giới, hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam, là những nguyên tắc, thủ tục, trình tự hướng dẫn tổ chức, cá nhân, sản xuất thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo

vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm VietGAP không phải là quy trình sản xuất mà chỉ nêu lên những nguyên tắc và hành động đúng mà nhà sản xuất, sơ chế phải áp dụng để loại trừ các mối nguy hại có thể xảy ra từ khi bắt đầu sản xuất đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ

(Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục trồng trọt, Tiêu chuẩn VietGAP)

VietGAP bao gồm những nội dung chính như sau:

 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

Vùng sản xuất rau quả theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các nguy

cơ gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau quả Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn

 Giống và gốc ghép

Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa

Trang 35

Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất Hoặc nếu chăn nuôi thì phải có chuồng trại và biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch

 Phân bón và chất phụ gia

Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ và tìm biện pháp nhằm làm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả

Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục) Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý

Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy

cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước

Lưu giữ hồ sơ khi mua sử dụng phân bón, chất phụ gia (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua, thời gian bón, liều lượng, cách bón, )

Nước tưới

Trang 36

Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam

Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch

 Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)

Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn

Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam

Thời gian cách ly và cách sử dụng hoá chất phải đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa nhằm đảm bảo an toàn

Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra Nước rửa dụng cụ, thuốc bảo vệ thực vật không dùng hết cần được xử

lý tránh làm ô nhiễm môi trường

Kho chứa hoá chất phải đảm bảo theo quy định, có nội quy và được khóa cẩn thận Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu

Hoá chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng, không để lẫn thuốc Nếu đổi hoá chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc

Các hoá chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước

Ghi chép các hoá chất đã mua và sử dụng cho từng vụ (tên hoá chất, người bán, thời gian mua, số lượng, lý do, vùng sản xuất,thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng, )

Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hoá chất Vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi được xử lý theo qui định của nhà nước

Trang 37

24

Nếu phát hiện dư lượng hoá chất trong rau quả vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm

Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hoá chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả

 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế

để qua đêm

Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm, được cất giữ riêng, cách ly với kho chứa hóa chất và phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng

Phải có biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản

Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ

Chỉ sử dụng các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử

lý sau thu hoạch

Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm

Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:

+ Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ

+ Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động

+ Sử dụng an toàn các hoá chất, vệ sinh cá nhân

 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Trang 38

Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy

đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v

Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất

 Kiểm tra nội bộ

Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần

 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu

3.1.6 Một số vấn đề về sản xuất và tiêu thụ RAT theo tiêu chuẩn VietGAP

Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và khoa học

Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động

Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hóa cao, RAT có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó bảo quản và vận chuyển

Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ Do đó, khả năng cung cấp của chúng

có thể dồi dào ở chính vụ nhưng khan hiếm ở thời điểm giáp vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ mọi thời điểm trong năm

Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ RAT:

- Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt

- Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất) và đặc điểm sản phẩm nên khiến cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động được hoàn toàn về số lượng và chất lượng rau ra thị trường Điều này dẫn tới sự dao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị trường

- Tiêu dùng RAT còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng

Trang 39

26

- Xu hướng tiêu dùng ở nước ta hiện nay là tăng tiêu các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như hoa quả tươi, RAT,

3.1.7 Khả năng sản xuất theo quy trình VietGAP

Khi nói đến khả năng sản xuất, người ta sẽ hiểu khác nhau ở mỗi lĩnh vực khác nhau Ở đây, chúng ta coi khả năng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là khả năng đáp ứng được các yếu tố về nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm rau đáp ứng được các yêu cầu của VietGAP, bao gồm các nội dung:

- Quy vùng sản xuất

Việc đánh giá và quy vùng sản xuất rau phải do các cơ quan có quyền hạn thực hiện Vùng đất sản xuất rau VietGAP phải được thường xuyên kiểm tra và xác nhận không bị ô nhiễm, không quá gần với các khu công nghiệp, thuận tiện cho sản xuất rau tập trung

- Khả năng đáp ứng về đất trồng

Đất trồng rau VietGAP phải đảm bảo các điều kiện như có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây rau, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, lò giết mổ tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn,

- Lựa chọn và đánh giá chất lượng nguồn nước

Nơi sản xuất phải có nước lấy từ giếng khoan, từ sông suối, hồ, Đó phải là những nguồn không ô nhiễm bởi các vi sinh vật và các hóa chất độc hại

- Cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng cho quá trình sản xuất sản phẩm đó chưa

Việc đầu tư trang thiết bị cho sản xuất ngoài các vật tư thông thường cần đầu tư thêm nhà chứa phân thuốc, tủ đựng thuốc, nhà vệ sinh ngoài đồng ruộng, theo yêu cầu của VietGAP

- Nhu cầu về vốn của người sản xuất

Cá nhân, tổ chức sản xuất theo VietGAP có khả năng tự huy động vốn cho đầu tư sản xuất không hay phải nhờ đến hỗ trợ từ các quỹ hội nhóm cho vay, hay các chương trình vay với lãi suất ưu đãi

- Trình độ của người sản xuất đã bảo đảm chưa

Nghĩa là tổ chức sản xuất RAT theo quy trình VietGAP phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ

Trang 40

trung cấp trở lên để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất Người sản xuất phải tham gia học tập, nắm vững quy trình, và có giấy chứng nhận tham gia các lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất rau VietGAP

- Quy trình kỹ thuật của từng loại sản phẩm

Đối với từng loại rau muốn sản xuất, cần hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình từ khâu làm đất cho đến thu hoạch để đảm bảo sản xuất cho năng suất cao

3.1.8 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a Các chỉ tiêu nghiên cứu

Hiệu quả sản xuất là sự phản ánh chung mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có sẵn tại cơ sở (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) trong một điều kiện nhất định để đạt được hiệu quả cao với chi phí thấp, tối

đa hóa lợi nhuận Hiệu quả sản xuất có hai mặt của nó được xác định bằng chi phí sản xuất và kết quả sản xuất (sản lượng) thu được trong một lĩnh vực nhất định

Từ các thông tin thu thập qua bảng câu hỏi, phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất một số loại rau ăn lá và ăn quả phổ biến được tiến hành ở hai nhóm nông hộ trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP và rau không theo VietGAP dựa vào hai nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất

Các chỉ tiêu thể hiện kết quả

 Năng suất rau (NS): là khối lượng rau tươi thu được trên 1 đơn vị diện tích trong 1 chu kỳ sản xuất nhất định

NS = Sản lượng thu hoạch / Diện tích trồng

 Sản lượng (SL): Sản lượng của một loại rau là khối lượng rau tươi thu được từ thời điểm bắt đầu thu hoạch cho đến lúc hết loại rau đó trên tất cả mảnh đất có trồng cùng một loại rau của hộ

Công thức tính: SL = Q 1 + Q 2 + + Q n

Trong đó: Q1, Q2, , Qn: số lượng lần 1,2,…,n thu hoạch

 Giá trị sản xuất rau ( DT): trong sản xuất rau thì giá trị sản xuất hay còn gọi là doanh thu là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được tại mỗi mức sản lượng và giá bán 1 đơn vị sản phẩm, bằng tổng khối lượng sản phẩm chính bán được của mỗi loại rau nhân với giá bán của loại rau đó

Ngày đăng: 07/03/2018, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w